Wednesday, April 29, 2020

Truyện những con tàu : Hộ tống hạm (phần 1) Trần Lý

HO TONG HAM PC CHI LANG HQ01, VAN KIEP HQ02 VA DONG DAN HQ03
Hộ Tống Hạm Chi Lăng HQ01, Vạn Kiếp HQ02 và Đống Đa HQ03

Bài này xin chia làm hai phần vì HQVNCH gọi chung dưới tên Hộ tống hạm hai nhóm chiến hạm khác nhau : nhóm các Patrol Escort (gồm cả PC, PCE..) và nhóm các Minesweepers (MSF, MSC, YMS..). Sự phân chia này sẽ giúp quý vị, nhất là người đọc ngoài HQ dễ theo dõi hơn.

Nhóm Patrol Craft Trong nhóm chiến hạm này có một số được Hải quân Pháp, khi rút khỏi VIệt Nam, đã giao lại cho HQVN..và HQVN cũng nhận HQ-06 (thuộc loại này) trực tiếp từ HQ Hoa Kỳ
  • Các chiến hạm nhận từ HQ Pháp :
Trong cuộc chiến Đông Dương HQ Pháp đã được Hoa Kỳ viện trợ (cho mượn và hoàn trả khi hết sử dụng) một số chiến hạm loại PC để dùng trong các công tác tuần tra ven biển..Các chiến hạm này được HQ HK xếp vào nhóm PC-461 loại Săn tàu ngầm = Submarine Chaser. (Pháp đặt tên Escorteur côtier). Lớp PC-461 dược xem là loại chiến hạm khá thành công do HQ Mỹ thiết kế, dựa theo kinh nghiệm từ các lớp P-451 và 452 trước đó. Con số chiến hạm hạ thủy lên đến 343 chiếc, trong đó 36 chiếc được Mỹ cho các Đồng Minh thuê trong chương trình = Lend-Lease), Pháp nhận 34 chiếc và 11 chiếc dùng tại Đông Dương
HQ Pháp đặt tên các chiến hạm nhận từ Mỹ dùng tại Đông Dương như sau :
– RFS Ardent – RFS Mousquet – RFS Glaive – RFS Intrepide (USS PC-1130) – RFS Trident
PC-Plan.
Họa đồ kiến trúc PC

Đặc tính chung của các chiến hạm dành cho HQ Pháp như sau :
– Kích thước : 173 fr 8 (53 m) x 23 ft (7 m) ; mức sâu (draft) 6 ft 2 ( 2m) – Chuyển vận : 2 máy dầu GM loại 16-278 A x 1440 mã lực – Vận tốc : 20.2 knots (37.4 km/h) – Tầm hoạt động : 3000 hải lý khi vận hành ở 12 knot – Thủy thủ đoàn : 65
– Vỏ trang : Thay đổi tủy nhiệm vụ của chiến hạm .. Căn bản là 1 đại bác 3″/50 đằng trước , 1 đại bác 40 phía sau, 3 khẩu 20 đặt tại các vị trí khác nhau tùy chiến hạm , 2 khẩu K-gun (phóng tạc đạn chống tàu ngầm).. Các chiến hạm Pháp chuyển cho HQVN :
  • USS PC-1144 ; Pháp : Mousquet (P-633 ) Chiến hạm lên giàn 7 tháng 5 năm 1943 tại Defoe Shipbuilding Co, Bay City, MI Hạ thủy ngày 4 tháng 10 1943, gia nhập HQ HK ngày 20 tháng 5, 1944 Giải ngũ tháng Giêng 1947 chuyển sang LL Hải quân Trừ bị và tồn trữ. Chuyển cho HQ Pháp 2 tháng 3- năm 1951 Pháp chuyển cho HQVNCH 25-6- 1956 . HQVNCH đặt tên Chi lăng HQ 01 Phế thải năm 1961
  • USS PC-1130 : Pháp : P 630 Intrepide Lên giàn 8 tháng 10-1942 tại Defoe Shipbuilding Hạ thủy ngày 10 tháng 12-1942; gia nhập HQHK 19 tháng 6-1943 Giải ngũ 2 tháng 11 1949, chuyển sang Trừ bị tháng 1-1947 Chuyển cho HQ Pháp ngày 28 tháng 9 -1950 ?
Tên HQVH : Đống Đa HQ 02 (?) Phế thải 10 tháng 7 năm 1965
  • USS PC- 1167 : Pháp P-625 Glaive Lên giàn : 3 tháng 4-1943 tại Sullivan Dry Dock Repair Co, Brooklyn, NY Hạ thủy 3 tháng 7-1943, gia nhập HQHK 3 tháng 12=1943 Giải ngũ tháng 1-1947 chuyển sang Trừ bị Chuyển cho HQ Pháp 2 tháng 3-1951, sang HQVN 25 tháng 6-1956. Tên HQVNCH Vạn Kiếp HQ 03 Phế thải năm 1965 (Tài liệu Dự án Hải sử ghi : Vạn Kiếp HQ-02 ; Đống Đa HQ-03)
  • USS PC- 1146: Pháp Trident P-634 Lên giàn 17 tháng 4-1943 tại DeFoe Shipbuilding Hạ thủy 25 tháng 9-1943, nhập HQHK 16-5-1944 Giải ngũ tháng 1-1947, chuyển sang Trừ bị Giao cho Pháp 2 tháng 3 năm 1951 Chuyển cho HQVNCH tháng Giêng 1956 . Tên HQVNCH Tuy Động HQ 04 Phế thải năm 1971 Hoạt động của chiến hạm này trong HQ Pháp được ghi trong “La marine francaise en Indochine 1939-1955″ : Tên Trident, nhận tại Bremerton WA ngày 2 tháng 3-1951 , về đến Saigon ngày 3 tháng 6. Tuần tiễu trong vùng biển miền Nam và vịnh Thái Lan.. Tham dự các cuộc hành quân lục soát vùng Xuyên Mộc từ 14-18 tháng 5-1952..Từ 3 đến 9 tháng 6 hành quân yểm trợ Mao Khê (Bắc Việt) khi đồn này bị Việt Minh tấn công..
  • USS PC-1143 Lên giàn 21-9-1043 tại DeFoe Shipbuilding Hạ thủy 15-11-1943, nhập HQHK 13-7-1944; giải ngũ 1-1947 Chuyển cho HQ Pháp 1951 HQVNCH nhận năm 1956 đặt tên Tây Kết HQ 05
HO TONG HAM VAN KIEP HQ02.
Hộ tống hạm Vạn Kiếp HQ-02

Các tài liệu của Pháp về việc chuyển giao các Hộ tống hạm loại PC đầu tiên cho HQ Việt Nam đều ghi ngày chuyển giao chính thức là 25 tháng 6 năm 1956 và chỉ có 4 chiếc được giao Glaive (Vạn Kiếp), Trident (Tuy Động) , Mousquet (Chi Lăng) và ‘Intrepide (Đống Đa), Tây Kết HQ-05 không thấy dấu vết ? ) [ Xem ‘Les Escorteurs cotiers en Indochine’ trên http://www.fringent.net%5D , không thấy nhắc đến chiếc HQ-05 ‘]
Tài liệu ghi thêm : Pháp nhận 7 chiến hạm từ Hoa Kỳ ngày tháng 3 năm 1951 tại Bremerton WA trong đó có 1 LST và 6 PC gồm 4 chiếc kể trên. Các chiến hạm này được HQ Pháp tuần tiễu tại Hải Phòng, Nha Trang và Saigon
  • Theo NavSource Online :
– PC 1146 là HQ-05 Tây Kết (Pháp cũ Glaive) – PC 1143 là HQ-04 Tuy Động (Pháp cũ Trident) – PC 1167 là HQ-03 Vạn Kiếp (không ghi tên Pháp) – PC 1130 là HQ-02 Vạn Kiếp (?) (Pháp cũ Intrepide )
Chú ý là cả hai HQ-02 và 03 đều gọi là Vạn Kiếp
Jane’s (Ed 74-75) ghi hai chiếc Đống Đa và Chi Lăng đều phế thải năm 1965 . tên Đống Đa II dùng đạt cho chiếc PCE khác HQ nhận ngày 29 tháng 11 năm 1961 (?).. Chi Lăng II là tên chiếc MSF HQ nhận tháng 4 năm 1962 (?)
HO TONG HAM TUY DONG HQ04
Hộ tống hạm Tụy Động HQ-04

Một ấn bản cũ Jane’s 70-71 trong mục Patrol Vessels còn liệt kê chiếc Tuy Động là chiếc còn lại và còn hoạt động đến 1971 , cả 4 chiếc trên đều đã bị phế thải trước đó.
“Dự án Hải sử” ghi nhận xét về các Hộ tống hạm PC như sau “ PC có bề ngang rất hẹp, 24 ft trong khi dài đến 174 ft, thường lắc rất mạnh những khi đi sóng ngang. Trong mùa gió Đông-Bắc biển rất xấu, các PC gần như là một tiềm thủy đỉnh, lúc nào cũng bị nước bao phủ từ sân tàu lên đến đài chỉ huy. Khi tuần tiễu theo trục Đông-Tây, các chiến hạm phải đi ngang sóng, nên mức độ lắc lư phải nói là khủng khiếp ..” ..” đặc biệt là nước uống trên các PC rất kém tiêu chuẩn. .thường có màu vàng..vì lẫn lộn rỉ sét (?)”
Hành quân quan trọng đầu tiên của HQVN diễn ra ngày 21 tháng 9 năm 1955 : HQ tham gia Chiến dịch Hoàng Diệu đánh vào khu vực Rừng Sát, tiễu trừ Lực lượng Bình Xuyên đang phá rối bất tuân lệnh Chính phủ Ngô Đình Diệm. Hộ tống hạm HQ-01 là bản doanh của HQ.
Theo tác giả Vũ Hữu San : Năm 1956 ngay khi HQVN được quyền điều động chiến hạm, chiếc HQ 04 Tuy Động đã được điều động tuần tiễu Trường Sa
Hạm đội HQVNCH đã thực hiện chuyến hải hành tập đội lần đầu tiên ngày 6 tháng 11 năm 1956 từ Vũng Tàu đi Phú Quốc. Đoàn tàu gồm các hộ tống hạm HQ 02, HQ 03, trục lôi hạm HQ 111, Trợ chiến hạm HQ 225…
Năm 1961 (Theo tác giả Bùi Hữu Thư) : Ba chiếc Hộ tống hạm HQ 01 (Chi Lăng), 04 (do ông Hồ văn Ngà chỉ huy) và 05 (do ông Trịnh Xuân Phong) đã thực tập đánh tàu ngầm cùng các tàu ngầm Mỹ Blue Fin và Blue Gill ngoài khơi Vịnh Cam Ranh . Các Hộ tống hạm tìm tàu ngầm bằng sonar và tấn công tàu ngầm bằng lựu đạn. HQVN rất xuất xắc trong việc xác định các tàu Mỹ.. Các cuộc tấn công của HQ 01 chính xác đến mức các lựu đạn tay thả xuống làm.. cháy các bóng đèn của tàu ngầm..
Cũng trong 1961 : HQ 01 đã hộ tống đoàn ghe mành 16 chiếc từ Đà Nẵng vào Saigon sau khi họ vượt biển từ Móng Cáy vào miền Nam. Công tác hoàn tất cuối 1961 sau một tuần lênh đênh chăn đàn bò chạy như rùa trên biển không gió..
  • HQ-02 và 03 ? Tài liệu về hai chiến hạm này có nhiều điều chưa thể xác định (!) :
Tên Đống Đa hầu như không tìm thấy trong các bài hồi ký của Quý vị SQHQ thâm niên. HQ Đ-tá Đỗ Kiểm ghi trong “Counterpart” trang 77 : HQ-02 là Vạn Kiếp (Intrepide cũ của Pháp). HQ-02 tham dự trận đánh chống Bình Xuyên . HQVN tham dự dưới sự chỉ huy (lúc đó) của Tư lệnh HQ Lê Quang Mỹ.
Theo Ông Nguyễn ngọc Quỳnh (Hải sử tuyển tập trang 141): Cuối năm 1959, HQ-02 Vạn Kiếp thi hành một hải vụ bí mật tại phía Bắc Vĩ tuyến 17 quan sát hệ thống phòng thủ duyên hải của CSBV. Chiến hạm vào gần bờ biển Vinh đến 6 hải lý, thấy cả ánh đèn trên bờ, sau đó thả truyền đơn và tài liệu tuyên truyền..
HO TONG HAM TAY KET HQ05
Hộ tống hạm Tây Kết HQ-05
  • HQ 04 Tuy Động và Trận Vũng Rô (tháng Hai 1965) Lực lượng tham chiến của HQVNCH gồm HQ-405 và các hộ tống hạm HQ-04 và HQ-08 . HQ-04 do HQ Đ/u Trần văn Triết chỉ huy, yểm trợ hài pháo cho quân VNCH đổ bộ vào lục soát sau khi chiếc tàu CSBV chở tiếp liệu từ miền Bắc xâm nhập, đã bị Không quân VNCH đánh chìm trên bờ biển .. (Xin xem các bài viết về vụ Vũng Rô)
  • HQ-06 Vân Đồn (PC-1569) Đây là chiếc chiến hạm loại PC-461 Submarine Chaser mà HQVNCH đã sang nhận tại Hoa Kỳ vào năm 1960
USS PC-1569 khởi đóng ngày 26 tháng 9 năm 1944 tại Leathem D Smith Shipbuilding Co, Sturgeon Bay, WI và là chiếc PC cuối cùng đóng tại đây . Hạ thủy ngày 9 tháng 12-1944 và nhập HQHK ngày 14-3-1945 , chưa kịp tham dự Thế chiến. Giải ngũ ngày 9 tháng 8 – 1946 và chuyển sang Lực lượng HQ Trừ bị. HQHK đặt tên cho chiến hạm là USS Anacortes (12-1956)
Ngày 23 tháng 11 năm 1960 tại Seattle HK đã chuyển cho HQVNCH , HQ Tr úy Trịnh Xuân Phong nhận chiến hạm để thành HQ-06 Vân Đồn
Ho Tong Ham Van Don HQ.06
Hộ tống hạm Vân Dồn HQ-06

HQ Đ/tá Đỗ Kiểm (Counterpart trang 116) ghi lại : Ông là hạm trưởng Chiến hạm này năm 1963. Chiến hạm thường xuyên đậu tại bến Bạch Đằng trước Bộ Chỉ huy HQ, súng đại bác hướng lên không..HQ-06 gặp một số rắc rối trong cuộc Binh biến 1-11-1963, bắn vào toán quân đảo chánh thường phục khi họ tấn công Bộ CH HQ và bắn lên phi cơ KQ khi bị oanh kích., (Phía HQ các thủ lãnh (?) đảo chánh là các ông Chung tấn Cang , Nguyễn văn Lực và Hoàng cơ Minh ..)
Chuyến hải hành sau cùng (theo Tác giả Trần Đỗ Cẩm trong “Phương vị các Chiến hạm HQVNCH ra khơi”
Hạm trưởng là HQ Tr tá Nguyễn Phước Đức. Ngày 28 tháng 4 chiến hạm đang chở quân dân di tản từ Bình Tuy, Phan Thiết, nhưng không thể vào Vũng Tàu nên đã chuyển người trên tàu ra Phú Quốc. Sau lệnh “vận chuyển tự do” , chiến hạm định về Hòn Tre, để Hạm trưởng dùng tàu nhỏ vào Kiên Giang đón gia đình, không thành nên đi Côn Sơn nhập đoàn Chiến hạm di tản mang theo 112 nhân viên thủy thủ đoàn và 1200 quân dân di tản.
Không thấy ghi trong danh sách các chiến hạm được chuyển giao cho HQ Phi ? (Jane’s ấn bản 75-76 ghi : Van Don HQ 6 phế thải =stricken 1974 ? và trong danh sách Frigates : HQ-06 được ghi là Tran Quoc Toan= WHEC 384 )
PCE-Plan.
Họa đồ kiến trúc PCE
  • Các Chiến hạm loại PCE : Lớp chiến hạm này thường được gọi là PCE-842 Class Patrol Craft và được thiết kế như loại chiến hạm dùng tuần tiễu ven biển và hộ tống các đoàn tàu thương thuyền khi vận chuyển hàng hóa trong các vùng biển có địch quân hoạt động. Dựa trên loại chiến hạm vớt mìn Admirable (Xem phấn MSC) , các PCE-842 này có chiều dài (từ 180 ft của Admirable) tăng lên 195, trọng tải cũng tăng lên 640 tấn..HQHK đã đóng 68 chiến hạm loại này. PCE có nhiều cải biến như PCE-R, EPCER..
Một nhận xét khá lý thú về PCE do một cựu HQ ghi lại : “Hạm đội có câu : Nhất E.. nhì M mà.. E là PCE , thuộc Hạm đội Tuần dương cùng ‘calíp’ với WHEC và DER nhưng nó là dàn tàu phế thải đầu tiên của Đệ Nhị Thế chiến, giao cho VNCH từ 1960.. Tàu cũ, máy yếu, phương tiện ăn ở so với hai dàn tàu kia thì quá bết, nhiệm vụ lại như nhau, đi công tác mút mùa lệ thủy, là sóng gió, là khổ sở,, là đày ải và là thân phận em út nữa vì các hạm trưởng PCE thường kém thâm niên hơn các vị dàn WHEC.. nên dễ bị lép vế hơn (?) (Xem Tình OCS trong Lướt sóng Số Kỷ niệm 25 năm TĐ/SVSQ/HQ Trần Hưng Đạo, OCS-Newport. trang 166)
Ho tong ham Dong Da HQ07
Hộ tống hạm Đống Đa II HQ-07

1- HQ-07 Đống Đa II (PCE-895)
PCE-895 là chiến hạm ‘nguyên gốc’ (loại không cải biến) mà HQVNCH nhận trực tiếp từ HQHK. Chiến hạm có một số đặc điểm :
– Lên giàn : 2 tháng 12 – 1942 tại Willamette Iron and Steel Corp, Portland, OR – Hạ thủy :18 tháng 5-1943 , nhập HQHK 30-10-1944 – Đặt tên USS Crestview ngày 15-2-1956 – Chuyển cho HQVNCH ngày 29 tháng 11-1961 để thành HQ-07 Đống Đa II – Di tản sang Phi 1975 , HQ Phi đặt tên mới RPS Sultan Kudarat (PS-22) (Phi phế
thải ngày 5 tháng 7 năm 2019) Đặc tính kỹ thuật :
– Kích thước : 184 ft x 33 ft x 9ft (draft) – Vận tốc : 15.7 kn – Vận chuyển : 2 máy GM 12-278 dầu cặn , 2000 mã lực – Thủy thủ đoàn : 99 – Vũ khí : 1 đại bác 3″/50 nơi mũi, 3 giàn 40 ly đôi, 4 giàn K-gun
  • Vài hoạt động : – Hành quân Trần Hưng Đạo 48 (30 tháng 1 năm 1974)
HQ-07 cùng HQ 5 chuyển và đổi lực lượng ĐPQ đồn trú tại các đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, đối đầu nhưng không va chạm với lực lượng hải quân và TQLC Taiwan đang trú đóng và tập trận tại đảo Thái Bình (Itu Aba) (bienxua.wordpress.com) – Mặt trận Miền Trung tháng 3-75 (Vùng 1- ZH) : -Trực thuộc Hải đội 1 Duyên Phòng, yểm trợ cuộc rút quân tại Thuận An, kéo HQ-14 và chuyển nhân viên bị thương về Đà Nẵng sau vụ HQ-14 bị phi cơ A-37 của KQVN oanh kích (xem phần HQ-14) -Di chuyển dọc ven biển Nam Đà Nẵng để vớt lính và dân chạy ra bằng thuyền bè còn trôi giạt, sau đó sang Cù lao Ré và Cù lao Chàm giúp di tản.. – 31 tháng 3 :Yểm trợ hải pháo, tiếp cận Vịnh Ghềnh Ráng bắn phá các vị trí quanh Tòa Tỉnh Quy Nhơn sau khi quân VNCH rút. Di chuyển vào Cam Ranh và ngày 2 tháng 4 đón Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy (TM trưởng HQ đang bị ‘kẹt’ tại đây khi ra thanh sát tình hình. Sau khi đưa Ông Thủy về Saigon, chiến hạm trở ra Cà Ná..Yểm trợ hải pháo (sát bờ) cho Mặt trận Phan Rang (hoạt động chung với HQ-11, HQ-14), bị CQ pháo kích dữ dội từ bờ.
  • Chuyến hải hành sau cùng (theo tác giả Trần Đỗ Cẩm ): Hạm trưởng là HQ Th tá Trần Nam Hưng.: sau khi tham dự các cuộc lui binh tử miền Trung, Chiến hạm tuần tiễu quanh Vũng Tàu. Khi mất SG, ra địa điểm tập trung tại Côn Sơn và đi Subic Bay cùng thủy thủ đoàn 73 người, mang theo 430 quân dân di tản.
HO TONG HAM NGOC HOI HQ12.
Hộ tống hạm Ngọc Hồi HQ-12

2- HQ-12 Ngọc Hồi (EPCER-852) Đây là một chiến hạm loại PCE khá đặc biệt trong thời gian phục vụ trong HQHK thay đổi ký hiệu, từ PCE sang PCER và sau cùng thành EPCER
– Theo chương trình nguyên thủy là PCE, nhưng đến 6-1943 được chuyển đổi sang thành PCER – Lên giàn : 28-10-1943 tại Pullman Standard Manufacturing Co, Chicago, IL – Hạ thủy :1 tháng 3 -1944, nhập HQ 25 tháng 5 1944 như loại PCE(R) – Chuyển thành EPCER = Experimental Patrol Craft Escort (Rescue) vào 1946 – Đặt tên USS Brattleboro tháng 2-1956 – Giải ngũ 1-tháng 11-1965 – Chuyển cho HQVNCH ngày 11 tháng 7-1966 thành HQ-12 Ngọc Hồi – Di tản sang Phi 1975, HQ Phi chuyển thành RPS Miguel Malvar (PS-19) Đặc tính kỹ thuật tương tự HQ-07 Đống Đa, tuy nhiên có nhiều cải biến trong các công tác được thi hành.
PCE(R)-Plan..
Họa đồ kiến trúc PCE(R).

Chiến hạm được thiết kế thành PCER: R = Rescue và hoạt động ban đầu trong vùng biển Bermuda và sau đó sang Thái bình dương tham dự các trận hải chiến Leyte Gulfe (10-1944) thả neo ngoài xa để tiếp cứu các chiến hạm bị Nhật tấn công : vớt và chuyển vận các nhân viên bị nạn, lo cấp cứu và di chuyển thương binh ra các Tàu bệnh viện.. Chiến hạm cũng giúp phòng không cho hạm đội ..và hoạt động đến hết Thế chiến
Sang 1946, Chiến hạm được chuyển biến thành một tàu nghiên cứu quân sự, thử nghiệm các võ khí hồng ngoại cho HQHK nên có ký hiệu E-PCER-852. Về hưu 1 tháng 11-1965, các thiết bị thử nghiệm được gỡ bỏ. Chiến hạm được đưa vào tồn trữ và sau đó chuyển cho HQVN.
  • Vài hoạt động : Một trong những chiến tích đang ghi của HQ-12 là trận chặn bắt tàu xâm nhập CSBV tại Hòn Hèo (1 tháng 3 năm 1968 ) (Mật khu này nằm tại 11 miles phía Đông-Bắc Nha Trang thuộc hai xã Ninh Phước và Ninh Vân). HQ-12 do HQ Th tá Dư Trí Hùng làm hạm trưởng đã cùng các lực lượng của Duyên đoàn 25 bao vây chiếc tàu xâm nhập C.245 (ký hiệu BV) , do CTF 115 phát giác.. Tàu CS bị dồn vào mũi Hòn hèo (Nha Trang), bị các PCF Mỹ tấn công và phải tự cho nổ để chìm tại đây. HQVNCH cho trục vớt được khoảng 14 tấn chiến lợi phẩm (Trần Lý trong Các cuộc chặn bắt tàu CSBV xâm nhập tháng Ba năm 1968)
Tháng 3-1975 hoạt động trong Hạm đội tuần dương ngoài khơi Đà Nẵng
  • Chuyến hải hành sau cùng (theo tác giả Trần Đỗ Cẩm ) Hạm trưởng HQ Tr fá Lê Xuân Thu.. Chiến hạm yểm trợ hải pháo ngoài khơi Vũng Tàu, Đón HQ-403 khi ra biển; chuyển các nhân viên không muốn ra đi sang 403 để trở về.. HQ-12 theo Hạm đội đi Côn sơn và sau đó Subic Bay, mang theo 84 nhân viên HQ và 151 người di tản
Ho tong ham Van Kiep II HQ.14
Hộ tống hạm Vạn Kiếp II HQ-14

3- HQ-14 Vạn Kiếp II (PCER-853) Chiến hạm này cũng thuộc loại PCE(R) như trường hợp HQ-12 nhưng không chuyển thành EPCER..
Các chi tiết lý lịch và các đặc tính kỹ thuật rất tương tự như HQ-12 chỉ khác :
– Hạ thủy : 18-3-1944 ; nhập HQHK :15-6-1944 – Đặt tên Amherst ngày 15-2-1956; giải ngũ 6 tháng 2, 1970 – Chuyển cho HQVNCH tháng 6 -1970 vả có tên HQ-14 Vạn Kiếp II
Khi chuyển cho VNCH, các hệ thống chống tàu ngầm bị tháo bỏ, thay bằng 4 giàn 20mm và 1 cối 81 – Di tản 1975 và HQ Phi đổi thành RPS Datu Marikudo (PS-23) – Hoạt động của HQ-14 : Hoạt động của HQ-14 đã được Hạm trưởng Phạm Thành ghi lại trong bài “HQ-14 và Những tháng cuối của Cuộc Chiến” (dongsongcu.wordpress) xin tóm lược :
– Chiến hạm vào sửa chữa tiểu kỳ tại Saigon tháng 2-1975, hoàn tất ngày 24-2 và
sau đó ra Vũng Tàu 8 tháng 3 – Công tác Vùng 1 Duyên hải : 23 tháng 3 hoạt động tại Thuận An trong nhiệm vụ yểm trợ rút quân. 4 giờ chiều 24 , chiến hạm bị 2 A-37 của KQVN oanh kích (!) 2 đợt , mỗi đợt 2 quả bom, đọt đầu.. không trúng; đợt hai cũng không rơi trực tiếp vào chiến hạm nhưng các mảnh bom gây một số tổn thất : 5 nhân viên tử thương và 10 bị thương nặng, 10 bị thương nhẹ..cùng một số hư hại vật chất..HQ-14 phải kéo về Tiên Sa (Đà Nẵng) để sửa chữa.. 26-3 Chiến hạm về Saigon (Vụ bắn lầm (?) không ai biết do lệnh nào ! kể cả các Ông Thoại, tư lệnh HQ V1ZH lúc đó và Tướng Khánh tư lệnh SĐ1 KQ) HQ-14 tiếp nhận gia đình binh sĩ HQ tại Đà Nẵng và chuyển vận về Vũng Tàu ngày 31-3, sau đó chiến hạm về SaiGon 1 tháng 4. HQ-14 công tác tại V3 ZH từ 12 tháng 4, yểm trợ hải pháo cho mặt trận Phan Rang (18-4). Ngày 19-4, chiến hạm về lại Vũng Tàu nhận tiếp tế để đi tuần tra Trường Sa.. để đến 28-4 nhận lệnh trở lại Vũng Tàu * Chuyến hải hành sau cùng (theo Trần Đỗ Cẩm) : Hạm trưởng HQ TH tá Phạm Thành : Khi có lệnh đầu hàng của DV Minh HQ-14 và HQ-17 đang tại vùng biển Vũng tàu trở về sau khi tuần tiễu Trường Sa .. Chiến hạm quay lại Côn Sơn để theo Hạm đội di tản. Trên chiến hạm chì có 180 người.. Theo đoàn tàu của HQVNCH đến Subic Bay để HK giao cho HQ Phi..
Trần Lý 
(Xin xem tiếp Hộ tống hạm Phần 2)
Nguồn: Cảm ơn Mr. TL chuyển
TVQ chuyen

No comments:

Bình luận: Trump nói không để kênh đào Panama rơi vào “tay kẻ xấu” là ám chỉ ĐCSTQ

Quang cảnh khu vực kênh đào Panama, tàu container quá cảnh. (Ảnh: Shutterstock) Không thể để kênh đào Panama rơi vào tay ‘kẻ xấu’ Tổng thống...