Tuesday, April 21, 2020

Nhiều mũi giáp công ở Biển Đông, Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Việt Nam

HoangsaParacels:  Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng hay tuyên bố như mê sảng chứ không phải như mang tên Cảnh Sảng.

Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng


Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng

Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận nước này vừa gửi thư cho Liên Hiệp Quốc phản bác Việt Nam, tái khẳng định chủ quyền biển đảo.
Ở họp báo hôm 21/4, ông Cảnh Sảng nói phái đoàn Trung Quốc ở LHQ hôm thứ Sáu tuần trước đã gửi công hàm ngoại giao cho Tổng thư ký Antonio Guterres, nhắc lại chủ quyền.
Công hàm hôm 17/4 của Trung Quốc nói Việt Nam "đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp".
Công hàm này nói Bắc Kinh đã liên tục "phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam" và yêu cầu Việt Nam "rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp".
Việc này để phản ứng Việt Nam vào cuối tháng Ba gửi công hàm cho LHQ khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc đặt tên cho hàng chục đảo, thực thể trên Biển Đông

Mới hôm 19/4, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông.
Phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc cũng công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể.
Việt Nam nói trong những thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.
Chỉ một ngày trước, 18/4, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này đã quyết định thành lập cái gọi là "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa" thuộc "thành phố Tam Sa".
Đây là "đơn vị hành chính" mà Trung Quốc đã thành lập vào năm 2012 để quản lý "Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa".


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu HằngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Ngày 19/4, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc thông báo thành lập "quận Tây Sa" và "quận Nam Sa".
"Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới," bà Hằng nói.


Phó Thủ tướng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình MinhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPhó Thủ tướng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh

Ngày 20/4, từ Bắc Kinh, người phát ngôn Cảnh Sảng hồi đáp rằng việc nước này thành lập các đơn vị hành chính là "thuộc chủ quyền".
"Trung Quốc kiên quyết phản đối ngôn từ và hành động của Việt Nam gây hại cho chủ quyền, lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải," ông Cảnh Sảng nói.
Quay lại buổi họp báo mới nhất ngày 21/4, trang báo nhà nước CGTN dẫn lời ông Cảnh Sảng:
"Cố gắng của bất kỳ nước nào muốn vi phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Nam Hải và đòi chủ quyền phi pháp sẽ chỉ vô ích."
Nói với BBC gần đây, các nhà quan sát Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang có nhiều toan tính quyết đoán trên Biển Đông.
Từ Khoa Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu Hoàng Việt hôm 17/4 bình luận:
"Thực ra Việt Nam cũng có nhiều tham vọng trong nhiệm kỳ làm chủ tịch luân phiên của Asean, trong đó Việt Nam cũng muốn đẩy mạnh vai trò, bản lĩnh của mình, cũng như là đang đẩy mạnh quá trình tìm kiếm bản COC hay Bộ tư cách ứng xử trên Biển Đông.
"Tuy nhiên cái khó là ngay trong dịch Covid-19 này, việc hạn chế gặp gỡ của các bên cũng làm giảm đi rất nhiều vai trò của Việt Nam trong việc làm chủ tịch, và liệu có sự đồng ý của các quốc gia khác trong khối này hay không.
"Chính vì vậy, Việt Nam phải thể hiện được bản lĩnh và vai trò của mình trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, thế nhưng một vấn đề thứ hai là thách thức đoàn kết trong khối rất lớn, nên vấn đề vẫn còn đang rất khó khăn."



No comments: