Monday, January 14, 2019

BẦU CỬ QUỐC HỘI NĂM 2018 - LÒNG DÂN & ẢNH HƯỞNG CHÁNH TRỊ Đông Trường Sơn

Chúng tôi cũng như các Đồng Hương, đã bao nhiêu lần đi đầu phiếu để làm tròn bổn phận của người công dân có tinh thần trách nhiệm. Chúng ta không phải là đảng viên của Đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ mà chúng ta là Cử Tri Độc Lập (independent voters). Như vậy chúng ta tránh được cái trách nhiệm hay ràng buộc tinh thần đối với sự thành công hay thất bại của các đảng chánh trị này.

BẦU CỬ QUỐC HỘI NĂM 2018 - LÒNG DÂN & ẢNH HƯỞNG CHÁNH TRỊ
Đông Trường Sơn
***
Lời Mở Đầu: Bài phân tách dưới đây chỉ là một nhận xét, một sự đúc kết dựa trên quá trình sanh hoạt chánh trị Hoa Kỳ của hơn bốn thập niên.  Đây không phải là một đề tài để tranh luận mà chỉ ghi lại sự thay đổi lòng dân của từng giai đoạn dựa theo  tiến trình sanh hoạt chánh trị. Mỗi người trong chúng ta đều có một chánh kiến, tư tưởng, một sự suy luận, đường lối hành xử khác nhau nhưng đặc biệt, là Công Dân, mọi người đều mong mỏi có một sự tốt đẹp cho đất nước. Chúng ta đang sống tại một nước, Dân Chủ - Tự Do, mọi ý kiến đều được tôn trọng.
Bầu Cử năm 2018 - Midterm Election
Bầu cử Quốc Hội năm 2018 còn được gọi là cuộc bầu cử Quốc Hội bán kỳ – Midterm Election - để thay thế 34 ghế (23 Dân Chủ, 9 Cộng Hòa, 2 Độc Lập) của tổng số 100 Nghị Sĩ Thượng Viện và tất cả 435 Dân Biểu Hạ Viện.  Cuộc tổng tuyển cử này được thực hiện vào "giữa nhiệm kỳ" của vị Tổng Thống mới lên cầm quyền của nhiệm kỳ 4 năm.
Ngoài ra còn khoảng 36 Thống Đốc của 50 Tiểu Bang và 3 Thống Đốc trong số các lãnh thổ (US Territorial Governorships) của Hoa Kỳ chưa trở thành Tiểu Bang như: American Samoa, Puerto Rico, Guam, Northern Mariana Islands và US Virgin Islands, cũng được ra tái cử hay được thay thế.
Thường thường cuộc đầu phiếu của bầu cử bán kỳ không được cử tri tích cực đi bầu (khoảng 40% so với 60 % khi đi bầu Tổng Thống).  Ngoại trừ trường hợp đa số cử tri quyết tâm đi bầu để biểu lộ sự bất mãn đối với chánh phủ cầm quyền bằng cách, trừng phạt một cách gián tiếp, "sa thải" các dân cử của đảng cầm quyền trong Lưỡng Viện Quốc Hội.  
Chúng tôi cũng như các Đồng Hương, đã bao nhiêu lần đi đầu phiếu để làm tròn bổn phận của người công dân có tinh thần trách nhiệm.  Chúng ta không phải là đảng viên của Đảng Cộng Hoà hay Dân Chủ mà chúng ta là Cử Tri Độc Lập (independent voters).  Như vậy chúng ta tránh được cái trách nhiệm hay ràng buộc tinh thần đối với sự thành công hay thất bại của các đảng chánh trị này.  
Chúng ta chỉ chọn và bỏ phiếu cho Ứng Cử Viên dựa trên khuynh hướng và ước muốn người dân của từng giai đoạn.
Theo dư luận thì đa số các Chánh Trị Gia nhà nghề (career politicians) là những người ăn nói tráo trở * (flip flop).  Người viết không nghĩ là tất cả các vị dân cử đều xấu nhưng thiểu số có lương tâm phải chịu vạ lây tiếng xấu chung của đa số.  Họ cũng chỉ là những người thời cơ, đón gió (opportunists).  Khi ra tranh cử thì đều hứa tranh đấu cho đồng bào - fighting for you!  Nhưng khi đắc cử thì làm theo sự sai khiến của mãnh lực đồng tiền, để giữ ghế.   Cố tình phá bỏ luật lệ Liên Bang, tổ chức, bao che, cấp dưỡng dân cư trú bất hợp pháp (sanctuaries for illegal immigrants) với mục đích đầu tư vào hậu thuẫn chánh trị trong tương lai.  Tạo gánh nặng cho xã hội và sự an cư của người dân lương thiện.  
Sanh hoạt chánh trị Hoa Kỳ hoàn toàn khác hẳn sanh hoạt chánh trị Việt Nam.   Người Việt Miền Nam tham gia chánh trị để tranh đấu cho lý tưởng.   Đảng viên tuyệt đối trung thành với Đảng.  Những đảng viên thâm niên có nhiều "tuổi đảng" luôn luôn được mọi người tôn trọng và kính nể.  
Sanh hoạt chánh trị Hoa Kỳ có tánh cách thực tế hơn.  Danh từ “cách mạng đói rách" không có trong sanh hoạt chánh trị Hoa Kỳ.  Muốn ra tranh cử thì phải có người hùn vốn. Trường hợp tranh cử Tổng Thống năm 2016, Hillary Clinton (Dân Chủ) được bọn con buôn (một tổ chức siêu quyền lực)  hùn vốn 900 triệu Mỹ Kim; Jeff Bush (Cộng Hoà) được hứa 400 triệu.  Jeff Bush bỏ cuộc trong vòng loại (primary) vì cuộc đời chánh trị của giòng họ Bush đã bị "xóa sổ" sau cuộc chiến  Iraq.
* Bà Nancy Pelosi, lãnh tụ nhóm thiểu số Hạ Viện, trong ngày 20 tháng 9 năm 2017, đã phát biểu ý kiến trong cuộc họp báo về DREAM Act. (Development, Relief, and Education for Alien Minors Act).  Bà Pelosi chuẩn bị dư luận cho sự ủng hộ của Đảng Dân Chủ trong vấn đề DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) bằng cách tạo cơ hội và dọn đường cho những đứa trẻ con này vào quốc tịch Hoa Kỳ.  Bà Pelosi tuyên bố:  "Những người nhập cư bất hợp pháp đã đem theo những đứa trẻ con là điều rất tốt đẹp (a great thing) cho nước Mỹ” (!)
Chỉ một ngày sau, 21 tháng 9 năm 2017, ba đứa trong số 700,000 đứa trẻ con trong chương trình DACA, tên Jose O. Montano, Henry E. Sanchez và một đứa còn tại đào.  Ba đứa trẻ này là học sinh của một trường trung học cách Quốc Hội Hoa Kỳ khoảng 15 cây số. Hai đứa đã bị cảnh sát Rockville, tiểu bang Maryland bắt giữ và truy tố về tội bắt cóc, thay nhau hãm hiếp một bạn học, 14 tuổi, cùng trường Montgomery High School.  Thật là một đại họa cho nước Mỹ. Có lẽ bà Pelosi vì tuổi quá cao nên nhầm "great desaster" với "a great thing".
Ở Hoa Kỳ Chánh Trị Gia vào Đảng vì quyền lợi, bỏ Đảng cũng vì quyền lợi **.
** Ông James Conley Justice, gốc là đảng viên Đảng Cộng Hòa, ra ứng cử chức vụ Thống Đốc Tiểu Bang West Virginia với tư cách là ứng cử viên Đảng Dân Chủ trong mùa bầu cử năm 2016.  Ông đắc cử và nhậm chức Thống Đốc Tiểu Bang West Virginia vào ngày 16 tháng 1 năm 2017. Tháng 8 năm 2018, Ông Justice tháp tùng Donald Trump trong cuộc thăm viếng Tiểu Bang West Virginia, Ông James C. Justice tuyên bố bỏ Đảng Dân Chủ để trở về với Đảng Cộng Hoà vì đa số cử tri West Virginia ủng hộ Donald Trump.     

Những Vị Lãnh Đạo Đáng Kính Phục Trong Bốn Thập Niên Qua
Trong suốt thời gian theo dõi sanh hoạt chánh trị Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thấy, chỉ có 2 vị Tổng Thống được đa số dân chúng Hoa Kỳ thật lòng kính nể là: Tổng Thống Jimmy Carter (Dân Chủ) và Tổng Thống Ronald Reagan (Cộng Hòa).
Ông Jimmy Carter, Tổng Thống thứ 39 của Hoa Kỳ (1977 – 81), năm nay được 93 tuổi.  Tổng Thống Jimmy Carter đoạt giải Nobel Hòa Bình tại Stockholm, Sweden vào năm 2002.  Tổng Thống Carter là một người thật lòng yêu nước thương dân. Mặc dầu tuổi đã cao lại mắc bịnh ung thư nhưng Ông và bà Rosalynn Carter vẫn tích cực tham gia vào việc xây nhà cho dân nghèo qua chương trình Habitat for Humanity.  
jimmy carter.jpg               reagan1.jpg           President Jimmy Carter                President Ronald Reagan       
Ông Ronald Reagan, vị Tổng Thống thứ 40 của Hoa Kỳ (1981-1989). Thành quả đạt được trong nhiệm kỳ Tổng Thống:
1/  Với chủ thuyết đi tìm "Hòa Bình qua Sức Mạnh"  - Peace through Strength - Tổng Thống Ronald Reagan đã khéo léo thương thảo với Tổng Thống Sô Viết, Mikhail Gorbachev chấm dứt cuộc "chiến tranh lạnh" - the Cold War - giữa hai tư tưởng: Tự Do và Cộng Sản.  Đưa đến việc sụp đổ của bức tường Đông/Tây Bá Linh - the Berlin Wall - vào tháng 11 năm 1989.  Tiếp đến là làm tan rả Chế Độ Sô Viết – the Fall of Communism - vào ngày 26 tháng 12 năm 1991.   
 2/ Khởi động cuộc thương thảo với chánh phủ Việt Nam để đưa các cựu Sỹ Quan QLVNCH, Tù Nhân Chánh Trị qua định cư tại Mỹ trong chương trình HO (Humanitarian Operation) vào năm 1983.  Thỏa ước được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào ngày 30 tháng 7 năm 1989 cho phép 300.000 cựu Sỹ quan QLVNCH và Tù Nhân Chánh Trị sang định cư tại Hoa Kỳ.  Người đầu tiên của chương trình HO đến Mỹ vào năm 1991.                                                              
Tình Trạng Của Hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Sau Cuộc Bầu Cử 2016

Ronna Romney McDaniel.jpg          Tom+Perez+DNC+chair.jpg                                                          Ronna R. McDaniel - Chủ Tịch Đảng Cộng Hòa Tom Perez - Chủ Tịch Đảng Dân Chủ     
   
Đảng Cộng Hoà  
Bà Ronna Romney McDaniel được Donald Trump chọn làm Chủ Tịch Đảng Cộng Hòa đầu năm 2017 thay thế cho Ông Reince Priebus được bổ nhậm vào Tòa Bạch Ốc với chức vụ Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống.  Bà Donna R. McDaniel là người đàn bà đầu tiên giữ chức chủ tịch đảng trong hơn 30 năm lịch sử của Đảng Cộng Hoà.
Bà Ronna Romney McDaniel cũng là cháu của Ông Mitt Romney ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Cộng Hòa năm 2012.

Đảng Dân Chủ  
Ông Tom Perez được đắc cử chức vụ Chủ Tịch Đảng Dân Chủ vào ngày 25 tháng 2 năm 2017.  Ông Tom Perez là người Mỹ gốc Mỹ Châu La Tinh (Dominican Republic) đầu tiên giữ chức vụ Chủ Tịch Đảng trong lịch sử của Đảng Dân Chủ.  Ông Tom Perez được đảng chọn vào chức vụ này vì đảng cần lấy hậu thuẫn của 17 triệu dân Mỹ gốc Xì (Hispanic/ Latino) trong những cuộc đầu phiếu sắp tới.
Trước khi Ông Perez trở thành Chủ Tịch Đảng Dân Chủ, đảng này đã trải qua một thời kỳ thử thách trầm trọng.  Tổ chức đảng ở tình trạng phân hóa (disarray) vì những thủ đoạn chánh trị thiếu minh bạch (dirty politics) trong giai đoạn tiền bầu cử Tổng Thống năm 2016.
Bà Debbie Wasserman Schultz từ chức Chủ Tịch Đảng Dân Chủ vào ngày 28 tháng 7 năm 2016 và được thay thế bởi bà Donna Brazile, nhân viên của hệ thống truyền thông CNN,  trong chức vụ Chủ Tịch Lâm Thời Đảng Dân Chủ.
           
 wasserman.jpg                     brazile.jpg          Bà Debbie Wasserman Schultz                                Bà Donna Brazile
  Hệ thống Wikileaks tiết lộ bà Donna Brazile đã thông đồng và cho  Hillary Clinton biết trước những câu hỏi sẽ nêu ra trong chương trình tranh luận (debate) CNN-TV One để Hillary Clinton có thời gian chuẩn bị.  Hệ thống CNN chấm dứt sự hợp tác với bà Donna Brazile vào ngày 14 tháng 10 năm 2016.  Bà Donna Brazile mất uy tín, ngồi chơi xơi nước.
 Đảng Dân Chủ ở tình trạng như "rắn không đầu" cho đến khi ông Tom Perez đắc cử chức Chủ Tịch vào ngày 25 tháng 2 năm 2017.  
Mới đây trong Hồi Ký "Hacks", The Inside Story of the Breaks-Ins and Breakdowns that Put Donald Trump in the White House, bà Donna Brazile đã tiết lộ là kể từ năm 2015, Hillary Clinton đã lạm quyền kiểm soát và xử dụng ngân sách của Đảng Dân Chủ vào cuộc vận động tranh cử, tạo ưu thế cho Hillary trong kỳ tranh cử sơ bộ (primary) thuận lợi cho Hillary và cố tình loại bỏ ứng cử viên Dân Chủ Bernie Sanders.  Hillary Clinton đã xử dụng ngân sách của đảng để chi tiêu vào những dịch vụ "mờ ám" (Trump Dossier) trong mùa tranh cử 2016.
Sự tiết lộ việc làm bất chánh này cũng gây ra nhiều xáo trộn trong thành phần lãnh đạo Đảng Dân Chủ đặc biệt là nhóm ủng hộ Hillary Clinton.
Theo BuzzFeed, internet media, ngày 17-1-2017 cho biết, Hillary Clinton đã dùng 9 triệu Mỹ Kim, ngân quỹ của Đảng Dân Chủ, thuê một cựu điệp viên người Anh, Christopher Steele, ngụy tạo hồ sơ “the Trump Dossier”, để tung ra cho giới truyền thông, phản tuyên truyền Donald Trump liên hệ với Nga trong kỳ tranh cử Tổng Thống năm 2016.




Nhìn Lại Kết Quả Bầu Cử Quốc Hội Hoa Kỳ Năm 1994 – Midterm Election
Tổng Thống Bill Clinton (Dân Chủ) đắc cử và trở thành Tổng Thống thứ 42 của Hoa Kỳ.  Trong hai năm đầu trong chức vụ Tổng Thống (1993-94) có những biến chuyển quan trọng xảy làm thay đổi ảnh hưởng chánh trị tại Quốc Hội Hoa Kỳ .
Ông Bill Clinton và bà Hillary bị điều tra về việc đầu tư trong chương trình khai thác địa ốc Whitewater Development Project với James và Susan McDougal trong thời gian Bill Clinton làm Thống Đốc Tiểu Bang Arkansas.  Việc đầu tư Whitewater project thất bại làm tốn công quỹ (taxpayer money) 60 triệu Mỹ Kim.  Hai nhân chứng quan trọng: James McDougal đột ngột chết trong nhà tù ở Arkansas và luật sư Tòa Bạch Ốc, Vincent W. Foster, dùng súng bắn vào đầu tự tử ở Great Falls Park, Virginia.  Cuộc điều tra chấm dứt. Người dân chán nản và mất tất cả niềm tin ở Bill và Hillary Clinton.
Đảng Cộng Hoà đại thắng trong cuộc bầu cử này và được mệnh danh là Republican Revolution vì Đảng Dân Chủ đã giữ “ngôi vị đa số” ở Hạ Viện trong suốt 50 năm, kể từ năm 1945.
Newt Gringrich, Dân Biểu của Tiểu Bang Georgia, trở thành Chủ Tịch Hạ Viện.  Bob Dole, Nghị Sĩ của Tiểu Bang Kansas, trở thành Lãnh Tụ Đa Số Đảng Cộng Hòa ở Thượng Viện.

gringrich2.jpg                gefhard.jpg               Newt Gingrich, Chủ Tịch Hạ Viện    Dick Gephardt, Lãnh Tụ Thiểu Số HV
Bob_Dole,_PCCWW_photo_portrait.JPG     geoge mitchell.jpgBob Dole - Lãnh Tụ Đa Số Thượng Viện     George Mitchell - Lãnh Tụ Thiểu Số TV

Nhìn Lại Kết Quả Bầu Cử Quốc Hội Hoa Kỳ Năm 2006 – Midterm Election
Tháng 3 năm 2003, Tổng Thống George W. Bush bị "ảnh hưởng" bởi một quyền lực vô hình, phát động một chiến dịch mệnh danh là Operation Iraqi Freedom tấn công Iraq vào ngày 20 tháng 3 năm 2003.  Cuộc chiến tranh Iraq nhanh chóng kết thúc vào ngày 1 tháng 5 năm 2003.
Cuộc chiến Iraq gây tốn kém cho dân Mỹ (taxpayers) lên tới 4.000 tỷ Mỹ Kim (4 trillion US dollars), về tổn phí chiến tranh và cấp dưỡng cho 32,000 thương phế binh.  Gần 5.000 quân nhân Mỹ hy sinh, khoảng 200,000 dân Iraq thiệt mạng.  Tổng Thống nước này là Sadam Hussein cũng bị giết.
Cuộc chiến này chỉ có một nước đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng, ngồi không hưởng lợi,  không còn bị pháo kích bởi hỏa tiễn Scud (ballistic missile) phóng đi từ Iraq.
Dân Mỹ nghĩ George W. Bush là anh láo khoét; bịa chuyện để có lý do tấn công Iraq.
Để trừng phạt Đảng Cộng Hòa đã biểu quyết thuận cho George W. Bush gây ra chiến tranh Iraq, dân Mỹ quyết tâm thay đổi khối đa số ở Quốc Hội Hoa Kỳ từ Cộng Hòa sang Dân Chủ trong kỳ bầu cử Quốc Hội năm 2006.  
Đặc biệt hơn nữa là đa số dân Mỹ cũng bỏ qua vấn đề kỳ thị chủng tộc trong xã hội Hoa Kỳ trãi qua nhiều thế kỷ.  Tạo cơ hội cho Barak Obama đắc cử vẻ vang trong kỳ bầu cử Tổng Thống năm 2008.

George-W-Bush.jpeg                    Obama.jpg        Tổng Thống George W. Bush                                      Tổng Thống Barak Obama

Bà Dân Biểu Nancy Pelosi (Dân Chủ) của Tiểu Bang California được bầu làm Chủ Tịch Hạ Viện.   Nancy Pelosi là người đàn bà đầu tiên giữ chức vụ Chủ Tịch Hạ Viện trong lịch sử Quốc Hội Hoa Kỳ.

Pelosi 2014.jpg                       hastert2.jpg    Nancy Pelosi - Chủ Tịch Hạ Viện                      Dennis Haster – LT Thiểu Số Hạ Viện

Nhìn Lại Kết Quả Bầu Cử Quốc Hội Hoa Kỳ Năm 2014 - Midterm Election
Sau 6 năm cầm quyền, niềm phấn khởi (excitment) của cuộc đắc cử Barak Obama vào chức vụ Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ đã lần lần tàn lụi.
Người Mỹ da đen, Xì (Hispanic/Latino), thành phần nòng cốt của đảng Dân Chủ, nhận thấy Barak Obama đã không cải thiện đời sống của họ được sáng sủa hơn.  Cho nên cuộc bầu cử Quốc Hội năm 2014 nhóm này không tích cực đi đầu phiếu như năm 2008.
Kết quả Đảng Cộng Hoà chiếm lại đa số ở Quốc Hội.  Ông Joe Beohner (Cộng Hoà), dân biểu của Tiểu Bang Ohio, được bầu làm Chủ Tịch Hạ Viện.  Bà Nancy Pelosi (Dân Chủ), dân biểu California, xuống cấp làm lãnh tụ thiểu số ở Hạ viện.
Joe Boehner đắc cử chức vụ Chủ Tịch Hạ Viện nhờ nhóm "tea party" (conservative bloc) nhưng cũng chính nhóm này làm áp lực và đặt Joe Boehner vào tình trạng khó xử khi thương thảo những chương trình của Barack Obama đề nghị.
Joe Boehner từ chức Chủ Tịch Hạ Viện tháng 10 năm 2015 và được thay thế bởi Paul Ryan (Cộng Hoà), dân biểu của Tiểu Bang Wisconsin. Và Ông Mitch McDonnell (Cộng Hòa) giữ chức Lãnh Tụ Đa Số Thượng Viện.        

John_Boehner_113th_Congress_2013.jpg                  Pelosi 2014.jpg         Joe Boehner - Chủ Tịch Hạ Viện                                      Nancy Pelosi - Lãnh Tụ Thiểu Số Hạ Viện
Mitch_McConnell_official_photo.jpg                       paul ryan.jpg                                                                          Mitch McConnell - LT Đa Số Thượng Viện                 Paul Ryan đương kim Chủ Tịch Hạ Viện    
                                                                            ***
Phối Kiểm Dư Luận Liên Hệ Tới Tiền Bầu Cử năm 2018
Sự đắc cử của Donald Trump trong kỳ bầu cử vừa qua là một cuộc cách mạng lịch sử bầu cử tại Hoa Kỳ.  Ông Donald Trump trở thành Tổng Tổng thứ 45 của Hoa Kỳ thật sự là một thắng lợi của thể chế Dân Chủ và không bị chi phối bởi sự sắp xếp trước của Tập Đoàn Đầu Cơ Chánh Trị Quốc Tế (Power Broker).  Toàn dân Mỹ đã bất ngờ phá vỡ kế hoạch của tập đoàn ĐCCT về việc chọn Hillary Clinton làm Tổng Thống Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử năm 2016.
Ông Donald Trump hiện đang ở một tình trạng khó khăn khi điều hành Chánh Phủ, bị Đảng Dân Chủ phá rối và thiếu sự hợp tác của một số đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng Hoà.  Nhiều chương trình hứa hẹn trong giai đoạn tranh cử chưa thực hiện được vì thiếu sự đóng góp tích cực của các thành viên thuộc khối đa số ở Thượng Viện và Hạ Viện. Các hãng truyền thông Quốc Tế thiên tả - Left Wing Media - (một công cụ tuyên truyền của tập đoàn ĐCCT) vẫn tiếp tục chỉ trích, phao tin thất thiệt (fake news) để gây xáo trộn dư luận.
Và quan trọng hơn nữa là có một thế lực vô hình nào đó đang tận dụng mọi phương tiện, mọi thủ đoạn, mọi cách để lật đổ chánh phủ D. Trump (Trump's Presidency). Việc truất phế Donald Trump không phải bằng bạo lực mà dùng giải pháp chánh trị: impeachment.  Ngày 16 tháng 3 năm 2018, trong buổi thuyết trình ở Cincinnati (Ohio), Tỷ Phú Tom Steyer cũng sẵn sàng chi 40 triệu Mỹ Kim để vận động cho công tác này.
Việc "lục lọi" và tịch thu tài liệu của văn phòng luật sư Michael Cohen, ngày 9 tháng 4 năm 2018 và  Hồi Ký của cựu Giám Đốc FBI, James Comey, A Higher Loyalty, phát hành ngày 17 tháng 4 năm 2018, có thể là những hành động có mục đích vạch lá tìm sâu để kết tội Donald Trump.
Chúng ta, những công dân mới hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ, không đủ tư cách để phê bình, chỉ trích về đường lối, chủ thuyết của Đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ, nhưng với trách nhiệm, quyền hạn của người cử tri quan tâm đến sự trường tồn của đất nước, chúng ta có thể phê bình cá nhân trong mỗi đảng mà họ đã đặt nặng tham vọng cá nhân và phe nhóm lên trên quyền lợi Quốc gia, Dân tộc.     
1/ Là công dân có trách nhiệm, chúng ta không khỏi băng khoăn, lo lắng trước tư cách và hành động của các chánh trị gia chuyên nghiệp của cả hai Đảng.  Họ đang ở vị trí lãnh đạo quốc gia, bị mua chuộc bởi tập đoàn ĐCCT (power broker), Đại Tư Bản***, hay các cá nhân có mục đích riêng tư (special-interest parties) để thỏa mãn quyền lợi cá nhân, phe nhóm.
             *** Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ James Mattis đến Việt Nam vào cuối tháng 1 năm 2018 để thảo luận về hợp tác quân sự, đề nghị những cuộc thao diễn Hải Quân thường xuyên trên biển như kỹ thuật tiếp tế ngoài khơi (basic passing exercise).  Và đồng thời "viện trợ" cho Việt Nam một số tàu duyên phòng - Coast Guard cutter Hamilton-class.
Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson đến Tiên Sa, Đà Nẵng, về mặt chánh trị, theo lời Đô Đốc Scott Swift Tư Lệnh Lực Lượng Hải Quân Thái Bình Dương, là để nâng cao sự bang giao mật thiết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Về mặt quân sự, sự hiện diện của USS Carl Vinson mục đích chận đứng chiến lược bành trướng thế lực Trung Cộng - China's expansionism – trên toàn vùng Nam Hải.
Cũng trong chương trình hỗ trợ chánh sách kinh tế của Đại Tư Bản, Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử USS Carl Vinson (CVN-70) thăm viếng Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 5 tháng 3 năm 2018, mục đích "nhắc nhở" Chánh Phủ Việt Nam về việc đặt mua chiến cụ như: Drones (ScanEagle UAV), phi cơ không tuần Orion P-3, hỏa tiễn phòng không Patriot.    
scaneagle 1a.jpg          op 3 last.jpg                 
   CARL VINSON.jpg        Bộ trưởng QP Hoa Kỳ và Bộ Trưởng QP Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại  Hà Nội - 24/1/2018

uss carl vinson.jpg                     USS Carl Vinson (CVN 70) neo tại Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 5/3/2018
vice admiral.JPG                     Phó Đô Đốc Phillip G. Sawyer, Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội, được Giới Chức Việt Nam tiếp đón khi Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson đến Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 5 tháng 3 năm 2018    

                      linh Viet tren USS Carl Vinson.jpg       Paul Nguyễn, thủy thủ tàu USS Carl Vinson, người Mỹ gốc Việt (Quê Cà Mau)
Sau đó USS Carl Vinson sẽ ghé thăm vịnh Cam Ranh 3 ngày.  Đây có thể là cuộc “thăm dò” cho một vị trí chiến lược dài hạn của hạm đội Hải Quân Hoa Kỳ trong tương lai để thay thế cho căn cứ Subic Bay.  Hải Quân Hoa Kỳ đã dùng Subic Bay làm hậu cứ cho Hạm Đội Thái Bình Dương kể từ năm 1899 cho tới năm 1992, khi chánh phủ Phi Luật Tân đòi lại chủ quyền.  Đặc biệt việc USS Carl Vinson vào Vịnh Cam Ranh không được các hãng truyền thông trong và ngoài nước đăng tải tin tức và hình ảnh.
px.jpg   coast guard cutter.jpg  Sỹ Quan VC đang tham quan "PX" -  CVN 70 Coast Guard cutter – Hamilton class
  Tháng 3 năm 1975, các đơn vị Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa hối hả triệt thoái khỏi Tiên Sa, Đà Nẵng vì Quốc Hội Hoa Kỳ “cắt  đứt” nguồn Tiếp Liệu.
  Tháng 3 năm 2018, Đại Tư Bản trở lại Tiên Sa, Đà Nẵng "cung cấp" phương tiện cho Việt Nam Cộng Sản truy cản Tàu Cộng.  
Phải chăng trong quá khứ chúng ta, Người Việt Miền Nam, đã đánh giá quá cao về tư cách và lòng trung tín (theo triết lý Đông Phương) của các Chánh Trị Gia Hoa Kỳ?
                                                                      ***
Thể theo Asia News, trong tháng 3 năm 2018, Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh (TC) đã hướng dẫn một hạm đội gồm 48 chiến hạm (Aircraft Carrier Battle Group), và 76 chiến đấu cơ, di chuyển qua eo biển Đài Loan hướng về vùng biển phía nam.  Sau đó hạm đội Trung Cộng tập trung ở phía Nam của đảo Hải Nàm để khởi sự một cuộc "tập trận" tác xạ tự do (live-fire drill) tại một địa điểm không được tiết lộ trong vùng biển Nam Hải.  Có thể đây là một cuộc biểu dương lực lượng có mục đích "thách thức" nỗ lực của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
     chinese naval drill.jpg        
  Tap Cam Binh.jpg                             Tổng Thống Trung Cộng quan sát diễn tiến cuộc "tập trận"
                                                                    ***
Theo tờ The New York Times, dựa trên tài liệu “Clinton Cash” của tác giả Peter Schweizer,  trong năm 2015 một công ty của Gia Nã Đại, Uranium One, nhượng đặc quyền khai thác mỏ Uranium tại Hoa kỳ cho Cơ quan Nguyên Tử Năng Nga, Rosatom.   Trong năm 2010, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ do Hillary Clinton làm bộ Trưởng đã tạo cơ hội thuận lợi cho việc “mua bán" nầy. Năm 2013 cơ quan nầy được chánh thức đặc quyền thu mua 20% của tổng số tài nguyên uranium – a national  asset -  sản xuất.  
Uranium là nguyên liệu chánh để chế tạo vũ khí nguyên tử nhưng lại đồng thuận bán cho một nước đối nghịch thì thật là một hiểm họa diệt chủng mà Chánh Quyền Barrack Obama và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (National Security Council) không có thái độ cứng rắn, thờ ơ, thì thật là một thái độ vô trách nhiệm.    
Theo tin tức của POLITICO, giới tài phiệt có lời trong dịch vụ Uranium One đã "hối lộ" cho Clinton Foundation 145 triệu Mỹ Kim.  Một ngân hàng Nga - Russian Investment Bank -  liên quan đến việc phát hành cổ phiếu (stock) cho Uranium One, cũng bỏ vào phong bì cho Bill Clinton US$500,000.00 tiền “tip”, công rao hàng (speech).
Clinton Foundation được thành lập, gây quỷ với mục đích để làm việc thiện nhưng nạn nhân của ba trận bão lụt ở Texas, Florida, Puerto Rico, chưa nhận được một xu cứu trợ của Clinton Foundation.  Cơ quan này chỉ tìm những kẻ hở - loopholes - để chuyển tiền từ ngân quỷ của từ hội thiện qua "quỷ cá nhân".  Theo Fox News Network, Clinton Foundation đã trả 3.5 triệu Mỹ Kim cho Bill Clinton Inc. tiền chi phí diễn thuyết – speech - trong năm 2016.  Hillary Clinton được xem là người đàn bà tham lam (crooked Hillary, lời Donald Trump) và thủ đoạn nhất của thế kỷ.
2.  Các Vị Dân Cử, từ trung ương (Quốc Hội) cho đến các Tiểu Bang, Thị Xã, đã nghĩ thế nào khi họ có địa vị ăn trên ngồi trước, hưởng "bổng lộc" bằng mồ hôi , nước mắt của người dân.   Trong tháng 1 năm 2018, sanh hoạt trên toàn nước Mỹ bị đóng cửa 3 ngày - government shutdown -  vì các vị Dân Cử Đảng Dân Chủ muốn ưu tiên hợp thức hóa tình trạng di trú của 700,000 đứa trẻ (DACA) hiện đang cư ngụ bất hợp pháp.  
Sau 3 ngày "bỏ ngỏ" làm xáo trộn đời sống và an ninh trên toàn nước Mỹ, Quốc Hội đồng ý chấp thuận giải tỏa ngân sách cho đến ngày 8 tháng 2 năm 2018.
Ngày 7 tháng 2 năm 2018, Bà Dân Biểu Nancy Pelosi đã bắt 435 dân biểu Hạ Viện "nín tè" để nghe Bà hát bài con cá DACA, kể từ 10:00 giờ sáng cho đến 6:00 giờ chiều (8 tiếng đồng hồ) - kể lễ tiểu sử của 700,000 dreamers.  Bà Pelosi là bà già “nói dai” nhứt trước diễn đàn Quốc Hội trong lịch sử Hoa Kỳ kể từ ngày lập quốc vào năm 1776. Người đứng hàng thứ nhì là Dân Biểu Champ Clark (Dân Chủ), hơn 100 năm về trước,  “lè nhè” trước Hạ Viện chỉ tới  5 giờ 15 phút vào năm 1909.
Ngày 8 tháng 2 năm 2018 Hạ Viện lại tiếp tục thương thảo Ngân Sách đến 1:00 giờ sáng ngày 9 tháng 2 năm 2018.  Quốc Hội chấp thuận hậu hĩ ngân sách Quốc Phòng và các chương trình an sinh trong nước (domestic programs) cho đến cuối tháng 3 năm 2018.  Chương trình DACA không được đề cập tới.  
Như vậy những đứa trẻ trong chương trình DACA sẽ là đối tượng của Sở Di Trú trong vấn đề trục xuất - facing deportation - sau ngày 5 tháng 3 năm 2018 nếu không chứng minh được giấy phép hợp lệ (valid work permit).
Một thất bại nặng nề cho Bà Nancy Pelosi, lãnh tụ thiểu số Hạ Viện.  Bà Pelosi có lòng nhưng cuộc tranh đấu của bà thiếu chánh nghĩa.
Bà tranh đấu cho chương trình DACA chỉ với mục đích muốn chiếm lại vị trí đa số Dân Chủ ở Hạ Viện trong kỳ bầu cử Quốc Hội năm 2018.  Bà có thể mất chức lãnh tụ Dân Chủ ở Hạ Viện vào đầu năm 2019 vì thiếu yếu tố: Nhân Hòa.
Nhiều Thống Đốc (Dân Chủ) Tiểu Bang lớn như California, New York, Illinois, Texas, hay Thị Trưởng các thành phố San Francisco, Chicago, Houston, và rải rác trên toàn nước Mỹ, đã lạm quyền thành lập những khu bất khả xâm phạm (sanctuary) chứa chấp dân cư trú bất hợp pháp (12.5 triệu người gồm: 85% dân Nam Mỹ, 12% dân Á Châu, 3% dân Âu Châu).  Các Tiểu Bang nầy đã phá bỏ luật lệ quốc gia, chứa chấp tội phạm - criminal gang MS-13.  Những việc làm nầy gây tốn kém tiền thuế của dân hàng năm đến 135 tỷ Mỹ Kim, về ăn ở, y tế, trường học cho trẻ con.  Trong khi đó nước Mỹ đang mang nợ $22,000 tỷ Mỹ Kim (22 trillion US Dollars).
Nếu phân chia đồng đều thì mỗi công dân Mỹ đang gánh món “nợ không vay” khoảng $65,000.00 Mỹ Kim và còn tiếp tục gia tăng theo thời gian.
               sanctuary.jpg       

3.  Trong thời kỳ vận động tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ vào năm 2015 - 2016,  chánh quyền Barack Obama đã “mở ngỏ” cho ảnh hưởng chánh trị xâm nhập vào cơ quan công quyền làm "ô nhiễm & ung thối" cả ba ngành Hành Pháp (Executive Branch), Lập Pháp (Legislative Branch), và Tư Pháp (Judicial Branch).  Trên nguyên tắc, ngành Tư Pháp gồm Tối Cao Pháp Viện, Bộ Tư Pháp, và FBI, là một tổ chức độc lập, vô tư, đặc biệt đứng ngoài mọi khuynh hướng chánh trị.  Nhưng có một tổ chức hoạt động ngầm trong bóng tối - deep state - đã cấy những "con chốt nằm vùng" vào cơ quan nầy để chi phối cuộc tranh cử Tổng Thống năm 2016.
a/ Bà Ruth Bader Ginsburg, được Tổng Thống Bill Clinton đề cử vào Tối Cao Pháp Viện năm 1993, đã phát biểu ý kiến trong mùa bầu cử Tổng Thống năm 2016:  "Các Bà không bỏ phiếu cho Hillary Clinton thì nên tìm đường xuống Địa Ngục - go to Hell”.
b/ Phụ Tá Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp, Bruce Ohr, có bà vợ tên Nellie Ohr làm việc cho hãng Fusion GPS.  Hãng này được Hillary Clinton dùng 9 triệu Mỹ Kim của Đảng Dân Chủ  thuê để ngụy tạo hồ sơ “the Trump Dossier” trong mùa bầu cử Tổng Thống 2016.  Cựu điệp viên người Anh tên Christopher Steele được hãng Fusion GPS thuê phụ trách sáng tạo Trump Dossier cùng với bà Nellie Ohr .   Christopher Steele và Bruce Ohr thường xuyên liên lạc với nhau để trao đổi tin tức. Chánh phủ Barrack Obama đã dùng tài liệu này với hệ thống FISA (Foreign Intelligence Surveillance Act) để “spy” ƯCV Donald Trump.

Ông Bruce Ohr bị Bộ Tư Pháp giáng cấp trong tháng 12 năm 2017.            
c/  Ông Bộ Trưởng Tư Pháp, Jeff Sessions (Thượng Nghị Sĩ của Tiểu Bang Alabama), được Donald Trump bổ nhiệm vào chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp ngày 9 tháng 2 năm 2017, lại là một cá nhân “lạnh cẳng”.  Giữ chức vụ Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp như ngồi vào giữa ổ kiến lửa - deep state/secret society - nên giữ thái độ im lặng là vàng.  
d/  Theo nguồn tin trên mạng - internet media - Ông Jeff Sessions khi nhậm chức Bộ Trưởng Tư pháp đã đề nghị sa thải một số nhân vật quan trọng (political appointees) của Bộ Tư Pháp làm việc dưới thời Barrack Obama trong số đó có Rod Rosenstein, đang làm Phụ Tá Thứ Trưởng BTP.  Không hiểu có sự "gửi gắm" nào đó, thay vì bị loại ra khỏi BTP, Rod Rosenstein lại được Donald Trump phong lên làm Thứ Trưởng BTP.  Ông Bộ Trưởng Jeff Sessions mất hứng - keeps the mouth shut - để mặc cho Rod Rosenstein "quậy" như chỗ không người.
Donald Trump rất bất mãn với sự đóng góp thiếu tích cực của Ông Bộ Trưởng BTP Jeff Sessions.  Donald Trump bực bội, tweeted: "Nếu Ông may mắn đắc cử kỳ II thì Ông sẽ cho “chú mày” trở về ala…bé…ma (tiểu bang Alabama)…. quản lý trại gà".

christopher-steele-ap-jef-170816_16x9_992.jpg          sessions & rosenstein.jpg  Christopher Steele                                                              Jeff Sessions & Rod Rosenstein
e/  Ông Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp, Rod Rosenstein, múa gậy vườn hoang, chỉ định Robert S. Mueller thành lập ủy bản điều tra (special counsel) về việc Nga "dính líu" – Russian collusion - đến cuộc tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016 dựa theo tài liệu Trump Dossier.  Ủy ban điều tra của Robert S. Mueller gồm có 16 thành viên trong đó có 9 người đã ủng hộ tài chánh cho Hillary Clinton trong thời kỳ tranh cử vừa qua.  
f/ Một trong số chín (9) uỷ viên ủng hộ Hillary Clinton này đặc biệt còn có Peter P. Strzok, Trưởng Ngành Phản Gián của FBI, một "hardcore fan" của Hillary Clinton.   P. Strzok, cũng là một nhân vật tín cẩn của Cựu Giám Đốc FBI James Comey, đã giúp soạn thảo phúc trình giúp Hillary Clinton tránh bị truy tố trong việc xử dựng và tàng trữ tài liệu tối mật của Bộ Ngoại Giao trong internet server cá nhân.  
Kết quả Peter Strzok cũng bị loại ra khỏi ủy ban điều tra của Robert S. Mueller.                 
g/ Giám Đốc FBI, Andrew McCabe (xử lý thường vụ thay thế cho cựu Giám Đốc James Comey bị Donald Trump sa thải), để bà vợ tên Jill McCabe nhận $700,000 Mỹ Kim của “Hillary Clinton’s Gang” ra tranh cử chức vụ Nghị Sĩ (Dân Chủ) Tiểu Bang Virginia.  
Dựa trên bản phúc trình của Tổng Thanh Tra Bộ Tư Pháp, Andrew McCabe, 50 tuổi với trên 20 năm công vụ, bị Bộ Tư Pháp "sa thải"  - fired - vì lý đó kỷ luật vào ngày 16 tháng 3 năm 2018.  Andrew McCabe bị tước quyền lợi hưu bổng (pension) khoảng US $60,000.00/năm và nhiều trợ cấp khác.  
Ông Christopher A. Wray được Donald Trump chỉ định thay thế Andrew McCabe trong chức vụ giám đốc Cơ Quan FBI.
h/ Donald Trump rất bực mình vì Robert Mueller tiếp tục quấy nhiễu - harass - về việc điều tra nhân viên thuộc quyền có dính líu với Nga trong thời kỳ tranh cử.  Donald Trump muốn "dứt điểm" Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Rod Rosenstein và Robert Mueller nhưng chưa có cơ hội và sợ phạm luật - obstruction of justice.
i/  Nhật báo Washington Post ngày 21 tháng 4 năm 2018 phổ biến: Ông Bộ Trưởng Tư Pháp, Jeff Sessions, cảnh cáo Nhà Trắng: "nếu Rod Rosenstein bị Donald Trump sa thải thì Ông Jeff Seessions cũng xin từ chức” - lại thêm luận điệu tráo trở (flip flop) của một chánh trị gia chuyên nghiệp (!)
ohr.jpg        mccabe.jpg                   Bruce Ohr         Andrew McCabe
k/ Thể theo sự công khai hóa FISA Memo (tài liệu Foreign Intelligence Surveillance Act) vào ngày 2 tháng 2 năm 2018 của Dân Biểu Devin Nunes,  Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, cho thấy Bộ Tư Pháp đã vi phạm Hiến Pháp một cách trầm trọng.
Trong giai đoạn vận động tranh cử sôi nổi vào năm 2016, Tổng Thống Barrack Obama đã "mở một mắt, nhắm một mắt" làm ngơ cho Bộ Tư Pháp và FBI qua mặt FISC (Foreign Intelligence Surveillance Court) dùng FISA để theo dõi Ứng Cử Viên Đảng đối lập là một việc làm lạm quyền, kỳ thị và chèn ép - bias - ứng cử viên Donald Trump.  Chánh Phủ Obama đã công khai áp dụng "luật rừng" không khác với các nước Độc Tài Banana Republic.
4.  Trong một giai đoạn nào đó, chúng tôi nghĩ rằng các vị Dân Cử trong Quốc Hội có lương tâm, phải nghĩ đến Đất Nước, Người Dân, và bảo tồn Hiến Pháp.  Hãy bỏ qua khuynh hương chánh trị, Cộng Hoà hay Dân Chủ, cùng ngồi lại trong tình thần xây dựng.  Soạn thảo một đạo luật gắt gao, đặt Bộ Tư Pháp và FBI vào một vị trí chuyên nghiệp - professional - và đặt ảnh hưởng chánh trị của các cơ quan này ra ngoài vòng pháp luật - politics free.
Trong khi đó Chánh Quyền Trung Ương - Federal Government - phải thanh lọc lại guồng máy điều hành của Bộ Tư Pháp.  Ngoại trừ những chức vụ do Tổng Thống tín nhiệm và chỉ định - political appointees - để điều hành công vụ cho phù hợp với đường lối và chánh sách mới của Tổng Thống trong việc phục vụ quyền lợi chung của người dân.  Tổng Thanh Tra Bộ Tư Pháp - Office of the Inspector General - phải theo giỏi và nghiêm khắc trừng trị nhân viên các cấp của Bộ Tư Pháp và FBI có hành động đi ngược lại với tôn chỉ và đường lối của Chánh Phủ.
                                                                              ***
Thành Quả Đạt Được Của Donald Trump Trong Một Năm Tại Chức
Ưu Điểm
1.  Với kinh nghiệm của một Doanh Nhân, Donald Trump tạo cơ hội thuận lợi trong việc phát triển kinh tế.  Thị trường Chứng Khoán (stock market) gia tăng vượt bực kể từ ngày Donald Trump đắc cử.
Tháng 12 năm 2016           Dow: 16,517.00        Nasdaq: 4,636.00 S&P:   1,939.00
Tháng 12 năm 2017           Dow: 24,930.00       Nasdaq: 6,904.00 S&P:   2,674.00
2.  Tu chỉnh luật thuế khoá bằng cách giảm thuế cho xí nghiệp (corporate tax) từ 35% xuống 21%.  Tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và tạo thêm việc làm cho người dân bằng cách khuyến khích các đại xí nghiệp đang đầu tư ở nước ngoài dời cơ sở trở về Mỹ.  Ngăn chặn các đại xí nghiệp di chuyển cơ sỡ ra nước ngoài.                                                                                                                                           
So sánh luật thuế khoá hiện hữu của Hoa Kỳ với các trên thế giới:
Hoa Kỳ:                  35% Canada:         26.50% Âu Châu:     18.35%
Trung Quốc:         25% Nhật:               30.86% Mexico:    27.50%
3.  Quyết định cứng rắn trong việc chặn đứng và trục xuất dân cư trú bất hợp pháp.
4.  Thu hẹp các vùng chiếm đóng của quân khủng bố ISIS trên lãnh thổ Syria và Iraq.

Yếu điểm
1.   Có thái độ kiêu ngạo của một người lãnh đạo nước giàu, mạnh làm xúc phạm danh dự và tự ái các nhà Lãnh Đạo Thế Giới đặc biệt là các nước trong tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương - North Atlantic Treaty Organization (NATO).  Bà Angela Merkel, Thủ Tướng Đức, và Bà Theresa May, Thủ Tướng nước Anh, đã tỏ thái độ bất mãn công khai với Donald  Trump.
2.   Quyết định "hấp tấp" khi nhìn nhận Jerusalem là thủ đô nước Do Thái****.  Jerusalem  là Thánh Địa của Thiên Chúa Giáo và cũng là Thủ Đô của nước Palestine trong tương lai.  Vùng đất Jerusalem bị nước Do Thái chiếm đóng một cách bất hợp pháp từ dân Palestine vào năm 1967.  
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhóm họp ngày 21 tháng 12 năm 2017, cả thế giới đồng thuận bỏ phiếu chống lại quyết nghị nầy.  Chỉ có 6 nước không tên tuổi ủng hộ quyết nghị Hoa Kỳ như: Guatemala, Honduras, Marshall Islands, Nauru, Palau, Togo.
Donald Trump mất mặt hăm doạ sẽ cắt ngân khoản viện trợ cho những nước "chống lại" đường lối Hoa Kỳ.  Nói dễ nhưng làm không dễ.  Chương trình viên trợ là một sự “đổi chác” chứ không phải tiền bố thí vì lòng nhân đạo.  Ngân sách viện trợ cho các nước trên thế giới nằm trong các chương trình vạch sẵn: Truyền bá tư tưởng Tự Do, cũng cố sức mạnh quân sự, duy trì ảnh hưởng chánh trị, phổ biến văn hóa, chống khủng bố - war on terrorism - tìm thị trường tiêu thụ, v.v.   
Ngưng viện trợ là tự cô lập hóa - isolation - và đứng ngoài sanh hoạt cộng đồng thế giới Tự Do.  Trong khi đó Trung Cộng đang phát huy kế hoạch trường kỳ là dùng tiền để mua chuộc ảnh hưởng các nước chậm tiến nhưng giàu tài nguyên chưa khai phá.       Trung Cộng đang thành lập một cơ quan mới có tên là Cơ Quan Phát Triển Ngoại Giao & Yểm Trợ Quốc Tế tương đương với cơ quan USAID (US Agency for International Development) của Hoa Kỳ.  Mục tiêu của cơ quan này là phát triển tối đa ảnh hưởng chánh trị toàn cầu.
**** Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết dự luật "Jarusalem Embassy Act" vào tháng 10 năm 1995 nhìn nhận Jerusalem là thủ đô nước Do Thái và Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được dự trù dời về  Jerusalem vào năm 1999.
Dự Luật Jerusalem Embassy Act được trình lên Tổng Thống Bill Clinton nhưng Bill Clinton không ký thành luật, cũng không "veto". Lý do tế nhị vì trước đó Bill Clinton đã dàn xếp cuộc sống chung Hoà Bình giữa Israel/Palestine (PLO) qua Thỏa Ước Oslos – Oslo Accords - vào tháng 9 năm 1993, tại Washington DC (Oslo Accord I) và ký kết tại Taba, Ai Cập (Egypt) - vào năm 1995 (Oslo Accord II). Bill Clinton giải thích: Việc nhìn nhận Jarusalem là Thủ Đô nước Do Thái sẽ ảnh hưởng đến việc thương thảo hòa bình Israel/Palestine (PLO) và đặc biệt là sự chống đối mạnh mẽ của các nước đồng minh trong khối Á Rập.
Jerusalem Embassy Act đệ trình cho Bill Clinton, 10 ngày sau đương nhiên trở thành luật, mặc dầu Bill Clinton không ký thuận cũng không “veto”.
Qua ba đời Tổng Thống Bill Clinton, George W. Bush và Barrack Obama cố ý trì hoãn việc dời toà Đại Sứ Hoa Kỳ đến Jerusalem đều viện lý do này hay lý do khác.
                                                                    ***
Bầu Cử Năm 2018 - Một Thử Thách Cho Lòng Dân & Chánh Nghĩa
Ngày chánh thức bầu cử Quốc Hội Hoa Kỳ được ấn định là Thứ Ba, ngày 6 tháng 11 năm 2018.  Cuộc vận động tiền bầu cử được bắt đầu từ tháng 3 cho tới tháng 9 năm 2018 Từ nay cho tới ngày bầu cử vào tháng 11 năm 2018 cử tri sẽ bị chi phối dồn dập bởi những đề tài tuyên truyền “nóng bỏng” mà Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ dùng để khai thác lợi thế trong việc chiếm vị trí đa số Thượng Viện và Hạ Viện tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
  1. Chủ đề tranh cử của Đảng Cộng Hòa năm 2018:
  • Giảm thuế xí nghiệp để tạo thêm công ăn việc làm
  • Áp dụng những "công thức" thực tiễn, bình đẳng trong việc giao thương với nước ngoài
  • Phong tỏa và xây tường biên giới phía Nam để chận đứng đường giây ma túy, tội phạm và dân di trú bất hợp pháp

  1. Chủ để tranh cử của Đảng Dân Chủ:
  • Sau cuộc bầu cử Tổng Thống thất bại vào năm 2016, Đảng Dân Chủ dường như đã mất tất cả niềm tin.  Đảng không có chủ đề tranh cử mà chỉ biết "chứa chấp, bao che" cho 12.5 triệu dân cư trú bất hợp pháp và 700,000 đứa trẻ của chương trình DACA.
  • Tiếp tục chống đối, phê bình, trì hoãn những chương trình, kế hoạch tương lai của Donald Trump. Nhưng Đảng Dân Chủ cũng không có sáng kiến hay đề nghị giải pháp thỏa đáng.
  • Chỉ biết phát động những nổ lực dưới đây để lấy hậu thuẫn của 17 triệu dân Mỹ gốc Xì (Hispanic/Latino)                        
Mười ba Tiểu Bang và Washinton DC cấp bằng lái xe hay ID (identification) cho dân cư trú bất hợp pháp: California, Connecticut, New Jersey, Colorado, Delaware, Hawaii, Illinois, Maryland, Nevada, New Mexico, Utah, Vermont, Washington. Việc làm này có thể đưa đến sự lạm dụng khi xin hưởng trợ cấp xã hội và gian lận (fraud) trong các cuộc bầu cử.  
Thống Đốc tiểu Bang California , Jerry Brown, đã ký giấy phép cấp bằng lái xe cho 2.5 triệu dân cư trú bất hợp pháp.  Chi phí dự trù cho dịch vụ này lên đến 65 triệu Mỹ Kim tiền thuế của dân để thuê thêm 822 nhân viên phụ trách.
Bà Libby Schaaf, Thị Trưởng thành phố Oakland, California đã thông tin cho dân cư trú bất hợp pháp biết trước có cuộc “bố ráp" của cơ quan ICE  (Immigration & Customs Enforcement) để những người nầy lẩn trốn.  Kết quả có 800 người trốn thoát, 150 người bị bắt.   
                                                                       ***
Thể theo kết quả thăm dò dư luận quần chúng của Gallup Poll về hiệu năng        (performance) của Quốc Hội Hoa Kỳ vào giữa tháng 4 năm 2018:
Hài lòng: 18%
Không hài lòng: 78%
Không ý kiến:   4%
Thứ Ba, ngày 6 tháng 11 năm 2018 chúng ta lại đi bầu để làm bổn phận người dân. Chúng ta sẽ bầu cho những Ứng Cử Viên có tư tưởng và nhân cách hợp với nguyện vọng của mọi người.   Hy vọng chúng ta tìm ra một quyết định hợp lý: Bầu Đúng Cử Xứng
                        thumbnail2.jpg
  Hoa Thịnh Đốn, ngày   30 tháng 4 năm    2018
  Đông Trường Sơn  









No comments:

Tùy bút GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG-Điệp Mỹ Linh

Chủ nhật Jan./12/2025 vừa qua, lúc 11:00AM, một số Luật sư/cựu sinh viên Luật Khoa đã gặp nhau tại nhà hàng Lambo, trên đường Westheimer, Ho...