Trong thời gian giãn cách, ghi chú lai rai về Thế vận hội, cũng có cái để đọc chơi, chú ý.
1/ Đề cập Thế vận hội Tokyo 2020 mới nhứt (do đại dịch nên dời qua năm 2021), báo chí trong nước đăng tải "lịch sử 40 năm VN tham gia Thế vận hội"... Hả, cái gì mà "40 năm"? Các em viết báo thể thao mà ngơ ngẩn về lịch sử đến vậy sao! Nói cho đúng, phải là: ĐÃ 68 NĂM KỄ TỪ LẦN ĐẦU TIÊN NGƯỜI VIỆT NAM THAM DỰ THẾ VẬN HỘI.
Phái đoàn lực sĩ VNCH tại Thế Vận Hội Tokyo 1964Cần biết thể thức "diễu hành" tại mọi cuộc lễ khai mạc Thế vận hội là có người cầm bảng ghi tên quốc gia, kế tiếp là người cầm lá cờ của quốc gia đó, và đoàn vận động viên. Bảng tên quốc gia, chẳng hạn ghi cô đọng "Vietnam", chớ không ghi thể chế chánh trị gì ráo trọi.
Đoàn thể thao VN đầu tiên tham dự Thế vận hội là vào năm 1952, tại Thế vận hội Helsinki (Phần Lan). Dẫn đầu đoàn VN với người cầm bảng chữ "VIETNAM", theo sau là cờ vàng ba vạch đỏ ngang. Đây là quốc kỳ của Quốc gia VN (State of VN), Quốc trưởng là Bảo Đại, thủ đô đặt tại Sài Gòn, tồn tại từ 1949 đến 1954.
Quốc gia VN là thể chế đại diện quyền lợi Việt Nam tại Hội nghị San Francisco 1951. Tại Hội nghi này, chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa / Trường Sa LẦN ĐẦU TIÊN được Thủ tướng Trần Văn Hữu TUYÊN CÁO TRƯỚC THẾ GIỚI. (Tuyên cáo của Quốc gia VN năm 1951 là cơ sở để bảo đảm tính liên tục về chủ quyền trong Hồ sơ chủ quyền Hoàng Sa / Trường Sa hiện nay)
2/ Tiếp đó, liên tục qua các kỳ Thế vận hội Melbourne 1956, Roma 1960, Tokyo 1964, Mexico 1968, và Munich 1972, đoàn thể thao Việt Nam đều tham dự. Theo sau tấm bảng "VIETNAM", ở tất cả các kỳ Thế vận hội vừa nêu, là cờ vàng ba vạch đỏ. Đây là quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam), tồn tại từ 1954 đến 1975, thủ đô đặt tại Sài Gòn.
(Trong suốt giai đoạn 1954-1975, thể chế chánh trị cộng sản ở ngoài Bắc không có mặt trong các kỳ Thế vận hội)
No comments:
Post a Comment