Monday, January 28, 2019

Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 và trận Hải chiến Hoàng Sa - Đào Dân

Lời Giới Thiệu: Tác giả và tôi cùng khóa học. Sau khi Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa, Bộ Tư Lệnh Hải Quân phòng Tổng Quản Trị chúng tôi đã nhận hàng trăm đơn xin thuyên chuyển khẩn cấp, từ nhiều căn cứ, nhứt là Lực Lượng Thủy Bộ,Giang Đoàn Tuần Thám, và Sở Duyên Hải, xin thuyên chuyển khẩn cấp xuống các chiến hạm để "tái chiếm Hoàng Sa". Tôi có trình lên vị sĩ quan cấp trên, đã vào phòng Trung Tá Thì, xuống cả văn phòng Đại Tá Phú, nhưng lên đến văn phòng Đại Tá Tài thời "khựng lại" Tôi không rõ lý do.
Đây là tài liệu lịch sử, được ghi lại từ chứng nhân, xin chuyển đến tất cả ACE, với mục đích : Khi giặc đến nhà, đàn bà củng đánh, câu nói nầy,chỉ đúng trước 1975. Đề Huỳnh

Image may contain: sky, outdoor and water
Lời người viết: Bài viết này là một cố gắng ghi lại những gì mà người viết có thể nhớ được sau 20 năm dâu biển. Trí nhớ, tầm nhìn bị giới hạn nên chắc chắn có nhiều sơ sót. Mong qúy bạn đọc tha thứ. Xin cám ơn.

Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 và trận Hải chiến Hoàng Sa

Đào Dân


Sáng 15-01-1974, tàu tách bến Tiên Sa. Những tia nắng yếu ớt của một ngày cuối đông đang cố chọc thủng màn mây mù trắng dày đặc để toả ánh sáng xuống mặt biển xanh rì trước mặt. Gió đông-bắc cấp 2. Biển không động, nhưng khi bắt đầu quay mũi, tàu cũng lắc lư dữ dội. Bên phải, ngọn hải đăng Sơn Chà đã tắt, cái tháp nhọn của nó từ từ nhú lên sau dãy núi đen ngòm, trông như chiếc đinh nhọn chĩa mũi lên trời. Tại đây đáng lẽ tàu bắt đầu quay phải để xuôi Nam, kết thúc một chuyến công tác 1 tháng như dự trù. Nhưng không, tàu tiếp tục Đông tiến, trực chỉ Hoàng Sa. Vậy là niềm vui của thủy thủ đoàn chợt tắt, bỏ cái ước mơ của những chiều dạo phố Sài gòn bên người yêu lại cho tuần sau. Mọi người đều hy vọng như thế, bởi vì chuyến hải hành phụ trội này dự trù kéo dài không quá 5 ngày. Và sau đó, tàu sẽ thảnh thơi nằm sửa chữa ở cầu B, cho đám con có thì giờ thụ hưởng cái đầm ấm và an vui bên gia đình cho một cái Tết hòa bình đầu tiên.
Chúng tôi được lệnh đi Hoàng Sa khi cả tàu đang nô nức chuẩn bị lên đường về Sài Gòn. Hôm qua, ban ẩm thực đã đi chợ xong, dầu nước đã nhận đầy đủ. Vậy mà, đùng một cái, buổi tối lại nhận lệnh mới. Sáng mai, HQ 16 phải chở ra Hòang Sa một phái đòan của Bộ Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật nhằm khảo sát để thiết lập một phi trường cho C130 có thể đáp. Có lẽ đây là một mục tiêu lớn và lâu dài của Chính phủ. Chúng tôi không biết mà chỉ cùng nhau dự đóan như vậy trong buổi cơm chiều. Phái đòan gồm 6 người: một Thiếu tá Bộ binh tên Hồng, trưởng đòan, một Cố vấn Mỹ mặc aó quần dân sự, hai Trung úy và hai Trung sĩ đều thuộc ngành Công binh. Đối với tôi chuyến hải hành nào cũng thú vị, đặc biệt đây là lần đầu tiên có dịp ghé thăm Hoàng sa, những hải đảo xa xôi cuối cùng cuả Tổ quốc sau khi bị hụt chuyến đi Trường sa trước đây 2 tháng. Vã chăng, cũng còn 20 ngày nữa mới đến Tết, thì dù mất đi một tuần lễ trước đó cho một dịp lãng du cũng chẵng nhằm nhò gì. Những năm trước, khi còn phục vụ trên Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ 11, chuyến công tác nào cũng xấp xỉ 3 tháng, có chuyến đến 100 ngày. Những lần trở lại Sài gòn, tàu đã què quặt, rên rỉ, lê lết với tấm thân tàn tạ và một thủy thủ đòan mệt mỏi rã rời. Bây giờ với một chiếc Tuần Dương Hạm bề thế, vững chãi, trọng tải lớn và tầm hoạt động dài; lại thêm vừa mới được nhận từ Guam về, số lượng Sĩ quan và thủy thủ đòan đông hơn nhưng thời gian công tác lại ngắn hơn, chỉ hơn 30 ngày. Thế cho nên tôi vững tâm lên đường. Ra khơi, cho “biết mặt trùng dương”, cho có dịp “ghé những bến bờ, có những xóm dừa”, và rồi được ngắm những buổi “chiều nhuộm vàng làn tóc thơ ngây”.

Tàu chạy với vận tốc tối đa, hai máy tiến full, có thể đạt tới 16 hải lý/giờ. Nhưng gặp gió đông bắc, dù không mạnh lắm cũng có thể làm cho tàu chậm lại cùng với độ dạt khá lớn. Chỉ ít giờ đầu sau khi rời vùng biển Đà nẵng, những ngọn núi cao chót vót của Tiên sa, Hải vân bắt đầu mờ dần. Sau khi khuất hẳn, chúng tôi chuyển từ hàng hải cận duyên qua viễn dương, từ mắt thường qua Radar ( radio detecting and ranging) và cuối cùng là dùng Loran ( long range navigation) để định vị trí con tàu. Sĩ quan trưởng phiên bắt đầu làm con thoi chạy từ đài chỉ huy xuống phòng Loran để kiểm tra vị trí phỏng định rồi chỉnh lại hải trình.

Cả ngày hôm đó trời nắng nhẹ, gió đông bắc cũng nhẹ nhàng thổi mang theo vị mặn của nước biển thấm đầy quần áo, mặt mũi, tóc tai. Con tàu vẫn nhẹ nhàng lướt sóng, miệt mài đi giữa những âm thanh ngọt ngào của biển cả. Trên boong, các hạ sĩ quan và thủy thủ ngành Vận chuyển và Trọng pháo vẫn lăng xăng với công việc thường lệ: gỏ sét, sơn, lau chùi và vô dầu mở. Chẳng có ai băn khoăn vì đã trể hẹn cho một ngày về. Cũng chẳng ai buồn nhớ đến câu thơ muôn thuở của kiếp hải hồ:

Năm năm gỏ sét đau lòng lính,

Gỏ sét năm năm sét vẫn còn.

Dưới hầm máy, nhân viên cơ điện khí cùng với Đại úy Hiệp và các Sĩ quan phụ tá loay hoay bên những cổ máy. Hai máy điện bên hữu hạm bị trục trặc, tạm ngưng hoạt động. Máy ép gió ở cùng bên cũng bị hư. Mọi hoạt động của tàu là nhờ vào các máy móc ở phía tả hạm. Dầu sao, tàu cũng đã qua hơn một tháng công tác ở cái vùng biển khốn khổ giá lạnh này.

Quân số chiến hạm cũng chỉ còn lại khoảng hai phần ba, nghĩa là chỉ hơn trăm mạng, kể cả Sĩ quan. Nhiều đợt giấy phép đã được cấp đi mà chẳng thấy ai trở về trình diện. Sẽ có hàng ngàn lý lẽ khác nhau được đưa ra để biện minh cho sự trể phép của họ, mà lý do hợp pháp nhất là “chờ phương tiện” sau khi đã trình diện ở một căn cứ Hải quân nào đó, mà tiện nhất vẫn là Bộ Tư lệnh Hạm Đội ở Sài gòn. Nhưng bằng bất cứ giá nào thì chiến hạm vẫn phải hoàn thành công tác, và mọi công việc trên tàu vẫn cứ chạy đều.


Đa số sĩ quan trên chiến hạm đều còn trẻ, chưa quá 30, độc thân vui tính, kể cả sôi nổi nhiệt tình. Sôi nổi nhiệt tình đến độ thành hay to tiếng cãi nhau một cách om sòm về đủ các loại đề tài. Hăng say nhất phải kể đến Bính khoá 19, Công cơ khí khóa 20 hay Ất khóa OCS. Trong giờ nghĩ trưa hoặc buổi tối, phòng ăn sĩ quan thường là nơi gặp gở để trao đổi, để chuyện trò và để giải trí. Nó trở thành một bãi chiến trường của nước bọt bên cạnh những bàn ra-my, xập xám hay domino, cờ tướng. Cùng với khói thuốc, mùi cà phê và hơi người là một sự ồn ào hỗn độn. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng cãi cọ chen lẩn nhau vang lên cùng lúc tiếng vo vo, rè rè cuả bốn cái máy lạnh chạy liên tục ở bốn góc phòng rộng gần trăm mét vuông. Hạm trưởng, trung tá Lê văn Thự khoá 10 Hải quân Nha trang là một người cao gầy có vẽ khắc khổ, khó tính nhưng lại hoà hoản nhẹ nhàng với thuộc cấp. Chuyến công tác này, nơi phòng ăn dành riêng cho ông ở boong trên hiện có hai ông khách - Thiếu tá Hồng và tay cố vấn Mỹ- nên cái giang sơn của đám sĩ quan trẻ chúng tôi trở thành tự do vô cùng. Nhất là khi cả Hạm phó Thiếu tá Trần văn Hoa-Em cũng đi phép chưa về. Ở đây chỉ còn Cơ khí trưởng, đại úy Hiệp khoá 14 là sĩ quan thâm niên hiện diện. Là một người cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai; tính tình lại cởi mở hoà đồng, ông là người sẵn sàng hội nhập vào mọi cuộc vui cuả đám đàn em. Cũng xập xám, ra-my; cũng đấu đá bởn cợt. Ngược lại, sĩ quan đệ tam, đại úy Nam, khóa 15, nhỏ con và trầm lặng. Tuy cũng vui vẽ dễ dãi nhưng ít khi nhập cuộc, chỉ lắng nghe . Trước mọi cuộc vui nhộn ồn ào hay bốc đồng nông nổi, ông ngồi nhìn, cười cười trông rất là …triết gia dù ông cũng chưa quá 30 tuổi. Thành ra cái phòng ăn rộng thênh thang trên HQ16 trở thành giang sơn riêng cuả chúng tôi, đám sĩ quan lau nhau còn mang cấp bậc trung úy trở xuống.
Từ sau hiệp địng Paris 1973, số sĩ quan được đào tạo từ lò Nha trang và OCS ( officer candidate school, Mỹ ) được thuyên chuyển về chiến hạm rất đông, vượt xa bảng cấp số. Chẳng bù với thời gian khi tôi mới xuống tàu, chiếc HQ 11, vào tháng 10 năm 1970, cả một Hộ tống hạm được coi như tối tân nhất thời đó, ngoài hạm trưởng và cơ khí trưởng, kiếm cho đủ 3 sĩ quan làm trưởng phiên là đã khó. Chức vụ hạm phó được giao cho tôi làm xử lý thường vụ môt thời gian khá dài sau khi trình diện nhiệm sở mới chưa quá 1 tuần. Xuống tàu, làm phụ tá trưởng phiên cho hạm phó, thiếu tá Nguyễn Tường, được 1 chuyến công tác 4 ngày trên biển cả là ông ta đi luôn, để lại cho tôi cả phiên, cả tàu trong khi tôi chỉ được coi như đang còn thời gian thực tập. Vì rằng sau khi ra trường và đi thực tập 2 tháng trên đệ thất hạm đội Mỹ về là làm cán bộ cho tiểu đòan sinh viên sĩ quan OCS, một thứ quân trường nối dài. Vậy đó, vậy mà giờ đây trên HQ16, có đến 22 sĩ quan trong khi cấp số chỉ có 14. Các thiếu úy và chuẩn úy được chuyển về ngủ ở phòng ngủ cấp thượng sĩ. Hạm phó và cơ khí trưởng miển đi phiên, và trưởng phiên nào cũng có vài ba sĩ quan phụ tá.
Chúng tôi đến Hoàng sa lúc trời tối. Trăng thượng tuần mờ mờ ở phiá tây, sắp tắt. Len lỏi giữa những đảo nhỏ đầy những bãi san hô ngầm bao bọc chung quanh, và với tầm nhìn hạn chế, chúng tôi phải rất thận trọng đưa tàu đến trước đảo Pattle ( quen gọi là đảo Hoàng sa), thả trôi cách đảo 1 hải lý về phiá nam.Trong bóng tối mờ mờ, giữa mặt biển mênh mông chập chùng một màu xanh biếc đang chuyển dần sang màu tối sẩm, nổi lên 3 vành đai cát vàng ôm lấy ba chòm cây thấp tè ở giữa. Nếu chỉ nhìn lên một hòn ở trước mặt, hình ảnh đó cũng quen thuộc như khi tàu đi qua một vùng xóm làng ven biển nào đó của miền nam với đất phù sa và rừng tràm, rừng đước. Không thấy gì rõ nét, nhưng chúng tôi cũng hình dung ra được những nét hân hoan của đoàn quân trú đóng trên đảo khi được báo tin là có một phái đoàn đến viếng thăm đảo vào ngày mai. Với những người mà đã mấy tháng trời như bị lưu đày giữa đảo hoang, làm bạn với chim cá, thì sự hiện diện của chiếc tàu và đoàn khảo sát là một biến cố trọng đại đối với họ
***
Hoàng sa là tên bằng tiếng Việt nam để gọi chung một quần đảo gồm nhiều đảo rất nhỏ nằm ngoài khơi hai tỉnh Thừa thiên-Quảng nam, cách bờ biển nước ta khoảng chừng 350 km. Quần đảo có hai nhóm. Một nhóm nằm phiá đông-bắc gọi là nhóm Tuyên Đức (Amphitrite) đã bị Trung cộng chiếm giữ đâu từ khoảng năm 1956-1957 gì đó. Nhóm thứ hai nằm phiá tây-nam, có tên gọi Nguyệt thiềm (Croissant) thuộc chủ quyền trực tiếp của Việt nam cọng hòa, gồm một đảo lớn nhất tức đảo Hoàng sa (Pattle) mà tàu chúng tôi đang thả trôi bên cạnh. Đảo dài khoảng hơn 2 km trong khi bề ngang chưa đầy 1km. Phiá nam, hơi chếch về bên trái là hai hòn đảo nhỏ hơn, Robert và Money, cách Pattle chừng 3 hay 4 hải lý. Xa hơn nữa, khoảng 6 hay 7 hải ly và hơi chếch về bên phải là hai đảo Quang hoà (Duncan) và Duy mộng (Drummond), khá lớn. Nằm lẻ loi một mình giữa biển khơi bát ngát, phiá tây nam của Pattle, cách chừng 15 hải lý là đảo Tri tôn (Triton). Ngoài ra còn nhiều đảo nhỏ khác như những hòn đá khổng lồ nổi trên mặt nước, không tên không tuổi, nằm rải rác đây đó; đặc biệt nhiều là gần nhóm Quang hòa, Duy mộng phiá nam.
Giữa vùng biển rộng mênh mông, những đảo nhỏ nhô lên như những dấu chấm trên hải đồ, và con người, một trung đội Địa phương quân thuộc quân số của tỉnh Quảng nam đóng lọt thỏm trên một hòn đảo độc nhất, đảo Pattle, cùng một ông trưởng đài khí tượng, sẽ cảm thấy nhỏ nhoi và lạc lõng đến chừng nào trước cái bao la của biển cả và cái vô cùng của trời xanh. Cặp mắt họ làm sao vượt ra khỏi khu vực đóng quân, doanh trại, nơi ăn chốn ở hay những nơi họ đi câu cá hay nhặt trứng chim. Tâm hồn họ không ra ngoài niềm ước mơ được có tàu tiếp tế, được có một chiếc tàu đến thăm, nhận những lá thư, đọc những quyển truyện chưởng hay truyện tình Quỳnh Dao được mang theo trong những cái xắc quân đội. Còn trí óc thì chỉ mong đến ngày hết hạn, có đơn vị khác thay thế, để cho họ qua khỏi giới hạn của 6 tháng lưu đày. Nhiệm vụ của họ cũng không phải là một hành động quân sự tích cực, mà như một thủ tục, sự hiện diện đó như một cột mốc để xác nhận chủ quyền. Thế cho nên khi chúng tôi phát hiện thì hải quân Trung cộng đã chiếm hai đảo Quang hòa và Duy mộng không biết từ bao lâu rồi. Trên đó chúng đã đặt đài quan sát, xây dựng doanh trại, và theo báo cáo của nhóm người nhái đổ bộ trong ngày chiến cuộc xãy ra thì có cả một tiểu đoàn lính trú đóng trên đó. Có thể là sau khi hoàn tất việc xây dựng trên hai hòn đảo phía nam, chúng mới mon men lên phiá bắc, dự trù làm nốt hai đảo Robert và Money bên nách của đảo Hoàng sa. Nếu chúng không dùng chính sách tầm ăn dâu này mà chỉ bằng lòng với khu vực phiá nam đó, thì có lẽ lịch sữ đã đổi khác.Tàu chúng tôi sẽ lặng lẽ trở về Đà nẵng để về Sài gòn, sẽ không có trận hải chiến Hoàng sa, trận hải chiến độc nhất trong lịch sữ của Hải quân Việt Nam Cọng Hòa, và quần đảo Hoàng sa có lẽ đã không rơi hoàn toàn vào tay Trung Cộng, mà chỉ bị chiếm một phần.
Buổi sáng ngày 16-01-1974, chúng tôi chuẩn bị một xuồng đổ bộ và bốn nhân viên, trong đó có một hạ sĩ quan ngành vận chuyển, chở 6 người cuả phái đoàn lên đảo rồi sau đó đem xuồng về tàu. Công tác hoàn tất tốt đẹp. Thế là những người khách của chúng tôi đã giã từ và theo dự trù, chỉ sau vài ngày, sẽ vào đón họ để đưa trả họ về Bộ Tư lệnh vùng I chiến thuật. Ngày hôm đó nắng đẹp và chan hoà hơn hôm trước. Trời trong xanh. Tàu chúng tôi vẫn trong tình trạng thả trôi trong vùng biển yên lặng. Không một ngọn gió nào, sóng vẫn lăn tăn và cả một vùng trời biển vẫn như êm ả đến muôn đời.
Tôi nhận quart ( phiên trực) trưa 1200H-1500H. Không có việc gì làm, chỉ theo dỏi tình trạng thả trôi của tàu, nếu cần khởi động máy để điều chỉnh lại vị trí của tàu để tránh xa vùng san hô dày đặc bao quanh đảo. Việc đổ bộ đã hoàn tất vào buổi sáng. Hạm trưởng xuống nghĩ trưa. Các sĩ quan phụ tá và nhân viên đi quart tụ lại nói chuyện phiếm. Tôi ngồi lên thành tàu, bên cạnh khẩu đại liên 30 và ngay tầng dưới, phiá ngoài của buồng lái, là một khẩu đại bác 20 đôi đang nằm trong bọc bạt. Buổi trưa hơi nóng lại không có việc gì làm, chuyện trò rồi cũng hết hứng thú. Im lặng trở về sau khi mỗi người tản ra một góc, lơ đãng nhìn trời. Tôi cũng im lặng thả từng hơi khói thuốc bastos ra trước mặt, lơ lửng cuộn thành vòng tròn rồi lan dần ra khoảng không, trí óc bổng trở nên phiêu đãng bồng bềnh.

Như một vô tình, tôi bổng chú ý đến một chiếc tàu nhỏ hơi đen dưới ánh nắng đang lửng lơ bên cạnh đảo Robert. Nó làm tôi liên tưởng đến các tàu đánh cá Đài loan thường lảng vảng hành nghề xung quanh hải phận Việt nam mà tôi đã từng gặp trong các chuyến tuần duyên mấy năm trước. Tôi cho đây là một tàu đánh cá nhưng hơi ngạc nhiên vì nó vào sát bờ quá. Mà tàu đánh cá nào lại không kiêng dè khi đi vào hải phận nước khác trong khi có một anh khổng lồ là HQ 16 chúng tôi với cờ vàng ba sọc đỏ đang lừng lững trước mặt? Đi đâu cũng gặp mấy anh Tàu, tôi nghĩ thầm. Nhưng khi đưa ống nhòm lên nhìn, nó không giống với những chiếc tàu đánh cá thường gặp. Thân nó hơi ngắn so với bề ngang to bè, đài chỉ huy lại bề thế như một chiếc tàu quân sự. Tàu sơn màu tối, như màu ô-liu; phiá sau treo cờ mà tôi không trông rõ màu sắc. Lúc đó, không ai trên đài chỉ huy quan tâm đến sự hiện diện của tàu “đánh cá”, nhưng không hiểu sao tôi laị cho lệnh giám lộ viên đánh đèn để hỏi và đồng thời cho nổ máy, quay mũi, trực chỉ hướng tây nam. Có lẽ vì trời nắng, mọi người nghỉ trưa nên ánh sáng đèn scott không tạo sự chú ý nào bên họ. Tàu “địch” vẫn im lặng, nó không bắt được tín hiệu hay chẵng thèm chú ý đến mình? Sau khi hội ý với Hạm trưởng, tôi cho khai hỏa khẩu đại liên 30, vừa để tạo chú ý cuả đối phương, vừa có ý đuổi nó khỏi vùng hải phận của mình.

Tiếng súng nổ dòn dã giữa buổi trưa yên lặng làm cả tàu thức giấc nhưng tàu địch vẫn im lìm một cách lỳ lợm. Bao nhiêu ống nhòm đổ dồn về nó và khi tàu chúng tôi đến gần hơn, nền cờ đỏ và 5 ngôi sao ở góc làm tôi hơi khựng lại: Tàu Trung cộng.

Sự phát giác này là một điều gây ngạc nhiên cho nhiều người. Hầu hết đều cho là tàu đánh cá của Đài loan, hay có ai có trí tưởng tượng phong phí hơn thì cho là tàu do thám Liên xô được ngụy trang đánh cá mà chúng tôi thường gặp ở biển Đông nhất là trong thời gian thực tập ở Đệ thất hạm đội. Chưa ai nghĩ đến tàu Trung cộng và càng không ai nghĩ xa hơn đến dã tâm xâm lược của Trung cộng. Khi Hạm trưởng lên đài chỉ huy thì chúng tôi đã gần nhau lắm rồi, chưa đầy 300 mét. Mọi người đã thấy rõ cờ TC bằng mắt thường. Hạm trưởng thông báo về Trung tâm hành quân Hải quân vùng I và xin chỉ thị, đồng thời cho nhân viên dùng tay, dùng cờ, dùng máy phóng thanh nói tiếng Tàu để yêu cầu tàu địch rời khỏi hải phận Việt nam. Lẽ dỉ nhiên là chúng tôi phải nhờ đến mấy thủy thủ gốc Chợ lớn làm xướng ngôn viên để nói chuyện “phải quấy” với họ. Mặc dù chúng tôi không nhận được sự đáp ứng nào, nhưng sự xuất hiện và những lời phóng thanh oang oang của các thủy thủ gốc Tàu cũng đã khuấy động cuộc sống thường nhật của thủy thủ đoàn TC. Nhiều người lên boong tàu nhìn sang chúng tôi, lạ lùng, xoi mói xen lẫn ngạc nhiên. Phần đông mặc áo thun và quần kaki màu cứt ngựa, một số còn mặc quần cụt như đang ở nhà.

Cũng vậy, sự xuất hiện của tàu TC làm đảo lộn hết mọi sinh hoạt hàng ngày. Hạm trưởng lo chú tâm đến tàu địch cùng với sự liên lạc thường xuyên với Bộ tư lệnh vùng I nên ông ở trên đài chỉ huy nhiều hơn thường ngày. Ngoại trừ số đi quart, hầu hết sĩ quan tụ tập từng nhóm bàn chuyện thế sự, chung quanh chiếc tàu lạ. Một số lớn nhân viên ra đứng trên boong tàu, ngắm nghía, bàn tán như đang phát hiện một quái vật, một kỳ tích. Trong khi đó trên đài chỉ huy vẫn phát ra từng chặp bằng tiếng Tàu lời yêu cầu cố hữu: Rời khỏi hải phận Việt nam. Lúc đầu là những cuộc đối thoại với người câm nhưng sau đó, họ cũng dùng loa phóng tay cầm tay để yêu cầu ngược lại. Cứ như vậy mà tiếp tục suốt cả buổi chiều, chẳng có bên nào nhượng bộ. Đêm xuống chúng tôi phải bỏ dở chương trình và đưa tàu ra xa hơn để giữ an toàn cho chiến hạm. Và cũng từ đêm đó, nếp sinh hoạt trong phòng ăn cũng thay đổi tuy tiếng nói tiếng cười vẫn cứ oang oang như không dứt. Những trò chơi cũ như xập xám, domino bỗng ế khách. Các sĩ quan ngồi quanh bàn ăn để tiếp nối những cuộc bàn luận về lịch sử,chính trị xoay quanh nước Tàu và chiếc tàu vừa xuất hiện.

Buổi sáng ngày 17-01-74, chưa được 8 giờ sáng là bổn cũ được sọan lại, nghĩa là cũng máy phóng thanh, phát ra và trả lời, cũng mấy anh thủy thủ gốc Chợ lớn làm xướng ngôn viên. Nhưng bên cạnh chiếc tàu địch hôm qua, một chiếc khác hình dáng y chang xuất hiện trong đêm cạnh đảo Money ở xa hơn về phía tây nam cùng với hàng trăm lá cờ đỏ được cắm rải rác trên vùng cát trắng dọc bờ biển. Riêng đảo Robert mà tàu tôi ở gần là còn trinh bạch, chưa bị hoen ố bởi cái rừng cờ màu máu đó. Khoảng 2 giờ chiều hôm đó, khu trục hạm Trần khánh Dư HQ4 được báo cáo nhập vùng cùng một trung đội người nhái. Hạm trưởng của HQ4 là trung tá Vũ hữu San, một hạm trưởng trẻ đã từng chỉ huy chiếc HQ 11 trong thời gian tôi phục vụ trên đó. Có lẽ ông đã nhận được mật lệnh và kế họach từ Tư lệnh HQ vùng I hay do bản tính năng động và quả quyết cuả ông mà vừa nhập vùng xong là ông đã hành động ngay. HQ4 từ phía nam đảo Money chạy lên, HQ16 từ đảo Pattle xuống, chúng tôi như hai gọng kềm kẹp chặt hai chiếc tàu nhỏ bé của TC vào giữa. Có lẽ cũng ngán chúng tôi sẽ có thái độ khác với hôm qua, chiếc thứ hai từ đảo Money chạy lên họp cùng chiếc thứ nhất và cùng nhau rời xa đảo Robert khoảng hơn 1 hải lý. Thế là gọng kềm được siết chặt hơn khi cả hai chiếc chúng tôi cùng áp sát vào đối thủ. Cuộc chiến bằng nước bọt lại bùng nổ, lần này có vẻ dữ dội hơn. Mặc dù e dè, hai chiếc tàu TC vẫn ngoan cố bám vùng, và trả lời chúng tôi bằng giọng điệu cố hữu: “Hãy ra khỏi hải phận Trung Quốc”.



Bốn chiếc tàu, hai lớn ở ngoài, hai nhỏ ở trong vẫn thả trôi bình yên mặc cho con người đấu khẩu. Không còn kiên nhẩn được nữa, HQ4 bỗng tăng tốc, dùng mũi tàu đâm thẳng vào một trong hai chiếc, có ý đẩy nó ra khơi. Vì vận tốc không lớn, lại khoảng cách quá gần nên tàu địch không bị thiệt hại gì nghiêm trọng, cùng lắm là những đổ bể cuả dụng cụ nhà bếp và chén bát nơi phòng ăn. Trước thái độ quyết liệt của HQ 4, tàu TC đành nhượng bộ, tăng tốc, bẻ lái chạy về phía nam, để lại một vùng bọt trắng xóa. Chúng tôi toàn thắng mà không tốn một viên đạn nào.

Đến đây người viết muốn ngừng lại một chút để ghi lại vài cảm nghĩ và sự phán đoán của mình về kết qủa cuả trận hải chiến Hoàng sa cùng thái độ của TC sau khi nhớ lại thái độ quyết liệt của trung tá Vũ hữu San và sự kiện tàu TC rút chạy khỏi vùng mà chúng vừa cắm cờ trước đó như một cố ý chiếm hữu. Theo tôi, sau ngày họp thượng đỉnh với Tổng thống Nixon tại Bác kinh năm 1972, TC bắt đầu có tham vọng bành trướng thế lực ở biển Đông. Tuy nhiên, TC không muốn dùng vũ lực để chiếm giữ vì e ngại Mỹ mà dùng chiến thuật tầm ăn dâu và điền vào chổ trống. Nghiã là những đảo nào không người, TC sẽ đến thiết lập căn cứ và mọi sự sẽ trở thành chuyện đã rồi. Việc chiếm đóng hai đảo Quang hòa và Duy mộng và thái độ dè chừng bỏ chạy khi bị phản đối quyết liệt đã chứng minh điều đó. Do đó, nếu sau khi đuổi hai chiếc tàu đánh cá võ trang của chúng ra khỏi hai đảo, VNCH cứ cho quân ra xây dựng, trú đóng và lập bia chủ quyền, đồng thời dùng ngọai giao và luật pháp quốc tế để ràng buộc thì tuy chưa lấy lạinđược hai đảo Quang hoá và Duy mộng, chúng ta vẫn có thể giữ được các đảo còn lại và Hoàng sa vẫn còn là một phần của lảnh thổ VN. Sau này TC cũng dùng chính sách tương tự để chiếm đóng các đảo nhỏ ở Trường sa, là những nơi không có quân trú phòng, và cũng vì tự ái như thời VNCH, chính quyền CSVN đã gây ra cuộc hải chiến với TC để rồi lại mất thêm một số đảo nhỏ nữa. Trong cả hai trường hợp, nếu không có một Hoa Kỳ hùng mạnh làm kỳ đà cản mũi, Trung cộng với bản tính xâm lăng cố hữu, chúng không chỉ tìm cách chiếm hết Biển Đông mà còn đi xa hơn nữa.
Trở lại chiều ngày 17, sau khi đuổi được hai tàu đánh cá võ trang của TC, HQ 4 cho đổ bộ khoảng 20 người nhái lên đảo Money, thu dọn cờ TC, cắm cờ VNCH. Còn HQ 16 chuẩn bị một xuồng cao su để đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Robert ngay chiều tối hôm đó. Số nhân viên này phần lớn được lựa chọn từ ngành trọng pháo, mang theo súng ống, đạn dược cá nhân, cùng thực phẩm khô đủ dùng trong vòng 3 ngày. Toán đổ bộ do trung úy Lâm trí Liêm chỉ huy. Lâm vốn là sĩ quan khoá 10 OCS, sau khi tốt nghiệp từ Mỹ về phục vụ phần lớn trên các giang đoàn nên được đích thân Hạm trưởng chọn lựa vì hy vọng rằng Liêm sẽ có nhiều kinh nghiệm trên đất liền hơn các sĩ quan khác mà thời gian ở tàu nhiều hơn. Kết qủa cho thấy sự chọn lựa này rất đứng đắn vì sau trận hải chiến, HQ16 buộc phải rời vùng mà không thể đón toán đổ bộ của Liêm, anh đã chỉ huy cuộc vượt biển thành công trên một xuồng đổ bộ nhỏ, với khẩu phần lương khô không tới 2 ngày và một can nước ngọt không còn đủ 18 lít. Sau hơn 15 ngày đói khát trên biển, mọi người đã được ngư dân cứu sống đem về thị xã Quy nhơn. Chỉ có hạ sĩ Quản kho Nguyễn văn Duyên từ trần trong quân y viện Quy nhơn, 14 người còn lại sống sót cùng với toàn bộ súng ống, máy móc truyền tin được mang về đầy đủ.

Khoảng 6 giờ chiều hôm đó, lúc bầu trời chỉ còn lại vài tia nắng yếu ớt loé lên từ chân trời, 2 chiến hạm thực thụ của Hải quân Trung cộng xuất hiện. Căn cứ theo sự quan sát lúc đó và trong ngày giao chiến, chúng thuộc loại Konstrat do Liên sô chế tạo. Chiến hạm có chiều dài khoảng gần 100 mét, nghĩa là gần bằng HQ16 nhưng bề ngang hẹp hơn nên tuy không có vẽ bề thế nhưng cũng dũng mãnh. Loại này chạy rất nhanh, và theo sự tính toán của chúng tôi, vận tốc của chúng lên đến gần 30 hải lý 1 giờ trong khi HQ 16 chỉ đạt được 16 hải lý/giờ. Tuy nhiên trang bị vũ khí của lọai này cũng không tối tân hùng hậu gì lắm. Một khẩu đại bác 100 ly ở sân mũi, 2 khẩu 37.6 ly ở hai bên về phía trước và hình như một khẩu ở sân sau. Còn ngoài ra là lọai vũ khí nhỏ. So sánh về hỏa lực thì HQ 16 có phần trội hơn: 1 đại bác 127 ly ở sân mũi trước và 1 đại bác 40 ly đôi ở sân mũi phía trên, còn 2 khẩu 40 ly đơn ở sau lái. Ngoài ra còn có 2 dàn đại bác 20 ly đôi phòng không ngay hông hai bên phòng lái phiá dưới đài chỉ huy và 2 dàn 20 ly đơn ở sân thượng phiá sau. Đó là chưa kể 5 súng cối 81 ly đặt rải rác quanh tàu. Hai chiến hạm Trung Cộng sau khi nhập vùng chỉ lẩn quẩt ở phía nam xung quanh hai đảo Quang hoà và Duy mộng. Không thấy hành động nào của chúng có vẽ khiêu khích, nhưng chắc chắn chúng muốn tăng cường lực lượng để bảo vệ hai đảo đã chiếm giữ mà hành động ngăn cản của chúng vào ngày hôm sau đã chứng tỏ điều đó.

Bửa cơm tối ngày hôm đó, phòng ăn sĩ quan có vẽ trang nghiêm và trầm lắng một cách khác thường. Những tiếng cười tiếng nói cũng ít đi; tiếng hỏi đáp cũng cố hạ giọng chỉ vừa đủ nghe; những tiếng chọc ghẹo bông lơn hình như vắng bóng. Không khí như ngưng lại để dành chỗ cho loa phóng thanh phát đi bản tin hàng ngày của đài phát thanh quốc gia. Ai cũng cố ý lắng nghe tin tức, một chuyện hầu như không hề xãy ra trước đó. Bởi vì hôm nay mọi người biết chắc là trong phần tin tức hay thời sự, câu chuyện Hoàng sa sẽ là đề tài chính, mà HQ 16 sẽ là nhân vật trung tâm và ai cũng muốn biết đài phát thanh nói gì về hoạt động của chính mình ở vùng đất xa xôi này. Cũng trái với lệ thường, bản tuyên cáo của chính phủ VNCH về vấn đề Hoàng sa được phát ra trước bản tin đầu giờ. Trong bản tuyên cáo đó, bộ ngoại giao thay mặt chính phủ và nhân dân VN tuyên bố Hoàng sa là một phần lãnh thổ bất khả chuyển nhượng của mình, căn cứ trong thực tế và các chứng cứ trong lịch sữ, đồng thời tố cáo trước dư luận quốc tế việc lấn chiếm hai đảo Quang hòa và Duy mộng của Trung Quốc. Sau cùng, để giải quyết tranh chấp, chính phủ Việt nam đề nghị cả hai cùng đưa vấn đề ra xét xử trước toà án quốc tế La Haye. Trong phần bản tin, ngoài những hoạt động của hai chiến hạm đang diển ra trong ngày ở nơi vùng biển xa khơi này, cái tên của Tuần dương hạm Lý thường Kiệt được nhắc nhở nhiều lần. Và chính sự nhắc nhở đó đã ươm mầm trong đầu những sĩ quan trẻ về những kỳ công và chiến tích của tiền nhân, mà đặc biêt là của anh hùng Lý thường Kiệt, người đã mang quân sang đánh hai châu Ung và châu Liêm của Tàu vào thời nhà Tống. Như một tình cờ của lịch sử, hôm nay chiến hạm mang tên ông đang đối diện với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc và sự kiện đó được một người nào đó trong chúng tôi nói to lên trong bửa ăn như một nhắc nhở và như một khơi gơị đến nét hào khí của ngày nào:

"Ngày xưa Lý thường Kiệt đem quân đánh Tống thì hôm nay Tuần dương hạm Lý thường Kiệt sẽ đuổi quân Tàu ra khỏi Hoàng sa chớ sợ gì tụi nó".


Câu nói vô tình bỗng như phá vở cái vẽ trang nghiêm tạm thời và rồi cái sôi động của phòng ăn đã trở laị. Tuy nhiên âm vang của chiến trận vẫn quẩn quanh bên những cuộc luận bàn, những câu chuyện kể. Và mọi người rời phòng ăn đi ngủ hay đi quart đều mang trong mình cả môt nhiệt tình sôi sục, tưởng như sẽ là những anh hùng để có dịp đội đá vá trời.



Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 và trận Hải chiến Hoàng Sa

Đào Dân

Lời người viết: Bài viết này là một cố gắng ghi lại những gì mà người viết có thể nhớ được sau 20 năm dâu biển. Trí nhớ, tầm nhìn bị giới hạn nên chắc chắn có nhiều sơ sót. Mong qúy bạn đọc tha thứ. Xin cám ơn.
Sáng 15-01-1974, tàu tách bến Tiên Sa. Những tia nắng yếu ớt của một ngày cuối đông đang cố chọc thủng màn mây mù trắng dày đặc để toả ánh sáng xuống mặt biển xanh rì trước mặt. Gió đông-bắc cấp 2. Biển không động, nhưng khi bắt đầu quay mũi, tàu cũng lắc lư dữ dội. Bên phải, ngọn hải đăng Sơn Chà đã tắt, cái tháp nhọn của nó từ từ nhú lên sau dãy núi đen ngòm, trông như chiếc đinh nhọn chĩa mũi lên trời. Tại đây đáng lẽ tàu bắt đầu quay phải để xuôi Nam, kết thúc một chuyến công tác 1 tháng như dự trù. Nhưng không, tàu tiếp tục Đông tiến, trực chỉ Hoàng Sa. Vậy là niềm vui của thủy thủ đoàn chợt tắt, bỏ cái ước mơ của những chiều dạo phố Sài gòn bên người yêu lại cho tuần sau. Mọi người đều hy vọng như thế, bởi vì chuyến hải hành phụ trội này dự trù kéo dài không quá 5 ngày. Và sau đó, tàu sẽ thảnh thơi nằm sửa chữa ở cầu B, cho đám con có thì giờ thụ hưởng cái đầm ấm và an vui bên gia đình cho một cái Tết hòa bình đầu tiên.

Chúng tôi được lệnh đi Hoàng Sa khi cả tàu đang nô nức chuẩn bị lên đường về Sài Gòn. Hôm qua, ban ẩm thực đã đi chợ xong, dầu nước đã nhận đầy đủ. Vậy mà, đùng một cái, buổi tối lại nhận lệnh mới. Sáng mai, HQ 16 phải chở ra Hòang Sa một phái đòan của Bộ Tư Lệnh Vùng I Chiến Thuật nhằm khảo sát để thiết lập một phi trường cho C130 có thể đáp. Có lẽ đây là một mục tiêu lớn và lâu dài của Chính phủ. Chúng tôi không biết mà chỉ cùng nhau dự đóan như vậy trong buổi cơm chiều. Phái đòan gồm 6 người: một Thiếu tá Bộ binh tên Hồng, trưởng đòan, một Cố vấn Mỹ mặc aó quần dân sự, hai Trung úy và hai Trung sĩ đều thuộc ngành Công binh. Đối với tôi chuyến hải hành nào cũng thú vị, đặc biệt đây là lần đầu tiên có dịp ghé thăm Hoàng sa, những hải đảo xa xôi cuối cùng cuả Tổ quốc sau khi bị hụt chuyến đi Trường sa trước đây 2 tháng. Vã chăng, cũng còn 20 ngày nữa mới đến Tết, thì dù mất đi một tuần lễ trước đó cho một dịp lãng du cũng chẵng nhằm nhò gì. Những năm trước, khi còn phục vụ trên Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ 11, chuyến công tác nào cũng xấp xỉ 3 tháng, có chuyến đến 100 ngày. Những lần trở lại Sài gòn, tàu đã què quặt, rên rỉ, lê lết với tấm thân tàn tạ và một thủy thủ đòan mệt mỏi rã rời. Bây giờ với một chiếc Tuần Dương Hạm bề thế, vững chãi, trọng tải lớn và tầm hoạt động dài; lại thêm vừa mới được nhận từ Guam về, số lượng Sĩ quan và thủy thủ đòan đông hơn nhưng thời gian công tác lại ngắn hơn, chỉ hơn 30 ngày. Thế cho nên tôi vững tâm lên đường. Ra khơi, cho “biết mặt trùng dương”, cho có dịp “ghé những bến bờ, có những xóm dừa”, và rồi được ngắm những buổi “chiều nhuộm vàng làn tóc thơ ngây”.

Tàu chạy với vận tốc tối đa, hai máy tiến full, có thể đạt tới 16 hải lý/giờ. Nhưng gặp gió đông bắc, dù không mạnh lắm cũng có thể làm cho tàu chậm lại cùng với độ dạt khá lớn. Chỉ ít giờ đầu sau khi rời vùng biển Đà nẵng, những ngọn núi cao chót vót của Tiên sa, Hải vân bắt đầu mờ dần. Sau khi khuất hẳn, chúng tôi chuyển từ hàng hải cận duyên qua viễn dương, từ mắt thường qua Radar ( radio detecting and ranging) và cuối cùng là dùng Loran ( long range navigation) để định vị trí con tàu. Sĩ quan trưởng phiên bắt đầu làm con thoi chạy từ đài chỉ huy xuống phòng Loran để kiểm tra vị trí phỏng định rồi chỉnh lại hải trình.

Cả ngày hôm đó trời nắng nhẹ, gió đông bắc cũng nhẹ nhàng thổi mang theo vị mặn của nước biển thấm đầy quần áo, mặt mũi, tóc tai. Con tàu vẫn nhẹ nhàng lướt sóng, miệt mài đi giữa những âm thanh ngọt ngào của biển cả. Trên boong, các hạ sĩ quan và thủy thủ ngành Vận chuyển và Trọng pháo vẫn lăng xăng với công việc thường lệ: gỏ sét, sơn, lau chùi và vô dầu mở. Chẳng có ai băn khoăn vì đã trể hẹn cho một ngày về. Cũng chẳng ai buồn nhớ đến câu thơ muôn thuở của kiếp hải hồ:

Năm năm gỏ sét đau lòng lính,

Gỏ sét năm năm sét vẫn còn.

Dưới hầm máy, nhân viên cơ điện khí cùng với Đại úy Hiệp và các Sĩ quan phụ tá loay hoay bên những cổ máy. Hai máy điện bên hữu hạm bị trục trặc, tạm ngưng hoạt động. Máy ép gió ở cùng bên cũng bị hư. Mọi hoạt động của tàu là nhờ vào các máy móc ở phía tả hạm. Dầu sao, tàu cũng đã qua hơn một tháng công tác ở cái vùng biển khốn khổ giá lạnh này.

Quân số chiến hạm cũng chỉ còn lại khoảng hai phần ba, nghĩa là chỉ hơn trăm mạng, kể cả Sĩ quan. Nhiều đợt giấy phép đã được cấp đi mà chẳng thấy ai trở về trình diện. Sẽ có hàng ngàn lý lẽ khác nhau được đưa ra để biện minh cho sự trể phép của họ, mà lý do hợp pháp nhất là “chờ phương tiện” sau khi đã trình diện ở một căn cứ Hải quân nào đó, mà tiện nhất vẫn là Bộ Tư lệnh Hạm Đội ở Sài gòn. Nhưng bằng bất cứ giá nào thì chiến hạm vẫn phải hoàn thành công tác, và mọi công việc trên tàu vẫn cứ chạy đều.


Đa số sĩ quan trên chiến hạm đều còn trẻ, chưa quá 30, độc thân vui tính, kể cả sôi nổi nhiệt tình. Sôi nổi nhiệt tình đến độ thành hay to tiếng cãi nhau một cách om sòm về đủ các loại đề tài. Hăng say nhất phải kể đến Bính khoá 19, Công cơ khí khóa 20 hay Ất khóa OCS. Trong giờ nghĩ trưa hoặc buổi tối, phòng ăn sĩ quan thường là nơi gặp gở để trao đổi, để chuyện trò và để giải trí. Nó trở thành một bãi chiến trường của nước bọt bên cạnh những bàn ra-my, xập xám hay domino, cờ tướng. Cùng với khói thuốc, mùi cà phê và hơi người là một sự ồn ào hỗn độn. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng cãi cọ chen lẩn nhau vang lên cùng lúc tiếng vo vo, rè rè cuả bốn cái máy lạnh chạy liên tục ở bốn góc phòng rộng gần trăm mét vuông. Hạm trưởng, trung tá Lê văn Thự khoá 10 Hải quân Nha trang là một người cao gầy có vẽ khắc khổ, khó tính nhưng lại hoà hoản nhẹ nhàng với thuộc cấp. Chuyến công tác này, nơi phòng ăn dành riêng cho ông ở boong trên hiện có hai ông khách - Thiếu tá Hồng và tay cố vấn Mỹ- nên cái giang sơn của đám sĩ quan trẻ chúng tôi trở thành tự do vô cùng. Nhất là khi cả Hạm phó Thiếu tá Trần văn Hoa-Em cũng đi phép chưa về. Ở đây chỉ còn Cơ khí trưởng, đại úy Hiệp khoá 14 là sĩ quan thâm niên hiện diện. Là một người cao ráo, trắng trẻo, đẹp trai; tính tình lại cởi mở hoà đồng, ông là người sẵn sàng hội nhập vào mọi cuộc vui cuả đám đàn em. Cũng xập xám, ra-my; cũng đấu đá bởn cợt. Ngược lại, sĩ quan đệ tam, đại úy Nam, khóa 15, nhỏ con và trầm lặng. Tuy cũng vui vẽ dễ dãi nhưng ít khi nhập cuộc, chỉ lắng nghe . Trước mọi cuộc vui nhộn ồn ào hay bốc đồng nông nổi, ông ngồi nhìn, cười cười trông rất là …triết gia dù ông cũng chưa quá 30 tuổi. Thành ra cái phòng ăn rộng thênh thang trên HQ16 trở thành giang sơn riêng cuả chúng tôi, đám sĩ quan lau nhau còn mang cấp bậc trung úy trở xuống.

Từ sau hiệp định Paris 1973, số sĩ quan được đào tạo từ lò Nha trang và OCS ( officer candidate school, Mỹ ) được thuyên chuyển về chiến hạm rất đông, vượt xa bảng cấp số. Chẳng bù với thời gian khi tôi mới xuống tàu, chiếc HQ 11, vào tháng 10 năm 1970, cả một Hộ tống hạm được coi như tối tân nhất thời đó, ngoài hạm trưởng và cơ khí trưởng, kiếm cho đủ 3 sĩ quan làm trưởng phiên là đã khó. Chức vụ hạm phó được giao cho tôi làm xử lý thường vụ môt thời gian khá dài sau khi trình diện nhiệm sở mới chưa quá 1 tuần. Xuống tàu, làm phụ tá trưởng phiên cho hạm phó, thiếu tá Nguyễn Tường, được 1 chuyến công tác 4 ngày trên biển cả là ông ta đi luôn, để lại cho tôi cả phiên, cả tàu trong khi tôi chỉ được coi như đang còn thời gian thực tập. Vì rằng sau khi ra trường và đi thực tập 2 tháng trên đệ thất hạm đội Mỹ về là làm cán bộ cho tiểu đòan sinh viên sĩ quan OCS, một thứ quân trường nối dài. Vậy đó, vậy mà giờ đây trên HQ16, có đến 22 sĩ quan trong khi cấp số chỉ có 14. Các thiếu úy và chuẩn úy được chuyển về ngủ ở phòng ngủ cấp thượng sĩ. Hạm phó và cơ khí trưởng miển đi phiên, và trưởng phiên nào cũng có vài ba sĩ quan phụ tá.

Chúng tôi đến Hoàng sa lúc trời tối. Trăng thượng tuần mờ mờ ở phiá tây, sắp tắt. Len lỏi giữa những đảo nhỏ đầy những bãi san hô ngầm bao bọc chung quanh, và với tầm nhìn hạn chế, chúng tôi phải rất thận trọng đưa tàu đến trước đảo Pattle ( quen gọi là đảo Hoàng sa), thả trôi cách đảo 1 hải lý về phiá nam.Trong bóng tối mờ mờ, giữa mặt biển mênh mông chập chùng một màu xanh biếc đang chuyển dần sang màu tối sẩm, nổi lên 3 vành đai cát vàng ôm lấy ba chòm cây thấp tè ở giữa. Nếu chỉ nhìn lên một hòn ở trước mặt, hình ảnh đó cũng quen thuộc như khi tàu đi qua một vùng xóm làng ven biển nào đó của miền nam với đất phù sa và rừng tràm, rừng đước. Không thấy gì rõ nét, nhưng chúng tôi cũng hình dung ra được những nét hân hoan của đoàn quân trú đóng trên đảo khi được báo tin là có một phái đoàn đến viếng thăm đảo vào ngày mai. Với những người mà đã mấy tháng trời như bị lưu đày giữa đảo hoang, làm bạn với chim cá, thì sự hiện diện của chiếc tàu và đoàn khảo sát là một biến cố trọng đại đối với họ
***
Hoàng sa là tên bằng tiếng Việt nam để gọi chung một quần đảo gồm nhiều đảo rất nhỏ nằm ngoài khơi hai tỉnh Thừa thiên-Quảng nam, cách bờ biển nước ta khoảng chừng 350 km. Quần đảo có hai nhóm. Một nhóm nằm phiá đông-bắc gọi là nhóm Tuyên Đức (Amphitrite) đã bị Trung cộng chiếm giữ đâu từ khoảng năm 1956-1957 gì đó. Nhóm thứ hai nằm phiá tây-nam, có tên gọi Nguyệt thiềm (Croissant) thuộc chủ quyền trực tiếp của Việt nam cọng hòa, gồm một đảo lớn nhất tức đảo Hoàng sa (Pattle) mà tàu chúng tôi đang thả trôi bên cạnh. Đảo dài khoảng hơn 2 km trong khi bề ngang chưa đầy 1km. Phiá nam, hơi chếch về bên trái là hai hòn đảo nhỏ hơn, Robert và Money, cách Pattle chừng 3 hay 4 hải lý. Xa hơn nữa, khoảng 6 hay 7 hải ly và hơi chếch về bên phải là hai đảo Quang hoà (Duncan) và Duy mộng (Drummond), khá lớn. Nằm lẻ loi một mình giữa biển khơi bát ngát, phiá tây nam của Pattle, cách chừng 15 hải lý là đảo Tri tôn (Triton). Ngoài ra còn nhiều đảo nhỏ khác như những hòn đá khổng lồ nổi trên mặt nước, không tên không tuổi, nằm rải rác đây đó; đặc biệt nhiều là gần nhóm Quang hòa, Duy mộng phiá nam.

Giữa vùng biển rộng mênh mông, những đảo nhỏ nhô lên như những dấu chấm trên hải đồ, và con người, một trung đội Địa phương quân thuộc quân số của tỉnh Quảng nam đóng lọt thỏm trên một hòn đảo độc nhất, đảo Pattle, cùng một ông trưởng đài khí tượng, sẽ cảm thấy nhỏ nhoi và lạc lõng đến chừng nào trước cái bao la của biển cả và cái vô cùng của trời xanh. Cặp mắt họ làm sao vượt ra khỏi khu vực đóng quân, doanh trại, nơi ăn chốn ở hay những nơi họ đi câu cá hay nhặt trứng chim. Tâm hồn họ không ra ngoài niềm ước mơ được có tàu tiếp tế, được có một chiếc tàu đến thăm, nhận những lá thư, đọc những quyển truyện chưởng hay truyện tình Quỳnh Dao được mang theo trong những cái xắc quân đội. Còn trí óc thì chỉ mong đến ngày hết hạn, có đơn vị khác thay thế, để cho họ qua khỏi giới hạn của 6 tháng lưu đày. Nhiệm vụ của họ cũng không phải là một hành động quân sự tích cực, mà như một thủ tục, sự hiện diện đó như một cột mốc để xác nhận chủ quyền. Thế cho nên khi chúng tôi phát hiện thì hải quân Trung cộng đã chiếm hai đảo Quang hòa và Duy mộng không biết từ bao lâu rồi. Trên đó chúng đã đặt đài quan sát, xây dựng doanh trại, và theo báo cáo của nhóm người nhái đổ bộ trong ngày chiến cuộc xãy ra thì có cả một tiểu đoàn lính trú đóng trên đó. Có thể là sau khi hoàn tất việc xây dựng trên hai hòn đảo phía nam, chúng mới mon men lên phiá bắc, dự trù làm nốt hai đảo Robert và Money bên nách của đảo Hoàng sa. Nếu chúng không dùng chính sách tầm ăn dâu này mà chỉ bằng lòng với khu vực phiá nam đó, thì có lẽ lịch sữ đã đổi khác.Tàu chúng tôi sẽ lặng lẽ trở về Đà nẵng để về Sài gòn, sẽ không có trận hải chiến Hoàng sa, trận hải chiến độc nhất trong lịch sữ của Hải quân Việt Nam Cọng Hòa, và quần đảo Hoàng sa có lẽ đã không rơi hoàn toàn vào tay Trung Cộng, mà chỉ bị chiếm một phần.

Buổi sáng ngày 16-01-1974, chúng tôi chuẩn bị một xuồng đổ bộ và bốn nhân viên, trong đó có một hạ sĩ quan ngành vận chuyển, chở 6 người cuả phái đoàn lên đảo rồi sau đó đem xuồng về tàu. Công tác hoàn tất tốt đẹp. Thế là những người khách của chúng tôi đã giã từ và theo dự trù, chỉ sau vài ngày, sẽ vào đón họ để đưa trả họ về Bộ Tư lệnh vùng I chiến thuật. Ngày hôm đó nắng đẹp và chan hoà hơn hôm trước. Trời trong xanh. Tàu chúng tôi vẫn trong tình trạng thả trôi trong vùng biển yên lặng. Không một ngọn gió nào, sóng vẫn lăn tăn và cả một vùng trời biển vẫn như êm ả đến muôn đời.

Tôi nhận quart ( phiên trực) trưa 1200H-1500H. Không có việc gì làm, chỉ theo dỏi tình trạng thả trôi của tàu, nếu cần khởi động máy để điều chỉnh lại vị trí của tàu để tránh xa vùng san hô dày đặc bao quanh đảo. Việc đổ bộ đã hoàn tất vào buổi sáng. Hạm trưởng xuống nghĩ trưa. Các sĩ quan phụ tá và nhân viên đi quart tụ lại nói chuyện phiếm. Tôi ngồi lên thành tàu, bên cạnh khẩu đại liên 30 và ngay tầng dưới, phiá ngoài của buồng lái, là một khẩu đại bác 20 đôi đang nằm trong bọc bạt. Buổi trưa hơi nóng lại không có việc gì làm, chuyện trò rồi cũng hết hứng thú. Im lặng trở về sau khi mỗi người tản ra một góc, lơ đãng nhìn trời. Tôi cũng im lặng thả từng hơi khói thuốc bastos ra trước mặt, lơ lửng cuộn thành vòng tròn rồi lan dần ra khoảng không, trí óc bổng trở nên phiêu đãng bồng bềnh.

Như một vô tình, tôi bổng chú ý đến một chiếc tàu nhỏ hơi đen dưới ánh nắng đang lửng lơ bên cạnh đảo Robert. Nó làm tôi liên tưởng đến các tàu đánh cá Đài loan thường lảng vảng hành nghề xung quanh hải phận Việt nam mà tôi đã từng gặp trong các chuyến tuần duyên mấy năm trước. Tôi cho đây là một tàu đánh cá nhưng hơi ngạc nhiên vì nó vào sát bờ quá. Mà tàu đánh cá nào lại không kiêng dè khi đi vào hải phận nước khác trong khi có một anh khổng lồ là HQ 16 chúng tôi với cờ vàng ba sọc đỏ đang lừng lững trước mặt? Đi đâu cũng gặp mấy anh Tàu, tôi nghĩ thầm. Nhưng khi đưa ống nhòm lên nhìn, nó không giống với những chiếc tàu đánh cá thường gặp. Thân nó hơi ngắn so với bề ngang to bè, đài chỉ huy lại bề thế như một chiếc tàu quân sự. Tàu sơn màu tối, như màu ô-liu; phiá sau treo cờ mà tôi không trông rõ màu sắc. Lúc đó, không ai trên đài chỉ huy quan tâm đến sự hiện diện của tàu “đánh cá”, nhưng không hiểu sao tôi laị cho lệnh giám lộ viên đánh đèn để hỏi và đồng thời cho nổ máy, quay mũi, trực chỉ hướng tây nam. Có lẽ vì trời nắng, mọi người nghỉ trưa nên ánh sáng đèn scott không tạo sự chú ý nào bên họ. Tàu “địch” vẫn im lặng, nó không bắt được tín hiệu hay chẵng thèm chú ý đến mình? Sau khi hội ý với Hạm trưởng, tôi cho khai hỏa khẩu đại liên 30, vừa để tạo chú ý cuả đối phương, vừa có ý đuổi nó khỏi vùng hải phận của mình.

Tiếng súng nổ dòn dã giữa buổi trưa yên lặng làm cả tàu thức giấc nhưng tàu địch vẫn im lìm một cách lỳ lợm. Bao nhiêu ống nhòm đổ dồn về nó và khi tàu chúng tôi đến gần hơn, nền cờ đỏ và 5 ngôi sao ở góc làm tôi hơi khựng lại: Tàu Trung cộng.


Sự phát giác này là một điều gây ngạc nhiên cho nhiều người. Hầu hết đều cho là tàu đánh cá của Đài loan, hay có ai có trí tưởng tượng phong phí hơn thì cho là tàu do thám Liên xô được ngụy trang đánh cá mà chúng tôi thường gặp ở biển Đông nhất là trong thời gian thực tập ở Đệ thất hạm đội. Chưa ai nghĩ đến tàu Trung cộng và càng không ai nghĩ xa hơn đến dã tâm xâm lược của Trung cộng. Khi Hạm trưởng lên đài chỉ huy thì chúng tôi đã gần nhau lắm rồi, chưa đầy 300 mét. Mọi người đã thấy rõ cờ TC bằng mắt thường. Hạm trưởng thông báo về Trung tâm hành quân Hải quân vùng I và xin chỉ thị, đồng thời cho nhân viên dùng tay, dùng cờ, dùng máy phóng thanh nói tiếng Tàu để yêu cầu tàu địch rời khỏi hải phận Việt nam. Lẽ dỉ nhiên là chúng tôi phải nhờ đến mấy thủy thủ gốc Chợ lớn làm xướng ngôn viên để nói chuyện “phải quấy” với họ. Mặc dù chúng tôi không nhận được sự đáp ứng nào, nhưng sự xuất hiện và những lời phóng thanh oang oang của các thủy thủ gốc Tàu cũng đã khuấy động cuộc sống thường nhật của thủy thủ đoàn TC. Nhiều người lên boong tàu nhìn sang chúng tôi, lạ lùng, xoi mói xen lẫn ngạc nhiên. Phần đông mặc áo thun và quần kaki màu cứt ngựa, một số còn mặc quần cụt như đang ở nhà.


Cũng vậy, sự xuất hiện của tàu TC làm đảo lộn hết mọi sinh hoạt hàng ngày. Hạm trưởng lo chú tâm đến tàu địch cùng với sự liên lạc thường xuyên với Bộ tư lệnh vùng I nên ông ở trên đài chỉ huy nhiều hơn thường ngày. Ngoại trừ số đi quart, hầu hết sĩ quan tụ tập từng nhóm bàn chuyện thế sự, chung quanh chiếc tàu lạ. Một số lớn nhân viên ra đứng trên boong tàu, ngắm nghía, bàn tán như đang phát hiện một quái vật, một kỳ tích. Trong khi đó trên đài chỉ huy vẫn phát ra từng chặp bằng tiếng Tàu lời yêu cầu cố hữu: Rời khỏi hải phận Việt nam. Lúc đầu là những cuộc đối thoại với người câm nhưng sau đó, họ cũng dùng loa phóng tay cầm tay để yêu cầu ngược lại. Cứ như vậy mà tiếp tục suốt cả buổi chiều, chẳng có bên nào nhượng bộ. Đêm xuống chúng tôi phải bỏ dở chương trình và đưa tàu ra xa hơn để giữ an toàn cho chiến hạm. Và cũng từ đêm đó, nếp sinh hoạt trong phòng ăn cũng thay đổi tuy tiếng nói tiếng cười vẫn cứ oang oang như không dứt. Những trò chơi cũ như xập xám, domino bỗng ế khách. Các sĩ quan ngồi quanh bàn ăn để tiếp nối những cuộc bàn luận về lịch sữ, chính trị xoay quanh nước Tàu và chiếc tàu vừa xuất hiện.

Buổi sáng ngày 17-01-74, chưa được 8 giờ sáng là bổn cũ được sọan lại, nghĩa là cũng máy phóng thanh, phát ra và trả lời, cũng mấy anh thủy thủ gốc Chợ lớn làm xướng ngôn viên. Nhưng bên cạnh chiếc tàu địch hôm qua, một chiếc khác hình dáng y chang xuất hiện trong đêm cạnh đảo Money ở xa hơn về phía tây nam cùng với hàng trăm lá cờ đỏ được cắm rải rác trên vùng cát trắng dọc bờ biển. Riêng đảo Robert mà tàu tôi ở gần là còn trinh bạch, chưa bị hoen ố bởi cái rừng cờ màu máu đó. Khoảng 2 giờ chiều hôm đó, khu trục hạm Trần khánh Dư HQ4 được báo cáo nhập vùng cùng một trung đội người nhái. Hạm trưởng của HQ4 là trung tá Vũ hữu San, một hạm trưởng trẻ đã từng chỉ huy chiếc HQ 11 trong thời gian tôi phục vụ trên đó. Có lẽ ông đã nhận được mật lệnh và kế họach từ Tư lệnh HQ vùng I hay do bản tính năng động và quả quyết cuả ông mà vừa nhập vùng xong là ông đã hành động ngay. HQ4 từ phía nam đảo Money chạy lên, HQ16 từ đảo Pattle xuống, chúng tôi như hai gọng kềm kẹp chặt hai chiếc tàu nhỏ bé của TC vào giữa. Có lẽ cũng ngán chúng tôi sẽ có thái độ khác với hôm qua, chiếc thứ hai từ đảo Money chạy lên họp cùng chiếc thứ nhất và cùng nhau rời xa đảo Robert khoảng hơn 1 hải lý. Thế là gọng kềm được siết chặt hơn khi cả hai chiếc chúng tôi cùng áp sát vào đối thủ. Cuộc chiến bằng nước bọt lại bùng nổ, lần này có vẻ dữ dội hơn. Mặc dù e dè, hai chiếc tàu TC vẫn ngoan cố bám vùng, và trả lời chúng tôi bằng giọng điệu cố hữu: “Hãy ra khỏi hải phận Trung Quốc”.


Bốn chiếc tàu, hai lớn ở ngoài, hai nhỏ ở trong vẫn thả trôi bình yên mặc cho con người đấu khẩu. Không còn kiên nhẩn được nữa, HQ4 bỗng tăng tốc, dùng mũi tàu đâm thẳng vào một trong hai chiếc, có ý đẩy nó ra khơi. Vì vận tốc không lớn, lại khoảng cách quá gần nên tàu địch không bị thiệt hại gì nghiêm trọng, cùng lắm là những đổ bể cuả dụng cụ nhà bếp và chén bát nơi phòng ăn. Trước thái độ quyết liệt của HQ 4, tàu TC đành nhượng bộ, tăng tốc, bẻ lái chạy về phía nam, để lại một vùng bọt trắng xóa. Chúng tôi toàn thắng mà không tốn một viên đạn nào.

Đến đây người viết muốn ngừng lại một chút để ghi lại vài cảm nghĩ và sự phán đoán của mình về kết qủa cuả trận hải chiến Hoàng sa cùng thái độ của TC sau khi nhớ lại thái độ quyết liệt của trung tá Vũ hữu San và sự kiện tàu TC rút chạy khỏi vùng mà chúng vừa cắm cờ trước đó như một cố ý chiếm hữu. Theo tôi, sau ngày họp thượng đỉnh với Tổng thống Nixon tại Bác kinh năm 1972, TC bắt đầu có tham vọng bành trướng thế lực ở biển Đông. Tuy nhiên, TC không muốn dùng vũ lực để chiếm giữ vì e ngại Mỹ mà dùng chiến thuật tầm ăn dâu và điền vào chổ trống. Nghiã là những đảo nào không người, TC sẽ đến thiết lập căn cứ và mọi sự sẽ trở thành chuyện đã rồi. Việc chiếm đóng hai đảo Quang hòa và Duy mộng và thái độ dè chừng bỏ chạy khi bị phản đối quyết liệt đã chứng minh điều đó. Do đó, nếu sau khi đuổi hai chiếc tàu đánh cá võ trang của chúng ra khỏi hai đảo, VNCH cứ cho quân ra xây dựng, trú đóng và lập bia chủ quyền, đồng thời dùng ngọai giao và luật pháp quốc tế để ràng buộc thì tuy chưa lấy lạinđược hai đảo Quang hoá và Duy mộng, chúng ta vẫn có thể giữ được các đảo còn lại và Hoàng sa vẫn còn là một phần của lảnh thổ VN. Sau này TC cũng dùng chính sách tương tự để chiếm đóng các đảo nhỏ ở Trường sa, là những nơi không có quân trú phòng, và cũng vì tự ái như thời VNCH, chính quyền CSVN đã gây ra cuộc hải chiến với TC để rồi lại mất thêm một số đảo nhỏ nữa. Trong cả hai trường hợp, nếu không có một Hoa Kỳ hùng mạnh làm kỳ đà cản mũi, Trung cộng với bản tính xâm lăng cố hữu, chúng không chỉ tìm cách chiếm hết Biển Đông mà còn đi xa hơn nữa.

Trở lại chiều ngày 17, sau khi đuổi được hai tàu đánh cá võ trang của TC, HQ 4 cho đổ bộ khoảng 20 người nhái lên đảo Money, thu dọn cờ TC, cắm cờ VNCH. Còn HQ 16 chuẩn bị một xuồng cao su để đổ bộ 15 nhân viên cơ hữu lên đảo Robert ngay chiều tối hôm đó. Số nhân viên này phần lớn được lựa chọn từ ngành trọng pháo, mang theo súng ống, đạn dược cá nhân, cùng thực phẩm khô đủ dùng trong vòng 3 ngày. Toán đổ bộ do trung úy Lâm trí Liêm chỉ huy. Lâm vốn là sĩ quan khoá 10 OCS, sau khi tốt nghiệp từ Mỹ về phục vụ phần lớn trên các giang đoàn nên được đích thân Hạm trưởng chọn lựa vì hy vọng rằng Liêm sẽ có nhiều kinh nghiệm trên đất liền hơn các sĩ quan khác mà thời gian ở tàu nhiều hơn. Kết qủa cho thấy sự chọn lựa này rất đứng đắn vì sau trận hải chiến, HQ16 buộc phải rời vùng mà không thể đón toán đổ bộ của Liêm, anh đã chỉ huy cuộc vượt biển thành công trên một xuồng đổ bộ nhỏ, với khẩu phần lương khô không tới 2 ngày và một can nước ngọt không còn đủ 18 lít. Sau hơn 15 ngày đói khát trên biển, mọi người đã được ngư dân cứu sống đem về thị xã Quy nhơn. Chỉ có hạ sĩ Quản kho Nguyễn văn Duyên từ trần trong quân y viện Quy nhơn, 14 người còn lại sống sót cùng với toàn bộ súng ống, máy móc truyền tin được mang về đầy đủ.

Khoảng 6 giờ chiều hôm đó, lúc bầu trời chỉ còn lại vài tia nắng yếu ớt loé lên từ chân trời, 2 chiến hạm thực thụ của Hải quân Trung cộng xuất hiện. Căn cứ theo sự quan sát lúc đó và trong ngày giao chiến, chúng thuộc loại Konstrat do Liên sô chế tạo. Chiến hạm có chiều dài khoảng gần 100 mét, nghĩa là gần bằng HQ16 nhưng bề ngang hẹp hơn nên tuy không có vẽ bề thế nhưng cũng dũng mãnh. Loại này chạy rất nhanh, và theo sự tính toán của chúng tôi, vận tốc của chúng lên đến gần 30 hải lý 1 giờ trong khi HQ 16 chỉ đạt được 16 hải lý/giờ. Tuy nhiên trang bị vũ khí của lọai này cũng không tối tân hùng hậu gì lắm. Một khẩu đại bác 100 ly ở sân mũi, 2 khẩu 37.6 ly ở hai bên về phía trước và hình như một khẩu ở sân sau. Còn ngoài ra là lọai vũ khí nhỏ. So sánh về hỏa lực thì HQ 16 có phần trội hơn: 1 đại bác 127 ly ở sân mũi trước và 1 đại bác 40 ly đôi ở sân mũi phía trên, còn 2 khẩu 40 ly đơn ở sau lái. Ngoài ra còn có 2 dàn đại bác 20 ly đôi phòng không ngay hông hai bên phòng lái phiá dưới đài chỉ huy và 2 dàn 20 ly đơn ở sân thượng phiá sau. Đó là chưa kể 5 súng cối 81 ly đặt rải rác quanh tàu. Hai chiến hạm Trung Cộng sau khi nhập vùng chỉ lẩn quẩt ở phía nam xung quanh hai đảo Quang hoà và Duy mộng. Không thấy hành động nào của chúng có vẽ khiêu khích, nhưng chắc chắn chúng muốn tăng cường lực lượng để bảo vệ hai đảo đã chiếm giữ mà hành động ngăn cản của chúng vào ngày hôm sau đã chứng tỏ điều đó.

Bửa cơm tối ngày hôm đó, phòng ăn sĩ quan có vẽ trang nghiêm và trầm lắng một cách khác thường. Những tiếng cười tiếng nói cũng ít đi; tiếng hỏi đáp cũng cố hạ giọng chỉ vừa đủ nghe; những tiếng chọc ghẹo bông lơn hình như vắng bóng. Không khí như ngưng lại để dành chỗ cho loa phóng thanh phát đi bản tin hàng ngày của đài phát thanh quốc gia. Ai cũng cố ý lắng nghe tin tức, một chuyện hầu như không hề xãy ra trước đó. Bởi vì hôm nay mọi người biết chắc là trong phần tin tức hay thời sự, câu chuyện Hoàng sa sẽ là đề tài chính, mà HQ 16 sẽ là nhân vật trung tâm và ai cũng muốn biết đài phát thanh nói gì về hoạt động của chính mình ở vùng đất xa xôi này. Cũng trái với lệ thường, bản tuyên cáo của chính phủ VNCH về vấn đề Hoàng sa được phát ra trước bản tin đầu giờ. Trong bản tuyên cáo đó, bộ ngoại giao thay mặt chính phủ và nhân dân VN tuyên bố Hoàng sa là một phần lãnh thổ bất khả chuyển nhượng của mình, căn cứ trong thực tế và các chứng cứ trong lịch sữ, đồng thời tố cáo trước dư luận quốc tế việc lấn chiếm hai đảo Quang hòa và Duy mộng của Trung Quốc. Sau cùng, để giải quyết tranh chấp, chính phủ Việt nam đề nghị cả hai cùng đưa vấn đề ra xét xử trước toà án quốc tế La Haye. Trong phần bản tin, ngoài những hoạt động của hai chiến hạm đang diển ra trong ngày ở nơi vùng biển xa khơi này, cái tên của Tuần dương hạm Lý thường Kiệt được nhắc nhở nhiều lần. Và chính sự nhắc nhở đó đã ươm mầm trong đầu những sĩ quan trẻ về những kỳ công và chiến tích của tiền nhân, mà đặc biêt là của anh hùng Lý thường Kiệt, người đã mang quân sang đánh hai châu Ung và châu Liêm của Tàu vào thời nhà Tống. Như một tình cờ của lịch sử, hôm nay chiến hạm mang tên ông đang đối diện với kẻ thù truyền kiếp của dân tộc và sự kiện đó được một người nào đó trong chúng tôi nói to lên trong bửa ăn như một nhắc nhở và như một khơi gơị đến nét hào khí của ngày nào:

"Ngày xưa Lý thường Kiệt đem quân đánh Tống thì hôm nay Tuần dương hạm Lý thường Kiệt sẽ đuổi quân Tàu ra khỏi Hoàng sa chớ sợ gì tụi nó".

Câu nói vô tình bỗng như phá vở cái vẽ trang nghiêm tạm thời và rồi cái sôi động của phòng ăn đã trở laị. Tuy nhiên âm vang của chiến trận vẫn quẩn quanh bên những cuộc luận bàn, những câu chuyện kể. Và mọi người rời phòng ăn đi ngủ hay đi quart đều mang trong mình cả môt nhiệt tình sôi sục, tưởng như sẽ là những anh hùng để có dịp đội đá vá trời.

Sáng ngày 18, HQ5 từ Đà nẵng đến nhập vùng để tăng cường lực lượng. Đây là một tuần dương hạm cùng lọai với HQ16, nghĩa là giống nhau từ hình dáng cho đến trang thiết bị và vũ khí. Sự khác biệt chỉ rất ít. Hạm trương là trung tá Quỳnh, người tôi chỉ mới nghe tên lần đầu. Cùng đi trên HQ5 là HQ Đại tá Hà văn Ngạc, chỉ huy trưởng Hải Đội 3 Tuần Dương trực thuộc Bộ tư lệnh Hạm Đội, được chỉ định làm Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Hoàng sa. Như vậy, lực lượng hiện có là 3 chiến hạm hàng đầu của Hải quân Việt nam và sẽ có thêm Hộ tống hạm Nhật tảo HQ 10 đang trên đường đến nhập vùng. Sự hiện diện của một sĩ quan cao cấp nghe nói đã từng tu nghiệp ở một đại học hải chiến Hoa kỳ làm nức lòng mọi người. Có lẽ để thực hiện cái sở học của mình nên sau khi nhập vùng và nhận quyền chỉ huy, đại tá Ngạc đã hội ý với các Hạm trưởng qua máy truyền tin rồi ngay buổi chiều hôm đó, hình thành một kế họach mà tôi tạm gọi là “phô diễn lực lượng” sẽ khởi sự vào buổi chiều. Có lẽ, tôi dự đóan, kế hoạch chỉ là để thăm dò khả năng của các chiến hạm địch hơn là một cuộc hành quân, bởi vì dù mọi chiến hạm và thủy thủ đoàn đều vào nhiệm sở tác chiến, nhưng các khẩu pháo được lệnh quay nòng lên độ cao 45 độ như thường ở trong tư thế dàn chào mỗi khi tàu rời bến Bạch đằng đi ngang Bộ tư lệnh Hải quân. Chúng tôi thực hiện kế hoạch phô diễn với tất cả lòng hăm hở được dịp thực tập các màn vận chuyển chiến thuật mà từ lâu đã bỏ quên sau khi rời quân trường Hải quân. Những ý niệm về đội hình hàng dọc, hàng ngang; những màu cờ golf, cờ code; những quay phải quay trái; những vận tốc cùng hướng đi thực hay biểu kiến…tất cả sẽ được tái tạo trong một buổi chiều đẹp trời, giữa một vùng lòng chảo chật hẹp đầy san hô và đá ngầm, và, lại đang đối diện thực sự với kẻ thù. Thật là lãng mạn và quyến rũ. Lúc đó chúng tôi chưa có ý thức nào về sự nguy hiểm của một cuộc đụng độ bất ngờ. Chúng tôi, vô tư như môt bầy trẻ, lên nhiệm sở tác chiến với tấm lòng hồn nhiên như khi vác súng ra thao-diễn-trường tập cơ bản thao diễn.

Với 3 chiến hạm, trong đó có 2 tuần dương hạm to lớn bệ vệ (HQ 5 & 16) và một khu trục hạm nhanh nhẹn oai mãnh (HQ4), lực lượng chúng tôi trông có vẽ hùng dũng lắm rồi. Đi đầu là đaị tướng tiên phong HQ 4 rồi đến HQ 16 và sau cùng là Soái hạm HQ 5 với những khẩu thần công 127 ly, 76.2 ly, 40 ly đang hướng nòng lên trời xanh, như thách thức với kẻ thù và như kiêu hãnh với chính mình. Bắt đầu chiến dịch với 3 hàng cờ phất phới trên 3 cột buồm, lồng lộng trong gió chiều và trong nắng vàng cuối đông. Những dàn radar khổng lồ ở trên cao tận đỉnh cột buồm đang quay chầm chậm vừa làm nhiệm vụ trấn thủ vừa cung cấp dữ kiện để đo khoảng cách và tìm ra vận tốc và hướng đi của tàu địch. Trên đài chỉ huy, các giám lộ viên có tay nghề cao nhất đang chờ lệnh và sẵn sàng thực hiện những khẩu lệnh của Hạm trưởng để truyền tin bằng cờ hiệu và đèn scott cho các chiến hạm bạn. Chúng tôi tiến theo đội hình hàng dọc, từ phía nam đảo Pattle, trực chỉ 160 độ xuống hai đảo Quang hòa và Duy mộng. Tất cả cùng hai máy tiến 2, cách khoảng 500 mét, đàng hoàng tiến về phía địch như những hiệp sĩ thời trung cổ.
Khi vừa chạy được 1 hải lý, hai chiến hạm Trung Cộng mang số hiệu 271 và 274 đang nằm im trong vùng biển, cùng nổ máy, tăng tốc rồi theo đội hình hàng dọc tiến về hướng chúng tôi. Chiến hạm của chúng chạy rất nhanh, có lẽ hai máy tiến full, nên để lại đàng sau những bọt nước trắng xóa và tạo ra những làn sóng bập bềnh. Tuy nhiên, cả đội hình chúng tôi vẫn bình thản tiến theo lộ trình. Khi đến cách chúng tôi còn chừng dưới 1 hải lý, chiếc đi đầu bỗng quay trái 90 độ, được một đoạn lại quay chữ U, trở lại ngược chiều 180 độ, chạy băng ngang trước muĩ HQ 4. Chỉ vừa qua khỏi, nó lại quay về phải đến 180 độ để làm một đường ngang khác. Chiếc thứ hai cũng lặp lại những động thái của chiếc đầu để rồi cuối cùng cái đường ngang tưởng tượng chúng dăng ra chỉ cách mũi chiếc HQ 4 trong vòng 100 mét. Vì chúng chạy với vận tốc tối đa mà chúng tôi đo được đến 28 hải lý/giờ, khoảng cách lại quá gần nên những lượn sóng do chúng tạo ra làm tàu chúng tôi bập bềnh như có bảo nhẹ. Hành động của tàu địch có lẽ làm cho vị Tư lệnh chiến dịch khó xử. Không thể xử dụng vũ lực đánh nhau, cũng không thể tiến thêm được vì sự đụng chạm với vận tốc lớn có thể làm tàu hư hại nặng. Vì nguy cơ đụng tàu càng ngày càng lớn nên cuối cùng chúng tôi phải quay mũi theo hàng dọc trở về hướng bắc. Kế họach “phô diễn lực lượng” thế là hoàn tất. Không rõ mục tiêu của vị Tư lệnh là gì và đạt được mấy phần, lũ sĩ quan chúng tôi cảm thấy hài lòng vì đã làm xong nhiệm vụ vừa thu nhận thêm một ít kiến thức về truyền tin cờ đèn…
Buổi tối, ngay vùng biển phía bắc, giữa lòng chảo của các đảo và san hô bao bọc, chỉ một mình HQ 16 đơn độc trấn đóng với quân số chỉ hơn trăm người, cho đến gần nửa đêm, HQ 10 mới nhập vùng với HQ 16 và một cách tự nhiên, cả hai chiếc làm thành một phân đội, phân đội 1 do Hạm trưởng HQ 16, Trung tá Lê văn Thự chỉ huy. Còn hai chiếc HQ 4 và HQ 5 cùng nhau kéo xuống phía cực nam, dưới cả hai đảo Quang hòa và Duy mộng để làm thành phân đội 2 do Hạm trưởng HQ 4, trung tá Vũ hữu San chỉ huy. Người chỉ huy cao nhất là đại tá Hà văn Ngạc, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Hoàng sa.

HQ 10 là một hộ tống hạm, dài khoảng 60mét với một quân số chừng 70 người theo bảng cấp số. Được trang bị một đại bác 76.2ly (3 inch) trước mũi, và hai đại bác 40ly đơn, môt ở sân thượng đàng mũi và một ở sau lái. Ngoài ra có hai dàn đại bác 20 ly đơn ở hai bên hông. Vận tốc tối đa là 13 hải lý/giờ. Hạm trưởng là Thiếu tá Ngụy văn Thà, khóa 12 hải quân Nha trang, hạm phó là đại úy Nguyễn thành Trí, khoá 17. Tôi không biết gì về ông Hạm trưởng nhưng đại úy Trí là khoá đàn anh của tôi. Trong quân trường ông là một cầu thủ bóng chuyền xuất sắc, đã tham dự các giải quốc tế trước khi gia nhập Hải quân. Ông cũng vừa học xong khoá 2/73 trung cấp Hải quân cùng với tôi, chiều chiều cùng chơi bóng chuyền trên sân của Trung tâm huấn luyện Hải quân Sài gòn. Sau khóa học, trong khi tôi xuống HQ 16 thì ông chọn làm Hạm phó HQ 10 và rồi cho đến sau trận chiến , tôi mới nghe tin ông đã từ trần sau khi bị thương nặng và được đưa xuống bè đào thoát. Thân xác ông giờ đã đi vào lòng biển mẹ nhưng trong tôi tiếng cười đùa cuả ông trên sân bóng chuyền ngày nào vẫn còn nghe văng vẳng.
Thực ra sự phân chia thành phân đội cũng như lệnh bổ nhiệm các phân đội trưởng chỉ được chính thức ban hành cùng với lệnh hành quân do công điện của Đại tá Ngạc gởi cho các chiến hạm khoảng sau nửa đêm, tối 18 ngày 19-01-1974. Mục đích của cuộc hành quân là để tái chiếm 2 đảo Quang hòa và Duy mộng vào ngày mai. Nhiệm vụ tái chiếm là của 1 trung đội người nhái đang ở trên HQ 4, sẽ được đổ bộ lên đảo bằng nổ lực của phân đội 2 (HQ 4 &HQ 5), còn phân đội 1 làm nhiệm vụ yểm trợ. Ngoài phần phân chia công tác, lệnh hành quân có thêm câu cuối cùng mà đối với một quân nhân thì mang đầy mâu thuẩn: Tái chiếm đảo bằng bất cứ giá nào nhưng tránh tối đa việc xử dụng hỏa lực. Sự mâu thuẩn này đã gây ra một cuộc bàn thảo khá sôi nổi giữa chúng tôi, một nhóm sĩ quan ngồi nói chuyện phiếm ở câu lạc bộ sĩ quan trong lúc chờ tiếng còi của nhiệm sở tác chiến. Cuối cùng thì chúng tôi cũng tạm kết luận với nhau rằng đây chỉ là một đòn chiến tranh tâm lý để làm an lòng thuộc cấp.
Chúng tôi bị đánh thức dậy lúc hơn 1 giờ sáng và được lệnh tập họp ở phòng ăn đoàn viên. Hầu hết mọi người vẫn còn ngái ngủ hoặc đang mệt mỏi vì vừa bàn giao quart xong lúc 12 giờ nên phòng ăn tuy đông người mà vẫn yên lặng. Hơn nữa, lần tập họp bất thường giữa đêm khuya trong cái không khí căng thẳng và đầy thuốc súng này thì ai cũng hiểu là có chuyện. Và chuyện gì khác hơn là một cuộc chiến sắp mở màn? Đối với hải quân, đánh nhau giữa biển là chết, mà chết hết. Không có nơi để ẩn nấp, không có chổ cho tan hàng hay trốn chạy. Có muốn đào ngũ cũng không được. Nghiã là mạng sống chỉ còn là sợi chỉ mành treo chuông. Tất cả là số phận, số phận chung của cả tàu, của cả hơn trăm nhân mạng. Thành ra giờ phút chờ đợi này ai cũng nghĩ đến cái chết, và những danh từ hoa mỹ trước đây như hào khí, như anh hùng, như phá Tống bình Chiêm đều bay đâu hết. Tôi tin là vào ngay cái giây phút này không ai còn nhớ đến cái không khí hào hùng đầy vẽ khoa trương của những ngày đầu tiên . Tất cả là nỗi sợ hãi ngấm ngầm nó đang xâm nhập trong từng con người. Như tôi.
Thời gian chờ đợi Hạm trưởng đến không dài, các cửa phòng đều đóng kín mít nhưng tôi tự nhiên thấy lạnh. Cái lạnh cuồn cuộn từ trong bao tử, từ trong ruột non ruột già, cái lạnh tràn lên ngực, lên cổ rồi tỏa ra toàn châu thân. Hai tay bắt đầu run, hai đầu gối gần như va đập vào nhau. Tôi hoảng hốt, e thẹn nhìn mọi người. Không ai có biểu hiện gì cả. Không lẽ chỉ mình tôi là hèn nhát? Tôi cố trấn tĩnh. Hai chân đứng chàng hảng ra, cố trụ lại trên sàn nhà; hai tay thọc vô túi quần rồi rút ra, chống nạnh, ngẩng cao đầu nhìn mọi người, thách thức. Tôi che miệng cố gắng ngáp, rồi móc túi lấy thuốc ra hút. Châm được điếu thuốc Bastos trên ngọn lửa cháy phừng phực của chiếc zippo mà tôi cảm thấy khó khăn quá vì hình như ngọn lửa rung rinh trên hai bàn tay run rẩy. Hít được khói thuốc vào buồng phổi để thấy mình ấm hơn đôi chút, tôi tập trung tư tưởng để tự mình thắng được cái lạnh đang xâm chiếm cơ thể. Tôi đang tự nguyền rủa mình và cố gắng tập trung nghị lực thêm nữa thì may mắn thay, Hạm trưởng đi vào và tôi, như cái máy, đưa tay lên chào rồi hô lớn: Vào hàng, phắc. Tiếng hô vang lên như tiếng cồng xua đuổi tà ma, quên đi cái lạnh cùng nỗi sợ đang gậm nhấm cơ thể.

Bây giờ Hạm trưởng đang đứng kia, trong cái áo jacket xanh nước biển khoác ngoài bộ quân phục cùng màu, trông có vẽ mệt mỏi. Chính sự mệt mỏi này cùng với vẽ lè phè khi ông lê đôi dép Nhật tạo cho ông một sự gần gủi hơn so với ngày thường. Ông tóm tắt nội dung lệnh hành quân và lệnh cho toàn thể nhân viên cố gắng chuyển đạn từ các kho lên gần các ụ súng vì với sự thiếu hụt quân số, chiến hạm sẽ không có đủ đạn dược trong thời gian lâm chiến (không những khoảng 30 người đã đi phép mà còn 15 người khác đang trấn đóng ở trên đảo). Ông cũng yêu cầu Quản nội trưởng sắp xếp lại toàn bộ các nhiệm sở cho phù hợp với tình hình quân số hiện có. Nhân viên trọng pháo đã lên đảo gần hết nên số còn lại chỉ đủ để bổ sung cho đại bác 127 ly của Trung uý Ất là sĩ quan trọng pháo kiêm trưởng khẩu. Đích thân Hạm trưởng chỉ định tôi làm sĩ quan hải hành và đại úy Nam, trưởng khối hành quân thì phụ trách phòng CIC ( combat information center).
Phải mất hơn hai tiếng, việc vận chuyển đạn dược mới hoàn tất. Mọi người - sĩ quan, hạ sĩ quan, đoàn viên - trừ những người đang đi quart, đều lăn xả vào công việc. Khiêng, bưng, vác. Cả một chiến hạm rầm rập, tiếng chân người chen lẫn tiếng thùng đạn, vỏ đạn chạm vào nhau hay vào thành, sàn tàu hợp thành một thứ âm thanh hỗn độn. Đèn đuốc được thắp sáng mọi nơi nhưng tất cả được che chắn cẩn thận để tránh sự nghi ngờ của địch. Chính nhờ những hoạt động hăng say này mà mọi người quên đi những sầu muộn, âu lo, những sợ hãi, khiếp nhược, thường là hậu quả của những suy nghĩ mang tính bi quan làm con người cùn nhụt ý chí.

Tôi trở lại phòng ăn đòan viên sau khi xong việc, đến câu lạc bộ mua một ly cà phê rồi cùng một số sĩ quan khác ngồi ngay đó nói chuyện. Có lẽ cũng như tôi, không ai muốn trở về phòng ngủ của mình để một mình đối diện với thực taị, một cuộc chiến sắp xãy ra, một cái chết đang đến gần, từ đó sinh ra bi quan lo lắng thái quá rồi có những cử chỉ, lời nói, hành động có thể làm hạ thấp phẩm giá của mình, thứ phẩm giá được tôi luyện trong suốt hai năm quân trường thấm đẩm bao mồ hôi và khó nhọc. Chúng tôi nói về mọi chuyện, từ nổi thắc mắc về lệnh hành quân cho đến những chuyện câu chọc cười vô thưởng cô phạt. Nhưng đã không còn những tràng cười khoái trá mà chỉ là những cái nhếch mép, còn có phần gượng gạo nữa. Rồi trở lên phòng ăn sĩ quan, húp từng muổng cháo nóng mà nhân viên nhà bếp mang lại. Vừa nuốt xong mấy muổng cháo, tôi nói với cái giọng nửa đùa nửa thực:

"Gắng ăn đi chứ không chừng là bửa ăn cuối cùng đó. "

Không ai cười nổi, nhưng vừa nói xong, một nỗi trống vắng tự nhiên xâm chiếm lấy tâm hồn tôi. Ở giưã đám bạn bè mà tôi xem như không có ai, xa lạ. Như không còn là tôi, không còn gì. Không sợ hải, không lo lắng, không vấn vương lưu luyến gì nữa cả.

Đúng 6 giờ, còi nhiệm sở tác chiến vang lên dồn dập, đồng thời ở mọi góc phòng, tiếng loa phóng thanh phát ra liên tục từ đài chỉ huy: “ Tất cả mọi người vào nhiệm sở tác chiến, tất cả mọi người vào nhiệm sở tác chiến”. Tôi chạy vội về phòng, lấy một gói bastos bỏ túi, mang áo phao, đội nón sắt, chạy vội lên đài chỉ huy. Hạm trưởng đứng đó, cũng áo phao nón sắt, lại thêm cái ống nhòm trên cổ đang đưa lên mắt quan sát. Phía sau HQ 16 là HQ 10, cả hai đang chạy theo đội hình hàng dọc với hai máy tiến 1. Về phiá nam, hai chiếc tàu TC mang số 271 và 274 đang ở mặt bắc của hai đảo Quang hoà và Duy mộng. Phiá nam của hai đảo này là hai chiếc tàu lạ của TC có lẽ vừa mới đến đêm qua. Cả bốn chiến hạm địch cùng chạy chầm chậm làm thành một hình bán nguyệt có vẽ đang trực diện với bốn chiến hạm của ta và cũng để bảo vệ hai đảo mà chúng đang chiếm đóng. Xa hơn, ở cực nam là hai chiếc HQ 4 và HQ 5 có lẽ giờ này cũng đang bận rộn với nhiệm sở tác chiến.
Trên HQ 16, mọi người đang lục tục chạy vào vị trí của nhiệm sở của mình. Trước mũi, nắp đậy lỗ quan sát của khẩu đại pháo 127ly đã mở tung ra và nhô lên cái đầu của trung úy Ất trưởng khẩu. Ất đội một nón sắt rộng vành có trang bị ống nghe nội bộ áp vào tai. Tầng trên và lùi về sau là khẩu đại bác 40 ly đôi đang được mở bọc bạt, nòng súng bắt đầu quay phải trái lên xuống để điều chỉnh. Trong nòng , 4 kẹp đạn sáng loáng nằm chồng lên nhau thành 2 cặp song song. Còn phía ngoài buồng lái, tầng dưới đài chỉ huy là 2 khẩu 20ly đôi nằm hai bên tả và hữu hạm. 4 nồi đạn đã gắn vào nòng. Tiếng báo cáo từ phòng CIC của đại úy Nam vang lên từng chặp. Vừa lên đài chỉ huy, tôi nhận định vị trí rồi làm cái “point” đầu tiên của một sĩ quan hải hành, sau đó kiểm tra sổ hải hành, đọc lướt qua những diễn biến được ghi lại trong đêm. Một hạ sĩ quan giám lộ đứng cạnh, với cây bút trong tay sẵn sàng ghi lại mọi mệnh lệnh của Hạm trưỏng, các sự kiện phát sinh từ các nơi trên tàu mình được báo cáo về. Công việc bận rộn và những hoạt cảnh trước mắt đã hoàn toàn xóa tan trong tôi cái cảm giác trống không khi còn ở phòng ăn, nỗi lo sợ cùng cái rét run khi ở trong phòng ăn đoàn viên chờ đợi cuộc họp của hạm trưởng. Cũng như mọi người, tôi bị cuốn hút bởi những trách nhiệm phải đối phó trước mắt, bỏ quên cái bản ngã của chính mình để trở thành một mắt xích của guồng máy đang quay. Trong vòng hơn một tiếng đồng hồ sau đó, không có gì quan trọng xảy ra cho chiến hạm. Những báo cáo, chỉ thị cứ tiếp tục được truyền đến và đi. Tiếng rè rè của máy truyền tin PCR 25 đặt một bên góc thỉnh thoảng lại phát ra tiếng nói của những giới chức có thẩm quyền từ các chiến hạm bạn. Cả hai chiến hạm của phân đội I đang theo nhau chạy vòng vòng, thật chậm, trong một vùng biển mà bán kính không qúa 7, 8 hải lý. Bốn chiến hạm của địch cũng tự động phân chia thành 2 cặp, đối diện với 4 chiếc chúng tôi. Riêng tôi, cứ 15 phút phải làm một cái “point” để xác định đỉêm đứng hầu bảo đảm với Hạm trưởng là tàu không đi vào vùng nguy hiểm như bãi san hô hay vùng biển cạn.
Khoảng hơn 9 giờ, HQ 16 nhận được lệnh cùng với HQ 10 hỗ trợ cho HQ 4 đổ bộ toán người nhái lên đảo( tôi không nhớ rõ đảo nào) bằng cách cả hai chiếc làm một cuộc diển hành hàng dọc nhắm hai đảo phiá nam tiến tới làm như thử là chúng tôi sẵn sàng áp sát đảo để đổ bộ hay tấn công gì đó. Có lẽ đây là kế dương đông kích tây mà đại tá Ngạc áp dụng từ binh pháp Tôn Ngô của Tàu. Làm như vậy là để tập trung chú ý của địch vào chúng tôi để HQ4 ở phía nam thừa cơ đổ bộ. Lệnh thì phải thi hành, nhưng tôi nhận xét là kế này chắc chẵng có hiệu quả gì mấy vì hai lẽ: Lẽ thứ nhất là tương quan lực lượng giữa hai bên không chênh lệch, thành ra 2 chiến hạm Trung Cộng ở phía bắc đủ sức ngăn cản 2 chiếc chúng tôi, đâu cần đến sự trợ giúp của hai chiếc phiá nam của chúng. Lẽ thứ hai là dù chúng có điều động thêm 1 chiếc để bổ sung lên phiá bắc thì khi thấy HQ 4 rục rịch là chúng biết rõ đâu là thực đâu là hư và chúng sẽ đối phó ngay.
Tuy nhiên, tôi không rõ bằng cách nào mà sau đó hơn 30 phút, HQ4 báo cáo là đã đổ bộ xong toán người nhái lên đảo. Và từ đó, trên tần số thường lệ của máy PCR 25 lại vang lên thêm tiếng của một đơn vị bạn đang nằm ngay trong lòng địch. Tôi thấy rằng việc đổ bộ thành công này quả là một kỳ công của HQ 4 vì nó diển ra ngay trước mũi của hai chiến hạm TC mà chỉ bằng những chiếc xuồng đổ bộ được chèo bằng tay. Về phía chúng tôi, khi phân đội 1 được lệnh tiến vào đảo, HQ 10 có vẽ chần chừ vì tôi thấy khoảng cách giữa 2 tàu càng ngày càng xa và Hạm trưởng HQ 16 đã nhiều lần thúc dục HQ 10 phải chạy sát nhau hơn.. Khi chúng tôi chạy được nửa đường, hai chiến hạm Trung Cộng bắt đầu tăng tốc chạy ra nghênh cản. Lúc đó là gần 10 giờ. Chúng chạy thật nhanh về phía chúng tôi rồi lại quay mũi, chạy nối đuôi nhau ngang qua trước mũi HQ 16 để làm thành cái đầu của chữ T mà chúng tôi là thân chữ T. Mọi chuyện xãy ra sẽ giống với chiều hôm qua nếu như HQ 16 không ngoan cố cứ tiếp tục thẳng tiến. Có lẽ thấy rằng khó thể ngăn cản chúng tôi mà không xãy ra một vụ đụng tàu bất ngờ và nguy hiểm, môt chiếc đã chủ động chạy ra xa hơn rồi quay lại với một cái vòng rộng hơn để mũi tàu không băng ngang trước mũi chiếc HQ 16 nữa mà lại đâm thẳng vào hông phải của HQ 16 với một góc 90 độ. Lúc đó tôi đang đứng ngay la bàn hữu hạm, ở tầng dưới ngay phía ngoài là khẩu đại bác 20 ly đôi với hai nồi đạn đang nằm trong nòng và đang xoay vòng theo sự di chuyển của tàu địch để lúc nào cũng chỉa thẳng vào nó. Lúc đó chiếc tàu địch đang tiến về HQ 16 với vận tốc khoảng 10 hải lý/giờ trong khi chiếc HQ 16 chạy chậm, chỉ khoảng 5 hay 6 haỉ lý/giờ . Nhìn thấy chiếc tàu địch đang sừng sững tiến về phiá mình, nhắm đúng vào chổ mình đang đứng, trong tôi không còn là nổi lo sợ, không còn là sự hoảng hốt, mà chỉ thấy thân hình mình nhẹ tênh, bay bổng trong một trạng thái chết lặng hoàn toàn. Không còn phản ứng nào, cả phần thân thể, cả phần trí nảo và cả phần tâm linh. Tất cả đều bị tê liệt. Hai tay tôi đang nắm vào thành tàu, ghì chặt lấy nó trong một tâm trạng vô thức. Tôi nhìn nó bình thản, như chấp nhận hết mọi hậu quả. Trong khi tàu địch đang có vẽ giảm nhẹ tốc lực, tôi nghe tiếng Hạm trưởng hét: “Lấy hết tay lái bên trái” và tôi đoán có lẽ tàu địch cũng đang lấy tay lái về phải, nên khi hai chiếc chạm nhau, mũi tàu địch đâm vào dưới một góc nhỏ khoảng dưới 30 độ, rồi quệt một đường dài dọc theo hông phải. Tôi nghe một cái rùng mình nhẹ của HQ 16 nhưng tàu địch thì chòng chành như có sóng thật lớn. Sau khi hai chiếc cạ vào nhau thì chạy song song rồi tách ra xa. Lúc tàu địch ép sát vào HQ 16, tôi có cảm giác nếu tôi đưa tay ra là có thể cầm bàn tay cũng đưa ra của người bên tàu địch. Khi đến phía mủi tàu, phần nhọn của chiếc neo hữu hạm móc vào bè đào thoát của tàu địch làm nó rơi xuống biển. Tôi thấy một tên đang đứng nhìn –có lẽ là sĩ quan - bị nghiêng người rồi té vào một ụ súng, còn một tên có vẽ là đầu bếp bị té ngữa, chổng 4 vó lên trời trong khi y mò ra boong chính mà hai tay đang bưng rổ cà chua. Cùng với người, những trái cà chua chín đỏ mọng rơi lăn lóc trên sàn. Khi hai tàu hoàn toàn tách rời nhau, không hiểu sao tên sĩ quan bị té lại rút súng ngắn ra bắn chỉ thiên một phát. Cái đụng chạm bất thần và ngắn ngủi làm cả tàu ngơ ngẩn bàng hoàng như vừa trải qua một cơn ác mộng. Một sư im lặng bao trùm. Mọi người như bất động trong một khoảnh khắc nào đó để không ai trong đám xạ thủ 20 ly đôi, ở gần ngay điểm đụng chạm, hoảng hốt mà bóp cò. Nếu chuyện đó xãy ra, chiến hạm địch sẽ hứng nguyên hai ổ đại bác 50 viên bắn liên thanh vào tàu, và cuộc chiến không những xãy ra ngay lúc đó, đẩm máu và rùng rợn, mà chắc chắn chúng tôi, toàn bộ ban chỉ huy của HQ 16 sẽ bị thương vong bởi chính đạn đại bác của tàu mình, lẽ dĩ nhiên là cả toàn bộ tàu địch. Biến cố qua đi, tôi trở về làm việc mà hậu quả của chấn động phải mất đến hơn chục phút mới trở lại bình thường.
Khi nhận được tin toán người nhái đã đổ bộ thành công lên đảo, chúng tôi, HQ 16 va HQ 10, quay mũi trở về hướng bắc. Tiếng báo cáo của toán người nhái vừa đổ bộ vào đất liền đã vang lên trên tần số của PCR 25. Đại khái là quân trú phòng của TC rất đông, có thể đến cấp tiểu đoàn. Chúng cũng xây dựng trên đảo những công sự phòng thủ kiên cố, mà nếu không xử dụng hoả lực thì không những không chiếm được đảo mà còn có thể bị tiêu diệt. Nhiều lần toán người nhái yêu cầu được khai hỏa. Có lẽ vị Tư lệnh chiến dịch đang đứng trước một nan đề vì theo tôi việc nổ súng không thuộc thẩm quyền cuả ông. Mà có lẽ không ai dám đứng ra chịu trách nhiệm cho môt quyết định tối quan trọng như vậy ngoại trừ Tổng thống, vị Tổng tư lệnh quân đội.
Vậy mà chỉ chưa đầy 10 phút sau đó, chúng tôi nhận được lệnh từ đại tá Ngạc là HQ 10 và HQ 16 chuẩn bị tác xạ lên đảo để yểm trợ cho toán người nhái bắt đầu tiến vào chiếm trung tâm đảo. Trong khi đó, HQ 4 và HQ 5 tác xạ trực tiếp vào tàu địch. Tôi nhận thấy rằng hiện tại nếu cuộc chiến xãy ra, tình thế đã chia làm hai khu vực rõ rệt. Chúng tôi đang ở mặt bắc, đối đầu với hai chiến hạm của địch. Trong khi đó, ở phiá nam, hai chiếc HQ 4 và HQ 5 cũng trực diện với hai chiến hạm khác. Khoảng cách giữa hai phân đội có lẽ xa hơn 10 hải lý. Nếu chúng tôi thi hành lệnh của vị Tư lệnh lực lượng, toàn bộ hoả lực tập trung bắn vào đảo, chiến hạm địch sẽ dễ dàng tiêu diệt chúng tôi vì khi vừa khai hỏa, chúng sẽ phản pháo và chúng tôi trở thành hai tấm bia cho chúng tập bắn. Với khỏang cách và tình hình như vậy, HQ 4 và HQ 5 chỉ đủ sức đối phó với kẻ thù trước mặt, không trợ giúp gì cho chúng tôi được. Ngoài ra, trong một trận hải chiến, ai làm chủ mặt biển, kẻ đó sẽ làm chủ chiến trường. Sá gì một tiểu đoàn quân trú phòng chỉ được trang bị súng cầm tay nếu chúng ta thanh toán xong 4 chiến hạm địch bảo vệ chúng? Ý nghĩ đó được tôi trình bày một cách ngắn gọn lên Hạm trưởng và ông đồng ý. Sau đó ông trao đổi với đại tá Ngạc để xin cho hai chiếc chúng tôi được đánh phủ đầu vào hai chiến hạm địch. Đại tá Ngạc không đồng ý nên một cuộc bàn cãi khá sôi nổi giữa hai người. Phải mất gần 5 phút, họ mới đi đến một thỏa hiệp: HQ 10 bắn lên đảo và trái đạn đầu tiên của nó sẽ là lệnh khai hoả cho toàn thể các chiến hạm. Với tôi, đây chưa phải là một giải pháp tối ưu nhưng vẫn tốt hơn là cái lệnh phi lý ban đầu. Khi Hạm trưởng HQ 16 chuyển lại mệnh lệnh trên cho Hạm trưởng HQ 10, tôi không nghe một sự phản đối hay thắc mắc nào từ ông cả. Để chuẩn bị nổ súng một cách dễ dàng, HQ 10 từ phía sau lách qua bên phải và tiến nhanh hơn để hai chiếc chạy song song, mũi cùng hướng vào đảo để khi nào cảm thấy thuận tiện là khai hỏa.
Trong khi đó, toán người nhái báo cáo là có xung đột với địch và một sĩ quan đã tử trận sau nhiều lần yêu cầu cho nổ súng. Không thể chần chờ được nữa, Đại tá Ngạc, thúc HQ 10 nổ súng ngay. Tất cả chúng tôi trên đài chỉ huy đều tập trung chú ý vào HQ 10 chờ lệnh khai hỏa. Tất cả các ổ trọng pháo trước mũi và bên hữu hạm đều nhắm vào chiến hạm địch gần nhất, cách chúng tôi khoảng 2 hải lý. Sau tiếng nổ ầm từ khẩu 76.2ly cuả HQ10 là tiếng hô “tác xạ” của Hạm trưởng, cả chiến hạm như bị giật nẩy lên khi nghe tiếng nổ chát chúa đầu tiên cuả khẩu đại pháo 127ly. Mọi người trên đài chỉ huy chú tâm đến nỗi ai cũng có cảm tưởng mình nhìn thấy được đường đi của viên đại bác đầu tiên. Rồi tiếp đó là những tiếng nổ dồn dập của các khẩu 40 ly đôi phía trước và khẩu 40 ly đơn ở sau lái phiá hữu hạm, cùng với tiếng nổ liên hồi cuả đại bác 20 ly làm thành một hợp âm khó tả. Khói thuốc súng từ trước mũi, sau lái, boong trên, boong dưới và ngay bên hông đài chỉ huy bay lên làm mờ cả một vùng trời trên chiến hạm.
Ngửi mùi khói thuốc súng thơm tho đang bay lên ấy, con người mình như bị kích thích, hăng hái hơn, nhanh nhạy hơn, và gan dạ hơn. Những tiếng nổ đinh tai vang rền khắp chốn cũng tạo thêm niềm tin nơi chính mình, nơi đồng đội. Từ lỗ tròn đài quan sát của đại bác 127 ly trước mũi, trung úy Ất đã đứng thẳng người lên, nhô cả thân mình lên trên để chứng kiến tận mắt kết qủa những viên đại bác mà mình vừa cho lệnh bắn ra, nhờ đó anh có thể điều chỉnh đô cao của nòng súng. Tiếng oang oang thường ngày của Ất được dịp xử dụng một cách hữu hiệu và từ đài chỉ huy chúng tôi nghe rõ mồn một: “lên hai độ”, “xuống một độ”, rồi “qua bên phải”, “bên trái chút"...

Cả đài chỉ huy đang cùng chăm chú theo từng viên đại pháo nổ xung quanh tàu địch, bỗng ồ lên một loạt: “trúng rồi”. Tôi nhìn lên, chếch về bên phải mũi tàu, một chiến hạm địch đang bốc khói. Có lẽ đó là khói của viên đạn nổ ngay trên đài chỉ huy vì sau đó dường như hoạt động của tàu này bị chậm lại. Tôi nhìn ra xung quanh chiến hạm mình, hàng trăm viên đạn nổ lõm chõm trên mặt nước. Phiá trước, phiá sau, tả hạm, hữu hạm. Đạn nổ đều khắp làm tôi mường tượng như đang ở giữa một trận mưa đá khổng lồ. Nhưng sao chiến hạm vẫn bình yên vô sự như có một sự che chở thiêng liêng nào? Tôi bổng nhìn về phiá trước, khẩu 40 ly đôi đang chỉa nòng súng lên cao mà nhả đạn liên hồi. Tôi chỉ tay cho Hạm trưởng thấy rồi như một người điên, tôi chạy nhanh xuống hai lần cầu thang phía ngoài, hấp tấp leo lên cạnh xạ thủ chiều cao. Anh ta đang cúi gầm đầu xuống như con đà điểu vùi đầu xuống cát khi gặp nguy hiểm, trong khi chân phải thì đạp liên hồi. Tôi lắc vai anh ta, anh giật mình ngẩng mặt lên nhìn tôi bằng đôi mắt thất thần. Tôi không nói gì, chỉ cho anh thấy nòng súng. Anh ta nhìn lại rồi quay bánh xe để hạ nòng súng xuống.Tôi an tâm chạy ngược trở lên đài chỉ huy giữa lúc cuộc bắn giết đang diễn ra sôi động và khốc liệt, với tiếng pháo nổ ầm ầm, với tiếng đạn bay rít như xé gió. Ở đó, mọi người vẫn bình thản làm công việc của mình. Bỗng nhiên tôi chú ý đến chiếc HQ 10 đang nằm im một cách khác thường chỉ cách HQ 16 khoảng 1 hải lý bên hữu hạm. Nhấp nhô giưã biển và quanh chiến hạm là một vài bè nổi đang lềnh bềnh trôi, nhìn xa trông giống như những đầu người đang bì bõm trong một ao nước . Tôi đoán rằng HQ 10 đã bị nạn và hiện thủy thủ đoàn đang đào thoát nhưng không rõ lý do vì không nghe tiếng báo cáo về tình trạng của tàu. Chỉ biết thế chứ không có thì giờ để suy nghĩ thêm về họ bởi vì mối bận tâm độc nhất của mình bây giờ là chiến đấu để sống còn. Rồi tôi nghe giọng anh truyền tin nội bộ: 

“Báo cáo Hạm trưởng, kho đạn 127 ly trước mũi bị thủng một lỗ”.

"Nước có vào không?"

Anh liên lạc lập lại câu hỏi cho sân mũi, rồi trả lời:
"Có, nhưng ít thôi. Chỉ khi mũi tàu chúc xuống thì nước có vào chút đỉnh."
"Cô lập kho đạn lại."
Không biết bao lâu sau đó, giữa khói đạn mịt mù, tiếng báo cáo từ hầm máy vang lên qua máy phóng thanh, có vẽ hoảng hốt:
"Hầm máy tả hạm bị thủng một lỗ lớn, nước vào rất mạnh".
Tiếng Hạm trưởng:
"Còn gì nữa không, báo cáo."
- Một máy điện bị trúng đạn, hư hỏng hoàn toàn, trung sĩ điện khí Xuân bị thương nặng.
- Gọi y tá xuống băng bó gấp.
Ngừng một lát:
"Nước đã tràn ngập toàn hầm máy nên điện giật lung tung. Tất cả đã rời khỏi hầm…Báo cáo Hạm trưởng, có lẽ tàu sắp chìm."

Nghe báo cáo sau cùng, cả đài chỉ huy như lặng đi, rồi mọi người cùng nhận thấy tàu bắt đầu hơi nghiêng về tả hạm. Chỉ trong vài phút mà độ nghiêng của tàu đã cảm thấy được. Vẽ hoảng hốt đã hiện lên trên mặt mọi người. Hạm trưởng ra lệnh lấy hết tay lái bên trái, làm một vòng để quay ngược tàu chạy lên phía tây bắc, rời xa vùng chiến trận. Hai ổ trọng pháo 40 đơn sau lái bây giờ hoạt động mạnh, tác xạ liên tục. Tình trạng nghiêng của tàu trở nên tồi tệ hơn, việc đi lại trên đài chỉ huy đã hơi khó khăn. Không thể làm gì khác hơn, Hạm trưởng cầm lấy micro và ra lệnh: “Tất cả chiến hạm vào nhiệm sở đào thoát”. Ông lập lại lệnh đào thoát nhiều lần rồi đến bên tay lái, cầm lấy bánh lái điều khiển tàu thay nhân viên lái đi vào nhiệm sở cuả mình. Tiếng chân rầm rập vang lên mọi nơi trên chiến hạm, có vẽ khẩn cấp hơn nhiệm sở tác chiến buổi sáng. Đài chỉ huy trong một phút bỗng vắng tanh vắng ngắt. Tôi chợt nhớ đến số tiền 100.000 đồng của bà mợ ở Đà nẵng nhờ tôi chuyển vào cho chú em đang theo học đại học ở Sài gòn. Tôi chạy vội về phòng, nhưng đường cầu thang tối thui, tàu lại nghiêng khá nhiều nên việc di chuyển càng khó khăn hơn. Mò mẫm cọc tiền để trong tủ không khóa, lấy thêm gói bastos, tất cả đút vào trong áo sát bụng, tôi chạy ngược lên đài chỉ huy một cách vô thức thay vì chạy ra bè đào thoát của mình. Vừa chạy tôi vừa cảm thấy sự ngu dốt của mình khi nhớ đến cái chết của một bạn cùng khóa khi chiếc HQ 225 bị chìm ở Năm Căn năm nào.
Lên tới nơi, tôi thấy Hạm trưởng đang nặng nhọc lái tàu, bên cạnh là Đoàn viết Ất từ ụ súng 127 ly chạy lên, đứng bên cạnh. Cả hai không nói gì. Nhìn cái dáng cao gầy của ông đứng trước tay lái trong khung cảnh vắng lặng cuả đài chỉ huy, tôi như cảm thấy hết nỗi cô đơn của ông, nỗi cô đơn khôn cùng của một vị Hạm trưởng khi phải đứng trước một quyết định tối hậu: Đi hay ở, sống hay chết. Với nét mặt phong trần khắc khổ, với đôi mắt khắc khoải đăm chiêu, và nhất là với dáng đứng chơ vơ trong cõi bao la ngút ngàn của biển trời mây nước, đã tạo trong tôi một ấn tượng khó phai mờ. Một dáng đứng vừa kiêu hãnh trong đau thương, vừa ngạo nghễ trong chua xót, và đàng hoàng chấp nhận thất bại, chấp nhận luôn cái chết. Đó là dáng đứng của lòng tự trọng và niềm hãnh diện của một Hạm trưởng của Hải quân Việt nam, người được vinh dự gắn lên ngực áo cái bánh xe hạm trưởng với hàng chữ huyền thoại “ Magister post Deum”, do một quá trình tôi luyện khổ nhục từ một quân trường của Hải quân Việt Nam và với hơn 10 năm lăn lộn trên biển cả, với sóng gió đại dương và bao thăng trầm của hải nghiệp. Con người trước mắt tôi như cảm thấy hết niềm đau đớn trước nổi thất bại đầu tiên mà cũng có thể là cuối cùng. Tất cả tài năng, kiến thức, kinh nghiệm, tư cách, phẩm giá… dù đang luân lưu trong huyết quản, dù đã hằn sâu trong tiềm thức, cũng chỉ còn lại một thể hiện cuối cùng trong dáng đứng chơ vơ, cô độc nhưng vững chãi như bức tượng đồng đỏ.

Từ cầu thang bên trái bỗng nhô lên một sĩ quan, đại úy Hiệp, cơ khí trưởng của chiến hạm. Ông chào Hạm trưởng rồi nói:

"Tại sao Hạm trưởng lại cho nhiệm sở đào thoát? Hầm máy tả hạm bị ngập nhưng tôi đã khóa kín. Tàu vẫn còn chạy tuy chỉ còn hoạt động bên hữu hạm."

"Thì chính anh cho lính báo cáo là tàu sắp chìm!"

"Đâu có. Tôi chỉ nói là nước biển chảy vào rất mạnh và tình trạng rất nguy hiểm. Đó là vì điện giật lung tung nên nhân viên hầm máy phải chạy tán lọan".
Đôi mắt Hạm trưởng sáng lên, nét vui mừng thể hiện qua từng lời khi ông nói vào micro: “ Giải tán nhiệm sở đào thoát, giải tán nhiệm sở đào thoát”.
Cho đến bây giờ, tàu đã chạy gần qua khỏi đảo Pattle, cách xa chiến hạm địch đến 6 hay 7 hải lý và không có dấu hiệu của tàu địch truy kích. Tôi nhìn lại vùng chiến trận một lần cuối khi cảm thấy tàu đã khá an toàn. Tít mù xa, HQ 4 và HQ 5 đang là hai nét mờ mờ ẩn hiện dưới làn hơi bốc lên từ cái nắng mặt trời làm nhoè nhoẹt hình ảnh. Gần hơn là HQ10 vẫn bình yên nằm phơi mình trên vùng lòng chảo chật hẹp, lặng gió và bên cạnh, một chiếc tàu Trung Cộng cũng đang trong tình trạng tương tự. Chúng nằm song song bên nhau như một đôi bạn đời tri kỹ, không ai biết là chúng đã từng một lần giết nhau vì thù hận.

HQ 16 đang ở trong tình trạng bi đát. Vì hầm máy chủ lực ở tả hạm đã bị ngập nước làm hỏng cả hai máy chính, hai máy điện độc nhất còn tốt và một máy ép gió độc nhất còn lại của tàu. Phía hữu hạm chỉ còn hai máy chính còn xử dụng để tàu chạy. Hai máy điện đã hư từ trước, do đó, tàu bị mất điện hoàn toàn từ khi bị trúng đạn ở hầm máy tả. Cả chiếc tàu trở thành một hầm tối như trong một hang động hoang sơ nào đó. Thỉnh thoảng một vài tia sáng của đèn pin quét qua quét lại dò đường của một nhân viên nào đó đang đi làm việc. Radar ngừng chạy, liên lạc truyền tin bị mất làm cho các chiến hạm bạn và Bộ tư lệnh Hải quân vùng I cứ ngỡ rằng HQ 16 đã bị chìm cùng với hQ 10. La bàn điện bị mất điện nên tàu phải xử dụng la bàn từ như một chiến thuyền cổ lỗ nào đó từ thế kỹ 17 trở về trước. Nhưng khó khăn cho việc lái tàu nhất là việc mất tay lái điện. Tàu hiện tại chỉ chạy một chân vịt hữu hạm nên dù có đủ tay lái điện, việc lái tàu cũng đã là khó khăn, nhất là khi phải vượt qua những vùng biển giữa các đảo hay mỏm đá được bao bọc bởi những tầng san hô dày đặc dưới mặt nước. Vậy mà tay lái điện tại đài chỉ huy vì bị mất điện nên phải điều những nhân viên to con khoẻ mạnh xuống hầm lái để trực tiếp quay bằng tay cái bánh lái khổng lồ. Thế cho nên đường đi của tàu không phải là một đường thẳng, mà ngoằn ngoèo như một con rắn. Nhìn dãy bọt nước trắng xóa uốn lượn phía sau đuôi tàu, kẻ giàu tưởng tượng sẽ ví chiếc tàu như một vũ nữ đang uốn éo thân mình trong một bản tango lả lướt.
Một tin buồn đến với chiến hạm giữa bao khó khăn dồn dập, khi chúng tôi đang ở đài chỉ huy phụ giúp Hạm trưởng đích thân lái tàu rời khỏi eo biển nguy hiểm và ở dưới kia, các nhân viên cơ điện khí cùng đại úy Hiệp đang nổ lực sửa chữa một trong hai máy điện của hầm máy hữu hạm: Trung sĩ điện khí Trần Xuân đã từ trần sau khi mất máu qúa nhiều vì một cánh tay bị bay mất vì đạn. Anh đã được trung úy Bính và các y tá vuốt mắt và đọc kinh cầu nguyện dù rằng không ai biết anh thuộc tôn giáo nào. Trung sĩ Xuân là chiến sĩ hải quân đầu tiên của HQ16 đã hy sinh cho sự độc lập và toàn vẹn lảnh thổ của tổ quốc Việt nam. Đây là một mất mát to lớn cho cả tàu nhưng có lẽ niềm ân hận lớn nhất của Hạm trưởng và toàn thể sĩ quan nhân viên chiến hạm là việc bỏ lại 15 đồng đội trên đảo Robert mà không có cách gì đưa về được. Không phải chỉ vì tàu chiến Trung Cộng đang bắn theo đàng sau mà còn vì tàu không thể ngừng được vì nếu ngừng, tàu sẽ không có đủ gió để khởi động trở lại. Lúc đó, tàu sẽ nằm yên một chổ cho tàu chiến địch đến bắn phá. Thế nên sau khi đưa tàu ra khỏi vùng Hoàng sa nguy hiểm và giao quart lại cho các trưởng phiên, Hạm trưởng đã dùng PRC 25, máy truyền tin độc nhất còn hoạt động để liên lạc với trung úy Liêm trên đảo. Sau khi thông báo tình hình bất khả kháng của chiến hạm, ông đã động viên anh em dùng bè đào thoát, cố gắng vượt ra khỏi vùng trước khi Trung Cộng đến chiếm, đồng thời mong họ thông cảm cho sự bất lực của ông. Giữa hai sự lưạ chọn, ông phải đưa cả trăm người trở về an toàn. Càng nói trông ông càng đau đớn, và khi nhìn vào đôi mắt đỏ hoe của ông, tôi đã vội quay đi để cầm giữ những giọt nước mắt khỏi trào ra hai bên khóe.
Đến khoảng 5 giờ chiều, một máy điện đã được sửa chữa xong. Cả tàu vổ tay reo hò khi ánh sáng tràn ngập chiến hạm như ánh sáng đã lấp loé trong lòng chúng tôi một hy vọng được trở về sau khi tàu vượt qua khỏi eo biển nguy hiểm đó. Khi Tin tức HQ 16 xuất hiện qua máy truyền tin, cả Bộ tư lệnh Hải quân vùng I duyên hải đã hân hoan vui mừng cũng như cả nhân dân Đà Nẵng ra tận bến tàu Tiên Sa đón chào HQ 16 vào ngày hôm sau.

ĐÀO DÂN - 1994 ( Đọc lại và tu chính xong ngày 26 tháng 12 năm 2007)

No comments:

Tùy bút GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG-Điệp Mỹ Linh

Chủ nhật Jan./12/2025 vừa qua, lúc 11:00AM, một số Luật sư/cựu sinh viên Luật Khoa đã gặp nhau tại nhà hàng Lambo, trên đường Westheimer, Ho...