Bản kiến nghị được Osuka Yip khởi xướng từ ngày 31/1/2020, sau khi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã từ chối tuyên bố dịch virus corona Vũ Hán của Trung Quốc là một trường hợp khẩn cấp sức khỏe toàn cầu.
Bản kiến nghị viết:
“Như chúng ta đã biết, virus corona hiện tại không thể điều trị được. Số người nhiễm và tử vong đã tăng hơn mười lần (nhiễm từ 800 – gần 10.000) chỉ trong 5 ngày. Lỗi một phần là do ông Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ước lượng sai về virus corona.
Chúng tôi tin rằng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus không phù hợp với vai trò Tổng giám đốc WHO. Cho nên chúng tôi kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức ngay lập tức.
Rất nhiều người trong chúng tôi thực sự thất vọng về WHO. Dẫu muốn tin WHO đứng trung lập về chính trị, nhưng xét thấy tổ chức này không mở bất kỳ cuộc điều tra nào. Tedros Adhanom Ghebreyesus chỉ biết tin vào số lượng người chết và người bị nhiễm bệnh do chính phủ Trung Quốc cung cấp.
Mặt khác chúng tôi không muốn Đài Loan bị loại khỏi WHO vì bất kỳ lý do chính trị nào. Các công nghệ của họ trong việc đối phó với bệnh dịch tiên tiến hơn nhiều so với một số quốc gia trong danh sách WHO đã chọn.
Xin hãy giúp thế giới lấy lại được niềm tin vào Liên Hợp Quốc và WHO.”
Sau khi bản kiến nghị được công bố, nó đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều người dân trên thế giới. Việc WHO tiếp tục ca ngợi Trung Quốc xử lý dịch bệnh sau đó, chậm trễ tuyên bố dịch corona là “đại dịch” đã khiến ngày càng nhiều người cảm thấy thất vọng về tổ chức này. Đến nay, đã có hơn 580.000 người ký tên yêu cầu ông Tedros từ chức.
Ông Tedros Adhanom là người Ethiopia, sinh năm 1965, được bầu làm Tổng giám đốc WHO vào năm 2017, trở thành người châu Phi đầu tiên nắm giữ chức vụ này. Ông Tedros đã hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong thời gian ông làm bộ trưởng y tế của Ethiopia. Chính quyền Trung Quốc cũng đã hậu thuẫn cho ông Tedros tranh cử chức Tổng giám đốc WHO.
Ông Tedros đã thắng cử tổng giám đốc WHO bất chấp khi đó có nhiều thông tin cáo buộc ông đã che giấu ba đợt dịch tả khi ông làm bộ trưởng y tế Ethiopia.
Chỉ vài tháng sau khi nhậm chức lãnh đạo WHO, ông Tedros đã chỉ định nhà độc tài Zimbabwe Robert Mugabe – một kẻ vi phạm nhân quyền khét tiếng, làm đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc và sau đó do bị quốc tế phản đối mạnh mẽ, ông Tedros mới tước danh hiệu này của ông Mugabe.
Trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ông Tedros đã ca ngợi “sự minh bạch” của Trung Quốc và đã lấy Trung Quốc làm hình mẫu chống đại dịch ngay cả khi chế độ cộng sản này đã che giấu và giữ kín mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Sau đó, WHO đã lặp lại những phát ngôn sai của Trung Quốc về khả năng virus corona truyền nhiễm từ người sang người trong những giai đoạn đầu dịch bệnh.
Khi các nước đóng biên giới với Trung Quốc để ngăn dịch lây lan, ông Tedros nói rằng các lệnh cấm và hạn chế di trú rộng rãi là không cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh và có thể làm tăng sự sợ hãi và kỳ thị, cũng như mang lại rất ít lợi cho sức khỏe cộng đồng.
Khi số ca mắc bệnh và số người chết tăng vọt, WHO đã mất nhiều tháng để tuyên bố đây là đại dịch, mặc dù dịch bệnh này đã sớm đáp ứng các tiêu chí lây truyền giữa người, tỷ lệ tử vong cao và lây lan trên toàn thế giới do WHO đặt ra.
Đến nay, WHO dưới thời ông Tedros tiếp tục tán dương các tuyên bố của Trung Quốc rằng họ đã giảm số ca nhiễm mới tại Vũ Hán xuống 0.
Nhiều ý kiến cho rằng cùng với Trung Quốc, Tổng giám đốc của WHO, Tedros Ghebreyesus phải chịu trách nhiệm cho việc xử lý sai đại dịch chết người này, khiến hàng chục nghìn người thế giới thiệt mạng và gây tổn thất hàng chục nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới.
Lê Vy
No comments:
Post a Comment