Sunday, February 2, 2025

Neutrality Treaty- Bí kip giúp cụ Trump hốt Panama Canal bằng mọi giá b...



Trump có tầm nhìn rất xa nên ông đã thấy sự đe dọa cho nước Mỹ nếu tàu+ chiếm Panama Canal. Hiện giờ, tàu đang kiểm soát kênh đào này. Bảng hiệu chữ tàu khắp mọi nơi
Năm 1999, Carter muốn gây ấn tượng, muốn để lại một huyền thoại nên “chơi ngu”, bán Panama Canal cho Panama $1 đô la ( Truyền thông Mỹ đã so sánh Carter chỉ hơn Biden cái liêm sỉ, ngoài ra là 2 TT tệ nhất trong lịch sử)
Trump cũng có lý do lợi cho nước Mỹ khi muốn mua Greenland
Ngoại Truởng Rubio gặp TT Panama hôm nay. Panama hứa sẽ không để Tàu control canal khi hết hạn contract!
LTN


(Le Hai)
Vì sao kinh đào Panama là một trong những ưu tiên của những ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ II của tống thống Trump?


1. Hãy điểm qua lịch sử kinh đào Panama:


Kinh đào Panama, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, nằm ngay giữa eo của lục địa Châu Mỹ, rút ngắn tuyến đường vận chuyển giữa hai đại dương. Nó có vị trí chiến lược, từ thành phố Panama đến El Paso - Texas chỉ khoảng 3500 km đường bay thẳng, với bước đệm là Mexico để tiếp cận thị trường Bắc Mỹ.


1881: người Pháp khởi công đào kinh này dưới sự lãnh đạo của nhà tư bản Ferdinand de Lesseps (1805 - 1894), ông chính là người đã đào thành công kinh đào Suez trước đó. Tuy nhiên, muỗi ở Panama đã làm cho dự án của Pháp thất bại vào năm 1889, bởi dịch sốt rét và sốt vàng da, số người chết quá nhiều đến mức không thể tiếp tục.


1903-1914: Sau khi Pháp thất bại, Mỹ mua lại dự án và ủng hộ Panama xóa bỏ chế độ thuộc địa Columbia và tuyên bố độc lập vào năm 1903. Hiệp ước Hay-Bunau-Varilla được ký kết, cho phép Mỹ xây dựng và kiểm soát kinh đào.


1914: Kinh đào Panama chính thức mở cửa. Số người Mỹ và người Pháp đã tử vong khi thi công là hơn 30,000 người; số kinh phí mà Mỹ bỏ ra khoảng 16 tỷ đô la theo thời giá hiện tại.


1914-1977: Mỹ quản lý kinh đào.


1977: Hiệp ước Torrijos-Carter được ký kết giữa hai nước, hiệp ước này tuyên bố chuyển giao trở lại cho Panama vào cuối năm 1999 với nhiều điều kiện.


1999: Ngày 31 tháng 12 năm 1999, Panama chính thức nắm toàn quyền kiểm soát kinh đào.


2007-2016: Panama mở rộng kinh đào.


2. Panama và China


Cộng hòa Panama nằm trên biên giới giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nước này giáp với Costa Rica ở hướng Tây Bắc, giáp Colombia ở hướng Đông Nam, giáp biển Caribe hướng bắc và giáp Thái Bình Dương ở hướng Nam. Panama có diện tích 75,416 km2, dân số 2024 khoảng 4.5 triệu người, GDP 2024 khoảng 251 tỷ đô la Mỹ.


Panama là một trong những quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh ký kết Sáng kiến Vành đai và Con đường của Tập Cận Bình. China đã thâu tóm và thực hiện nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng của Panama như xây dựng đường sắt cao tốc, tuyến tàu điện ngầm mới tại Thành phố Panama, và phát triển các cảng container hiện đại. China cũng là đối tác thương mại lớn của Panama, dù hàng hóa China được thấy khá nhiều ở nước này như chi tiết cán cân thương mại giữa hai nước không được công bố. Năm 2018, Tập Cận Bình thăm Panama cấp nhà nước và ký một hiệp định 18 điều khoản về kinh tế, ngoại giao, chính trị... đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ ngoại giao hai bên.


Tương tự bẫy nợ cho chính phủ như đã xảy ra ở Sri Lanka, China đang nắm giữ nhiều cảng quan trọng của Panama và gần kinh đào, cũng như nắm vai trò chủ chốt xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc dài 400km từ thủ đô Panama City đến biên giới với Costa Rica, xây cầu 1.4 tỷ đô qua kinh đào, xây Viện Khổng Tử, chiếm lĩnh ảnh hưởng ở Khu vực Thương mại Tự do Colón - một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất châu Mỹ, nằm ở tỉnh Colón, Panama...


Với vị thế đắc địa và kinh đào vô giá, Panama nếu thần phục hoặc vỡ nợ thì sẽ tạo thành một tiền đồn cho China. Cùng với chuyện kết hợp với Cuba kẻ thù của Mỹ và Mexico, chắc chắn tạo thành một tam giác chiến lược thọc vào cạnh sườn Hoa Kỳ. Nguy cơ này ai cũng rõ nhưng chuyện vẫn cứ xảy ra, do sự yếu kém 4 năm qua của trào Biden.


3. Trump 2.0 và các biện pháp dự đoán:


Marco Rubio đã thăm Panama vào ngày 2 tháng 2 năm 2025, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông với tư cách là Ngoại trưởng. Rubio đã truyền đạt thông điệp từ Tổng thống Donald Trump rằng sự hiện diện của China tại khu vực là một mối đe dọa đến an ninh của kinh đào và có thể vi phạm hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Panama. Điều này bao gồm việc một công ty China đang điều hành hai cảng ở lối vào và lối ra của kinh đào.Rubio đã bày tỏ lo ngại về khả năng China có thể đóng cửa kinh đào trong trường hợp xung đột với Mỹ.


Rubio đã cảnh báo rằng nếu không có sự thay đổi ngay lập tức để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình theo hiệp ước. Tuy nhiên, ông không chi tiết hóa những biện pháp này.
Chúng ta có thể hình dung một số biện pháp truyền thống mà ông Trump có thể thực hiện:


- Áp lực ngoại giao: gặp gỡ thượng đỉnh để trao đổi các lợi ích và ngăn chặn Panama mở rộng các hợp đồng với China; cũng như gián tiếp hỗ trợ các chính trị gia có chính sách thân thiện với Bắc Mỹ.


- Biện pháp kinh tế: đe dọa hoặc thực thi cấm vận, áp đặt thuế quan, cũng như cam kết đầu tư viện trợ và ký kết hiệp định thương mại.


- Hợp tác an ninh quốc phòng: Tăng cường hợp tác quân sự và hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.Cung cấp đào tạo, thiết bị và hỗ trợ an ninh để Panama tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa bên ngoài. Panama có chính sách trung lập vĩnh viễn và không có quân đội chính quy, nhưng có hiệp ước quốc phòng với Hoa Kỳ. Việc chính quyền Biden bỏ xó 4 năm qua đã đủ để China tăng cường hiện diện ở đây và không loại trừ hiện diện quân sự gián tiếp trong các khu vực cảng mà họ kiểm soát. Ông Trump vực dậy vai trò quân sự của Mỹ ở Panama là chuyện cấp thiết.


- Thúc đẩy lập pháp: ủng hộ các luật và chính sách ở Mỹ nhằm hạn chế hoặc kiểm soát các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Panama, đặc biệt là trong các lĩnh vực chiến lược như cơ sở hạ tầng và công nghệ.


- Khẳng định lại Hiệp ước Kinh đào Panama: sử dụng các điều khoản trong Hiệp ước Pđể bảo vệ lợi ích của Mỹ, yêu cầu Panama tuân thủ các điều khoản về tính trung lập và an ninh của kinh đào.


Tất nhiên, bậc thầy đàm phán như tổng thống Trump thì có thể còn những nước đi khác mà chúng ta không ngờ tới.


4. Tạm kết:


Một trong những lý do mà tổng thống Trump đưa ra về chuyện đòi lại kinh đào Panama đó là vì tàu hàng của Mỹ bị đối xử bất công khi sử dụng dịch vụ ở đây, trong khi kinh đào này do người Mỹ đào hồi đầu thế kỷ XX, số tiền của nhiều không kể xiết và nước Mỹ đã hy sinh gần hàng ngàn nhân mạng vì sơn lam chướng khí khi đào kinh này.


Cần nhìn vào những duyên cớ sâu xa hơn để thấy nó là một nhu cầu bức thiết tới mức ngoại trưởng Rubio đã công du Panama để thương thảo về kinh đào này ngay những ngày đầu tiên nhận nhiệm sở. Rõ ràng, không chỉ đơn giản là chuyện tàu hàng Mỹ phải trả nhiều tiền khi qua đây.


Mặc dù thoạt nhìn đây là chính sách cho khu vực Mỹ-Latin, tuy nhiên mục tiêu chính vẫn là đối thủ China, và ông Tập Cận Bình khó lòng kê cao gối ngủ trong nhiệm kỳ này của tổng thống Trump.


From: L.Nguyen






















No comments: