Saturday, August 26, 2017

45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian"⁩

NHỚ VÀ MANG ƠN NHỮNG CHIẾN HỮU ĐÃ NẰM XUỐNG ĐỂ TÔ ĐẬM QUÂN SỬ VIỆT NAM CỘNG HÒA......
An Lộc được 45 Năm nhớ về ngày "Địa Ngục Trần Gian"giải tỏa -17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.



"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Ai từng đi qua An Lộc một lần
Mỗi lớp đất là một từng máu thắm

AnLoc July 3, 1972 - REINFORCEMENTS WELCOMED



Bỗng chốc thị trấn nhỏ về cực đông-nam phần cuối con đường 13 biến thành địa danh vang dội toàn thế giới... Guernica, Arden, Berlin của Thế Chiến lần Hai không còn ý nghĩa khi so với thị trấn bề dài 1800 thước và bề ngang từ cửa Phú Lổ đến hàng rào phòng thủ tiểu khu đo đúng 1000 thước. Trên diện tích bé nhỏ nầy, lại nhỏ hơn nữa của những ngày “tử thủ”, khi thành phố “co” lại với khoảng 900 thước bề dài còn lại-Một ô vuông cây số hứng chịu gần 60 ngàn quả đạn, đạn đại bác bắn tập trung từ mười vị trí trở lên trong 100 ngày vây khốn. Thế nhưng, An Lộc đã chịu đựng được. Quân và Dân ở An Lộc đã chịu đựng được. Chịu đựng- Sức mạnh tự nhiên không bờ, không đáy- Với nó, trong đó, Người Việt ngụp lặn miệt mài để tồn tại.




Sống! Thượng Đế ban món quà hiếm hoi quý giá này cho dân tộc ta quá khó khăn, hẹp lượng. Chỉ được sống, đám dân và lính ở An Lộc đã phải căng mình hứng chịu dài cơn bão săm sắp tiếng nổ và mảnh thép, trong ba tháng. Họ lên đến những “đỉnh” đau đớn chóng mặt, như từ một độ cao hai trăm thước, người mẹ sẩy tay đánh rơi đứa con khi trực thăng chao mạnh. Cái chấm nhỏ bé tội nghiệp rơi dần dần vào một cõi xa xăm mất hút...Không nghe được tiếng động của thân thể trẻ thơ đập mạnh trên đất đá. Không có tiếng thét bi ai của người mẹ mất con... Chỉ âm động phần phật cánh quạt phi cơ và gió bạt trên không gian im lặng. Từ đỉnh cao hai trăm thước đến vực sâu hai thước giữa lòng đất đỏ lạnh tanh, người cha bình thản ngồi xếp ngay ngắn, thẳng hàng hình hài năm đứa con và người vợ, sau khi đã đặt tay chân đúng vào thân thể của mỗi đứa.

Nỗi đau đớn dài như con đường 13 từ An Lộc về Chơn Thành. Lai Khê, Bình Dương, An Lộc, Lộc Ninh... Tên đặt ra nghe sao quá thê thảm, tội nghiệp, làm gì có “bình an” nơi miền Đông tàn khốc này... Tất cả chỉ là ước vọng. Nói thật hơn, chỉ là những hư vọng khó có lần hiện thực- Ảo giác mù mờ khi con người đã đến đáy khốn cùng. Chạm tay sự chết.

Trong qui ước truyền tin quân đội, chữ A được đánh vần là “Alpha” hay “Anh Dũng”.An Lộc cũng bắt đầu với chữ A, thế nên tôi gọi “An Lộc là Anh Dũng”; tĩnh từ này đã được dùng quá nhiều, đến độ nhàm chán, nhưng ngoài nó ra không còn một danh từ nào xác thực và đúùng đắn hơn. Phải, An Lộc là Anh Dũng. Chiến đấu ở An Lộc- Sống ở An Lộc- Chết ở An Lộc - Tất cả đều trùng trùng tràn ngập, vây kín, kích động bởi tính chất anh hùng. Tôi không nói quá lời, với chân thật của người cầm bút và tấm lòng giản dị của người lính, xin xác nhận lại một điều: An Lộc - Anh Dũng. Yếu tính của thành phố, người và sự kiện nơi An Lộc là tỉnh từ giản dị đầy đủ kia.

Mười năm kinh qua trận địa, bao nhiêu trang sách về binh sử đã được đọc, tất cả đều bị An Lộc vượt xa, vượt một tầm quá lớn mà không một trận chiến nào có thể bén gót được. Kiến thức quân sự, ý niệm chiến tranh, tất cả bị đổ nhào vô nghĩa, vô dụng với An Lộc. Chắc chắn như thế, nếu ai hằng đến sống, chết cùng với nơi chốn ấy một lần. Những “huyền thoại” về An Lộc đã được khai thác, nhưng không hết. Những người kiệt liệt của An Lộc đã được nhiều nhắc nhở nhưng chưa đủ. Tôi nối tiếp công việc này vì An Lộc không những chỉ có Tướng Hưng với các Trung Đoàn 8, 9, 48, 52 của Sư Đoàn 5 Bộ Binh; Đại Tá Huấn với Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù; Liên Đoàn 3 BĐQ, và Đại Tá Nhật với thành phần cơ hữu Tiểu Khu Bình Long. Ngoài những lực lượng này, còn có Lữ Đoàn I Nhẩy Dù, đơn vị tham chiến từ ngày 7-4, bắt tay An Lộc lần một vào ngày 16-4 và lần thứ hai sau trận đánh trên tất cả các trận đánh, Tiểu Đoàn 6 Dù “clear” hai cây số còn lại vào đến Thanh Bình (hay đồn điền Xa Cam) trong “bốn mươi lăm phút chiến trận”.An Lộc được “bắt tay” lần thứ hai lúc 17g45 ngày 8 tháng 6 năm 1972.
. . .
Vượt hẳn hết ý niệm từ trước, bỏ xa trí tưởng tượng đã xếp đặt, An Lộc không “hư” từng khu, không đổ từng khóm, An Lộc vỡ nát, vỡ tan tành, vỡ vụn...Không còn sự sống trên mặt đất, không còn dấu vết người trên mặt đất . . . Phan Nhật Nam (Mủa Hè Đỏ Lửa)






Đây An Lộc !



"An Lộc địa sử ghi chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân"
Ai từng đi qua An Lộc một lần
Mỗi lớp đất là một từng máu thắm

Rừng cao su hai bên đường xanh thẳm
Từng được tưới bằng bao dòng máu đỏ tươi
An Lộc đã có lúc không còn tiếng nói cười
Không sự sống dù con giun con dế

An Lộc đó , mồ chôn trai thế hệ
Bao gia đình tan nát của cả 2 bên
Bị vướng vào cơn bão lửa kinh thiên
Tất cả đều gom vào đây ... An Lộc




Pháo cao xạ tự hành ZSU-57-2 do Liên Xô chế tạo viện trợ cho Bắc quân tan xác tại An Lộc 1972

Những vũ khí bạo tàn kinh khiếp nhất
Ðều được đem vào và thử lửa tại đây
Bao tuổi thanh xuân tràn nhựa sống căng đầy
Tất cả đều lên đường vào An Lộc

An Lộc , An Lộc ơi trận thư hùng tàn khốc
Vượt quá xa mọi khái niệm chiến trường
Và những gì là cuộc chiến đau thương
Không thể hiểu , nếu chưa vào ... An Lộc

Những con số làm người ta chóng mặt
Và cho dù giàu tưởng tượng đến đâu
Cũng khó hình dung sao trên mặt địa cầu
Lại có một bãi chiến trường như thế

Từ lon CoCa chí đến con búp bê
Cả lọ hoa đến đôi guốc gầm giường
Tất cả đều in hằn dấu vết tang thương
Vì chúng đã ở nơi đây ... An Lộc

Ðá chẳng thể lăn, cây không còn mọc
Tất cả đều như đang chìm đắm cõi âm
Vạn vật im lìm , nghiệt ngã , âm thầm
Kinh hoàng trùng trùng dấu còn in đậm

Tất cả ngôn từ đều đã dùng sạch nhẵn
Chỉ còn biết kêu lên hai tiếng ... than ôi !
Giấy mực không sao diễn đạt hết ý người
Khi bạn đứng ở trong lòng ... An Lộc



Từ mắt bạn thu những gì là tàn khốc
Từ tai bạn nghe những rên xiết khóc than
Từ mũi bạn ngửi mùi tử khí mang mang
Từ da rờn rợn những âm hồn ma quỷ

Ở An Lộc mọi giác quan không ngừng nghỉ
Cuối mắt đầu môi chí đến kẽ tay chân
Tất cả đều dựng lên cảnh giác âm thầm
Và tiếp nhận những gì từ ... An Lộc

Giống như bao thứ làm ra trên mặt đất
Những thứ nào từ An Lộc đem ra
Tất cả đều có dấu binh lửa in qua
Ðồ An Lộc có dấu hiệu riêng như thế

Lửa An Lộc không phải lửa lò rèn ống bễ
Lửa cháy bùng không do củi do than
Mà lửa cháy là do thịt do xương
Lửa Napalm , lửa xặc mùi tử khí

Mưa thì sao , mưa An Lộc cũng thế
Chẳng phải mưa phùn , lất phất gợi tình yêu
Chẳng phải mưa rào làm tươi mát buổi xế chiều
Mưa tan tác , mênh mông , cơn ... " mưa pháo ".



Mưa không đếm bằng 2 , 3 hay 5 , 6.
Mà đếm bằng hàng chục , với hàng trăm
Người đi mưa không mặc áo ny lông
Mà phải chui sâu thật sâu xuống đất

Pháo không đến từ 1 , 2 đại bác
Mà đến từ rải rác khắp nơi nơi
Pháo dọc, pháo ngang, pháo chéo, pháo liên hồi
" Hoả tập tiểu liên " , khắp đông , tây , nam , bắc.


Thiếu tá Nguyễn Sơn của LĐ81BCD tại An Lộc 14/6/1972

An Lộc không được giữ bởi những người rô bô sắt
Mà giữ bằng những người lính rất bình thường
Biết yêu gia đình và yêu tha thiết quê hương
Biết mê mệt , đắm say , trong vòng tay con gái

Những buổi chia tay làm lòng người ái ngại
Chiến tranh ơi sao thật lắm gian lao
Những cánh tay đưa vẫy vẫy nuốt nghẹn ngào
Tiễn các anh lên đường vào lửa đạn




Ngày 12-04-1972, Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù mới đặt chân đến quận Chơn Thành sau 7 ngày chạm trán với Cộng quân để giải toả một khoảng đường không quá 30 cây số.
Image by © Bettmann/CORBIS



Những cánh Dù nằm trên vai ngạo mạn
Tuổi trẻ các anh sừng sững một đời trai
Những câu đùa pha lẫn chút mỉa mai
Của anh lính Nhảy Dù trong đơn vị

" Rớt tú tài thì anh đi trung sĩ
Em ở nhà em lấy Mỹ nuôi con
Ðến khi nào mà hết giặc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng … "

Những thiếu nữ đang tiễn chồng đỏ mặt
Rúc đầu vào trong ngực áo người trai
Rừng Lai Khê còn văng vẳng tiếng ai
Ðang nghêu ngao bài ca "Rừng Lá Thấp".



Ai biết các anh chờ hành quân trước mắt
Mới nhìn qua tưởng đang cắm trại thôi
Sân bay này chứng kiến triệu lần rồi
Những nụ hôn đắm say giờ tiễn biệt

Những chia ly của tình yêu tha thiết
Ai cảm tình bằng người lính Việt Nam
Tôi tin rằng bên kia nửa giang san
Cũng có những cuộc chia tay như thế

Anh bộ đội lên đường vào đây để
Quyết một lòng chiếm trọn được miền nam
Rặng Trường Sơn bao thử thách gian nan
Không chặn nổi bước đoàn quân thiện chiến


Nhảy dù tăng viện vào chảo lửa An Lộc trên đường 13 (Image by © Bettmann/CORBIS)

Nhưng An Lộc , các anh không thể tiến
Vì ở đây có một thứ lính rất người
Biết yêu đương , biết đùa nghịch , khóc , cười
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , và lính Nhảy Dù Nam Việt

Ðây An Lộc, chiến trường đầy cay nghiệt
Các công trường nhất quyết tiến mới thôi
Còn quân Nam, cũng nhất định chết không lui
Và An Lộc , trận thư hùng khủng khiếp

Một bên chiến đoàn 202 , 203 tùng thiết
Một bên thì cũng Lôi Vũ , Lôi Vân
Công trường 5, 7, 9 và Bình Long của Bắc Việt
Sư đoàn 5 , Biệt Kích , Lữ Ðoàn Dù vào trận địa


13 Jun 1972, Lai Khe, South Vietnam --- 6/13/1972-Lai Khe, South Vietnam: Line of Helicopters of the U.S. First Air Cavalry Division land in formation at Lai Khe
to pick up troops of the South Vietnamese Second Division and bring them to An Loc. --- Image by © Bettmann/CORBIS

Những thây người thi đua nhau ngã quỵ
Những thịt xương vụn tan nát rã rời
Những quyết tâm của hàng chục vạn con người
Tất cả đều dồn vào cơn binh biến

Từng xe tăng bị loại ra ngoài vòng chiến
Các đại bàng cũng tơi tả xác thân rơi
Ôi ! động địa kinh thiên , lở đất long trời
Hoá thành bụi cũng chỉ vì ... AN LỘC.

Ðổ nát , tan hoang , kinh hoàng , tàn khốc
Những thiệt hại làm nhức óc cả đôi bên
Một cánh quân Dù vừa mới bị xoá tên
Gần một công trường cũng phơi thây chật đất



Lưới lửa phòng không lừng danh Nam Bắc
Vẫn hàng ngày " tiếp đón " các đại bàng
Những cánh chim rơi , gần hết cả phi đoàn
Nhiều ụ phòng không cũng tan tành xác pháo

Ðêm Sài Gòn vẫn vui chơi tỉnh táo
Em ca ve ngồi lọt thỏm trong lòng
Vui đêm nay , mai em biết có còn không
Cô vũ nữ cúi đầu rưng nước mắt

Chuyện ngày maỉ Ôi! chuyện còn xa lắc
Lo làm chi cứ để đó tính sau
Rót rượu đi em , cho anh giải cơn sầu
Trước khi cất bước lên đường vào đơn vị

Và cứ thế , dòng dời trôi không ngừng nghỉ
Ai hay đâu những trắc ẩn chiến trường
Súng đạn , giai nhân , là những chuyện bình thường
Sao biết được cuộc đời mình tốt , xấu ?

Phi hành đoàn rơi , số phận càng đẫm máu
Xoa bột thuỷ tinh , viên phi công hỏng con ngươi
Lưỡi lê rọc quanh đầu người xạ thủ thét thấu trời
Khi mảnh tóc lẫn da đầu lột ngược

Trận địa nào mà người lính lo từ trước
Viên đạn sau cùng để dành lại chính anh
Ðược chết đi để khỏi bị hành hình
Chuyện chỉ có ở nơi đây ... AN LỘC


Khóc đồng đội

Người lính Biệt Cách Dù ngồi nắn ót kẻ tên trên bia mộ những đồng đội .

Hôm nay ngồi nhớ lại vùng địa ngục
Nhớ bạn bè thân xác đã tan hoang
Nhớ đến câu : " trai tuý ngoạ sa trường "
Chợt bỗng thấy trong tim mình đau thấu

Ngọn cỏ bụi cây , còn tanh tanh mùi máu
Góc núi ven rừng rợn tử khí vương vương
Nếu bạn dừng xe , bốc nắm đất vệ đường
Chắc cũng có bụi xương người trong đó

Ði vào rừng có thể đạp nhằm xương sọ
Hay cũng còn nhặt được khúc xương chân
Những dấu tích kia sẽ là những chứng nhân
Của vùng đất một thời là địa ngục ... !
Ôi ... An Lộc !

Bài thơ "Đây An Lộc !" kèm theo những hình ảnh từ HP của Hội Quán Phi Dũng với ký danh ST không biết có phải tên tác giả hay không?


LIFE Magazine Apr 28, 1972 (1) - REPORT FROM THE INFERNO - Giao tranh dữ dội tiếp tục tàn phá VN - Tường trình từ địa ngục


13 May 1972, An Loc, Vietnam --- South Vietnamese artillery soldiers during battle. (Image by © Henri Bureau/Sygma/Corbis)


22 May 1972, South of An Loc, Vietnam --- A South Vietnamese soldier takes cover behind some debris during fire from Communist 122 mm rockets. (Image by © Bettmann/CORBIS)



Một hàng gồm 5 xe tăng cộng quân bị bắn cháy bởi M-72 của các chiến sĩ LĐ81/BCD QLVNCH trên dốc đường Ngô Quyền, con đường dẫn vào An Lộc từ phía Lộc Ninh


Những người lính Liên Đoàn 3 BĐQ tải thương giữa xác tăng của Bắc quân trong thị trấn An Lộc


Người lính VNCH đứng trên xác tăng của cộng quân bị bắn cháy tại An Lộc


LIFE Magazine May 12, 1972 (4) - An Loc




Hình này của đại tá Walter Ulmer, cố vấn trưởng SĐ5BB , người thay thế đại tá William Miller vào ngày 10/5/1972, chụp vào một ngày đầu tháng 6/1972


30-6-1972 - CẢNH ĐIÊU TÀN CỦA AN LỘC -- Binh sĩ Nam VN khảo sát tàn tích của An Lộc khi giao tranh lắng dịu trong trận chiến kéo dài hai tháng giành giật tỉnh lỵ nhỏ bé này. Quân BV đã sử dụng toàn lực chiến xa, pháo đủ loại hủy diệt thị trấn này suốt gần 2 tháng nhưng đã không chiếm được An Lộc.


Trực thăng đổ quân tiếp viện phía nam An lộc giải tỏa toàn thể thị trấn trên QL13, ngày 13-6-1972




An Lộc 6/ 1972 - tượng đài chiến sĩ phía trước sân vận động Bình Long








Không ảnh khu vực đầu thị xã An Lộc, tháng 5-1972







AN LỘC (21/6/1972) -- NHỮNG VẬT NHẮC NHỚ SỰ HỦY DIỆT -- Tất cả những gì còn lại của một ngôi nhà, bên trái, là một vị thần hộ mạng gia đình người Hoa sau cuộc vây hãm kéo dài hơn hai tháng tại An Lộc. Chiếc sọ người nằm trên một xe tăng tan tành của quân Bắc VN là một vật nhắc nhớ khác về trận chiến dữ dội đã diễn ra tại thành phố tỉnh lỵ ở phía bắc Sài Gòn này. (AP Wirephoto)










Ngồi giữa đống đổ nát của chiến tranh, người lính Nam VN này đang rót một chén rượu để đặt lên mộ người vợ của mình tại An Lộc, phía bắc Sài Gòn.
Người phụ nữ này đã được chồng chôn cất ngay trong ngôi nhà đổ nát của gia đình bà trong thành phố bị tàn phá nặng nề,
nơi nhiều thường dân đã tử thương trong cuộc giao tranh.

Tuổi thơ An Lộc 1972





Thánh lễ đầu tiên sau hai tháng tạm ngưng kể từ ngày xảy ra trận chiến An Lộc. (Trong hình là Cha Minh, Chánh xứ An Lộc từ 1970)
được tổ chức tại nhà Thờ An Lộc ngày 24 tháng 6, 1972




Ảnh chụp ngày 18/6/1972 tại An Lộc. Những người dân sống sót sau trận chiến An Lộc đang tham dự thánh lễ đầu tiên sau 2 tháng tại ngôi nhà thờ đổ nát của thành phố An Lộc. Cuộc chiến đã lắng dịu , cho phép người dân tại Thị trấn này rời khỏi các căn hầm trú ẩn. Để ý những bức tường và cột nhà đầy những vết đạn. (AP LASERPHOTO)


LD981 BCD về hậu cứ Lai Khê từ Địa ngục An Lộc


Cái bắt tay lịch sử giữa Người Hùng Tử Thủ An Lộc, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng TLSĐ5BB và Đại tá Tư Lệnh Phó SĐND


Đại tá Điềm SD95, Đại tướng Cao Văn Viên, Chuẩn tướng TLSĐ5BB Lê Văn Hưng và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
trước hầm Chỉ Huy mặt trận An Lộc ngày 7 tháng 7-1972






Thi Nguyen chuyen

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...