Saturday, January 12, 2019

Số phận đặc biệt của tàu HQ-505 từng tham gia trận Gạc Ma

HoangsaParacel: Bài viết của báo quốc doanh về số phận Dương Vận Hạm Qui Nhơn HQ 504 (tiền thân của HQ 505vc) trong trận Gạc Ma 14/3/1988. Trong Nhật Ký Hải Hành không đả động gì đến việc bắn trả chiến hạm Trung Cộng, chứng tỏ rằng HQ 505 của HQvc đã không dám bắn một phát đạn nào về phía quân thù, mặc dù DVH Qui Nhơn HQ 504 được trang bị 8 khẩu Bofors 40mm bắn nhanh và nhiều loại vũ khí khác. Chiến hạm thân yêu ngày nào ngang dọc đại dương đã nằm chìm trong biển lạnh trong tủi nhục,bẽ bàng. Vĩnh biệt Qui Nhơn.

Tôi bước lên cầu thang chiến hạm, DVH Qui nhon HQ 504 mỹ miều, mà tôi đã từng phục vụ nay thật điêu tàn với boong tàu hoen rỉ, cơm nước đổ tháo bừa bãi trên sàn.  Bước chân vào hành lang khu vực sĩ quan, đưa mắt nhìn qua cửa phòng ăn sĩ quan tối om, những chiếc ghế bành bọc simili mầu bọc đô, chung quanh được cẩn đinh vàng ngã đổ lỏng chỏng. Những vật dụng trang trí trong phòng ăn do Hạm Trưởng đầu tiên của HQ 504,HQ Đại Tá Phan Phi Phụng đã khổ công đi thu thập trong phòng ăn của một chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ về trang bị cho phòng ăn sĩ quan và đích thân ông vẽ những hoa văn bằng kim nhũ quanh vách. Đi vòng qua sân sau, một bày lợn đang ủn ỉn bên đống rau muống ngỗn ngang, mùi phân và nước đái lợn xông lên nồng nặc. Tôi bàng hoàng tê tái và lặng lẽ rời tầu, bỏ mộng trở lại phục vụ con tầu đã thực sự chuyển tay cho một chế độ hung hiểm,tai ngược,lạc hậu cai quản.(TCH)
Số phận đặc biệt của tàu HQ-505 từng tham gia trận Gạc Ma


TTO - 30 năm trước, ngày 14-3, tàu HQ 505 (Lữ đoàn 125) trở thành "pháo đài thép" cắm mốc chủ quyền trên Biển Đông, trước họng súng lăm le của Trung Quốc.

Thượng tá Nguyễn Xuân Lương nhớ về những ngày đầu tiếp quản tàu HQ 505 và những chiến công của con tàu thời ông làm thuyền trưởng - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Từ khi được tiếp quản vào tháng 4-1975 đến khi cắm mốc chủ quyền, HQ-505 đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ đặc biệt, là một trong những con tàu hoạt động hiệu quả nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ đặc biệt

Năm nay, thượng tá Nguyễn Xuân Lương đã bước sang tuổi 80 nhưng tinh thần, vóc dáng của ông vẫn còn mang khí chất của người thuyền trưởng hải quân. 



Dương Vận Hạm Qui Nhơn HQ 504 (tiền thân của HQ 505vc)

Tháng 5-1975, ngay sau khi tiếp quản dương vận hạm HQ-504 Quy Nhơn của quân đội Việt Nam Cộng hòa, Hải quân nhân dân Việt Nam cử ông Nguyễn Dư Trung làm thuyền trưởng và thượng úy Lương được điều về làm thuyền phó. 

Đến tháng 8-1975, ông Lương lên làm thuyền trưởng tàu, mà sau này đổi thành HQ 505.

Tàu HQ-505 bị thiệt hại nặng nề sau khi bị tấn công - Nguồn: Phim tài liệu Trường Sa tháng 4 năm 1988Xem thêm video khác trên TVO

Nói về con tàu mình từng gắn bó lâu dài, thượng tá Lương tâm tình: "Những ngày sống, làm việc trên tàu 505 để lại cho tôi nhiều kỷ niệm xúc động của đời quân ngũ nhất. Đó là thời kỳ khó khăn, gian khổ nhất nhưng nghĩa tình của anh em, đồng chí, đồng đội cũng là chân thành nhất". 

"Tôi rất tự hào và vinh dự khi được làm thuyền trưởng của con tàu lớn và đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ đặc biệt quan trọng".

Cầm trên tay bức ảnh tàu 505, thượng tá Lương nhớ lại những ngày đầu tiên khi tiếp quản tàu. Đó là những ngày ông cùng các đồng đội học hỏi, tìm hiểu để làm chủ con tàu có sức chở lên đến gần 4.000 tấn. 

"Tôi chỉ làm thuyền trưởng đến tàu cỡ 400 tấn nhưng tàu 505 trọng tải lên đến hàng ngàn tấn nên ban đầu thấy ngợp lắm", ông Lương nhớ lại. 

Nhưng trên tinh thần học hỏi của người chiến thắng, tự nghiên cứu và mày mò và được sự chỉ bày của những người lính Việt Nam Cộng hòa được lưu dụng, chỉ sau một thời gian ngắn, ông Lương cùng đồng đội của mình đã làm chủ được con tàu. 
Các cựu binh hải quân tàu HQ 505 vui vẻ gặp nhau ngày 14-3-2016 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Lưu dụng hàng chục người lính chế độ cũ 

Thượng tá Lương nhớ rõ, lúc đó, quân đội phải lưu dụng hàng chục người lính chế độ cũ để họ hướng dẫn cách sử dụng con tàu, trong đó có cả hạm trưởng Lê Văn Phú, máy trưởng tên Khương người ở Nha Trang. 

"Lúc đó, chúng tôi thường nói với các anh em là lính hải quân của chế độ cũ rằng khi còn chiến tranh thì chúng ta là hai chiến tuyến. Nhưng hôm nay đất nước đã giải phóng, thống nhất, các anh cũng là người Việt Nam như chúng tôi, các anh hãy thể hiện lòng yêu nước của mình", thượng tá Lương nhớ lại. 

Nhờ câu nói này của thượng tá Lương, những người lính của chế độ cũ đã bớt đi sự rụt rè mà ngược lại họ nhiệt tình chỉ dẫn, hướng dẫn cách sử dụng con tàu cho ông và đồng đội.


Ngay sau khi làm chủ được tàu, chuyến đi biển đầu tiên là ông Lương cùng cán bộ, chiến sĩ ra Côn Đảo là vào tháng 6-1975 để đón 500 tù nhân chính trị chở về Đà Nẵng. Sau đó, tàu tiếp tục ra đảo Phú Quốc làm nhiệm vụ. 

Tiếp đó, tàu HQ-505 hoạt động liên tục với những nhiệm vụ quan trọng. Đó là năm 1976, tàu 505 chở gần một trăm chiếc ô tô từ Đà Nẵng ra miền Bắc để phục vụ Đại hội Đảng lần thứ IV.(sic) (Nhiệm vụ thật quan trọng !!!!)
Ảnh tư liệu(sic)- Hình này do HQVNCH chụp chiếc Dương Vận Hạm Nha Trang HQ 505 trước năm 1975.  Sau năm 1975 chiến hạm này phục vụ trong Hải Quân Philippines, chứ không phải HQ 505 hậu thân của HQ 504 thuộc HQVNCH

Trong ký ức của thượng tá Lương ngày nay, ông vẫn nhớ nhất là những chuyến tàu HQ-505 chở hàng tiếp tế cho bộ đội, chở vật liệu ra Trường Sa để xây dựng đảo, sân bay vào những năm 1977, 1978. 

"Có lần, tàu chở vật liệu ra đến Trường Sa nhưng gặp phải giông bão nên bị đứt neo. Chúng tôi buộc phải chạy vòng vòng quanh đảo và xin ý kiến cấp trên. Khi không còn cách nào khác, đành phải quay về Cam Ranh làm neo rồi mới chở vật liệu quay lại ra Trường Sa", ông Lương nhớ lại. 

Trong những chiến công của mình, thượng tá Lương tự hào nhất là việc thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho con tàu ủi bãi ở các đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, An Bang, Nam Yết của quần đảo Trường Sa để đưa những khối hàng nặng hơn chục tấn lên đảo dễ dàng. 

"Ủi bãi là kỹ thuật không khó lắm nhưng lúc đó, tàu của mình chưa thực hiện bao giờ ở những đảo xa. Để tàu ủi bãi đòi hỏi phải có bãi cát rộng, độ dốc vừa phải để tàu cập vào, há mồm ra mà không bị hư hỏng", thượng tá Lương cho biết. 
Phút mặc niệm, tưởng nhớ những đồng đội đã hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa ngày 14-3-1988 của những cựu binh tàu HQ-505 - Ảnh: ĐÔNG HÀ

"Những năm sau 1975, HQ-505 là con tàu hoạt động nhiều nhất, hiệu quả nhất của Hạm đội 171" (nay là Lữ đoàn 171- Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân - pv), ông Lương hào sảng nhớ lại.

Cuối năm 1978, thượng tá Lương được điều đi làm nhiệm vụ khác. Tàu HQ-505 tiếp tục được những thế hệ sau thượng tá Lương tiếp tục hải trình để nối Trường Sa với đất liền, để xây dựng tiền tiêu, phên dậu cho Tổ quốc ngày càng vững chắc. Đến ngày 14-3-1988, con tàu trở thành "pháo đài thép - cột mốc chủ quyền trên Biển Đông" ở đảo Cô Lin.

Ngày nay, bức ảnh con tàu HQ-505 anh hùng được thượng tá Lương cùng nhiều đồng đội, đồng chí của ông in ra, ép nhựa cất trong nhà như một báu vật. 

Những buổi gặp mặt truyền thống của hội cựu chiến binh tàu HQ-505, hình ảnh con tàu được in ra khổ lớn, treo trang trọng trong hội trường. 

Mỗi người lính từng kinh qua, từng làm việc ở tàu HQ-505 là một số phận, một hoàn cảnh. Nhưng tất thảy họ đã gộp thành một khối đoàn kết, vững chắc với một mục tiêu duy nhất: xây dựng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc trên Biển Đông.

Ngày 14-3-1988, sau khi tàu HQ-505 bị trúng đạn pháo của Trung Quốc có nguy cơ chìm, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã cho tàu lao lên đảo chìm Cô Lin, con tàu mắc cạn ở đó, bốc cháy nhưng vẫn trở thành công sự thép trên đảo.

Một thời gian sau, hải quân đã cứu hộ và lai dắt tàu HQ 505 về bờ nhưng gặp sự cố, HQ505 đã bị chìm.
ĐÔNG HÀ

TIN LIÊN QUAN

TT - Chúng tôi lặng đi khi nhìn thấy dòng chữ trên trang bìa một cuốn sổ cũ kỹ: “Sổ ghi chép Cô Lin ngày 14-3-88, HQ 505 M25 HQ” và bên dưới là chữ ký: đại úy thuyền phó Võ Tá Du.


No comments:

HƯƠNG GÂY MÙI NHỚ… Tản Mạn - Nhất Hùng

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị: “Mành tương phơn phớt gió đàn, Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”