Wednesday, April 15, 2020

Làm rõ đề xuất “tư nhân hóa” cuộc chiến với Trung Quốc trên biển


Trả lời báo Thanh Niên, chuyên gia Mỹ khẳng định đề xuất nước này “tư nhân hóa” cuộc chiến với Trung Quốc trên biển là hoàn toàn khả thi và có thể áp dụng ở các vùng biển.

Trung Quốc đang tăng nhanh số lượng chiến hạm
Hôm qua (12.4), ông Brandon Schwartz, cựu Giám đốc quan hệ truyền thông Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) và đang nghiên cứu tại Trường Luật của Đại học George Washington (Mỹ), đã trả lời Thanh Niên xung quanh đề xuất trên.
Từ trích dẫn của báo Trung Quốc…

Trước đó, ngày 10.4, tờ South China Morning Post, đang được kiểm soát bởi Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc), đăng bài viết US military researchers call for use of privateers against China (tạm dịch: Các nhà nghiên cứu quân sự Mỹ kêu gọi dùng tàu tư nhân chống lại Trung Quốc).
Dùng lính đánh thuê
Thực tế, theo các tác giả của đề xuất trên, thì mô hình này vốn đã được áp dụng. Mỹ đang có nhiều công ty an ninh, quốc phòng tư nhân với trang bị khí tài hiện đại và từng hỗ trợ chính phủ ở nhiều vùng xung đột.
Cụ thể như Công ty Blackwater, một nhà thầu quân sự Mỹ - và thường được hiểu đơn giản là “lính đánh thuê”, sở hữu tàu vũ trang làm công tác tuần tra chống cướp biển ở vùng biển Somali. Mô hình này khá phổ biến và vào giai đoạn cướp biển Somali lộng hành, thì có trên 2.700 thành viên cùng hơn 40 tàu của các công ty “lính đánh thuê” hoạt động ở Ấn Độ Dương.

Theo bài viết, Trung Quốc đang hướng đến xây dựng lực lượng hải quân có số lượng chiến hạm nhiều hơn của Mỹ. Chính vì thế, để giải quyết bài toán bất cân xứng này, Washington nên xem xét việc cho phép các tàu tư nhân được vũ trang và tiến hành bắt giữ các tàu hàng của Bắc Kinh. Cụ thể, các chuyên gia Mỹ đề xuất chính phủ nước này cấp giấy phép, ủy quyền cho các tàu thuộc sở hữu tư nhân tấn công, bắt giữ hoặc tiêu diệt tàu thương mại của Trung Quốc. Trong khi đó, tàu thương mại Trung Quốc là điểm yếu và một cuộc tấn công nhắm vào chúng sẽ làm suy yếu toàn bộ nền kinh tế và đe dọa sự ổn định của Trung Quốc. Vì thế, cách làm này vừa “hợp pháp và có chi phí thấp” vừa giúp Washington khuất phục Bắc Kinh, mà không phải đầu tư nhiều tiền của để tăng cường tàu chiến cho lực lượng hải quân.
Cũng trong bài viết, sau khi nêu vắn tắt đề xuất trên, tờ South China Morning Post dẫn lời nhiều chuyên gia phản bác đề xuất trên và cho rằng đó là hành động gây chiến, vi phạm luật pháp quốc tế và có thể khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng.
... Đến phản hồi của các tác giả đề xuất
Thực tế, bài viết trên được trích dẫn từ bài viết có tiêu đề Unleash the Privateers! (tạm dịch: “Cởi trói” cho tàu tư nhân), xuất bản trong nguyệt san nghiên cứu số tháng 4 của Viện Hải quân Mỹ (USNI). Bài phân tích trên nguyệt san của USNI được thực hiện bởi chuyên gia Brandon Schwartz và Mark Cancian, đại tá thủy quân lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu - cố vấn cao cấp tại CSIS.
Ngày 12.4, trả lời Thanh Niên sau khi tham khảo ý kiến với đồng tác giả Cancian, ông Schwartz cho rằng đề xuất của hai ông đã không được trích dẫn đầy đủ. Thực tế, tờ South China Morning Post đã không thể hiện đầy đủ đề xuất được nêu ra trong bài Unleash the Privateers!. Thực tế, hai tác giả đề xuất việc sẵn sàng “cởi trói” để vũ trang hạng nhẹ cho tàu tư nhân Mỹ truy bắt, tấn công tàu thương mại Trung Quốc khi hai nước xảy ra xung đột, tức trong thời chiến chứ không phải thời bình.
Ông Schwartz nói: “Rõ ràng tàu tư nhân không thể có vai trò này trong thời bình”.

“Chúng tôi lập luận rằng nếu khi Washington - Bắc Kinh xảy ra chiến tranh trên biển, thì Mỹ nên tăng cường vũ trang cho các tàu thương mại để tiến hành chặn bắt các tàu hàng và thương mại của Trung Quốc ở những vùng biển bên ngoài khu vực hoạt động của lực lượng hải quân”, ông Schwartz chia sẻ.
Ông nói thêm rằng trong kịch bản thời chiến, khi tương quan số lượng chiến hạm Mỹ - Trung đang thay đổi rất nhanh, và Washington vẫn phải duy trì chiến hạm ở những khu vực khác để đáp ứng các mối quan tâm khác, thì có thêm sự hỗ trợ từ lực lượng tàu tư nhân sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm cạn kiệt nguồn lực của Bắc Kinh. Chính phủ Mỹ có thể phát hành các giấy phép chặn bắt (letter of marque) để trao quyền cho một số tàu tư nhân.
Đối với thời bình, dù không thể đưa ra các giấy phép chặn bắt như trên, nhưng chính phủ Mỹ có thể xem xét và chuẩn bị sẵn hành lang pháp lý cho cách thức này. Như thế, đó cũng là một thông điệp cảnh báo nặng ký để Bắc Kinh nhận thấy rõ nguy cơ thiệt hại thế nào nếu xảy ra xung đột quân sự với Mỹ.
Theo ông Schwartz, các luật định hiện hành ở Mỹ có thể được viện dẫn phù hợp để thực hiện đề xuất trên. Điều đó là hoàn toàn khả thi.
nguồn: xaluan.com

“Chết dưới tay Trung Quốc”
Không vì dịch bệnh mà Trung Quốc bỏ quên mộng Trung Hoa, Biển Đông vì thế vẫn nổi sóng.
Trung Quốc càng cường thịnh, nhu cầu bá quyền càng cao, ý thức hệ không ngăn được dã tâm Trung Quốc trong các vấn đề mà Bắc Kinh coi là “cốt lõi quốc gia”.
Chúng ta có virus Vũ Hán khiến hàng ngàn người chết, nhưng virus nguy hiểm nhất chính là virus đỏ bá quyền Bắc Kinh.
Người Mỹ và lục địa già Âu châu bị lừa trong ít nhất ba thập niên trở lại đây, họ không tin rằng Trung Quốc lại có thể trở thành đối thủ khác trong một cuộc chiến tranh lạnh giống như Liên Xô, bắt đầu từ thời điểm Nixon kết bạn với Trung Quốc.
Năm 1999, ít người quan tâm rằng Trung Quốc Cộng sản đang trở thành cường quốc thế giới. Và giờ ít người biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay lớn hơn cả Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc cộng lại trước thời điểm 1970.

Thế giới đang đối mặt với hệ thống chủ nghĩa tư bản kinh tế và chủ nghĩa độc đoán về chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc trở thành đế chế tà ác mới với mục tiêu bá chủ thế giới bằng cách gây ảnh hưởng đến từng quốc gia và tổ chức liên khu vực.
Trung Quốc có chân quan trọng trong Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh cũng là ‘ông chủ’ của tổ chức Y tế thế giới hiện thời.
Bắc Kinh đã lợi dụng niềm tin ngây thơ của giới phương Tây, khiến giới tinh hoa phương Tây tin rằng việc kết hợp kinh tế thị trường vào hệ thống chính trị của Trung Quốc sẽ dẫn đến một Trung Quốc tự do hơn, với mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Mỹ, thân thiện với các nước phương Tây và các nước láng giềng châu Á. Thực tế hoàn toàn khác, Trung Quốc là vùng đất dữ của nhân quyền, ăn cắp sở hữu trí tuệ, và dần trở thành một đế quốc trong mắt các nước láng giềng khu vực.
Đảng cộng sản đang cai trị Trung Quốc, một nhóm nhỏ những người nắm giữ quyền lực. Và bắt đầu nazichina được xướng danh như cảnh báo về tính phát xít ẩn chứa bên trong chính quyền Tập Cận Bình.
Trung Quốc phát triển thành một quốc gia phi tự do, là mối đe dọa với thế giới. Bằng cách tích luỹ nguồn của cải từ sự cưng chiều và ngây thơ của giới Âu Mỹ, Trung Quốc hình thành tự do kinh tế và cho phép những người cộng sản thực thi các chính sách dùng tiền bẻ cong các tiêu chuẩn luật pháp hiện đại, nền tảng đạo đức.

Trung Quốc giương cao ngọn cờ của Mao Trạch Đông! Và Mao Trạch Đông là người khiến hàng triệu người trong nước lẫn bên ngoài Trung Quốc chết oan trong nạn đói, lao động cưỡng bức và chiến tranh.
Tập Cận Bình từng đe doạ những người tự do ở Hồng Công với ngôn từ sắt máu, ông ta thề sẽ “giết, nghiền nát thi thể và xương” những ai có ý đồ tách vùng lãnh thổ này ra khỏi đại lục, ám chỉ các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Công. Lời đe doạ này không khác gì cách Trung Quốc từng thể hiện ở quảng trường Thiên An Môn. Và Trung Quốc sẽ sử dụng ý chí sắt máu này ngay tại Biển Đông bới tưu duy cốt lõi như thế.
Nhân loại đang trở thành nạn nhân và chết dưới tay Trung Quốc nếu như không thức tỉnh kịp thời, kể cả Việt Nam.

Trước là Made in China với công xưởng giá rẻ khiến cả thế giới phụ thuộc, nay là Mộng Trung Hoa với lợi ích cốt lõi..

Diễm Thi

No comments:

Cận vệ Chủ tịch nước Lương Cường bị tố 'lạm dụng tình dục': phản ứng của các bên

Hình ảnh,Phiên tòa xét xử vụ tố cáo lạm dụng tình dục được tường thuật trực tiếp trên đài truyền hình tại Chile. Trong hình: Nhân viên an ni...