Tuesday, November 2, 2021

ẢI NAM QUAN AI CÒN NHỚ ? Nguyễn Thái Sơn


Ải Nam Quan nhìn từ phía Việt Nam

(Nhìn ảnh bên phải, phía trên,khung hình chữ nhật, trước kia có 3 chữ NAM QUAN MÔN bằng chữ Tàu. Nay bị xóa. Tôi được biết tấm hình này từ thế kỷ trước. Tấm hình bên trái vẫn còn 3 chữ ấy)

Ải Nam Quan

Ải Nam Quan Ngày nay học trò không còn được nghe ai nhắc tới Ải Nam Quan, chắc các thế hệ sau không hề biết rằng Việt Nam ta có một địa danh lẫy lừng làm kẻ th.ù phương Bắc phải kinh hồn bạt vía vì tội xâm lư.ợ.c.

Dân tộc nào cũng có lịch sử của mình,oanh liệt hoặc không oanh liệt và lịch sử đó diễn ra ở đâu, khu vực nào trên mặt đất, tên là gì. Địa danh lịch sử của mỗi dân tộc chỉ là nơi đã xảy ra những biến cố quan trọng liên quan đến sự mất còn của cả dân tộc đó. Địa danh lịch sử thông thường ở trên lãnh thổ của Quốc Gia mà dân tộc đó thủ đắc mà hiếm khi ở ngoài lãnh thổ trừ khi có cuộc chiến được mở ra và tiến hành ở nước ngoài.

Ở phía Bắc, nước ta luôn bị kẻ thù truyền kiếp lấn lướt và xâm lấn mà hầu như chưa lần nào quân ta xâm lấn nước Tàu, nhưng biên giới hai nước có những địa danh đã ghi vào lịch sử anh dũng quật cường của tổ tiên, cha ông ta với biết bao xương máu đã đổ ra để giữ gìn và bảo vệ nó. Những Ải Nam Quan, Ải Chi Lăng, sông Bạch Đằng, Gò Đống Đa, Hà Hồi , Ngọc Hồi v.v. là những cái tên đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người dân Việt từ tuổi ấu thơ. Người Việt nào mà không biết nước mình trải dài từ Ải Nam Quan tới mũi Cà Mâu ? Ải Nam Quan nằm ở cực Bắc tỉnh Lạng Sơn.

Ngày nay học trò không còn được nghe ai nhắc tới Ải Nam Quan, chắc các thế hệ sau không hề biết rằng Việt Nam ta có một địa danh lẫy lừng làm kẻ thù phương Bắc phải kinh hồn bạt vía vì tội xâm lược.

-Năm 40 Hai Bà Trưng đánh đuổi Thái Thú Tô Định qua Ải Nam Quan.

-Năm 981 vua Lê Đại Hành chém tướng Tàu Hầu Nhân Bảo, đuổi quân Tống qua Ải Nam Quan.

-Nhà Lý (năm 1060) với những chiến công hiển hách của Lý thường Kiệt đánh tan quân Tống chạy qua Ải Nam Quan. Châu Mục Thân Thiện Thái(quân ta) còn đánh sang Châu Ung bên Tàu bắt sống Chỉ huy Sứ Dương Bảo Tài.

-1285 đời Trần đánh đuổi Tiến Nam Vương (còn là Thái Tử) Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy trốn quân ta truy kích , qua ải Phá Lũy tức Ải Nam Quan.

-Năm 1427 Liễu Thăng bị quân Lê Lợi chém chết ở Ải Chi Lăng phía nam cách Ải Nam Quan (Lạng Sơn) khoảng 50 km. Tàn quân phải chạy về nước qua Ải Nam Quan.

Ải Nam Quan có nhiều tên và ngày nay người ta còn gọi là Hữu Nghị Quan, nhưng đối với tất cả mọi người Việt Nam, Ải Nam Quan là cái tên đã in sâu vào trong tâm khảm và những ai muốn thay đổi tên này chỉ là muốn bẻ cong lịch sử theo ý đồ đen tối.

Lòng yêu nước liên quan đến địa danh này được chứng minh qua bài thơ của Hoàng Cầm ( trích từ kịch thơ Hận Nam Quan ) mà nhiều người đã thuộc lòng từ thuở mới cắp sách đến trường, xin được dẫn ra đây để lỡ có ai đã quên vài chữ, vài câu có dịp nhớ lại.

Trấn Nam Quan

“Lý Trần cựu sự yểu nan tầm,

Tam bách niên lai trực đáo câm (kim).

Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện,

Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm.

Địa thiên mỗi vị truyền văn ngộ,

Thiên cận tài tri giáng trạch thâm..

Đế khuyết hồi đầu bích vân biểu,

Quân thiều nhĩ bạn hữu dư âm.”

(bản dịch của Đỗ Văn Hỷ-tr.279-sách Địa Chí Lạng Sơn) :

Lý-Trần việc cũ dấu phai mờ

Năm đã ba trăm kể đến giờ

Muôn núi ải quan nằm chính giữa

Một thành Hoa-Việt vạch đôi bờ

Trời đất mới biết ơn sao nặng

Đất hẹp xui nên chuyện hóa ngờ

Mây biếc quay nhìn nơi cửa khuyết

Nhạc Thiều văng vẳng tiếng xa đưa.

Bài thơ này chứng tỏ Trấn Nam Quan đã thuộc nước ta từ thời Lý-Trần và đã có cách đó (lúc Nguyễn Du đi qua)khoảng 300 năm tức là khoảng năm 1513. Bài thơ nói lên là Trấn Nam Quan có trước thời Gia Tĩnh Triều Minh (1522-1560). Ngoài ra nó còn cho ta biết, bức tường thành của Ải này chính là biên giới phân cách Việt-Trung vào thời đó.
Dĩ nhiên nói về Ải Nam Quan thì có nhiều người đã tìm hiểu trong các sách vở cổ kim, trên những bản đồ còn lưu lại, ở các sách vở ,văn khố và thư viện và còn đi đến tận nơi xem xét thực địa và đều nhận ra cái Ải Nam Quan này(tùy theo thời kỳ có tên khác nhau) nay đang nằm trên phần đất do Tàu kiểm soát, còn biên giới lại lùi về phía Việt Nam ít nhất là 100m, cách xa cột mốc số 18 từ thời Pháp thuộc mà đã bị phía Tàu ủi mất, rồi sau này được dựng lại đặt tên là cột mốc số 0 !
Xin lưu ý là chưa rõ ở các chỗ khác, các cột mốc có bị lùi sâu vào lãnh thổ Việt Nam hay không? Biên giới hai nước dài cả ngàn cây số. Riêng tại Cao Bằng, thác Bản Giốc trước thuộc Việt Nam, nay Trung Quốc đã chiếm giữ và xây dựng thành khu Nghỉ mát và du lịch hùng vĩ !Phía Việt Nam nay chỉ co thể đứng bên này ngửa mặt nhìn lên đỉnh thác để hít hà vì sau 1979...

Nhưng đó chỉ là hiện trạng biên giới, còn về mặt công khai, không có một văn kiện nào được chính thức công bố, cả phía Tàu và phía ta. Nhà nước đã thúc đẩy việc cắm mốc biên giới phải xong trước ngày 10/12/2008 nhưng nội dung Hiệp Định và bản đồ phân định biên giới nhân dân Việt Nam không hề được tham khảo hoặc ít nhất cho biết nội dung nó ra sao. Nhà nước lo hết ! Không rõ biên giới với Trung Quốc có tiến dần tới ranh giới Thủ Đô Hà Nội mới hay không ?

Hay là địa danh Ải Nam Quan đã được chôn kỹ vào lòng đất và có thể giờ đây dân Hà Nội, con cháu ta sẽ nói nước ta trải dài từ Hà Nội tới Cà Mau.
Nguyễn Thái Sơn

No comments:

Hình Ảnh Hội Cửu Long Cử Hành Tưởng Niệm Ngày Hoàng Sa Jan 19 2025

  https://photos.app.goo.gl/xyeih9uC9VaU3eGx6