Tổng bí thư Tập Cận Bình leo thang khiêu chiến sau khi Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ với cường độ ngày càng gia tăng trên mọi phương diện ngoại giao, chính trị, kinh tế, quân sự, tình báo, không gian.
Trong khi đó, Tổng thống Biden cứ vô-tư tự xưng là nhà lãnh đạo thế giới vào bất cứ lúc nào có thể.
Ngoại giao “chiến lang” ngày càng công khai và quyết đoán
Cán bộ ngoại giao của Trung Quốc phục vụ ở trong nước hoặc bất cứ địa bàn nào trên thế giới đều thể hiện ngôn ngữ và hành động quyết đoán khi tiếp xúc với các cấp ngoại giao trên trường quốc tế.
Đặc biệt, tại cuộc tiếp xúc giữa hai phái đoàn ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Alaska vào ngày 18/03/2021 trong không khí ngột ngạt làm dư luận vô cùng bất ngờ.
Sau phần mở đầu của phía Hoa Kỳ đã bị Dương Khiết Trì, Uỷ viên Quốc vụ đặc trách Đối ngoại và vấn đề Đài Loan phản pháo bằng tiếng Hoa suốt 15 phút, bất chấp quy định khoảng 2 phút trong lúc đối đáp rồi bắt phía Mỹ chờ thông dịch sang tiếng Anh. Dương chứng minh với dư luận quốc nội và quốc tế về quyền lực của Trung Quốc dù có phải đối đầu với Hoa Kỳ. Viên chức các Toà Đại sứ, Lãnh sự quán của Trung Quốc từ Âu Châu tới Úc Châu và nhiều nơi khác thường phản pháo cấp thời với các nhận xét không phù hợp chủ trương của Bắc Kinh.
Viên chức dùng tiền mua chuộc các tiểu quốc cắt đứt quan hệ với Đài Loan hoặc bỏ phiếu có lợi cho Trung Quốc tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Tập Cận Bình cố lôi kéo Joe Biden vào bàn thương lượng theo công thức Barack Obama (cứ hứa cho nhiều mà không cần thực hiện) giúp Trung Quốc cũng hưởng lợi nhiều nhất. Ngành Ngoại giao Trung Quốc họp hội với phía Mỹ để bàn chuyện Tập và Biden gặp nhau tại G20 và COP26, nhưng, Tập không thèm xuất hiện. Cả Tổng thống Vladimir Putin cũng phát biểu từ Điện Cẩm Linh. Ba đại cường mà chỉ có Biden đơn độc tại hai cuộc hội nghị quốc tế quan trọng. Trung Quốc và Nga có thể viện cớ không có mặt nên chẳng cần tuân thủ kết luận của G20 và COP26.
Tập Cận Bình đang chạy đua vũ khí nguyên tử
Khi Hoa Thịnh Đốn và Mạc Tư Khoa chuẩn bị tái đàm phán Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử đã ký từ năm 2010 nên Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc tham gia.
Bắc Kinh đưa ra hai điều kiện (1) Hoa Thịnh Đốn phải cắt giảm số lượng vũ khí nguyên tử (3,750 đầu đạn) tương đương với TQ hiện thời (200 đầu đạn). (2) Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ước tính tới cuối thập niên này (2027) Trung Quốc sẽ có khoảng 1,000 đầu đạn nguyên tử trong chiến lược Bộ Ba Nguyên tử phóng đi từ dưới đất, trên biển, không trung (land, sea, air).
Kho vũ khí nguyên tử Hoa Kỳ nhằm bảo vệ an ninh toàn cầu, kể cả các quốc gia không phải là đồng minh hoặc đối tác của Mỹ. Nếu không, Trung Quốc và Nga sẽ khuất phục các quốc gia khác bằng lực lượng nguyên tử.
Hiện tại, Bắc Kinh đã xây ba hầm chứa hoả tiễn nguyên tử mang đầu đạn nguyên tử trong số 300 dự trù. Nhưng, các chuyên gia quốc tế cho rằng “cần nhiều năm nữa thì ba hầm chứa mới có thể đi vào hoạt động hoàn toàn”. Giám đốc chính sách của tổ chức tư vấn Defense Priorities, ông Benjamin Friedman nhận định “Hoa Kỳ từ lâu đã theo đuổi khả năng tấn công đầu tiên nhằm chống lại các đối thủ có vũ khí hạt nhân để phá hủy toàn bộ kho vũ khí của kẻ thù trong một lần”.
Tập Cận Bình áp dụng chiến thuật Cộng sản để kéo Joe Biden vào bàn đàm phán nhằm liên kết từ vấn đề này đến chuyện khác khiến đối phương không còn tỉnh táo mà lấy quyết định có lợi cho Bắc Kinh . Ngược lại, Biden hám danh và bộp chộp hầu chứng tỏ “thiện chí hoà bình” nên dễ bị sụp bẫy. Chính quyền Obama-Biden từng bị Tập Cận Bình lừa nhiều lần giúp cho Trung Hoa chiếm thượng phong trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).
Thực tế, lực lượng quân sự hiện nay của Trung Quốc rất khó đối đầu với Hoa Kỳ trong bất cứ cuộc chiến nào. Ai yếu bóng vía sẽ trở thành nạn nhân “bất chiến tự nhiên thành” của Tôn Tử.
Từ lâu, Hoa Kỳ đã “theo đuổi khả năng tấn công đầu tiên” nhằm chống lại các đối thủ có vũ khí hạt nhân bằng khả năng hủy diệt toàn bộ kho vũ khí của kẻ thù trong một lần duy nhất. Hoa Kỳ đã bố trí vũ khí nguyên tử khắp thế giới trong khi vũ khí cùng loại của Nga và Trung Quốc chỉ đặt ở trong nước.
Tập Cận Bình chuẩn bị trận chiến kinh tế
Tập Cận Bình và Vladimir Putin không trực tiếp tham dự Hội nghị G20 tại Ý Đại Lợi và Hội nghị Biến đổi Khí hậu (COP 26) tại Tô Cách Lan nhằm vào các mục đích (1) Không chấp nhận vai trò Lãnh đạo Thế giới do Joe Biden tự xưng. (2) Không tuân hành mọi nghị quyết do hai Hội nghị đó ấn định.
Khôi phục nền kinh tế sau Đại dịch Vũ Hán là ưu tiên hàng đầu của bất cứ quốc gia nào nên nhiên liệu đóng vai trò trọng yếu, không thể thiếu hụt. (1) Trung Quốc xả khí thải nhiều nhất nên tuyên bố không xây dựng máy điện than cho các quốc gia Đông Nam Á, nhưng, lại xây dựng vô số nhà máy điện than tại Hoa Lục nhằm đáp ứng nhu cầu cho Công xưởng Thế giới và Chuỗi cung ứng Toàn cầu hậu Covid-19. (2) Nga sống nhờ khí đốt, dầu hoả, vũ khí nên sẽ tăng chứ không giảm khí thải trong tương lai.
Như thế, Trung Quốc sẽ khống chế hệ thống sản xuất thế giới và Chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngược lại, Tổng thống Biden đã biến Hoa Kỳ từ quốc gia số 1 về khí đốt nhiên thiên và thừa dầu hoả phải cầu xin Tổ chức Xuất cảng Dầu hoả (OPEC), Á Rập Saudi, Iran bán dầu hoả. Giá nhiên liệu tăng làm sao sản phẩm Made in USA có thể cạnh tranh với hàng hóa Made in China. Biden trùm lên đầu dân Mỹ vô số sắc thuế buộc phải thu hẹp các hệ thống sản xuất, kinh doanh.
Tập Cận Bình muốn đuổi Hoa Kỳ khỏi Tây Thái Bình Dương
Từ khi Cuộc đua vào Toà Bạch Ốc năm 2020. Tập Cận Bình đã đứng về phía Joe Biden vì có ý thức hệ tương đồng. Lợi dụng lúc Hoa Kỳ rơi cuộc khủng hoảng về bầu cử tổng thống mà Bắc Kinh nới rộng quyền kiểm soát thực tế trên SCS qua việc sử dụng Không Quân, Hải Quân, Hải Cảnh, Hải Dân ép các quốc gia duyên hải Đông Nam Á rút vào gần bờ hơn trái với quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Bắc Kinh quấy nhiễu quyết liệt mọi hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, kể cả ép buộc các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải chấm dứt hợp đồng khai thác dầu khí với các nước Tây Phương.
Bắc Kinh tuần tự ban hành các quyết định cai quản lên SCS buộc các quốc gia thông thương phải tuân hành pháp luật của Trung Quốc. Thời gian trôi qua sẽ giúp Trung Quốc xác lập quyền hạn tuyệt đối trên Biển Nam Trung Hoa.
Ngoại trừ Hoa Kỳ thì ai có thể giúp các quốc gia Đông Nam Á giữ được chủ quyền hợp pháp nếu Biden nghe theo lời hứa không tiền bảo chứng của Tập?
Chính quyền Obama-Biden dùng ba tấc lưỡi để đối phó với Tập đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng: (1) Phi Luật Tân mất Bãi cạn Scarborough năm 2012. (2) Tập và Obama bí mật chia đôi Thái Bình Dương năm 2013. (3) Giàn Khoan nước sâu được 100 tàu thuyền đủ loại hộ tống vào hoạt động trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam năm 2014. Cùng lúc Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo tại Spratly Islands. (4) Năm 2015, Tập cam kết với Obama sẽ không quân-sự-hoá SCS, nhưng, Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) đã trở thành cứ điểm quân sự và 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc đủ sức kiểm soát mọi hoạt động ở Phía Nam SCS tạo điều kiện thuận lợi để Bắc Kinh thiết lập Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa.
Hai đánh một không chột cũng què
Trên thế giới hiện có 3 thế lực đủ sức khuynh đảo nhân loại. Nếu Trung Quốc mạnh về kinh tế và ngoại giao mà phối hợp với Nga chiếm ưu thế quân sự thì Hoa Kỳ không thể thắng trong cuộc chiến tương lai đầy thảm khốc, huỷ diệt. Tập Cận Bình và Vladimir Putin đều có gen bành trướng và độc tài bẩm sinh nên hoà bình, bồ câu trắng chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền.
Vị thế yếu đuối của Joe Biden từ trong nước cho tới quốc tế sẽ như con cáo đứng trước hai con hổ Tập Cận Bình, Vladimir Putin!!!
Truyền thống dân tộc Mỹ
Hoa Kỳ trở thành một siêu cường thế giới do có lực lượng quân sự hùng hậu, chiến lược, chiến thuật khó lường luôn luôn giành chiến thắng nếu được sự lãnh đạo sáng suốt và dũng cảm của những vị anh hùng dân tộc.
Hoa Kỳ chỉ lụn bại từng phần khi gặp cấp lãnh đạo hèn nhát như gà thấy cáo lại tham lam quá độ. Lúc ấy, toàn dân Mỹ sẽ chọn người lãnh đạo vì dân, vì nước mà quên tình riêng.
Tổ Quốc không của riêng ai nên kẻ nào dám vì quyền lợi bản thân và gia đình mà bán nước sẽ lưu xú muôn đời.
Đại-Dương
No comments:
Post a Comment