Thursday, September 28, 2017

BAT-21

Cựu hạ sĩ Nguyễn Văn Kiệt và cựu binh nhất Ngy Thanh 
“Mùa Hè Đỏ Lửa” là tập ngữ của mọi người ở phía Nam sông Bến Hải để nói về trận tổng tấn công của Quân đội Nhân dân miền Bắc công khai mở Chiến dịch Xuân - Hè 1972 và được phía Mỹ gọi là “Easter Offensive” – vào ngày 30/3/1972 kéo dài đến 31/01/1973. Tập ngữ “Mùa Hè Đỏ Lửa” do Phan Nhật Nam dùng để đặt cho một cuốn bút ký chiến trường, nhưng nay được mọi người dùng để gọi một cuộc thư hùng đẫm máu giữa người Việt Nam ở hai miền Nam và Bắc.
Trong chiến dịch qui mô với con số tổn thất của cả 2 bên lên tới 100.000 sinh mạng ấy, có sự tham chiến của 2 người lính miền Nam.
Ngày 2/04/1972, trung tá phi công Hambleton cất cánh thực hiện phi vụ thứ 63 của mình với nhiệm vụ hoa tiêu cho chiếc máy bay EB-66C được trang bị tối tân để thu lượm các tín hiệu tình báo về thông tin chiến sự của địch, kể cả việc xác minh vị trí các ổ súng phòng không của đối phương. Khi đang bay trên không phận vùng phi chiến vào ngày thứ tư của Mùa Hè Đỏ Lửa, máy bay của ông đã bị hỏa tiễn địa không SA-2 bắn trúng, và ông là nhân viên duy nhất của phi hành đòan 6 người sống sót và nhảy dù thóat ra được. Dù của ông đã rơi vào sâu bên sau phòng tuyến của lính Bắc Việt, và nỗ lực tìm cứu ông đã trở thành cuộc giải cứu kéo dài lâu nhất, qui mô nhất và phức tạp nhất trong suốt chiều dài cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, làm tổn thất thêm 5 máy bay, 11 nhân viên phi hành khác của Mỹ tử trận, 2 người bị bắt sống – mà vẫn bó tay. Cuối cùng, Hambleton chỉ được cứu mạng vào ngày thứ 11, sau khi trung úy Thomas Norris thuộc Người Nhái Hoa Kỳ và Hạ sĩ Nguyễn Văn Kiệt, thuộc Người Nhái Hải quân VNCH – tình nguyện thâm nhập vào sâu 3 km bên sau phòng tuyến. Sau chiến tranh, Ông Norris được truy tặng Huân chương Danh dự (Medal of Honor) –là phần thưởng cao quý nhất trong quân đội Hoa Kỳ trao cho những quân nhân có hành động thể hiện sự dũng cảm vượt xa yêu cầu của nhiệm vụ; huân chương này được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ nhân danh Quốc hội trao tặng và chỉ trao cho quân nhân Mỹ. Còn Nguyễn Văn Kiệt được Bộ Hải quân Hoa Kỳ trao tặng Huân chương Thập tự Hải quân (Navy Cross), là huy chương cao quý nhất dành cho các thành viên thuộc binh chủng khác hay nhân viên quân sự không là công dân Hoa Kỳ trong khi làm việc với lực lượng hải quân Hoa Kỳ. Huân chương nầy được thiết lập chiếu theo Công Luật 65-253 của Quốc hội Hoa Kỳ và đã được phê duyệt ngày 04 tháng 2 năm 1919.
Câu chuyện của Tom Norris và Nguyễn Văn Kiệt đã được Hollywwood phóng tác và quay thành phim mang tựa đề “Bat-21”, là phiên hiệu truyền tin của trung tá Hambleton. Do phim được thực hiện lúc thông tin về cuộc giải cứu chưa được bạch hóa, nên bộ phim không phản ánh đúng và đầy đủ công trạng của 2 nhân vật chính là Tom Norris và Nguyễn Văn Kiệt.
Dù có mặt trong Mùa Hè Đỏ Lửa và chứng kiến “Đại Lộ Kinh Hoàng” cùng thời điểm và địa điểm với câu chuyện của trung tá Hambleton, nhưng tôi chỉ biết đến câu chuyện của Tom Norris và Nguyễn Văn Kiệt (người mặc áo sọc ngang, bên trái) sau khi tới Mỹ vào năm 1990. Chúng tôi kết thân và giữ liên lạc với nhau, nhưng sau nhiều lần hụt mất cơ hội gặp nhau, phải chờ đến chuyến đi Alaska lần nầy, trên lượt về từ Fairbanks, đổi tàu ở phi trường Tacoma vào đêm 24/09/2017, chúng tôi, cựu hạ sĩ Nguyễn Văn Kiệt và cựu binh nhất Ngy Thanh mới có dịp trao cái bắt tay của chiến hữu dành cho nhau.
(Ảnh do Thien-Thuy Nguyen chụp)

Thiên Thủy và ĐML chuyển

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...