Tuesday, March 31, 2020

ĐẠI DỊCH COVID-19 - Nguyễn Mạnh Trí

 (BẢN TIN SỐ 3: 8/3/2020 – 31/3/2020)
TỔNG QUÁT

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, khi chủng mới của virus corona mới được phát hiện chỉ 3 tháng trước giờ đây đã lây lan nhanh chóng khiến hơn 700,000 người từ châu Á, châu Âu cho đến Mỹ nhiễm bệnh. Cố vấn y tế cấp cao của chính quyền Trung Quốc, nhà dịch tễ học Zhong Nanshan, 83 tuổi, nổi tiếng vì đã giúp khống chế dịch SARS hồi năm 2003, nói rằng cuộc khủng hoảng có thể chấm dứt vào giữa năm nay. Ông nói nếu tất cả các nước có thể huy động toàn lực, thì dịch Covid-19 sẽ bị khống chế vào tháng Sáu. Ông nói thêm rằng nếu một số quốc gia không xử lý nghiêm ngặt và mạnh mẽ can thiệp, thì dịch sẽ kéo dài hơn. So với SARS năm 2002-2003 thì tốc độ lây nhiễm của Covid-19 khiến cho các nhà dịch tễ học trên thế giới thực sự lo lắng. Nhưng đáng lo ngại hơn là sự bùng phát thông tin về một bệnh dịch do virus không rõ loại gây chết người hàng loạt đang phát tán trên các trang mạng xã hội với tốc độ khủng khiếp làm cho tình hình dịch bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các cơ quan truyền thông từ báo, đài, các tổ chức chính trị, các tổ chức y tế trên toàn thế giới cũng như cộng đồng sử dụng mạng xã hội liên tục đăng tải những tin tức, hình ảnh, video, youtube về tình hình dịch bệnh khiến ảnh hưởng tâm lý trở nên trầm trọng hơn.


Trong cuộc họp báo hôm 13/3, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố châu Âu là "tâm chấn mới của đại dịch COVID-19", theo CNN. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã vượt qua Italy và Tây Ban Nha để trở thành quốc gia bị lây nhiểm nhiều nhất thế giới. Các quy định kiểm soát biên giới đang được triển khai ngày càng nhiều hơn tại các nước châu Âu để phòng chống dịch. Số ca nhiễm Covid-19 mới ở Trung Quốc đại lục tiếp tục giảm và không ghi nhận thêm công dân nước này ở bên ngoài tỉnh Hồ Bắc mắc bệnh. Trong khi đó, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc cũng ở mức thấp nhất trong mấy tuần qua. Hai tình thế trái ngược đang diễn ra trong khi tại Hoa Kỳ và châu Âu đang trở thành tâm điểm của bệnh dịch. Số ca nhiễm mới Hoa Kỳ và châu Âu liên tiếp tăng mạnh, trong khi châu Á, vốn đang kiểm soát khá tốt dịch bệnh, đứng trước nguy cơ đón nhiều ca nhiễm "nhập khẩu" từ nước ngoài.

Tính đến chiều 31/3, 14:55 GMT, tổng số ca lây nhiễm trên thế giới là 806,080 ca nhiễm với 39,577 tử vong. Tại Hoa Kỳ, tổng số ca lây nhiễm là 165,392 ca nhiễm với 3,182 tử vong. Hoa Kỳ, Italy và Tây Ban Nha đã vượt qua Trung Quốc trở thành 3 quốc gia dẫn đầu thế giới về ca lây nhiễm và tử vong. Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, nói với CNN ngày 29/3 rằng đại dịch này có thể sẽ giết chết khoảng 100,000 đến 200,000 người ở Mỹ nếu nỗ lực giảm nhẹ không thành công. Tại Việt Nam có 207 ca lây nhiễm (165 người trong nước, 42 người nước ngoài), không ca tử vong và 57 ca hồi phục. 


Bản đồ bùng phát đại dịch COVID-19 tính đến ngày 30 tháng 3 năm 2020

DIỄN TIẾN 

 

Phần lớn tài liệu lấy từ Worldomter trên Google. Trong các tổng kết hàng tuần dưới đây, chúng tôi chỉ ghi tỷ lệ tử vong cao trên 3.5%.

 

Tuần lể tính đến 16/3/2020: Tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã tăng lên tới hơn 169,928 người, 6,521 người tử vong, tỷ lệ tử vong 3.8%. Số ca nhiễm và người chết của các nước ngoài Trung Quốc đã vượt quá thiệt hại của Trung Quốc. Tại Việt Nam có 66 lây nhiễm - 0 tử vong, trong đó 45 ca nhiễm từ quốc nội, có 21 người nước ngoài. Dưới đây là các quốc gia có trên 1,000 ca lây nhiễm:

 

  1. China Mainland: 81,000 lây nhiễm - 3,169 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 3.9%.
  2. Italy: 21,157 lây nhiễm – 1,441 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 6.8%.
  3. Spain: 7,753 lây nhiễm - 291 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 3.8%.
  4. Iran: 11,000 lây nhiễm - 429 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 3.9%.
  5. United States: 2,204 lây nhiễm - 29 tử vong.
  6. South Korea: 8,162 lây nhiễm - 69 tử vong.
  7. Germany: 1,500 lây nhiễm - 0 tử vong.
  8. Japan: 1,484 lây nhiễm - 29 tử vong.

Tuần lể tính đến 23/3/2020: Tính đến 18:24 GMT, March 27, 2020, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã tăng vọt lên tới hơn 566,629 người, 25,423 người tử vong, tỷ lệ tử vong 4.5%. Nhiều quốc gia Đông Nam Á đang đương đầu với trận chiến ngày một khó khăn với virus corona, trong lúc Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo các nước cần thực hiện "những biện pháp nghiêm ngặt hơn. Tại Hoa Kỳ, Virus đã xuất hiện ở khắp 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. New York, Washington và California là 3 tiểu bang bị nhiễm bệnh nặng nhất. Tại tiểu bang Washington, có 2 người Mỹ gốc Việt đầu tiên từ trần. Tại Orange County, thủ đô của người Mỹ gốc Việt đã có 42 ca lây nhiễm. Đã có 23 quốc gia với trên 1,000 ca lây nhiễm:

  1. China Mainland: 81,054 lây nhiễm - 3,261 tử vong - Tỷ lệ: 4.0%.
  2. Italy: 59,138 lây nhiễm – 5,476 tử vong - Tỷ lệ: 9.3%.
  3. United States: 38,176 lây nhiễm - 396 tử vong.
  4. Spain: 28,603 lây nhiễm - 1,756 tử vong - Tỷ lệ: 6.1%.
  5. Germany: 24,806 lây nhiễm - 93 tử vong.
  6. Iran: 21,638 lây nhiễm - 1,685 tử vong - Tỷ lệ: 7.8%.
  7. France: 14,459 lây nhiễm - 562 tử vong - Tỷ lệ: 3.9%.
  8. South Korea: 8,897 lây nhiễm - 104 tử vong.
  9. Switzerland: 7,474 lây nhiễm – 98 tử vong.
  10. United Kingdom: 5,683 lây nhiễm - 281 tử vong - Tỷ lệ: 4.9%.
  11. Netherlands: 4,204 lây nhiễm - 179 tử vong - Tỷ lệ: 4.3%.
  12. Belgium: 3,401 lây nhiễm - 75 tử vong.
  13. Austria: 3,302 lây nhiễm - 16 tử vong.
  14. Norway: 2,263 lây nhiễm - 7 tử vong.
  15. Sweden: 1,931 lây nhiễm - 21 tử vong.
  16. Portugal: 1,600 lây nhiễm - 14 tử vong.
  17. Canada: 1,426 lây nhiễm - 20 ca tử vong.
  18. Denmark: 1,395 lây nhiễm - 13 tử vong.
  19. Australia: 1,353 lây nhiễm - 7 tử vong.
  20. Malaysia: 1,306 lây nhiễm - 10 tử vong.
  21. Brazil: 1,209 lây nhiễm - 31 tử vong.
  22. Czechia: 1,047 lây nhiễm - 0 tử vong.
  23. Japan: 1,086 lây nhiễm - 32 tử vong.

Tuần lể tính đến 31/3/2020: Tính đến 31/3, 15:00 GMT, tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã tăng vọt lên tới 806,080 người, 39,577 tử vong, tỷ lệ tử vong 4.3% và 172,516 ca hồi phục. Tại tiểu bang New York của Hoa Kỳ, đã có 59,513 người có kết quả xét nghiệm dương tính, chiếm gần một nửa số ca dương tính trên toàn nước Mỹ. Ít nhất 965 người đã thiệt mạng. Lượng bệnh nhân tăng chóng mặt đã khiến hệ thống y tế của bang này bị quá tải nghiêm trọng. Tại Việt Nam có 207 lây nhiễm - 0 tử vong – 57 ca được chữa khỏi nhưng số người bị cách ly lên đến 53,000 người. Một chuyện đáng để ý là Hải quân Mỹ vừa phát hiện 28 thủy thủ dương tính với virus corona trên tàu USS Theodore Roosevelt khiến giới hữu trách buộc phải đưa hàng không mẫu hạm này cập cảng và xét nghiệm toàn bộ 5,000 thủy thủ trên tàu, truyền thông Mỹ loan tin ngày 27/3. Chuyến cập cảng gần đây nhất của USS Theodore Roosevelt là ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, hai tuần trước khi hải quân Mỹ thông báo về 3 ca xác nhận nhiễm virus đầu tiên trên hàng không mẫu hạm này. Bất chấp những nghi ngờ về mối liên hệ giữa sự kiện các thủy thủ nhiễm virus và chuyến thăm Việt Nam, Đô đốc Michael Gilday, chỉ huy các hoạt động hải quân Mỹ, nói rằng có rất nhiều máy bay bay đến và bay đi từ tàu Roosevelt, nên việc xác định nhiễm virus từ đâu là “rất khó khăn”. Tại Orange County, thủ đô của người Mỹ gốc Việt đã có 431 ca lây nhiễm và 4 tử vong tính đến chiều 29/3/2020. Đã có hơn 200 quốc gia và khu lãnh thổ bị ảnh hưởng của bệnh dịch với 45 quốc gia trên 1,000 ca lây nhiễm:
  1. United States: 165,392 lây nhiễm – 3,182 tử vong.
  2. Italy: 101,739 lây nhiễm – 11,591 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 8.6%.
  3. Spain: 94,417 lây nhiễm – 8,269 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 5.6%.
  4. China Mainland: 81,518 lây nhiễm - 3,305 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 4.0%.
  5. Germany: 68,180 lây nhiễm - 682 tử vong.
  6. Iran: 44,605 lây nhiễm – 2,898 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 7.1%.
  7. France: 44,550 lây nhiễm – 3,024 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 3.5%.
  8. United Kingdom: 22,141 lây nhiễm - 1,808 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 4.4%.
  9. Switzerland: 16,186 lây nhiễm - 395 tử vong.
  10. Belgium: 12,775 lây nhiễm - 705 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 4.0%.
  11. Netherlands: 12,595 lây nhiễm – 1,039 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 4.4%.
  12. Turkey: 10,827 lây nhiễm - 168 tử vong.
  13. Austria: 10,019 lây nhiễm - 128 tử vong.
  14. South Korea: 9,786 lây nhiễm - 162 tử vong.
  15. Canada: 7,474 lây nhiễm – 92 tử vong.
  16. Portugal: 6,443 lây nhiễm - 160 tử vong.
  17. Israel: 4,831 lây nhiễm - 17 tử vong.
  18. Brazil: 4,681 lây nhiễm - 167 tử vong.
  19. Norway: 4,599 lây nhiễm - 36 tử vong.
  20. Australia: 4,561 lây nhiễm - 19 ca tử vong.
  21. Sweden: 4,435 lây nhiễm - 180 tử vong.
  22. Czechia: 3,002 lây nhiễm - 25 tử vong.
  23. Ireland: 2,910 lây nhiễm - 54 tử vong.
  24. Denmark: 2,815 lây nhiễm - 90 tử vong.
  25. Malaysia: 2,766 lây nhiễm - 43 tử vong.
  26. Chile: 2,738 lây nhiễm - 12 tử vong.
  27. Russia: 2,337 lây nhiễm - 17 tử vong.
  28. Romania: 2,245 lây nhiễm - 78 tử vong.
  29. Poland: 2,215 lây nhiễm - 32 tử vong.
  30. Philippines: 2,084 lây nhiễm -  88 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 6.0%.
  31. Luxembourg: 1,988 lây nhiễm - 22 tử vong.
  32. Ecuador: 1,966 lây nhiễm - 62 tử vong.
  33. Japan: 1,953 lây nhiễm - 56 tử vong (11 trên tàu Diamond Princess).
  34. Pakistan: 1,865 lây nhiễm - 25 tử vong.
  35. Thailand: 1,651 lây nhiễm - 10 tử vong.
  36. Saudi Arabia: 1,563 lây nhiễm - 10 tử vong.
  37. Indonesia: 1,528 lây nhiễm -  136 tử vong - Tỷ lệ tử vong: 8.8%.
  38. Finland: 1,418 lây nhiễm - 17 tử vong.
  39. South Africa: 1,326 lây nhiễm - 3 tử vong.
  40. India: 1,251 lây nhiễm - 32 tử vong.
  41. Greece: 1,212 lây nhiễm - 46 tử vong.
  42. Iceland: 1,135 lây nhiễm - 2 tử vong.
  43. Dominican Republic: 1,109 lây nhiễm - 51 tử vong.
  44. Mexico: 1,094 lây nhiễm - 28 tử vong.
  45. Panama: 1,075 lây nhiễm - 27 tử vong.

Với các quốc gia khác, vào Coronavirus Update để có đầy đủ danh sách. Điều cần để ý là các dữ kiện thay đổi rất nhanh, tùy theo ngày giờ và nguồn thống kê.

US coronavirus cases top 100,000, doubling in three days


Các điểm nóng của Coronavirus tại Hoa Kỳ 26/3/2020.

TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC

  • Ngày 10/3, giới chức cho biết những người khỏe mạnh sẽ được phép di chuyển tự do quanh một số khu vực tại tỉnh Hồ Bắc, tâm Covid-19 ở Trung Quốc. Một ứng dụng trên điện thoại sẽ được sử dụng để hiển thị mã màu sức khỏe của người dân. Theo đó, những người mang mã xanh lá cây, sống trong các vùng có nguy cơ dịch bệnh trung bình và thấp sẽ được phép đi lại trong tỉnh, chính quyền Hồ Bắc, Trung Quốc hôm nay cho hay. 
  • Truyền thông nhà nước Trung Quốc đang khuếch đại tin virus COVID-19 có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Chẳng hạn, có một bài báo đăng trên trang báo College Daily, phổ biến trong giới sinh viên Trung Quốc tại Mỹ, có tựa đề “Nếu thật sự virus COVID-19 có nguồn gốc Hoa Kỳ, thì Trung Quốc có nên xin lỗi thế giới hay không? Hay là vào Thứ Bảy vừa qua, tin nhắn trên Twiiter của đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi viết: ‘Mặc dù, dịch COVID-19 bùng phát từ Trung Quốc, không nhất thiết nguồn gốc loại virus này có xuất xứ nguyên thủy từ Trung Quốc, chứ đừng nói tới chuyện sản xuất từ Trung Quốc.” Ông Xiao Qiang, sáng lập tờ China Digital Times và giáo sư phụ tá tại Ðại Học U.C Berkerly, nói với Washington Post rằng: “Cứ lên trên WeChat, trên Weibo, hay tìm trên Baidu, và sẽ thấy toàn là những từ khóa như “nhìn kìa xứ khác mắc bệnh” hay “virus nguyên thủy từ Hoa Kỳ”, hay đủ loại thuyết âm mưu khác nhau. Ông Dali Yang, giáo sư môn chính trị học tại Đại Học Chicago, cho rằng chiến dịch truyền thông này là một nỗ lực nhằm kéo sự chú ý của người dân khỏi cách giải quyết của Trung Quốc đối với sự bùng phát bệnh dịch. Ông nói: “Mục đích là làm giảm bớt sự chú mục của dân chúng vào cách Trung Quốc vụng về đối phó với bệnh dịch. Đây là một kiểu đổ thừa.” Mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), cơ quan tuyên truyền của nhà nước, hôm 22/3 lại loan tin dù nguồn gốc của virus corona chưa rõ ràng nhưng Ý có thể là nơi xuất xứ.
  • Tình hình được kiểm soát chặt chẽ khi ông Tập đến thành phố này, để tránh mọi hình thức phản kháng. Ông Tập muốn xuất hiện như một người đến để giải quyết các vấn đề và giải phóng thành phố khỏi những nỗi thống khổ mà người dân phải gánh chịu khi bị cách ly. Hồi tuần trước, nhà chức trách địa phương đã phạm nhiều sai lầm. Khi phó thủ tướng Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) đến Vũ Hán, bà đã bị người dân một khu phố đón chào bằng câu “Tất cả đều là giả dối”. Báo chí Nhà nước đã nhân sự kiện này chỉ trích chính quyền địa phương. Còn cuối tuần qua, sau khi tân bí thư Vũ Hán tung ra chiến dịch “giáo dục về lòng biết ơn” cho người dân thành phố với phát biểu: “Chúng ta phải biết ơn tổng bí thư (Tập Cận Bình) và đảng Cộng Sản”, ngay lập tức trên các mạng xã hội, dân chúng bày tỏ nỗi phẫn nộ. Lời đáp trả của nhà văn nữ Phương Phương (Fang Fang) đã được chia sẻ rộng rãi: “Chính phủ phải ngưng thái độ ngạo nghễ và biết khiêm nhường tỏ lòng biết ơn các chủ nhân: hàng triệu cư dân Vũ Hán”. Kể từ đó, chính quyền địa phương đã phải lui bước. Những câu nói về chiến dịch giáo dục nói trên đã biến mất trên báo chí Nhà nước nhưng những phát biểu phê phán trên các mạng xã hội đã bị kiểm duyệt ồ ạt.
  • Số liệu chính thức do Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 16/3 cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã giảm lần đầu tiên sau 30 năm, trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tác động mạnh đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đây là lần đầu tiên sản lượng công nghiệp Trung Quốc giảm kể từ tháng 1/1990 ghi nhận mức giảm 21.1%, đồng thời đi ngược lại mức tăng 5.7% trong cả năm 2019.
  • Giữa tháng 3/2020, các nhà máy Trung Quốc đã hoạt động trở lại với công suất gần 100%, nhưng vấn đề của họ giờ là hàng loạt khách hàng nước ngoài hoãn thanh toán hoặc hủy đơn hàng. Các lệnh phong tỏa từng làm tê liệt hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc giờ bị nhân rộng ra nhiều nơi khác trên thế giới. Các khách hàng ở Pháp, Italy và Mỹ đều yêu cầu hoãn thanh toán hoặc hủy đơn hàng”, South China Morning Post dẫn lời Jason Cheng, Tổng giám đốc kinh doanh tại Rifeng, chia sẻ.
  • Trung Quốc tuyên bố dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại Vũ Hán, tâm của đại dịch Covid-19, vào ngày 8/4, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống dịch bệnh chết người này, theo CNN. Theo thông báo của giới hữu trách địa phương, lệnh phong tỏa ở các thành phố khác của tỉnh Hồ Bắc cũng sẽ được dỡ bỏ vào ngày 25/3. Đi đầu về biện pháp mà sau này được áp dụng trên toàn thế giới, thành phố Vũ Hán, với khoảng 11 triệu dân, đã bị đặt dưới lệnh phong tỏa vào ngày 23/1. Sau đó, các thành phố khác trong tỉnh Hồ Bắc cũng áp dụng các hạn chế tương tự. Các biện pháp nghiêm ngặt trên đã làm ảnh hưởng đến hơn 60 triệu cư dân Hồ Bắc nhưng đã giúp cho Trung Quốc thành công trong việc kiềm chế dịch bệnh.
  • Hà Lan mua 1.3 triệu khẩu trang từ Trung Quốc và nay phải thu hồi 600,000 chiếc đã được phân phát đến các bệnh viện vì phát hiện chúng không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng. Trước đó, Tây Ban Nha cũng đã quyết định ngừng sử dụng bộ kit xét nghiệm Covid-19 nhanh do một công ty Trung Quốc sản xuất sau khi phát hiện nó không đủ chính xác. Madrid đã mua 340,000 bộ kít xét nghiệm do Công nghệ Sinh học Bioeasy Thâm Quyến phát triển. Ngoài ra, Đại sứ quán Nga tại Italy gửi thư đến báo La Stampa (Italy), lên án nhà báo Jacopo Iacoboni về báo cáo gần đây liên quan đến lô hàng viện trợ chống COVID-19 do Nga gửi đến Italy. Nhà báo Iacoboni, trích dẫn “những nguồn tin chính trị cấp cao”, đã khẳng định rằng 80% số hàng hóa mà Nga hỗ trợ Italy được cho là không cần thiết và vô dụng. Tất nhiên, chúng tôi không biết được nguồn tin mà tác giả đề cập, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những tuyên bố công khai và được biết đến rộng rãi của giới chức Italy", Đại sứ Nga tại Rome Sergey Razov nêu trong lá thư được đăng trên website của tờ La Stampa ngày 27/3.

TÌNH HÌNH VIỆT NAM

Sáng 8/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng quốc gia đã chính thức bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 khi ca bệnh thứ 17 xuất hiện. Giai đoạn 2 khó hơn giai đoạn đầu khi dịch đã lan ra hơn 100 nước. Đất nước phải ngăn chặn dịch bệnh từ trăm ngả thay vì một vài ngả như trước đây.

  • Chiều 9/3, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng các doanh nghiệp (DN) công nghệ trong nước đã ra mắt 2 ứng dụng (app) NCOVI (dành cho người Việt Nam) và ứng dụng Vietnam health declaration (dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam). Hai ứng dụng do các DN xây dựng trong 48 giờ, được khuyến nghị toàn dân Việt Nam và người nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng để cung cấp thông tin sức khỏe, hỗ trợ ngành y tế phòng chống dịch Covid-19 một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để hỗ trợ y tế nhanh và hiệu quả nhất có thể.
  • Trước những diễn biến ngày càng phức tạp, lây lan nhanh và trên diện rộng của dịch Covid-19 trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam quyết định tạm dừng thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương đối với công dân các nước: Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Pháp và Tây Ban Nha, áp dụng từ 0 giờ ngày 12/3/2020. Tuy nhiên, hàng trăm kỹ sư của tập đoàn Samsung đến từ Hàn Quốc đã được miễn các quy định kiểm dịch của Việt Nam với điều kiện họ phải làm việc riêng biệt để tránh tiếp xúc với các nhân viên khác.
  • Chính phủ Mỹ mới thông báo cung cấp hỗ trợ khẩn cấp trị giá 37 triệu USD để giúp Việt Nam và hơn 20 nước đối phó với sự lây lan của chủng virus Corona mới (COVID-19). Đây là một phần của khoản ngân quỹ lên tới 100 triệu USD mà Mỹ cam kết tháng trước nhằm khống chế và ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại 25 nước Hoa Kỳ nói là “ưu tiên” trên thế giới. Trong số 23 ca lây nhiễm mới có 4 trường hợp đặc biệt gây lây nhiễm nhiều nhất là 2 chị em NHN (bệnh nhân số O và 17), con của một đại gia ngành thép tại Hà Nội, hoạt động trong ngành thời trang. Bệnh nhân thứ 34 là một doanh nhân nữ quê ở Bình Thuận. 128 người bị cách ly tập trung, trong đó 10 bệnh nhân dương tính với Covid-19 đều bắt nguồn từ bệnh nhân này. Riêng về "người số 21", các trang tài liệu lưu truyền trên mạng xã hội nước này nói ông này làm việc tại Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
  • Có 20 ứng cử viên văcxin nghiên cứu thử nghiệm, nên với năng lực sản xuất văcxin rất mạnh của Việt Nam, có thể huy động Việt Nam sản xuất khi cần thiết, theo trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam Kidong Park ngày 14/3. Thông tin từ nhà sản xuất bộ test kit xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 đầu tiên sản xuất và có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam cho hay hiện có hơn 10 quốc gia đề nghị mua sản phẩm do Việt Nam sản xuất này, bao gồm Campuchia, Nigeria, Ba Lan, Úc, Đức, Phần Lan, Ukraine, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Ireland ... Hiện nhà sản xuất đã gửi đi Ukraine 50 bộ đầu tiên và Phần Lan 100 bộ để phía nhập khẩu đăng lý lưu hành tại nước sở tại, trước khi nhập khẩu chính thức. Tuy nhiên, sáng 15/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Long, có cuộc tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam và TS. Kydong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam. Ông Long đưa ra đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ các sinh phẩm, kit chẩn đoán nhanh, trang thiết bị xét nghiệm. Mục đích nhằm giúp Việt Nam xét nghiệm nhanh, nhiều mẫu cùng lúc để có thể rút ngắn thời gian xét nghiệm và ứng phó kịp thời nếu xảy ra tình huống dịch trên diện rộng, ca bệnh nhiều. Ngày 17/3, công ty Việt Á vừa cho biết trong tuần này, đơn vị xuất khẩu sẽ gửi lô hàng đầu tiên là các test kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đi 4 quốc gia, gồm Ukraina, Phần Lan, Iran và Malaysia. Đây là lô hàng đầu tiên được xuất khẩu, với số lượng hạn chế. Tuy nhiên, hiện đã có 20 quốc gia đặt hàng sản phẩm này, trong đó có nhiều nước châu Âu như Thuỵ Điển, Phần Lan, Ba Lan, Đức, Ý... Đơn đặt hàng cao nhất là 150,000 test, tương đương 5,000 bộ test kit, đủ để xét nghiệm cho 150,000 người.
  • Việt Nam bắt đầu dùng các khách sạn để đáp ứng nhu cầu cách ly khách du lịch ngoại quốc. Cuối ngày 18/3, Tổng cục Du lịch cho biết đã có 117 khách sạn, cơ sở lưu trú trên cả nước đăng ký làm nơi cách ly phòng dịch COVID-19 có thu phí, trong đó nhiều nhất tập trung tại hai tỉnh Quảng Ninh và Đà Nẵng.
Tạm biệt Việt Nam, chúng tôi sẽ không quên những ngày qua - Ảnh 4.
Các du khách im lặng chờ đợi khoảnh khắc đáng nhớ trước lúc rời Hội An - Ảnh: B.D.

  • Trang Thanh Niên Online cho hay, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 118/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, áp dụng từ 0 giờ ngày 22/3.
  • Trung Quốc đột ngột tăng kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam lên đến hơn 700% trong hai tháng đầu năm 2020, sau hai năm trầm lắng. Hải quan Việt Nam không cho phép xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24/3, theo các trang tin tức VietnamNet và Pháp Luật TP.HCM.
  • Phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 đã được Bộ Y Tế Việt Nam ban hành trong ngày 26/3 và được tập huấn phổ biến cho các tuyến.
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc, yêu cầu cơ bản dừng vận chuyển công cộng. Quyết định quan trọng đưa ra tại cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều ngày 30/3.
  • Hôm 31/3/2020, Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa hạ dự báo mức tăng trưởng GDP Việt Nam từ 6.5% xuống còn 4.9% trong năm 2020. World Bank cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi trong trung hạn, nhưng tăng trưởng GDP sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID-19.
  • Trần Ngọc Phúc, cha đẻ của máy thở Hummingbird đang góp một phần trí tuệ Việt với thế giới để đẩy lùi dịch Covid-19. Ông Trần Ngọc Phúc hiện là chủ tịch của Metran, công ty chuyên phát triển thiết bị thở sử dụng trong ngành y tế. Những thiết bị của Metran nhận được sự đánh giá cao từ nhiều tổ chức uy tín trên thế giới. Theo ông Trần Ngọc Phúc, Chủ tịch Tập đoàn Metran Japan, 80% bệnh nhân dương tính với Covid-19 có thể tự phục hồi được. 15% bệnh nhân cần đến các loại máy trợ thở nhẹ và 5% cần sử dụng phổi nhân tạo. Ngày 28/3/2020 kênh truyền hình Asahi của Nhật đã phát sóng phóng sự về việc sử dụng máy trợ thở Composβ-EV cho việc điều trị Covid-19. Trong thời gian tới, loại máy Composβ-EV sẽ được thiết kế và cải tiến lại để phù hợp và bệnh nhân, tránh được tâm lý đây từng là máy dùng cho động vật. Máy này đang được thử nghiệm tại các trường Đại học ở Nhật Bản, đang được Bộ Y tế và Bộ Công thương Nhật Bản hỗ trợ để có giấy phép lưu hành. Đây là một công trình nghiên cứu mà Metran được chính phủ Nhật tài trợ để nghiên cứu sản xuất cho Việt Nam. Dự kiến đưa ra thị trường vào tháng 10 năm nay. Hiện có 16 quốc gia liên hệ công ty ông Phúc để chuyển giao công nghệ sản xuất máy trợ thở trong đó có Mỹ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Đài Loan … Metran đang làm việc với công ty tư vấn Mc Kinsey của Hoa Kỳ để chuyển giao công nghệ cho các quốc gia khác.
Nhật hoàng thăm công ty Metran
  • Nghiên cứu toàn cầu về Covid-19 "Người dân đánh giá ra sao về phản ứng của Chính phủ của họ đối với đại dịch?" của Dalia Research tại Berlin, Đức Quốc đã chỉ ra: 62% người Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng Chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh Covid-19 phù hợp, không quá mạnh tay hay buông lỏng.


Báo cáo của Dalia Research về COVID-19

TÌNH HÌNH HOA KỲ

Trong tuần lể đầu tiên của tháng 3, Tổng thống Trump có những tuyên bố lạc quan mà chưa hội ý với các cố vấn cao cấp. Tuy nhiên, trong tuần lễ vừa qua, Tổng thống Trump và Lưỡng viện Quốc hội, chính quyền Liên bang và Tiểu bang, các lãnh đạo Kỹ nghệ và Y tế đã đạt được những đồng thuận vì quyền lợi quốc gia trong thời gian kỷ lục. Sức mạnh thực sự của quốc gia Hoa Kỳ đã được vận dụng để giúp không những cho Hoa Kỳ mà còn cả thế giới chống chọi với đại dịch Corona Virus.

  • Chiều ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì virus corona, mở đường cho việc cung cấp, theo lời Tổng thống, khoảng 50 tỷ USD viện trợ từ chính phủ liên bang trong công cuộc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ngày 14/3, Hoa Kỳ quyết định dừng toàn bộ các chuyến đi từ 26 quốc gia châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày tới, kể cả nước Anh, Ireland.
  • Ngày 13/3, tờ báo Die Welt của Đức đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị chi ngân sách để "dụ dỗ" CureVac chuyển đến Mỹ. Tờ báo Đức dẫn nguồn tin chính phủ Đức giấu tên cho biết ông Trump đang cố thuyết các nhà khoa học làm việc độc quyền và làm mọi việc để có vắc xin "chỉ cho nước Mỹ".
  • Ngày 16/3, bốn bệnh nhân vừa được tiêm mũi vaccine đầu tiên tại Viện nghiên cứu Kaiser Permanente ở Seatte, tiểu bang Washington, theo hãng tin Associated Press. Vaccine này chứa mã di truyền vô hại được sao chép từ virus gây bệnh. Các chuyên gia nhận định rằng, sẽ mất nhiều tháng để biết liệu vaccine này, và các loại vaccine khác cũng đang được nghiên cứu sẽ hoạt động hiệu quả hay không.
  • Tổng Thống Donald Trump thông báo chính phủ Mỹ mua vài triệu liều thuốc Chloroquine với hy vọng trị được bệnh nhiễm COVID-19. Thuốc Chloroquine, mà người Việt quen gọi là thuốc Ký Ninh, được Hoa Kỳ chuẩn thuận từ năm 1944 dùng để trị và ngừa bệnh sốt rét, theo ABC News. Trong cuộc họp báo ngày 20/3, Tổng Thống Trump cho rằng thuốc này sẽ cứu vãn tình hình bệnh dịch bùng phát dữ dội tại Mỹ hiện nay.
  • Washington Post hôm 21/3 cho biết các cơ quan tình báo Mỹ đã đưa ra cảnh báo bí mật đáng quan ngại vào từ tháng 1 và tháng 2 về mối nguy hiểm mà virus corona có thể gây ra trên phạm vi toàn cầu, theo một nguồn tin từ chính phủ Mỹ. Giới chức tình báo liên tục cảnh báo về nguy cơ bùng phát đại dịch từ tháng 1, tuy nhiên cả Nhà Trắng và quốc hội Mỹ đã không phản ứng kịp thời.
  • Theo CNBC, tỷ phú Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft, nhận định chính phủ Mỹ bỏ lỡ cơ hội tránh việc phong tỏa bắt buộc do không hành động đủ nhanh để kiểm soát dịch Covid-19. “Mỹ đã bỏ lỡ cơ hội kiểm soát dịch Covid-19 mà không cần phong tỏa. Chúng ta đã không hành động đủ nhanh. Lẽ ra mọi người cần chú ý tới dịch bệnh này từ hồi tháng 1". Bill Gates chia sẻ trong chương trình TED Connects ngày 24/3. Ngày 24/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố muốn các doanh nghiệp mở cửa trở lại vào ngày lễ Phục sinh (12/4) nhằm hạn chế ảnh hưởng về kinh tế. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế Mỹ chỉ trích quan điểm này. Họ cảnh báo rằng việc cho người dân trở lại làm việc sẽ khiến dịch bệnh lây lan, hệ thống y tế bị quá tải, dẫn tới nhiều ca tử vong. Tỷ phú Gates thừa nhận việc tự cách ly là “thảm họa” với nền kinh tế, nhưng ông cho rằng nước Mỹ không còn lựa chọn nào khác. Theo người sáng lập Microsoft, các doanh nghiệp Mỹ nên đóng cửa trong 6-10 tuần để góp phần kiểm soát dịch bệnh.
  • Thống đốc bang New Jersey ngày 21/3 dự kiến sẽ theo chân bốn bang khác là California, New York, Illinois và Connecticut yêu cầu hàng triệu người Mỹ đóng cửa hàng và ở nhà để làm chậm sự lây lan của dịch virus corona.
  • Triều Tiên ngày 21/3 hoan nghênh điều mà họ nói là một bức thư của Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi cho lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, nói rằng đó là một tín hiệu cho thấy “mối quan hệ cá nhân đặc biệt và rất vững chắc” giữa hai nhà lãnh đạo bất chấp những xích mích gần đây.
  • Hoa Kỳ đang cân nhắc khả năng nhập khẩu một số vật tư và trang thiết bị y tế từ Việt Nam để phục vụ cho phòng chống dịch tại Hoa Kỳ. Đây là những sản phẩm mà Việt Nam có đủ năng lực sản xuất để phục vụ công tác y tế trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong phòng chống dịch.
  • Chiều ngày 26/3, Hoa Kỳ đã vượt Trung Quốc, trở thành quốc gia có ca lây nhiễm nhiều nhất trên thế giới. Cũng trong ngày này, gần 3.3 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua, theo báo cáo của Bộ Lao Động Mỹ. Con số này cao gấp 4 lần so với kỷ lục có vào năm 1982, trong lúc tình trạng kinh tế suy thoái do COVID-19 gây ra tiếp tục trầm trọng hơn.
  • Chính quyền Trump và Quốc hội Mỹ vừa đạt thỏa thuận về gói kích thích 2,000 tỷ USD, nhằm cứu trợ kinh tế vì Covid-19. Gói kích thích này đã được lưỡng viện Quốc Hội chấp thuận và đã được Tổng thống Trump ban hành ngày 27/3/2020.
  • Tổng thống Donald Trump hôm 29/3 gia hạn thêm lệnh “ở trong nhà” cho đến hết tháng 4, và từ bỏ kế hoạch bị nhiều chỉ trích về việc đưa nền kinh tế vận hành trở lại vào giữa tháng 4 sau khi một cố vấn hàng đầu về y tế cảnh báo rằng sẽ có hơn 100,000 người Mỹ có thể chết vì sự bùng phát dịch bệnh virus corona.

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

 

Theo CNN thống kê, hàng loạt quốc gia như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc ... gần đây đã tiết lộ kế hoạch cứu trợ nền kinh tế toàn cầu khỏi chìm sâu vào suy thoái, với tổng giá trị lên tới 7,000 tỷ USD và vẫn còn chưa dừng lại.


  • Thủ Tướng Đức Angela Merkel hôm 11/3, đưa ra nhận định đáng sợ là có thể tới 2/3 dân số nước Đức sẽ bị lây nhiễm COVID-19, theo bản tin của tờ New York Times. “Do có loại virus mà đến nay chưa có thuốc trị, cũng không có thuốc chủng ngừa, chúng ta phải hiểu rằng nhiều người sẽ bị lây nhiễm, và các chuyên gia cũng đồng ý với nhau rằng từ 60% đến 70% dân số có thể bị lây nhiễm,” theo Thủ Tướng Merkel. Trong cuộc họp báo đầu tiên để nói về vấn đề dịch bệnh này, vốn đã làm hơn 1,200 người ở Đức bị nhiễm, bà Merkel nói chính phủ bà đang theo đúng các lời khuyên của giới chuyên gia y tế và bà cũng kêu gọi người dân có hành động tương tự. Thủ Tướng Merkel kêu gọi người dân Đức hãy chấp nhận rằng để giúp cho hệ thống y tế trong nước có thể đối phó với con số đông đảo người bị bệnh, họ phải ở trong nhà, tránh ra đường nếu không cần thiết và có các biện pháp vệ sinh phòng ngừa. 
  • Khi dịch Covid-19 bùng phát, một căn bệnh mới cũng đồng thời xuất hiện là nạn phân biệt đối xử, kỳ thị nhắm vào người gốc Á ở nhiều nước. Một bức ảnh gây giận dữ trong cộng đồng mạng châu Á mới đây là 19 học sinh trường cấp 2 Sint-Paulus Campus College Waregem (trường học cho người Hà Lan ở Bỉ) mặc trang phục truyền thống Trung Quốc và đội nón lá của Việt Nam, trong đó có 2 người diện đồ hóa trang gấu trúc.
Bức ảnh của học sinh trường cấp 2 ở Bỉ khiến cộng đồng mạng bức xúc. Ảnh: FB.
  • Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) nói sự kiện, lẽ ra tổ chức ngày 24/7, sẽ diễn ra "không muộn hơn mùa hè 2021". Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói ông đã đề nghị hoãn một năm, và Chủ tịch IOC Thomas Bach đồng tình "100%". Tương tự, giải Paralympic Tokyo cũng sẽ hoãn sang 2021.
  • Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã yêu cầu phong tỏa toàn quốc 21 ngày bắt đầu từ đêm ngày 25/3.
  • Diễn biến Covid-19 tại Đông Nam Á tính đến 27/3/2020 với lượng tử vong cao nhất tại Indonesia :
Diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á tính đến 27/3

NHỮNG TẤM GƯƠNG NHÂN BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN SUY NGHĨ 
  • Ngày 16/3, Gavin Wheeldon, chàng thanh niên người Anh cùng nhật ký những ngày đầu cách ly tại doanh trại quân đội Sơn Tây, Hà Nội kể từ ngày 14/3 sau khi bay từ London sang đã khiến dư luận không chỉ trong nước mà cả quốc tế cực kỳ xúc động. Bài đăng về Gavin Wheeldon đã được xuất bản trên tờ South East Asia Globe. Và sau 14 ngày năm trong khu cách ly, cuối cùng thì vào ngày 28/3, Gavin Wheeldon đã được ra ngoài sau nhiều lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Khỏi phải nói, anh chàng đã rất vui mừng như thế nào và ngay lập tức có một bài viết nhỏ trên trang cá nhân.
Gavin Wheeldon tại khu cách ly
  • Tại Việt Nam, trong khi việc xử lý các bệnh nhân số 1-16 được hầu hết các nước trên thế giới ca ngợi thì những ca tiếp theo lại phản ảnh những điều không được tốt đẹp mà mọi người đều biết trong xã hội Việt Nam. Khi cả xã hội đứng trước đại dịch, với những nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân, thì những hành vi vị kỷ, thiếu trách nhiệm của một số cá nhân trong giới xem như là tinh hoa của chế độ, dù vô tình hay cố ý, đã gây tổn hại đến sự nỗ lực và kết quả chung của cả toàn dân trong cuộc chiến chống dịch. Bệnh nhân thứ 17, trong lúc cả nước đang tận lực chống dịch, lại đi nước ngoài dự dạ hội thời trang cũng như gian dối khi dùng hai hộ chiếu để qua mặt lực lượng chức năng. Bệnh nhân thứ 34 là một doanh nhân nữ quê ở Bình Thuận đã làm cho 128 người bị cách ly tập trung. Riêng về "người số 21", các trang tài liệu lưu truyền trên mạng xã hội nước này nói ông này làm việc tại Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu chuyện công du của Bộ trưởng Bộ KH & ĐT Nguyễn Chí Dũng và ông Nguyễn Quang Thuấn, thành viên của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội 13 đi công du ngoại trong lúc cả nước chống dịch tạo nên sự đàm tiếu của các mạng truyền thông trong và ngoài nướcNgoài ra, về chuyện doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), vị đại gia cha của bệnh nhân thứ 32 đã không ngần ngại thuê hẳn một chuyên cơ với chi phí rất tốn kém để đưa con về nước là một điều có thể làm khác đi được.
  • Cô Sarah Clayton-Lea, nhà đồng sáng lập - giám đốc nội dung toàn cầu của Big 7 Travel, mới đây đã có chia sẻ về những trải nghiệm của cá nhân cô tại TP.HCM khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam. Trong đó, cô đã nói rằng mình thấy yên tâm hơn khi ở Việt Nam so với ở Mỹ hay châu Âu trong thời điểm hiện tại và giải thích chi tiết về nhận định này.
  • “Là một người đã từng xem nhẹ tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang - dù bị nhiễm bệnh hay không - tôi xin lỗi vì đã nghĩ rằng việc đeo khẩu trang để phòng, chống dịch là hành động thái quá”, anh Olivier Ochanine - Giám đốc Âm nhạc của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (Sun Symphony Orchestra) - viết trên trang cá nhân của mình. “Nhiều tuần trước, thời điểm mà virus bắt đầu trở nên khó kiểm soát, Việt Nam đã đi trước nhiều quốc gia khác trong cuộc chiến chống lại thứ mà họ biết sẽ là một căn bệnh có tốc độ lây lan kinh hoàng. Ngay lập tức, họ đóng cửa trường học. Nhiều người dân Việt Nam bắt đầu đeo khẩu trang phòng dịch, vì họ hiểu rằng mình có thể bị nhiễm virus và lây lan cho những người khác kể cả khi không có triệu chứng. Tuy nhiên, sau khi số ca nhiễm Covid-19 gia tăng chóng vánh ở Mỹ và châu Âu, anh Ochanine mới nhận ra rằng các biện pháp phòng, chống dịch mà Việt Nam yêu cầu người dân thực hiện là vô cùng nhanh nhạy và đúng đắn. Ngoài ra, anh cũng nhắc nhở mọi người nên cẩn trọng trong tình hình dịch bệnh hiện nay, bởi một hành động bất cẩn cũng có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Anh cảnh báo: “Hành động ích kỷ của chúng ta có thể để lại hậu quả trên toàn thế giới”. Vị nhạc trưởng này cũng không quên gửi lời động viên, hy vọng những quốc gia đang chống chọi với dịch Covid-19 sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn. “Mọi người nên bỏ cái tôi sang một bên để đồng lòng và cùng nhau làm điều đúng đắn vì nhân loại trong thời gian khủng hoảng này”, anh kêu gọi.
  • Câu chuyện về một cặp vợ chồng du khách Anh phải tự cách ly trong một khách sạn tại phố cổ Hà Nội đã cho thấy tinh thần hợp tác trong phòng, chống dịch Covid-19 giữa chủ và khách, cũng như để lại hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam trong lòng du khách. Đó là ông Mckellar Robert John Lindsay (sinh năm 1965) và bà Mckellar Rachel Mary (sinh năm 1964). Đây là hai vợ chồng người Anh nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Nội Bài từ ngày 2/3/2020 trên chuyến bay VN-0054 từ London (Anh). Sau hai ngày thăm quan Hà Nội và lưu trú tai khách sạn La Siesta, trong 3 ngày từ 4-6/3 khách lần lượt đi thăm quan Ninh Bình và Hạ Long, sau đó chiều ngày 6/3 quay trở lại lưu trú tại khách sạn La Siesta, một khách sạn tư nhân trên phố Hàng Bè (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Chuyến đi của hai vợ chồng này sẽ trở nên suôn sẻ nếu như không có yêu cầu phải tự cách ly vào ngày 7/3 do bay cùng chuyến bay với bệnh nhân nhiễm virus SARS-COV 2 số 17. Sau khi các cơ quan chức năng rà soát và biết được hai vị khách này tham gia cùng chuyến bay VN-0054 của Vietnam Airlines, ngay lập tức khách sạn được thông báo về việc yêu cầu khách tự cách ly trong phòng, đồng thời báo cáo những nhân viên đã trực tiếp tiếp xúc với khách, để có phương án cách ly. Các phương án đều được thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời. Cán bộ y tế hướng dẫn nhân viên khách sạn hỗ trợ khách an toàn trong thời gian này, đồng thời khách sạn có nhiệm vụ trao đổi thông tin với các nhân viên y tế để du khách cảm thấy yên tâm và hợp tác với khách sạn trong thời gian cách ly. Đêm 16/3, các nhân viên khách sạn La Siesta, tiễn chân hai du khách quốc tịch Anh sau thời gian hai người này tự cách ly tại khách sạn theo yêu cầu của cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan virus SARS-COV 2.
  • Nữ du học sinh Mỹ đã xin lỗi vì thái độ của mình về khu cách ly tập trung. Đây có thể là một bài học theo suốt cuộc đời cô. Từ đêm 19/3, các tòa cụm AH của khu ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TP.HCM được trưng dụng làm nơi cách ly phòng chống dịch Covid-19. Trên nhiều diễn đàn sinh viên ngày 20/3, loạt ảnh chụp bài đăng chê bai cơ sở vật chất khu cách ly KTX ĐH Quốc gia TP.HCM của một nữ du học sinh Mỹ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cụ thể, nữ sinh này chụp khung cảnh trong phòng KTX và mô tả nơi này bẩn, "kinh khủng khiếp thật sự, không biết sống sao, không dám đụng vào cái gì trong phòng". Cô bày tỏ sự thất vọng vì nơi đây không giống "hình ảnh review trên mạng". Bên cạnh đó, trong một đoạn tin nhắn với bạn, nữ sinh này bày tỏ muốn xin được chuyển qua khu cách ly ở resort giống bạn vì "ở đây thêm giây phút nào nữa chắc không sống nổi". Đương nhiên, thái độ này của nữ du học sinh đã vấp phải phản ứng của cộng đồng. Nhưng vẫn có rất nhiều người cố giải thích cho cô. Họ nói rằng, có thể, cô gái này còn trẻ tuổi. Cô gái này đã được lớn lên trong một nước giàu nhất thế giới. Vì thế, cô đã bị sốc trước một điều kiện sống chỉ như những sinh viên một quốc gia nghèo theo đuổi giấc mơ đại học để thay đổi cuộc đời. Có thể, cô gái chỉ non nớt, chứ không hẳn là ích kỷ. Quả thật, cô gái đã xin lỗi. Khi mới tới, cô thấy căn phòng vẫn chưa được dọn dẹp sạch sẽ nên mới có nhiều phát ngôn không hay trên mạng. Vả lại, cô bảo mình mới 15 tuổi nên chưa hiểu chuyện gì. Câu chuyện nên khép lại tại đây. Nhưng rất nhiều người hy vọng, cô gái sẽ có được một bài học cho mình. Cô còn quá trẻ để biết rằng Việt Nam chỉ là một nước đang phát triển. Và khi dân chúng nước này đang chung tay để chống dịch, phải biết thông cảm và chia xẻ với những nỗ lực của họ.
  • Phát biểu trên Đài truyền hình Brazil tối 22/3, Tổng thống Brazil Bolsonaro một lần nữa đánh giá thấp đại dịch COVID-19 và chỉ trích thống đốc các bang Rio de Janeiro, Sao Paulo vì đã ra lệnh cho người dân ở nhà và áp đặt các biện pháp cách ly. Trong khi đó, hình ảnh cho thấy ông thường xuyên mang khẩu trang và rửa tay bằng nước khử trùng.
Tổng thống Brazil Bolsonaro: Lời nói và việc làm
  • Tại phường Thảo Điền, quận 2, TP.HCM có quán Buddha bar (quán bar Phật). Đây là một quán bar lại được gắn tên với Đức Phật ở Việt Nam và bây giờ quán bar này đang trở thành “ổ dịch”. Điều đáng bàn ở đây là việc sử dụng tên gọi - một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật - người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí huệ, từ bi… cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa liệu có phù hợp ở Việt Nam? Chưa kể lang thang trong kho ảnh trên fanpage của Buddha Bar & Grill, không khó để bắt gặp những tranh ảnh về Đức Phật được trang trí, trưng bày ở nhiều góc không gian khác nhau. Văn hóa phương Tây khác với văn hóa truyền thống, đạo đức của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy nên việc dùng tên Đức Phật đặt cho quán bar và trưng bày tranh ảnh Đức Phật trong không gian thiếu tôn nghiêm liệu có phù hợp?
Điều cần học từ Thái Lan
  • Cách đây hai tuần, Paul Neville, người đang điều hành một nền tảng giáo dục trực tuyến ở Sài Gòn, không có ý định đưa vợ và hai con rời khỏi đây để về Mỹ, ngay cả khi Covid-19 bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng tới ngày 19/3, Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo người Mỹ đang ở nước ngoài lập tức về nước giữa lúc Covid-19 diễn biến nghiêm trọng. Gia đình Neville đã đặt vé máy bay về Seattle hôm 20/3.
Gia đình Paul Neville rời Việt Nam khi Mỹ khuyến cáo công dân ở nước ngoài về nước, nhưng sửng sốt với cách chống Covid-19 ở quê nhà Seattle. "Mặc dù số ca nhiễm nCoV ở Mỹ không ngừng tăng, tôi vẫn rất háo hức được trở về vì tin sẽ được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng hàng đầu", Neville, người từng có 14 năm làm nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, nói. "Khi đặt chân tới Seattle, tôi đã nghĩ mình sẽ được những nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ kín mít kiểm tra thân nhiệt. Là ổ dịch đầu tiên của Mỹ, Seattle không khác gì Vũ Hán ở Trung Quốc và Milan ở Italy. Nhưng trái với tưởng tượng của tôi, mọi hoạt động ở đây gần như không có gì xảy ra. Thay vì cảm thấy nhẹ nhõm vì đã trở về Mỹ, Neville giờ cảm thấy bất an về cách ứng phó dịch ở quê nhà. Anh lo sợ Covid-19 ở Mỹ còn nghiêm trọng hơn ở châu Á, cũng như quan ngại về khả năng ngăn chặn cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế của chính quê hương mình. Anh cũng nói thêm trong khi Trung Quốc đã dần vượt qua đỉnh dịch và đang từng bước phục hồi nền kinh tế, Mỹ vẫn đang loay hoay với bài toán giữa Covid-19 và kinh tế. Anh sợ rằng Trung Quốc sẽ tranh thủ cơ hội này để vượt mặt Mỹ. "Mặc dù vậy, chúng tôi không thể bỏ cuộc. Tôi không muốn hối hận vì trở về Mỹ, bởi hóa ra Việt Nam giờ là nơi an toàn hơn", Neville viết. Anh hy vọng mọi người có thể kiên cường để cùng đưa Mỹ vượt qua đại dịch, nhưng khẳng định chính phủ cần tiến hành những hành động quyết liệt và nhanh chóng từ bây giờ.

ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI

Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh, hàng loạt quốc gia đang gấp rút "bơm tiền" để cứu nền kinh tế.


  • Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch COVID-19, qua đó "giải phóng" thêm 50 tỷ USD ngân sách cho hoạt động chống dịch, cũng như tiết lộ kế hoạch dự trữ dầu thô và miễn thanh toán lãi suất cho các khoản vay sinh viên. Ông Trump hồi cuối tuần trước cũng thông qua gói chi tiêu ngân sách khẩn cấp trị giá 8.3 tỷ USD để tăng cường ứng phó với Covid-19, đồng thời cho biết chính phủ sẽ cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho những DN bị tổn thương vì dịch bệnh và cho phép các cá nhân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trả thuế chậm mà không bị tính lãi hay bị phạt. Thêm vào đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh New York hai ngày trước đã thông báo sẽ bơm 1,500 tỷ USD để tiếp sức cho thị trường tài chính, trong bối cảnh tâm lý lo ngại nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái phủ bóng lên các nhà kinh tế và giới đầu tư. Cuối cùng, chính quyền Trump và Lập phánp Mỹ vừa đạt thỏa thuận về gói kích thích 2,000 tỷ USD vào chiều 27/3, nhằm cứu trợ kinh tế vì Covid-19.
  • Đến nay, Trung Quốc đã công bố ít nhất 116.9 tỷ nhân dân tệ (~ 16.4 tỷ USD) tiền cứu trợ và kích thích tài chính, cộng với 800 tỷ nhân dân tệ (~ 112.5 tỷ USD) giảm thuế phí. Nhưng nếu cần thiết, nước này rất có thể sẽ chi hàng nghìn tỷ USD và vay nợ khổng lồ để củng cố nền kinh tế.
  • Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cho biết Chính phủ Đức quyết định hỗ trợ 550 tỷ euro (khoảng 614 tỷ USD) cho các công ty mới khởi nghiệp, nhiều hơn khoản 500 tỷ euro được đưa ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Ngoài ra, chính phủ đồng ý đến năm 2024 sẽ tăng mức đầu tư công thêm 12.4 tỉ Euro, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN yêu cầu trợ cấp hỗ trợ người lao động bị giảm giờ làm.
  • Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét gói kích thích kinh tế trong những tuần tới, có thể chi 30,000 tỷ yên (~ 272.2 tỷ USD) để phát tiền cho người dân và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Còn tại châu Âu - nơi đang được xem "tâm điểm" của Covid-19, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 12/3 dù quyết định không cắt giảm lãi suất, song đã thông qua gói kích thích kinh tế lên tới 120 tỷ Euro (135 tỷ USD) để trợ giúp cho nền kinh tế, nhất là với các ngân hàng đang gặp khó khăn do dịch bệnh. Giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức -0.5%, ECB đã thông qua gói thu mua trái phiếu và tín dụng ưu đãi đến hết năm 2020 và kỳ vọng điều này sẽ kích thích vay đầu tư thay vì giữ tiền trong ngân hàng.
  • Theo hãng tin Reuters, ngân hàng trung ương Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) - hai nền kinh tế lớn nhất Trung Đông, hôm qua tuyên bố đã chuẩn bị các gói kích thích tài chính với giá trị tổng cộng lên tới 40 tỷ USD để giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Cụ thể, UAE sẽ chi 27 tỷ USD hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp (DN) nội địa, trong bối cảnh các khu vực kinh tế chủ chốt của nước này như du lịch, vận tải bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh. Về phía Ả Rập Saudi, ngân hàng trung ương nước này cho biết đã chuẩn bị một gói kích thích tài chính trị giá 13 tỷ USD để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ứng phó với Covid-19. Theo đó, các DNVVN tại Ả Rập Saudi sẽ được hoãn chi trả các khoản thanh toán cho ngân hàng trong nửa năm, đồng thời được ưu đãi tài chính và miễn giảm thuế thông qua một chương trình cho vay có bảo lãnh.
  • Với Singapore - một trong những quốc gia chịu tác động lớn nhất về y tế lẫn kinh tế tại châu Á do Covid-19, chính phủ đã tung ra gói giải cứu đầu tiên trị giá 4 tỷ SGD cho DN từ giữa tháng trước. Theo đó, Chương trình Hỗ trợ Việc làm sẽ trả 8% thu nhập của mỗi lao động Singapore trong 3 tháng. Mỗi tháng, mức này không vượt quá 3.600 SGD và khoản trả sẽ được thanh toán cho các DN vào cuối tháng 7. Bên cạnh đó, DN cũng sẽ được hoàn thuế thu nhập DN hiện ở mức 25% trong năm nay, với mức hoàn tối đa là 15,000 SGD/DN. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat cũng cho biết nhiều ưu đãi thuế và hỗ trợ tiếp cận vốn lưu động trong một năm cũng sẽ được áp dụng, để tăng lượng tiền mặt cho các DN.

KẾT LUẬN

Tổ chức Y tế Thế giới cho hay hôm 7/3 (Bản tin số 2) rằng số người nhiễm Covid-19 toàn cầu đã lên đến 102,969, gây tử vong cho 3,511 người và lây lan hơn 90 nước. Chỉ trong 3 tuần, tính đến ngày 31/3, số người nhiễm Covid-19 toàn cầu đã tăng thêm 704,111 và 36,066 ca tử vong, lên đến 806,080 người, 39,577 ca tử vong và lây lan hơn 200 quốc gia. Tâm điểm dịch đã chuyển từ Vũ Hán - Trung Quốc qua Hoa Kỳ và Âu Châu.
 Phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva hôm 20.3, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng “Trong hôm 19/3, Vũ Hán báo không có ca nhiễm (Covid-19) mới lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát (hồi cuối tháng 12/2019). Vũ Hán mang lại niềm hy vọng cho phần còn lại của thế giới rằng tình hình nghiêm trọng nhất vẫn có thể được đảo ngược”.
Đầu tuần này đánh dấu một thay đổi lớn trong quan điểm chống dịch của Tổng thống Donald Trump. Từ chỗ khuyến khích người dân "tiếp tục cuộc sống bình thường", ông chuyển sang kêu gọi họ làm việc tại nhà, không tụ tập quá 10 người … Theo báo Washington Post, nguồn cơn sự thay đổi bất thình lình của ông Trump là một báo cáo khoa học gửi cho Nhà Trắng từ nước Anh. Trong nội dung, các nhà dịch tễ học xứ sương mù đã nói thẳng với nhà lãnh đạo Mỹ rằng corona là con virus đường hô hấp nguy hiểm nhất thế giới từng chứng kiến kể từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Dựa trên mô hình tính toán, nhóm nghiên cứu COVID-19 của Trường Imperial College London dự đoán nếu nước Mỹ không hành động để làm chậm tốc độ lây lan của virus, khoảng 200 ngàn người có thể chết trong trận dịch lần này.
Trong bài bình luận của phóng viên Helier Cheung đăng trên BBC News ngày 21/3/2020 đã nêu ra 5 lý do về sự khác biệt giữa Châu Á và châu Âu:
  1. Bài học thứ nhất: Xem đó là việc xem trọng và hành động nhanh chóng.

  2. Bài học thứ hai: Làm xét nghiệm trở nên đại trà với giá cả phải chăng.

  3. Bài học thứ ba: Truy tìm và cách ly xã hội sớm.

  4. Bài học tư: Thông tin đầy đủ cho công chúng.

  5. Bài học thứ năm: Sự khác biệt của 2 nền văn hóa và sự suy nghĩ của người Á-Âu.

 

Mặc dù đã kiềm chế được virus, các nước Đông Á và Đông Nam Á hiện đang phải đối mặt với làn sóng lấy nhiễm thứ hai, được thúc đẩy bởi những trở về từ nước ngoài. Việt Nam đã tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, áp dụng từ ngày 22/3. Hiện chưa ai biết khi nào vaccine mới được tìm ra. Phong tỏa phải được đóng vai trò chính cho các quốc gia khác ngay bây giờ - thật đau đớn nhưng là điều cần thiết. Sự cân bằng của bệnh dịch và nền kinh tế thế giới là điều tất cả các quốc gia đang cân nhắc.
Điều quan trọng nhất là trong những tuần tới, khi nào thì đại dịch tại 3 quốc gia Hoa Kỳ, Ý và Tân Ban Nha sẽ đạt tới đỉnh điểm. Lúc đó, mọi người mới chính thức nói đến chuyện phục hồi kinh tế. 

Nguyễn Mạnh Trí

THAM KHẢO
  1. Worldometer and Worldometer - USA.
  2. Bài viết “Virus Corona tại Vũ Hán (Bản tin số 1: 8/12/2019 – 29/2/2020) của tác giả.
  3. Bài viết “Virus Corona tại Vũ Hán (Bản tin số 2: 1/3/2020 – 8/3/2020) của tác giả.
  4. Covid-19 Reports: MRC Centre for Global Infectious Disease Analysis.
  5. Bài viết “GS Nguyễn Văn Tuấn: Dữ liệu hay bậc nhất, rất quý báu về mức gây tử vong trong dịch COVID-19” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 9/3/2020.
  6. Bài viết “Virus corona: Việt Nam học được gì từ khủng hoảng Covid-19 ở Ý?” đăng trên mạng BBC ngày 11/3/2020.
  7. Bài viết “Chị ruột cô gái Hà Nội mắc Covid-19 là bệnh nhân số 0 của làng thời trang” đăng trên mạng Net News ngày 12/3/2020.
  8. Bài viết “Virus corona: Hàn Quốc chống dịch hiệu quả nhờ đâu?” đăng trên mạng RFI ngày 12/3/2020.
  9. Bài viết “Chiến thuật chống dịch Covid khác biệt tại Italy và Hàn Quốc” đăng trên mạng Đà Nẵng Online ngày 14/3/2020.
  10. Bài viết “Virus corona: Anh và Việt Nam tương phản nhau về cách chống dịch” đăng trên mạng BBC ngày 15/3/2020.
  11. Bài viết “Kỳ thị trong đại dịch Covid-19: Những lời xin lỗi chưa muộn” đăng trên mạng Đất Việt ngày 13/3/2020.
  12. Bài viết “Little Saigon: Siêu thị ‘vỡ trận’ trong ngày ‘khẩn cấp quốc gia’ vì COVID-19” đăng trên mạng Người Việt ngày 14/3/2020.
  13. Bài viết “Hàng loạt quốc gia ráo riết bơm tiền "chữa bệnh" Covid-19 cho doanh nghiệp” đăng trên mạng Doanh Nhân Sài Gòn ngày 15/3/2020.
  14. Bài viết “Virus corona: Các quốc gia dân chủ học gì từ nền chuyên chế TQ cách ứng phó bệnh dịch? đăng trên mạng BBC ngày 16/3/2020.
  15. Bài viết “Vì sao VN từng nói làm được bộ xét nghiệm Covid-19 nay lại nhờ Hàn Quốc giúp?” đăng trên mạng VOA ngày 16/3/2020.
  16. Bài viết “Chàng trai người Anh viết nhật ký cách ly khiến bạn bè quốc tế "cảm ơn Việt Nam" vì sự tử tế hóa ra đã bán hết nhà cửa để đến Việt Nam làm điều quan trọng nhất đời mình!” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 17/3/2020.
  17. Bài viết “Virus corona và sự phá sản của ba hệ tư tưởng” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 19/3/2020.
  18. Bài viết “Dịch COVID-19: Người nước ngoài "cảm thấy ở Việt Nam yên tâm hơn ở Mỹ, châu Âu" đăng trên mạng Soha ngày 19/3/2020.
  19. Bài viết “Virus corona: Châu Âu học được gì từ châu Á? đăng trên mạng BBC ngày 10/3/2020.
  20. Bài viết “Virus corona: Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam” đăng trên mạng BBC ngày 10/3/2020.
  21. Bài viết “Tìm thấy thuốc điều trị hiệu quả Covid-19? đăng trên mạng Doanh Nhân Sài Gòn ngày 23/3/2020.
  22. Bài viết “Báo Anh: Việt Nam đã cho thấy mô hình hiệu quả trong việc ngăn chặn Covid-19 ở một quốc gia có nguồn lực hạn chế nhưng có quyết tâm của các nhà lãnh đạo” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 24/3/2020.
  23. Bài viết “Kinh tế Mỹ điêu đứng vì COVID-19: Tuyên bố gây tranh cãi của TT Trump và lời nhắc nhở của tỷ phú Bill Gates” đăng trên mạng Soha ngày 25/3/2020.
  24. Bài viết “Những cơ hội bị bỏ lỡ khiến Mỹ có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới “đăng trên mạng Cafef.VN ngày 27/3/2020.
  25. Bài viết “Liều thuốc' 7,000 tỷ USD cứu kinh tế toàn cầu giữa dịch Covid-19: Mỹ chi tiền mạnh tay nhất lịch sử, các nước ở tâm dịch châu Âu phản ứng ra sao?” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 30/3/2020.
  26. Bài viết “Người Mỹ về từ Việt Nam sốc với cách quê nhà chống dịch” đăng trên mạng Cafef.VN ngày 30/3/2020.
  27. Bài viết “Covid-19: Để vượt qua cơn dịch bệnh” của TS Jonathan London - Đại học Leiden, Hà Lan đăng trên mạng BBC ngày 31/3/2020.
  28. Bài viết “Người Việt phát minh máy thở được 16 nước săn đón để chống Covid-19” đăng trên mạng Zing.VN ngày 31/3/2020.
  29. Bài viết “Khảo sát Quốc tế: Việt Nam là nơi có người dân tin tưởng Chính phủ nhất về chống dịch Covid-19” đăng trên mạng Zing.VN ngày 31/3/2020. 


*****



No comments:

Nguồn tin Reuters: Lực lượng phòng không Nga bắn rơi máy bay của Azerbaijan Airlines 27/12/2024

Máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines rơi ở Kazakhstan. Lực lượng phòng không Nga bắn rơi một máy bay của hãng hàng không Azerbaij...