Ông Zelensky đã cố gắng đạt được một loạt các biện pháp trừng phạt chưa từng có nhằm vào Nga nhờ các cuộc điện thoại kêu gọi không ngừng nghỉ.
Sau khi Kiev bị quân đội Nga bao vây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã thực hiện một chuỗi các cuộc gọi cho các nhà lãnh đạo phương Tây, thậm chí có ngày lên tới 14 người.
The Guardian (Anh) cho biết, nội dung các cuộc điện đàm của Ukraine chính là thúc giục các lãnh đạo phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga và Kiev đã đạt được mục đích này.
Báo Anh cho hay, ví dụ trong ngày 26/2, Tổng thống Ukraine đã gọi điện cho hẳn 14 lãnh đạo phương Tây gồm: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Ý Mario Draghi, Tổng thống Thụy Sĩ Ignacio Cassis, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Egypt Erdogan, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Cộng hòa Séc Peter Fiala, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và Thủ tướng Anh Boris Johnson.
"Cảm nhận được dư luận châu Âu đang phản ứng như thế nào trước sự can đảm của người dân nước mình, [Tổng thống] Zelensky đã liên tục điện thoại cho các nhà lãnh đạo phương Tây, [đồng thời] sử dụng tài khoản Twitter của mình để vỗ về, động viên, trách móc và tán dương các đồng minh của mình", The Guardian cho rằng, nhờ sự tiếp cận mạnh mẽ này mà các biện pháp trừng phạt được coi là không tưởng tượng đã được triển khai.
Thậm chí, giới chức phương Tây phải thừa nhận tốc độ mà lãnh đạo các quốc gia đồng ý với loạt trừng phạt mới cũng khiến các luật sư, quan chức và chủ ngân hàng choáng váng vì họ phải làm việc dưới áp lực rất nặng nề để biến các ý tưởng thành hiện thực.
“Chúng tôi quá sợ ông ấy. Ông ấy có thể không cứu được Ukraine hay thay đổi được nước Nga nhưng ông ấy đang thay đổi cả châu Âu", văn phòng của một lãnh đạo châu Âu nhận xét về Tổng thống Zelensky.
Điện thoại - vũ khí hữu hiệu của Tổng thống Ukraine
Một ngày trước đó, số lượng các cuộc gọi cũng tương tự; nội dung đều yêu cầu viện trợ vũ khí và các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn. Và theo The Guardian, chính sự chủ động của Tổng thống Zelensky đã giúp Ukraine lật ngược tình thế.
Ví dụ, nước Đức đã quay ngoắt 180 độ, đồng ý bán vũ khí cho Ukraine, cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP và đồng ý loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Hay một loạt các quốc gia phương Tây tưởng chừng như "bỏ rơi" Ukraine như Pháp, Hà Lan, Anh, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha... đã ngay lập tức gửi hoặc đồng ý viện trợ quân sự, hỗ trợ tài chính và viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
Một quan chức châu Âu thừa nhận, Ukraine không có quá nhiều cơ hội để giành lợi thế trước sự vượt trội của quân đội Nga. Do đó, mục tiêu thực sự của Ukraine là khiến Nga phải trả giá đắt về kinh tế và chính trị.
Theo DN & TT
MH chuyen
No comments:
Post a Comment