Tuesday, August 22, 2023

Biển Đông: Philippines tiếp tế cho binh sỹ dù TQ ngăn cản

HÌNH ẢNH,REUTER
Binh sỹ Philippines trên một tàu đồn trú ở Biển Đông đã nhận được hàng tiếp tế mới

Phillippines cho hay họ vừa chuyển hàng tiếp tế cho một tàu quân sự đồn trú ở Quần đảo Trường Sa nơi mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Manila nói nỗ lực của Bắc Kinh nhằm "ngăn cản, gây phiền toái và can thiệp vào chuyến tàu tiếp tế" đã không thành công.

Tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vào một tàu tiếp tế của Phillippines tại Bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa, ngăn cản không cho hàng tiếp tế đến tay các binh sỹ Philippines.

Sứ quán Trung Quốc ở Manila không hồi đáp khi được yêu cầu bình luận về vụ việc.

Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa.

Biển Đông là nơi có nguồn cá phong phú và cũng được cho là có chứa có mỏ dầu khí khổng lồ.

Các chuyến tàu tiếp tế tới khu vực này là lý do mâu thuẫn thường xuyên giữa Trung Quốc và Philippines.

Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền ở một phần Biển Đông, nơi khoảng 21% lưu lượng hàng hóa toàn cầu trị giá chừng 3,37 ngàn tỉ USD qua lại hàng năm.

line

Hai con tàu chở hàng, do hai tàu hải cảnh áp tải, đưa hàng tiếp tế tới Bãi Cỏ Mây hôm 22/8, Đơn vị Tác chiến Quốc gia Philippines ở biển Tây Philippine cho hay trong một thông cá

Manila gọi khu vực Biển Động nằm trong Đặc khu Kinh tế của họ là Biển Tây Philippines.

Các chuyến hàng tiếp tế ra Bãi Cỏ Mây "sẽ tiếp tục đều đặn", thông cáo viết.

Mỹ, đồng minh của Philippines, đã bày tỏ quan ngại về cái mà Manila mô tả là "các thao tác nguy hiểm" của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Ngoài việc sử dụng vòi rồng, các tàu Trung Quốc được cho là đã chiếu "tia laser dùng cho mục đích quân sự" để gây mù mắt tạm thời cho các thủy thủ trên tàu Philipppine.

Hồi 2014, các nỗ lực liên tiếp ngăn cản hàng tiếp tế ra Bãi Cỏ Mây của TQ là một phần trong vụ kiện mà Philippine chiến thắng tại Tòa án Trọng tài Thường trực do LHQ hậu thuẫn ở Hague.

Tòa án ra phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của TQ dựa trên các bản đồ cổ là không có cơ sở.

Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối chấp nhận phán quyết của tòa và thay vào đó cho xây dựng nhiều đảo nhân tạo trên các bãi đã có tranh chấp.

Sau khi một chuyến tàu tiếp tế hồi đầu tháng Tám bị chặn, ngoại trưởng Trung quốc yêu cầu Philippines đưa tàu của họ ra khỏi Bãi Cỏ Mây và tuyên bố rằng Manila đã "liên tiếp đưa ra lời hứa sẽ di rời các tàu chiến 'mắc kẹt' bất hợp pháp ở bãi này." Họ không nói rõ ai đã hứa.

Cựu tổng thống Philippine Rodrigo Duterte, người nắm quyền sáu năm cho tới 2022, quay trục về phía TQ và Nga, làm cho mối quan hệ với Washington, đồng minh lâu năm của nước này, căng thẳng.

Tuy nhiên, người kế nhiệm của ông, Ferdinand Marcos Jr, đã nối lại quan hệ an ninh với Mỹ và đầu năm 2023 đã cho phép quân Mỹ tiếp cận các căn cứ quân sự Philippine nhiều hơn.

Điều này được cho là đã làm TQ tức giận vì sự hiện diện lớn hơn của Mỹ ở Philippines cung cấp cho Mỹ mắt xích còn thiếu trong vòng cung đồng minh của Washington ở khu vực, trải dài từ Hàn Quốc tới Nhật ở phía Bắc cho tới Úc ở phía Nam.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-66584627

No comments: