Tuesday, January 30, 2018

HRW Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc và phóng thích các nhà hoạt động dân chủ

(New York, ngày 30 tháng Giêng năm 2018) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích các nhà hoạt động nhân quyềnVũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc. Hai anh Thuận và Điển bị bắt từ tháng Ba, còn Phúc bị bắt hồi tháng Sáu năm 2017 vì đăng tải tài liệu phê phán chính phủ trên mạng internet, và họ đều bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước.



For Immediate Release

Vietnam: Drop Charges, Release Democracy Activists
Wave of Repression Spreads as Communist Party Tightens Grip on Power

(New York, January 30, 2018) – The Vietnamese government should immediately drop all charges and release rights activists Vu Quang Thuan, Nguyen Van Dien, and Tran Hoang Phuc, Human Rights Watch said today. The first two were arrested in March and the latter in June 2017 for publishing material on the internet critical of the government, and each was charged with conducting propaganda against the state.

The People’s Court of Hanoi is scheduled to hear their case on January 31, 2018.

“Tran Hoang Phuc, Vu Quang Thuan, and Nguyen Van Dien are among a growing group of bloggers and activists who use the internet to advance human rights and democracy in Vietnam,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. “Arrest and imprisonment of dissenting voices will not stop the increasing number of Vietnamese from speaking up.”

Tran Hoang Phuc, 23, is a student from the Law University in Ho Chi Minh City and a member of the Youth Southeast Asian Leaders Initiative (YSEALI). He began participating in social activities in recent years, including by helping flood victims in central Vietnam and participating in pro-human rights activities organized by the Redemptorist Church in Ho Chi Minh City. In May 2016, he publicly boycotted the national election in protest of its pre-determined outcome in a one-party state.

Also in May 2016, Tran was invited to a meeting of former US President Barack Obama with members of YSEALI during his visit to Vietnam. Tran brought documents related to the environmental disaster in April 2016 off the central coast of Vietnam caused by Formosa, a Taiwanese steel company. As he was waiting in line to enter the meeting room, public security officers arrived and took him to a police station for interrogation. According to Tran, the police questioned him about his communications with the United States consulate in Ho Chi Minh City.

In October 2016, Tran participated in a meeting in Vung Tau called “Youth and Civil Society,” organized by rights activists. Within minutes, the police broke in, dispersed the meeting, and detained several activists for about 10 hours. Tran reported that he was beaten and his cellphone confiscated.

In April 2017, Tran and fellow activist Huynh Thanh Phat were abducted in Ba Don, Quang Binh province, by a group of men in civilian clothes wearing surgical masks. The anonymous men used shirts to cover the activists’ faces, pushed them into a small van, and drove them away. During the ride, the men continuously beat the two activists. Tran wrote on his Facebook page that the men slapped and punched him. The two were taken to a deserted area in the forest where, according to Tran, the men “used bamboo sticks and belts to whip them.” The men took their wallets and cellphones and abandoned them.

On June 29, 2017, the police arrested Tran in Hanoi for storing and posting documents they said “propagandize against the State of the Socialist Republic of Vietnam” and charged him under article 88 of the penal code. Shortly after his arrest, a group called “Vietnamese Students for Human Rights Association” announced its formation. According to the group, Tran is a founding member. The goal of the association is to promote reforms in universities and establish academic freedom in Vietnam.

Vu Quang Thuan, also known as Vo Phu Dong, 51, began his pro-democracy activism in 2007 when he and fellow activist Le Thang Long founded “Vietnam Restoration Movement” (Phong trao Chan hung nuoc Viet), which advocated for a multi-party and democratic political system. According to Le, the goal of the movement is to advance “Corporate reform, non-violence, dialogue, and listening for the mutual and long-term interest of the country.” Le was arrested in June 2009 and charged with subversion. He served three years in prison. Vu fled to Malaysia where he applied for asylum. While waiting for his case to be heard, Vu recruited members for his movement and advocated for the rights of Vietnamese laborers working in Malaysia. He told a reporter at Radio Free Asia that he read almost 1,000 labor contracts in which [Vietnamese workers] are not allowed to “join any party or organization, participate in any protest, love and marry any foreigner.” According to the Vietnamese police newspaper An ninh The gioi (World Security), in February 2010, Vu helped organize three public protests in Kuala Lumpur outside the Vietnamese embassy in Malaysia and the office of the Malaysian prime minister to urge Vietnam to release political detainees and respect freedom of speech, press, media, and association.

In April 2010, Vu attempted to self-immolate at the Petronas Towers in Kuala Lumpur to protest Malaysia’s deportation of two members of the Vietnam Restoration Movement. He was arrested by Malaysian police and deported to Vietnam in February 2011. Vu claimed that he had been issued with a document identifying him as a refugee but this was confiscated by the Malaysian police. Upon arrival at Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh City, he was arrested and charged with “conducting propaganda against the state” under penal code section 88. He was released in 2015, after which he immediately went back to activism by using Facebook and YouTube to advocate for democracy and a multiparty political system.

Little is known about Nguyen Van Dien, also known as “Dien who loves the country,” 34. According to Radio Free Asia, he worked with Vu to promote rights for Vietnamese workers in Malaysia. He was arrested in 2010 in Kuala Lumpur and deported to Vietnam in 2011. Nguyen helped film Vu’s livestreams on Facebook on many different topics, including instructions about how to carry out a public protest in accordance with the law. Both Vu and Nguyen participated in pro-environment protests and went to the court to show solidarity with political prisoner Nguyen Huu Vinh, also known as Anh Ba Sam, and fellow activist Nguyen Thi Minh Thuy during their trial in 2016.

The police arrested Vu and Nguyen in Hanoi on March 2, 2017, for “making many clips with bad content and distributing them on the Internet” and charged them with conducting propaganda against the state.

“The Vietnamese government controls all domestic newspapers and media, which promote its agenda and function as a propaganda machine,” said Adams. “Why is it so afraid of critics who have much smaller platforms on the internet and merely call for the people of Vietnam to be able to choose their leaders in free and fair elections?”

For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:

For more information on Vietnam’s political prisoners, please visit:

For Human Rights Watch’s report on physical assaults against Vietnamese rights bloggers and activists, please visit:

For more information, please contact:
In London, Brad Adams (English): +1-347-463-3531 (mobile); or adamsb@hrw.org. Twitter: @BradMAdams
In Washington, DC, John Sifton (English): +1-646-479-2499 (mobile); or siftonj@hrw.org. Twitter: @johnsifton
In London, Phil Robertson (English, Thai): +1-917-378-4097 (mobile); or robertp@hrw.org. Twitter: @Reaproy








Thông cáo phát hành ngay


Việt Nam: Hãy hủy bỏ cáo buộc và phóng thích các nhà hoạt động dân chủ
Nhiều đợt đàn áp lan rộng khi Đảng Cộng sản siết chặt quyền lực



(New York, ngày 30 tháng Giêng năm 2018) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, chính quyền Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích các nhà hoạt động nhân quyềnVũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc. Hai anh Thuận và Điển bị bắt từ tháng Ba, còn Phúc bị bắt hồi tháng Sáu năm 2017 vì đăng tải tài liệu phê phán chính phủ trên mạng internet, và họ đều bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước.


Dự kiến, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ xét xử vụ của họ vào ngày 31 tháng Giêng năm 2018.



“Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng.”



Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và là thành viên của Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Anh bắt đầu tham gia các hoạt động xã hội trong mấy năm gần đây, như cứu trợ nạn nhân bão lụt ở miền trung và tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền do Dòng Chúa Cứu thế ở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Tháng Năm năm 2016, anh công khai tẩy chay cuộc bầu cử quốc gia để phản đối tình trạng sắp đặt kết quả trước khi bầu của một nhà nước độc đảng.


Cũng trong tháng Năm năm 2016, Trần Hoàng Phúc được mời tới dự cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama với các thành viên của YSEALI trong chuyến thăm Việt Nam. Trần Hoàng Phúc mang theo các tài liệu liên quan tới thảm họa môi trường hồi tháng Tư năm 2016 do Formosa, một công ty thép Đài Loan gây ra ở ven biển miền trung. Trong khi đang xếp hàng để vào phòng họp, nhân viên an ninh đến đưa anh về một đồn công an để thẩm vấn. Theo Phúc, công an chất vấn anh về quan hệ với Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Tháng Mười năm 2016, Trần Hoàng Phúc tham dự buổi họp mặt “Tuổi trẻ và Xã hội Dân sự” ở Vũng Tàu, do các nhà hoạt động nhân quyền tổ chức. Chỉ sau vài phút, công an xông vào giải tán cuộc gặp mặt và câu lưu một số nhà hoạt động trong khoảng 10 tiếng. Phúc cho biết anh bị đánh đập và bị tịch thu điện thoại di động.



Tháng Tư năm 2017, Trần Hoàng Phúc và một người bạn hoạt động, Huỳnh Thành Phát bị một nhóm người mặc thường phục đeo khẩu trang bắt cóc ở Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Những người lạ mặt này lấy áo che mặt các nạn nhân, đẩy họ lên một chiếc xe bảy chỗ và lái đi. Trên đường đi, họ liên tục đánh hai nhà hoạt động. Phúc viết trên trang Facebook của mình rằng những người này tát và đấm anh. Hai người bị đưa tới một khu rừng vắng, ở đó, theo Phúc cho biết, những người này “dùng gậy tre và thắt lưng đánh” họ. Những người lạ mặt đó lột ví và điện thoại di động của hai người rồi bỏ họ ở đó.



Ngày 29 tháng Sáu năm 2017, công an bắt Trần Hoàng Phúc ở Hà Nội vì hành vi lưu trữ và đăng tải các tài liệu họ cho là “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và cáo buộc anh theo điều 88 của bộ luật hình sự. Không lâu sau khi Phúc bị bắt, một nhóm có tên gọi “Hội Sinh viên Nhân quyền Việt Nam” tuyên bố thành lập. Theo nhóm này, Trần Hoàng Phúc là một thành viên sáng lập. Mục tiêu của hội này là thúc đẩy cải cách ở các trường đại học và thiết lập nền tự do học thuật ở Việt Nam.



Vũ Quang Thuận, còn được biết đến với tên gọi Võ Phù Đổng, 51 tuổi, bắt đầu hoạt động dân chủ từ năm 2007 khi ông và bạn hoạt động Lê Thăng Long thành lập Phong trào Chấn hưng nước Việt, nhằm vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ đa đảng. Theo Lê Thăng Long, “chủ trương của phong trào là hợp tác, cải tiến, bất bạo động, đối thoại, lắng nghe, vì quyền lợi chung lâu dài của dân tộc.” Lê Thăng Long bị bắt hồi tháng Sáu năm 2009 và bị cáo buộc tội lật đổ chính quyền. Ông bị kết án tù ba năm. Còn Vũ Quang Thuận chạy trốn sang Malaysia và nộp đơn xin tị nạn. Trong khi chờ đơn xin tị nạn được xem xét, ông đã tuyển mộ thành viên cho phong trào và vận động cho quyền lợi của những người lao động Việt Nam đang làm việc ở Malaysia. Ông kể với một phóng viên Đài Á châu Tự do rằng mình đã đọc hơn 1.000 bản hợp đồng lao động trong đó quy định [người lao động Việt Nam] không được phép “tham gia đảng, tham gia hội, không được tham gia biểu tình, không được yêu - kết hôn với người nước ngoài.” Theo tờ báo của công an Việt Nam, An ninh Thế giới, vào tháng Hai năm 2010, Vũ Quang Thuận đã giúp tổ chức ba cuộc biểu tình bên ngoài Đại Sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur và văn phòng Thủ tướng Malaysia để kêu gọi Việt Nam phóng thích các tù nhân chính trị và tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do lập hội.


Tháng Tư năm 2010, Vũ Quang Thuận định tự thiêu trước Tòa tháp Đôi Petronas ở Kuala Lumpur để phản đối việc Malaysia trục xuất hai thành viên Phong trào Chấn hưng nước Việt. Ông bị cảnh sát Malaysia bắt và trục xuất về Việt Nam vào tháng Hai năm 2011. Vũ Quang Thuận nói rằng mình đã được cấp giấy chứng nhận tị nạn nhưng đã bị cảnh sát Malaysia tịch thu. Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông bị bắt và bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Đến năm 2015, ông được thả, và sau đó lập tức hoạt động trở lại, sử dụng Facebook và Youtube để vận động cho một hệ thống chính trị dân chủ, đa đảng.

Có rất ít thông tin về Nguyễn Văn Điển, còn gọi là Điển Ái Quốc, 34 tuổi. Theo Đài Á châu Tự do, anh đã cộng tác với Vũ Quang Thuận để bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việt Nam ở Malaysia. Anh bị bắt năm 2010 ở Kuala Lumpur và bị trục xuất về Việt Nam năm 2011. Nguyễn Văn Điển đã giúp quay các clip trực tuyến của Vũ Quang Thuận đưa lên Facebook, về rất nhiều chủ đề, trong đó có cách thức tiến hành biểu tình sao cho phù hợp với luật pháp. Cả hai người Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đều tham gia biểu tình bảo vệ môi trường và đi đến tòa án để bày tỏ tình đoàn kết với tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Vinh, bút danh Anh Ba Sàm cùng cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy trong phiên xử họ vào năm 2016.

Công an bắt Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển vào ngày mồng 2 tháng Ba năm 2017 tại Hà Nội vì đã “làm, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet” và cáo buộc họ tội tuyên truyền chống nhà nước.


“Chính quyền Việt Nam kiểm soát mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin đại chúng trong nước, để phục vụ cho chính sách như một cỗ máy tuyên truyền,” ông Adams nói. “Sao lại phải quá sợ hãi những người phê phán chính quyền đến như vậy trong khi kênh truyền thông của họ nhỏ bé hơn rất nhiều, chỉ nhờ vào mạng internet, và họ chỉ đơn thuần kêu gọi để cho người dân Việt Nam được lựa chọn những người lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng?”


Muốn đọc thêm tin, bài của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, vui lòng truy cập:



Muốn có thêm thông tin về tù nhân chính trị Việt Nam, vui lòng truy cập:

Muốn đọc phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về các nhà hoạt động và blogger bị hành hung ở Việt Nam, vui lòng truy cập:

Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở London, Brad Adams (tiếng Anh): +1-347-463-3531 (di động); hay email: adamsb@hrw.org. Twitter: @BradMAdams

Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hay email: siftonj@hrw.org. Twitter: @johnsifton

Ở London, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +1-917-378-4097 (di động), hay email: robertp@hrw.org. Twitter: @Reaproy


No comments: