Thursday, January 29, 2015

Human Rights Watch: Vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm cho các nhà hoạt động tại VN


(New York, ngày 29 tháng Giêng năm 2015) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định trong Bản Phúc trình Toàn cầu năm 2015 rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 vẫn duy trì những đặc tính của một chế độ độc đảng, với các bản án mang động cơ chính trị, người lao động không được hưởng đầy đủ quyền lợi, tình trạng công an bạo hành tràn lan và các xung đột về đất đai tiếp tục gia tăng. Chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận và tự do lập hội. Các blogger, những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động vì quyền lợi lao động và đất đai, cũng như các nhà vận động cho tự do tôn giáo và dân chủ tiếp tục bị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và tù giam.


Thông cáo phát hành ngay

Việt Nam: Kiểm soát chặt chẽ những người ủng hộ dân chủ, phê bình chính quyền trong năm 2014
Vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm cho các nhà hoạt động

(New York, ngày 29 tháng Giêng năm 2015) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định trong Bản Phúc trình Toàn cầu năm 2015 rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 vẫn duy trì những đặc tính của một chế độ độc đảng, với các bản án mang động cơ chính trị, người lao động không được hưởng đầy đủ quyền lợi, tình trạng công an bạo hành tràn lan và các xung đột về đất đai tiếp tục gia tăng. Chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ tự do ngôn luận và tự do lập hội. Các blogger, những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động vì quyền lợi lao động và đất đai, cũng như các nhà vận động cho tự do tôn giáo và dân chủ tiếp tục bị sách nhiễu, đe dọa, hành hung và tù giam.

“Trong năm 2014, Việt Nam tiếp tục vận hành ‘cánh cửa xoay’ đối với các tù nhân chính trị, phóng thích một số người nhưng lại đưa một số lượng lớn hơn những nhà hoạt động ôn hòa vào tù dưới cái mác tội phạm bị kết án,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Nhiều vụ phóng thích nói trên được thực hiện để giành những lợi ích ngoại giao, nhưng thực tế là số người bị kết án còn cao hơn gấp đôi số được phóng thích, khiến nỗ lực trình làng một gương mặt cải cách của chính quyền Việt Nam bị ảnh hưởng trầm trọng.”

Trong bản phúc trình toàn cầu dài 65 trang, lần phát hành thường niên thứ 25 của mình, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tổng kết tình hình nhân quyền tại hơn 90 quốc gia. Trong bài giới thiệu, Giám đốc Điều hành Kenneth Roth kêu gọi chính quyền các quốc gia cần nhận thức rằng nhân quyền góp phần tạo ra một hệ tiêu chuẩn đạo đức hữu hiệu trong những giai đoạn bất ổn, và vi phạm nhân quyền có thể gây bùng nổ hoặc làm trầm trọng thêm các nguy cơ về an ninh. Việc xâm hại những giá trị cốt lõi của tự do và đối xử bình đẳng có thể mang lại những mối lợi trước mắt, nhưng rất hiếm khi tương xứng với cái giá phải trả về lâu dài.

Trong năm 2014, chính quyền Việt Nam đã đưa ít nhất 29 nhà hoạt động và bất đồng chính kiến ra xét xử, và kết án họ tổng cộng 129 năm tù giam. Trong số những người bị kết án vì vận động ôn hòa có các blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất và Bùi Thị Minh Hằng. Chính quyền cũng bắt giữ ít nhất 13 nhà hoạt động nhân quyền khác đang chờ điều tra và/hoặc xét xử, trong đó có các blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Anh Ba Sàm), Hồng Lê Thọ (bút danh Người Lót Gạch) và Nguyễn Quang Lập (bút danh Bọ Lập).

Chính quyền đã phóng thích 12 tù nhân chính trị trước khi hết án tù. Blogger nổi tiếng Đinh Đăng Định qua đời một thời gian ngắn sau khi được thả. Nhà hoạt động pháp lý Cù Huy Hà Vũ và blogger Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày) được tạm hoãn thi hành án và đưa sang Hoa Kỳ. Nếu trở lại Việt Nam, họ sẽ phải thi hành nốt thời hạn còn lại của bản án cũ.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng nhận xét rằng các hình thức sách nhiễu khác, như đe dọa, câu lưu và hành hung, đã trở nên trầm trọng hơn trong năm 2014. Có ít nhất 14 nhà hoạt động nhân quyền, trong đó có các cựu tù nhân chính trị Huỳnh Ngọc TuấnNguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Hoàng Vi cho biết họ bị côn đồ lạ mặt tấn công và hành hung. Không có cá nhân nào bị cáo buộc hay truy tố trong tất cả các vụ nói trên.

Công an vẫn cản trở việc đi lại để ngăn không cho người dân tham dự các sự kiện liên quan đến nhân quyền và tiếp tục theo dõi các chi nhánh không được công nhận của đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, các nhà thờ Tin lành và Mennonite tại gia, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN). Chỉ trong chín tháng đầu năm 2014, có ít nhất 20 người bị kết án vì đã tham gia các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn.

“Tự do tôn giáo không có nghĩa là tự do thờ cúng theo đúng cách được chính quyền phê chuẩn,” ông Adams nói. “Mà phải là chấm dứt việc theo dõi và can thiệp vào cách thức người dân chọn để thực hành tín ngưỡng của họ.”

Tình trạng công an bạo hành, kể cả gây chết người trong khi giam giữ, đã đến mức gần như trở thành một vấn nạn tràn lan, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Trong năm 2014, ngay cả các báo chí nhà nước, vốn bị kiểm soát chặt chẽ, cũng thường đưa tin về tình trạng bạo hành của công an. Nhiều người bị giam, giữ cho biết từng bị đánh đập để ép nhận tội, đôi khi về các hành vi họ cam đoan rằng mình không thực hiện. Trong số nạn nhân bị đánh đập có cả trẻ em. Trong nhiều trường hợp, những người chết tại nơi giam giữ của công an chỉ bị tạm giữ vì những lỗi nhỏ. Nguyên nhân cho những cái chết trong khi giam giữ do phía công an đưa ra, như được cho là tự sát, thường khó tin và gây cảm giác về một sự bao che có hệ thống.

Trong một động thái đáng khen ngợi, Quốc hội đã thông qua Công ước Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc (CUCTT) vào tháng Mười Một. Tuy nhiên, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam bảo lưu điều 20, có nội dung yêu cầu quốc gia thành viên phải hợp tác và cung cấp thông tin để đáp ứng yêu cầu về các vụ cụ thể của ủy ban Liên Hiệp Quốc phụ trách việc thi hành CUCTT.

“Việc thông qua Công ước Chống Tra tấn của LHQ là một mốc mới đối với Việt Nam, nhưng công nhiên từ chối hợp tác với LHQ về các vụ cụ thể khiến làm dấy lên câu hỏi về độ thành thực của chính quyền trong việc thực thi công ước này,” ông Adams nói. “Năm 2015 sẽ cho thấy liệu việc thông qua CUCTT có mang lại ý nghĩa thực sự cho người dân Việt Nam, hay vẫn chỉ là một chiêu PR.”


Để xem thêm báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về Việt Nam, xin vui lòng truy cập: http://www.hrw.org/vi/asia/vietnam
Muốn có thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động); hay email:  robertp@hrw.org. Theo trên Twitter @Reaproy


Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-347-463-3531(di động); hay email: adamsb@hrw.org. Theo trên Twitter @BradAdamsHRW
Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hay email: siftonj@hrw.org. Theo trên Twitter @johnsifton

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...