Wednesday, December 7, 2022


HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMMUNISM, PRAHA
Dưới ngôi sao đỏ và cạnh tượng Karl Marx là dòng chữ song ngữ Tiệp-Anh: "Dream, Reality, Nightmare" - Giấc mơ, Hiện thực và Ác mộng.

Bảo tàng Chủ nghĩa Cộng sản ở Praha, thủ đô CH Czech nằm ở khu trung tâm, địa chỉ tại V Celnici 1031/4, 118 00 Nové Město. Cùng tòa nhà với siêu thị Billa.


"Khẩu hiệu" ngay ở lối lên cầu thang, trên tường, dưới ngôi sao đỏ và tượng Karl Marx, là "Dream, Reality, Nightmare" - Giấc mơ, Hiện thực và Ác mộng.


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMMUNISM

Chế độ XHCN áp đặ̣t vào Tiệp Khắc sau Thế Chiến II được đánh dấu bằng các biểu ngữ, tranh cổ động "công nông binh" tươi trẻ, lạc quan, hình ảnh tình hữu nghị với Liên Xô, và tượng Stalin.


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMMUNISM

'Anh hùng XHCN" theo tiêu chuẩn giai cấp


Trong các phòng trưng bày về quá trình hình thành chế độ xã hội chủ nghĩa ở Tiệp Khắc (Czechoslovakia) năm 1945, đến ngày kết thúc của ý thức hệ cộng sản tại nước này năm 1989, ý tưởng chủ đạo của các hiện vật, hình ảnh, video là đúng như vậy: từ giấc mơ tới hiện thực nghèo khổ và kết thúc sau giai đoạn tồi tàn, độc địa của ác mộng.


Tranh ảnh thời kỳ đề cao công nông

Thời kỳ Moscow kiểm soát nước Tiệp Khắc sau Thế Chiến II là lúc tuyên truyền tô hồng Liên Xô lên ngôi.


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMMUNISM

Tượng bán thân Nguyên soái Stalin


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMMUNISM

Hàng tiêu dùng của nền công nghiệp XHCN


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMMUNISM
Tem phiếu, thứ không thể thiếu của cuộc sống một thời bao cấp


So với các bảo tàng ở Hungary và Đức về thời kỳ XHCN tại châu Âu, đây là bảo tàng nhỏ, do một doanh nhân người Mỹ tự sưu tập các hiện vật đem trưng bày và được thành phố Praha cho phép mở triển lãm.


NGUỒN HÌNH ẢNH,BẢO TÀNG CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN Ở PRAHA

Các nhân chứng nay kể lại họ đã vượt biên khỏi nước Tiệp Khắc XHCN ra sao.


NGUỒN HÌNH ẢNH,BẢO TÀNG CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN Ở PRAHA

Công an biên phòng và biển ngăn biên giới. Tiệp Khắc có đường biên với nước Áo thuộc phe tư bản và các tuyến đường rừng bị kiểm soát chặt, ngăn dân bỏ đi. Tuy thế, các biến động chính trị ở Tiệp Khắc đã khiến hàng vạn người đi vượt biên.


Người dân dưới chế độ XHCN bị bắt, tra tấn, xử tù nếu có phát ngôn "trái lời" chính quyền


Sau thời kỳ đầu lạc quan 'tiến lên CNXH' là giai đoạn người dân bị đàn áp: ai vượt biên đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn ở nước ngoài bị cho là "kẻ thù dân tộc", bị bắn chết, bị bỏ tù. Giới chức tôn giáo bị theo dõi, hù dọa.


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMUNISM

Lớp học có treo ảnh lãnh tụ: Trẻ em là đối tượng bị tẩy não.


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUMM OF COMMUNISM

Cửa hàng thực phẩm thời XHCN được trưng bày lại trong Bảo tàng.


Nhưng chủ nghĩa xã hội hiện thực không phải là một mô hình tĩnh, mà có vận động tự thân, biến thành 'chủ nghĩa cộng sản goulash' ở Hungary và Tiệp Khắc, với xu thế xuất phát từ nội bộ đảng cầm quyền muốn nhượng bộ người dân về kinh tế. Sau khi Stalin chết năm 1953, trào lưu này đã lớn mạnh.


Riêng ở Tiệp Khắc, TBT Alexander Dubcek muốn cải cách để có 'chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người', nhưng bị Kremlin bác bỏ, dẫn tới khủng hoảng 1968.


NGUỒN HÌNH ẢNH,BẢO TÀNG CN CS

Liên Xô và khối Hiệp ước Warsaw đem xe tăng, quân đội vào xâm lăng nước "đồng chí anh em Tiệp Khắc" tháng 8/1968, dập tắt cuộc cải cách nội bộ.


NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC NEWS


Đầu năm 1969 có hai sinh viên Tiệp, Jan Palach và Jan Zajic đã tự thiêu để phản đối chế độ chiếm đóng của Liên Xô và đòi tự do cho quê hương. Đây là thánh giá tưởng niệm họ trước Bảo tàng Quốc gia, trung tâm Praha.


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMMUNISM
Chụp lại hình ảnh,

Dù ban lãnh đạo CHXHCN Liên bang Tiệp Khắc bị hạ bệ năm 1968, Mùa Xuân Praha bị đóng băng, và hàng nghìn người dân, trí thức bị bỏ tù, tinh thần phản kháng vẫn âm ỉ, cho đến cuối thập niên 1980, tạo đà cho Cách mạng Nhung tháng 11/1989.

Nhà soạn kịch Vaclav Havel nổi lên như một trí thức dấn thân. Ông bị tù hơn 4 năm và được bầu làm tổng thống dân chủ sau khi Cách mạng Nhung thành công.


NGUỒN HÌNH ẢNH,MUSEUM OF COMMUNISM
Chụp lại hình ảnh,

Khẩu hiệu bác bỏ Chủ nghĩa Cộng sản được gắn kèm con sư tử và thánh giá - những biểu tượng truyền thống mà ngày nay xuất hiện trở lại ở CH Czech.

Chụp lại hình ảnh,

Hình hoa còn tươi trên phù điêu kỷ niệm ngày 17/11/1989, khi biểu tình ở trung tâm Praha làm nổ ra phong trào bất bạo động dẫn tới Cách mạng Nhung, làm thay đổi thể chế.


Ngày nay, CH Czech là một thành viên khá giả về mức sống của EU, và các giá trị châu Âu thay thế hoàn toàn tư tưởng độc đoán thời XHCN. Tuy thế, hàng năm người dân và chính quyền vẫn tưởng niệm các sự kiện đem lại tự do cho họ.


Đại lộ Narodni: hình hoa còn tươi trên phù điêu bằng đồng và nắm tay tranh đấu đòi tự do, đánh dấu ngày 17/11/1989, khi biểu tình ở trung tâm Praha làm nổ ra phong trào bất bạo động dẫn tới Cách mạng Nhung, làm thay đổi thể chế.

No comments:

Mật vụ Ukraine 'tung hoành' ở Moscow như thế nào? Tác giả,Zhanna Bezpiatchuk, Ilya Barabanov, Tom Santorelli

HÌNH ẢNH,BỘ QUỐC PHÒNG NGAChụp lại hình ảnh,Trung tướng Igor Kirillov của Nga - người bị giết tại Moscow vào hôm 17/12 Các nguồn tin của BBC...