Hình do Trung Sĩ Hải Quân Trương Sở Phước tặng Cựu Đề Đốc Tư Lệnh Trần Văn Chơn khi Ông vừa mãn tù Cộng Sản, qua Mỹ; được đăng trong bài Nguyên Đề Đốc Tư Lệnh Hải Quân VNCH Trần Văn Chơn do Điệp Mỹ Linh viết.
|
CÓ PHẢI SỰ MAY MẮN KHI CHIẾC VẬN TẢI CƠ C7-A CARIBOU ĐÃ THOÁT CHẾT
BỞI HỎA TIỄN TẦM NHIỆT SA-7 CỦA VC ĐÃ PHÁ HỦY MỘT ĐỘNG CƠ HAY KHÔNG?
Chính phủ Hoa kỳ thời đó đã có những cuộc thương thảo mật với Trung cộng. Tên ngoại trưởng “cú dọ” người Do Thái, Henry Kissinger đã đi đêm với Trung cộng, tìm kiếm những quyền lợi cho bọn”quyền lực ngầm”
của Mỹ, dưới áp lực rút quân của Đảng dân chủ Hoa kỳ, TT Nixon phải nghe theo lời xúi giục của Kissinger đã bán đứng đồng minh VNCH. Các chiến hạm Hải quân Mỹ hiện diện trên Biển đông đã không tham dự, không can thiệp và họ im lặng chấp nhận cuộc xâm lăng,
xâm chiếm biển đảo Việt-nam bất hợp pháp của Cộng sản Trung quốc.
CSVN là con đẻ của Trung cộng, bị áp lực của Trung cộng, chúng phải gây ra chiến tranh Việt-nam, để đánh với Mỹ, đánh nhau với VNCH không thôi, chiến tranh nhỏ không chết nhiều sinh mạng người Việt-nam,
không tiêu hao được nhiều khí giới, Trung cộng không bán thiếu cho Việt-cộng được nhiều vũ khí, không đổi chác được nhiều đất đai và chiến cụ của Trung cộng. Trung cộng phải đẻ ra Việt-cộng “ngu đần” làm công cụ giêt người Việt để cho chúng cướp đất Việt-nam,
Việt cộng đã đổi chác biển đảo Việt-nam, lấy khi giới và làm tay sai cho Trung cộng, Việt cộng đã gây chiến, giết người Việt nam và đánh và sát hại người Mỹ cho Tàu cộng. Tạo ra hai triệu người Việt nam đã chết vì chiến tranh. Bọn họ đã im lặng khi Trung cộng
đánh VNCH trên Biển đông và đã cướp biển đảo Việt-nam. AI BẢO HỒ CHÍ MINH VÀ VIỆT-CỘNG YÊU NƯỚC?
Ngày 21 tháng giêng 1974, cũng là ngày mùng một Tết Nguyên đán Việt-nam. Tự lệnh Hải quân VNCH, Đề đốc Trần Văn Chơn đã cùng một phái đoàn Hải quân ra Đà Nẵng quan sát tình hình chiến sự, hội họp và tìm
kiếm các giải pháp cho cuộc chiến ở Biển đông.
Ngày mùng 3 Tết, nhằm ngày 23-1-1974 dương lịch. Phái đoàn Tư lệnh Hải quân của Đề Đốc Trần Văn Chơn đã hội họp ở Đà nẵng, họ cần phải trở về Sài gòn, để có một buổi họp khác với Tổng thống VNCH Nguyễn
Văn Thiệu tại Thành phố Phan Thiết vào ngày hôm sau.
Một phi vụ vận tải C-7A Caribou được điều động, do phi đoàn Thần Long 427 đóng ở Đà Nẵng thực hiện, sẽ đưa phái đoàn của Đề Đốc Trần Văn Chơn về Sài gòn. Một phi hành đoàn gồm có trưởng phi cơ Đại úy
Nguyễn Văn Kim, ông là Sĩ quan An-phi của phi đoàn 427, phi công phụ Thiếu úy Nguyễn Ngọc Tấn, cơ phi (cơ khí phi hành), Trung sĩ Từ Phi Dũng và hạ sĩ Phát là Áp tải phi hành.
Khi phi cơ C-7A Caribou của đại úy Kim rời Đà Nẵng, bay về đến không phận tiền đồn Đức Phong, Quận Đồng Xoài, cách Sài-gòn độ 62 dặm, đang bay ở cao độ 11,000 bộ (khoảng 6 cây số trên không). Bổng một
tiếng nổ long trời phát ra trên không trung, trúng ngay cái máy bên phải của phi cơ, phi cơ đã bị trúng đạn hỏa tiễn phòng không. tầm nhiệt SA-7. Tiếng nổ đã làm cho phi cơ rung chuyển mạnh, chao đảo, ngả nghiệng, mất dần cao độ, các đồng hồ động cơ phải không
còn hoạt động, rớt xuống số không. Động cơ bên phải hoàn toàn hư hỏng và đã tắt hẳn,
Khi phi cơ bắt đầu lao xuống 9,000 bộ. Phi công trưởng phi cơ, đại úy Nguyễn Văn Kim đã lấy lại bình tĩnh, điều khiển được phi cơ đã bị hư hại, trong sự nguy ngập, bay một động cơ còn lại. Phi hành đoàn
vô cùng hồi hộp trong sự âu lo tột độ vì phi cơ có thể sẽ bị gẫy cánh bất cứ lúc nào. Lúc bấy giờ, phi cơ của đại úy Kim đang bay trên không phận phi trường tiền đồn Đức Phong, Quận Đồng Xoài, một phi trường tiền đồn nhỏ dành cho phi cơ C-7A Caribou sử dụng
trước kia, nhưng hiện thời, phi trường này bị mất an ninh, sau khi Quân đội Hoa kỳ rút khỏi Việt nam năm 1973. Phi trường hiện do một trung đội địa phương quân trú đóng, trong tình trạng bị áp lực nặng nề của cộng quân đang bao vây và thường xuyên bị pháo
kích, phi trường đã bị mất an toàn.
Đại úy Kim đã liên lạc xin chỉ thị đáp khẩn cấp tại phi trường tiền đồn Đức Phong, khi chiếc phi cơ Caribou của ông đang ở trong tình trạng khẩn cấp, nguy ngập. Một máy bị hỏa tiễn phòng không phá nát,
nổ banh các ống thoát khói của động cơ, máy đã tắt, nỗi lo lắng cho sự rạn nứt của cánh phi cơ, nó có thể sẽ bị gẫy đỗ bất cứ lúc nào, phi hành đoàn đang lo ngại trong sự nguy hiểm vì phi cơ không thể bay xa và lâu hơn được trên không trung.
Hai lý do chính đáng, khiến giới chức phi trường tiền đồn Đức Phong đã không chấp thuận cho phi cơ của đại úy Kim đáp khẩn cấp. Khi phi cơ đáp, cộng quân sẽ gia tăng cuộc pháo kích dữ dội phá hủy phi
cơ, có thể sẽ tàn phá phi trường Đức phong. Thứ hai, phi vụ C-7A Caribou của đại úy Kim đã chở một phái đoàn cao cấp của Hải quân VNCH, đáp xuống một phi trường tiền đồn không an ninh, những toán lính địa phương phòng thủ phi trường quá yếu kém, sẽ không thể
nào giữ được an toàn cho một phái đoàn của một vị tướng lãnh của Hải quân.
Đại úy Kim buộc lòng phải cố gắng bay “lết” phi cơ đi tìm một phi trường khác an toàn hơn, đáp khẩn cấp, vừa bay họ vừa run với những ám ảnh vì nhiều loại phi cơ vận tải như C-47, AC 119G hay các loại
phi cơ khác đã bị hỏa tiễn tầm nhiệt khủng khiếp, khét tiếng của Nga sô đã phá vỡ phi cơ, gẫy cánh trên không. Cái nguy hiểm không giải quyết được ở chỗ phi cơ vận tải C-7A Caribou chuyên chở hành khách không được trang bị dù cá nhân để thoát hiểm, khi gặp
tai nạn khẩn cấp, không như các loại vận tải cơ chiến đấu khác được trang bị dù cá nhân, nhảy dù thoát hiểm, nhưng phi hành đoàn vận tải Caribou chuyên chở hành khách sẽ phải bị chết theo con tàu nếu chẳng may phi cơ bị gẫy cánh trên không trung. Còn nước
còn tát, Đại úy Kim đã rã mồ hôi hột, điều khiển con tàu hư hỏng nặng nề, chết một máy, phi công đã bay “lết” phi cơ trong từng giây phút hồi hộp, với nỗi âu lo tột độ, từng giây phút chậm chạp trôi qua, không biết khi nào mình sẽ chết, nếu nó bị gẫy cánh
phi cơ trên lộ trình của đường bay.
Cuối cùng, Chiếc phi cơ C-7A của Đại úy Kim quá may mắn, nó cũng đã “bay lết” về được đến phi trường Biên Hòa. Ông đã nhanh nhẹn, cẩn thận hạ cánh an toàn, may mắn thay với đôi cánh phi cơ vẫn còn nguyên
vẹn.
Sau một cái đáp phi cơ một máy ngoạn mục, an toàn, nhiều may mắn, trong sự hồi hộp, và đã không gây ra những thiệt hại nhân mạng nào. Tư lệnh Hải quân VNCH Đề Đốc Trần Văn Chơn và phái đoàn của ông vui
mừng và biết ơn phi hành đoàn tài năng, đã chống chọi lại sự nguy khốn, mang con tàu về đến phi trường, hạ cánh an toàn. Họ đã cùng nhau chụp một bức hình kỷ niệm để đời trên lưng chiếc phi cơ Caribou với các chứng tích hãi hùng, hai cái ống khói của động
cơ đã bị đạn phòng không Cộng sản nổ tan tành, bị phá nát.
CÒN TIẾP:
CÓ PHẢI ĐÃ CÓ NỘI TUYẾN VC TRONG CĂN CỨ ĐÀ-NẴNG KHÔNG?
XEM TIẾP TOÀN BỘ BÀI VIẾT sẽ được đăng trong website của tác giả:
levnafstories.com vào tuần tới.
Với các để mục của bài:
CÓ PHẢI ĐÃ CÓ NỘI TUYẾN VC TRONG CĂN CỨ ĐÀ NẴNG KHÔNG? họ đã bắn trúng chính xác chiếc Caribou chở Đề Dốc Trần Văn Chơn ở cao độ 11,000 bộ (6 cây số trên không), mắt thường không thể nhìn thấy phi cơ.
TẠI SAO PHI CƠ CARIBOU BỊ HỎA TIỄN SA-7 BẮN TRÚNG MÁY, KHÔNG BỊ GẪY CÁNH như các loại vận tải cơ khác? C-7A KHÓ CHẾT VÌ HỎA TIỄN SA-7?
NHỮNG KINH NGHIỆM VỂ HỎA TIỄN TẦM NHIỆT SA-7?
Bài viết này chứa đựng những chi tiết kể trên.
Bài viết này do cựu thiếu úy phi cộng phụ Nguyễn Ngọc Tấn đã kể, nhân viên phi hành của chuyến bay.
Thành Giang
1 tháng 3, 2020.
VS chuyen
No comments:
Post a Comment