HoangsaParacel: Trích đọc báo vẹm nên có những chữ chối tai, xin quý vị thông cảm.
Trong kế hoạch tấn công hoàn chỉnh trong vài ngày tới, 4 tên lửa Triều Tiên sẽ bay qua Nhật Bản, bắn vào khu vực cách Guam 30 - 40 km."
Tên lửa Hwasong-12 được quân đội Triều Tiên phóng sẽ bay qua bầu trời Shimane, Hiroshima và khu vực Koichi của Nhật Bản", Reuters dẫn bản tin phát trên kênh truyền hình nhà nước Triều Tiên, trích lời tướng Kim Rak Gyom, tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Tên lửa nước này.
Kế hoạch của Bình Nhưỡng phóng 4 tên lửa tầm trung đến xa tấn công Guam sẽ được hoàn tất vào giữa tháng 8 và trình lên lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, chờ quyết định có tiến hành hay không, bản tin cho biết. "Chúng sẽ bay 3.356,7 km trong 1.065 giây và bắn trúng các khu vực cách Guam 30 đến 40 km".
Triều Tiên hôm qua tuyên bố "đang kiểm tra kỹ lưỡng kế hoạch hoạt động để tấn công với hoả lực bao trùm những khu vực xung quanh đảo Guam".
Động thái trên nhằm đáp trả lời cảnh báo trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Mỹ sẵn sàng trút "hỏa lực" và "thịnh nộ" lên Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành vi đe dọa. Ông Trump đưa ra tuyên bố cứng rắn sau khi tờ Washington Post dẫn thông tin từ tình báo Mỹ đánh giá Triều Tiên đã sản xuất thành công đầu đạn hạt nhân thu nhỏ có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Kế hoạch dùng 4 tên lửa đạn đạo tấn công Guam của Triều Tiên
Triều Tiên tính bắn 4 tên lửa đạn đạo Hwasong-12 bay qua Nhật, tấn công đảo vào khu vực cách Guam, lãnh thổ Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, 30-40km.
Vì sao Guam là cái gai khiến Triều Tiên đe dọa tấn công?Đảo Guam là mục tiêu hàng đầu vì nằm trong tầm bắn nhiều loại tên lửa Triều Tiên, cũng là căn cứ chủ chốt của Mỹ tại Thái Bình Dương.
Truyền hình nhà nước Triều Tiên hôm 9/8 dọa tấn công tên lửa nhằm vào đảo Guam và cảnh báo sẵn sàng chiến tranh tổng lực, nhằm đáp trả tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Guam luôn là mục tiêu hàng đầu của Triều Tiên do vị trí địa lý và tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, theo Popular Mechanics.
Guam là hòn đảo nhỏ nằm trong quần đảo Marianas ở Tây Thái Bình Dương, có diện tích gần 337 km2 và dân số 162.000 người, hầu hết là công dân Mỹ. Đây là một trong những vùng lãnh thổ Mỹ nằm xa lục địa Bắc Mỹ nhất với khoảng cách tới 9.420 km, trong khi chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 3.410 km.
Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami nhận định lý do hàng đầu khiến Triều Tiên tập trung vào Guam là vị trí địa lý. Hòn đảo này nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM), vũ khí dễ phát triển hơn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Điều này cho phép Triều Tiên tấn công hiệu quả vào "lãnh thổ Mỹ" trên danh nghĩa, dù chưa bảo đảm khả năng đánh trúng lục địa Bắc Mỹ.
Về mặt chiến lược, Guam được coi là cái gai trong mắt Triều Tiên. Đây là nơi có những căn cứ quân sự lớn, hiện đại nhất bên ngoài lục địa Mỹ. Đảo Guam đóng vai trò then chốt trên bản đồ địa chính trị, cho phép Washington phát động bất kỳ chiến dịch quân sự nào nhằm vào Bình Nhưỡng.
Mục tiêu hàng đầu của Triều Tiên sẽ là căn cứ không quân Andersen. Đây là nơi duy nhất ở Tây Thái Bình Dương có khả năng triển khai lâu dài lực lượng oanh tạc cơ chiến lược B-1B, B-2 và B-52 của không quân Mỹ. Chúng thường xuyên bay tới bán đảo Triều Tiên để thể hiện sức mạnh, đồng thời đưa ra cảnh báo sau mỗi vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Đây là một trong những vũ khí Mỹ có khả năng uy hiếp trực tiếp đến Triều Tiên trong nhiều năm qua.
Căn cứ Andersen cũng là nơi đồn trú của các phi đội chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu phục vụ đòn đánh tầm xa nhằm vào Triều Tiên. Trong thời chiến, Andersen sẽ trở thành trạm chuyển tiếp của không quân Mỹ trên đường tới bán đảo Triều Tiên.
Guam cũng là nơi đặt căn cứ tàu ngầm chiến lược Apra của hải quân Mỹ. 4 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles, mỗi tàu trang bị hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn 3.100 km, đều đóng quân tại đây. Chúng có thể bất ngờ tiến hành chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vô hiệu hóa ban lãnh đạo và hệ thống phòng thủ của Triều Tiên.
Bên cạnh tàu ngầm, Mỹ còn triển khai một số đơn vị đặc nhiệm hải quân tới Guam, sẵn sàng cơ động tới mục tiêu khi có lệnh. Nhiều tàu mặt nước và tàu ngầm cũng thường xuyên ghé qua Guam trước khi đến Tây Thái Bình Dương.
Với vị trí địa chiến lược quan trọng như vậy, Mỹ đã bố trí một Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) với 48 tên lửa đánh chặn và hệ thống radar AN/TPY-2 tới Guam từ tháng 4/2013. Điều này có thể bảo vệ Guam khỏi mối đe dọa từ tên lửa MRBM và ICBM Triều Tiên, bên cạnh hệ thống THAAD đặt tại Hàn Quốc.
Đảo Guam vừa là "miếng mồi ngon" vừa là cái gai trong mắt Triều Tiên. Tuy nhiên, Washington hiểu rõ điều này và áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ căn cứ quan trọng nhất tại Tây Thái Bình Dương, khiến Bình Nhưỡng khó có thể hủy diệt Guam một cách dễ dàng, chuyên gia Kyle Mizokami nhấn mạnh.
Duy Sơn
nguon:vnexpress.net
Vũ Thất
|
Thursday, August 10, 2017
Triều Tiên hé lộ kế hoạch tấn công Guam
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
LỜI NÓI THẬT CỦA BÁC SĨ -Tác giả: Dr Hồ Hãi /Dr Trinh Kim
Khi vào nghề Y đến nay đã hơn 30 năm, hễ cứ đến ngày này là nhận nhau những lời chúc tụng. Tôi không biết là mình có nên chúc tụng đồng nghi...
-
HQ đại tá Tuấn Nguyễn ( ảnh chụp khi còn mang cấp trung tá của apcss.org ).
-
"Thương thế hệ trẻ ngày nay. Ở Việt Nam họ cấm, nhưng nhiệm vụ người Việt hải ngoại phải đứng lên chống ngoại xâm." Chi...
-
Trung tá TQLC Elizabeth Pham. Theo nguồn tin từ các trang nhà của Quốc hội Hoa Kỳ ( Congress.gov ), phòng nhân viên (quân số) không quân ( A...
No comments:
Post a Comment