Wednesday, April 1, 2020

Chuyện gì xảy ra khi gã khổng lồ Mỹ bị đánh thức ?


Bấy lâu nay nước Mỹ cứ lệ thuộc China về những mặt hàng tuởng đâu vặt vãnh như khẩu trang y tế , cồn khô rửa tay, Thuốc tây loại over the counter, máy trợ thở etc..thì bây giờ Mỹ bị khủng hoảng Supply Chain sản phẩm y tế từ Trung Quốc trầm trọng.
Nhiều thế hệ Mỹ đã ngủ quên trong cái tiện nghi hàng giá rẻ với hơn 90% hàng hóa Made in China trên kệ. Có mấy ai nghỉ tới cảnh phải lùng sục ở các nhà thuốc Tây , thậm chí là cả những gian hàng 99 Cent ..chỉ để tìm khẩu trang , chai cồn khô rửa tay khan hiếm hay không ? Người dân Mỹ hôm nay đã học được bài học từ Toàn Cầu Hóa (Globalism), từ tranh thủ hàng giá rẻ Made in China, và học từ chuyện nước Mỹ ngủ quên từ những điều nhỏ nhặt này

Còn nhớ lời thoại như kinh điển trong bộ phim Midway kể về trận hải chiến Battle of Midway của Thế Chiến Thứ 2 giữa Mỹ và Nhật Bản . Đô Đốc Hải Quân Nhật Bản , ông Yamamoto người đã từng tốt nghiệp ở đại học Harvard Mỹ phát biểu sau khi thắng trận Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) " I fear all we have done is to awaken a sleeping giant and fill him with a terrible resolve." tạm dịch " Tôi lo những gì chúng ta đã làm là đánh thức một gã khổng lồ đang ngủ và trao cho anh ta một giải pháp". Ông biết quân đội Nhật đã sai lầm khi đánh thức nước Mỹ đang ngủ quên . Đúng , nước Mỹ đã từng ỷ y coi thường Nhật, đánh giá thấp chiến luợc và sự hung hiễm của đội quân phiệt Nhật. Nên Mỹ đã bị quân đội Nhật tấn công ở trận Trân Châu Cảng, và bị thua đau đớn. Nhưng người Mỹ đã choàng tỉnh ngay sau khi bị thất bại , để tìm ra được giải pháp khiến Nhật phải đầu hàng tâm phục khẩu phục .Chẳng những Nhật đầu hàng, chấm dứt trận Thế chiến thứ hai , mà Nhật còn hợp tác với Mỹ để kiến tạo lại nước Nhật , từ một đống đổ nát trở nên hùng mạnh như ngày hôm nay .

Người Khổng Lồ Mỹ đã thức dậy ? 

Với tinh thần ái quốc của người Mỹ. Những chủ hãng rượu bourbon hay whisky địa phương ngừng nấu rượu để tập trung nấu cồn 70% (isopropyl alcohol) để làm nước rửa tay khô.

Ba đại công ty xe hơi General Motors (GM), Ford và Tesla chuyển công xưởng lắp ráp xe hơi thành xưởng chế tạo máy trợ thở (ventilator) sau khi được bản quyền của hãng chuyên sản xuất thiết bị y tế.

Hãng Abbott phát triển bộ thử test kit dành riêng cho bệnh cúm virus China. Từ khắp 50 tiểu bang, dân Mỹ làm thiện nguyện khắp nơi, cung cấp thức ăn miễn phí cho học sinh và người nghèo, và hiến tặng khẩu trang và vật dụng y tế mà mình tích trữ được.

Bên cạnh đó , tỷ phú Mark Zuckerberg vừa thông báo là anh sẽ cùng với một số tỷ phú khác đang làm việc với các công ty dược phẩm để thúc đẩy cho ra một loại dược phẩm đặc trị và vaccine sớm hơn qui trình bình thường, chỉ tính bằng tháng chứ không phải bằng năm …

Tinh thần Mỹ lan tỏa tới mọi ngóc ngách của cuộc sống, trừ những kẻ moi móc tổng thống và chê bai nước Mỹ. Đau buồn hơn khi họ từng được nước Mỹ cưu mang. Sống ở ngoài nước Mỹ mà chống Mỹ ghét Mỹ thì còn dễ giải thích; một phần vì nền tảng giáo dục và xung đột chính trị hay chiến tranh trong quá khứ. Chớ sống ở Mỹ mà không biết nước Mỹ đã chiến đấu vất vả như thế nào để vươn tới vị thế như hôm nay , thì đúng là uổng một vé di dân hay tỵ nạn đến Mỹ , mà nhiều người khác đang ao ước mong đợi.

Đó mới là điều làm nước Mỹ vĩ đại.

Trong cơn hoạn nạn, chính phủ Mỹ không kêu gọi toàn dân đóng góp mà chu cấp tiền cho toàn dân để họ khỏi phải chịu đựng khó khăn do dịch bệnh đem lại. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Mỹ có thể nhận tiền trực tiếp gởi vào nhà băng của mình. Một gia đình 4 người có thể nhận tới 3400 đô la nếu hai vợ chồng không kiếm được hơn 198,000 đô la một năm theo hồ sơ khai thuế năm trước.
Còn chuyện đóng góp vốn là tính cách Mỹ. Trên thế giới này, người dân Mỹ làm thiện nguyện số 1 thế giới. Tiền của Mỹ bao phủ toàn cầu, từ tổ chức WHO, Liên Hiệp Quốc hay NATO. Đóng góp của Mỹ luôn là nhiều nhất.

* Thử thách cũng là Cơ hội. Thử thách trước nạn dịch cúm virus China cũng là cơ hội của nước Mỹ, ít ra cũng là cơ hội hết phụ thuộc vào Chuỗi Cung Ứng của Trung Quốc.

(Kenny V.) 






No comments:

Bút ký PHIM HÀNH TRÌNH 50 NĂM do Thanh Tâm Film thực hiện

Khoảng 1977/1978, đọc tin tức trên nhiều báo Việt Nam, tôi nhận ra thân phận rất mong manh của thuyền nhân trong câu được “truyền tụng” lúc ...