Saturday, April 25, 2015

Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với mối bang giao Việt – Mỹ © Tú Hoa


tuhoa

I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH

Trung Quốc là nhân tố ảnh huởng quyết định đến chiều sâu của mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Những hành động ứng xử của Bắc Kinh về đối ngoại từ kinh tế đến quân sự trong vùng Đông Nam Á sẽ khiến tốc độ tiến gần trong mối bang giao giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ xảy ra nhanh hay chậm.
Chính hành động gia tăng sức ép quân sự của Trung Quốc lên biển Đông đã làm mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tiến triển mau chóng. Việt Nam hoàn toàn bất lực khi thuyết phục Trung Quốc chấm dứt những khiêu khích về lãnh hải trong suốt 5 năm qua từ 2009 đến 2014. Thêm vào đó , chính sách phá hũy môi trường nhằm đe dọa an toàn lương thực cho các nước dọc theo sông Mê-Kông của Trung Quốc đã khiến Việt Nam bất lực khi ảnh huởng của mình chưa đủ để yêu cầu Trung Quốc thay đổi chính sách. Ngoài ra , những chênh lệnh về cán cân thuơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như chính sách hạn chế nhập khẩu và ăn cắp mẫu mã hàng hóa Việt Nam từ phía Trung Quốc càng làm cho Hà Nội bực bội nhưng lại bất lực vì không đủ mạnh để kiểm soát.

II. SỨC ÉP QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC LÊN BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn cỏi biển Đông làm lãnh hải của Việt Nam bị thiệt hại nghiêm trọng. Bản đồ trên là vùng lãnh hải thuộc về Việt Nam Cộng Hòa theo hiệp định Geneve 1954 nhưng nay bị Trung Quốc tuyên bố là vùng lãnh hải của mình.
Đường màu vàng trên bản đồ là phạm vi lãnh hải mà Việt Nam có chủ quyền. Đường màu chấm đỏ là đường lãnh hải mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Như vậy bản đồ trên cho thấy toàn bộ lãnh hải của Việt Nam sẽ hoàn toàn thuộc vào Trung Quốc nếu Việt Nam không phản kháng mạnh mẽ.
Cộng Sản Hà Nội hiện đang kế thừa 29 đảo trên quần đảo Trường Sa (Spratly Island ) từ VNCH, nhưng để mất 9 đảo trên quần đảo này sau xung đột hải chiến Việt- Trung năm 1988. Riêng quần đảo Hoàng Sa thì Trung Quốc đã tấn công chiếm giữ kể từ năm 1974 khi Việt Nam Cộng Hòa đang kiệt quệ vì những đợt tấn công của Cộng Sản Bắc Việt trong khi đồng minh Hoa Kỳ đang giảm cắt viện trợ nghiêm trọng.
Danh sách các nước tuyên bố chủ quyền trên hai quần Trường Sa và Hoàng Sa:
th1

Âm thầm hiện đại hóa quân sự trong suốt 20 năm kể từ những năm 1980, trong đó có Hải quân, Trung Quốc nay đủ sức tiến chiếm toàn bộ các đảo còn lại do Việt Nam kiểm soát trên quần Trường Sa mà Hà Nội không có cách gì cứu vãn.
Cùng ý thức hệ và là chỗ dựa về chính trị, Hà Nội không thể phản kháng lại Trung Quốc trừ phi Hoa Kỳ đồng ý rộng mở một bàn tay chấp nhận trợ giúp Hà Nội từ phương tiện quân sự đến áp lực quốc tế để vãng hồi tình thế bi đát

Về phía Hoa Kỳ, các chiến lược gia tại Bộ Quốc phòng đã khám phá ra kế hoạch tiệm tiến, lấn chiếm từ từ Biển Đông của Trung Quốc thông qua sự bất khả kháng và nhu nhược của Hà Nôi nên đã thúc đẩy Tổng thống Clinton nhanh chóng sang thăm Việt Nam năm 2000 mở cửa cho một tiến trình bình thuờng hóa quan hệ hai nước để kịp giúp Hà Nội vững tin hơn khi ngăn cản sức bành trướng về lãnh hải của Trung Quốc.
Sức ép quân sự của Bắc Kinh lên biển Đông không hề giảm mà mỗi lúc mỗi gia tăng khiến Hà Nội không còn một chon lựa nào khác là ráng nổ lực giải tỏa những trở ngại về chính trị, trong đó có nhân quyền để có thể đứng sát cánh với Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng, trong đó có Nhật Bản, Úc và Ấn Độ để làm thế liên minh nhằm cứu vãng tình thế. Về phần Hoa Kỳ, chính sách “Nhìn Về châu Á ” của Tổng Thống Obama mở rộng cửa cho Việt Nam tham dự vào đường lối đối ngoại do Hoa Kỳ chủ xướng- ứng phó trước tình thế hung hãn của Trung Quốc.

Cho nên, chính sức ép quân sự của Trung Quốc trên biển Đông là động lực thúc đẩy (the driving force) hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam gia tăng hợp tác về quân sự an ninh quốc phòng.
Kể từ 2003, đã có hơn 14 lần các chiến hạm Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam, điều khó tượng tượng có thể xảy ra giữa hai nước cựu thù và khác biệt sâu đậm về ý thức hệ chính trị. Hơn thế nữa, việc chiếc Hàng không Mẫu hạm USS George Washington viếng thăm Việt Nam vào năm 2010 mở ra một dấu hiệu cho thấy một tương lai đồng minh lâu dài giữa Hoa Kỳ – Việt Nam về mặt an ninh quốc phòng cũng như dấu hiệu chuyển huớng trong chính sách đối ngoại của Cộng Sản Hà Nội. Đây cũng là bằng chứng cho thấy đảng Cộng Sản Việt Nam đã hết cách chon lựa mà phải bỏ ý thức hệ, tình đồng chí anh em mà họ hy vọng nhiều ở nơi Trung Quốc. Xin ghi chú, Cộng Sản Trung Quốc là chổ dựa vô cùng vững chắc cho Cộng Sản Việt Nam kể từ ngày đầu thành lập cũng như những năm tháng tiến hành chiến tranh trực diện với Hoa Kỳ trước năm 1975.

Tốc độ hợp tác về quốc phòng giữa hai nước đã tăng tốc không còn cách gì có thể quay ngược lại sau khi Hoa Kỳ áp lực Trung Quốc thành công khi Yêu cầu Trung Quốc một cách công khai rút dàn khoang 981 của họ ra khỏi lãnh hải Việt Nam vào 16-7- 2014. Dàn khoang này tiến vào lãnh hải Việt Nam với một dàn hải quân hộ tống hùng hậu mà cảnh sát biển cùng lực lượng hải quân Việt Nam vô phương ngăn cản hay truy đuổi.

Sự việc Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngừng mọi hoạt động tiếp liệu cho Không quân Nga tại cảng Cam Ranh càng cho thấy mức ảnh huởng của Hoa Kỳ lên các quyết định quốc phòng của Việt Nam ngày càng sâu hơn rõ hơn và sẽ không có chiều huớng đi ngược lại.
Chuyến đi của thủ tướng Cộng Sản Việt Nam sang Úc nhắm đẩy mạnh hơn nữa những hợp tác về quốc phòng trong tháng Ba năm nay là hoàn toàn có sự bật đèn xanh đồng ý hay hậu thuẫn từ Hoa Kỳ. Úc Châu là đồng minh số một thận cận nhất của Hoa Kỳ tại Đông Nam Á từ thời đệ nhị thế chiến đến nay.

Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ mong đợi chuyến đi thăm Hoa Kỳ của ông Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng sẽ công khai hóa nổ lực xoá bỏ dị biệt chính trị để hợp tác giữa hai nước tiến đến một sự loan báo chính thức trở thành đồng minh chiến lược lâu dài.
Vì vậy, Trung Quốc chính là nhân tố duy nhất dẫn đến sự xích gần giữa hai quốc gia Hoa Kỳ -Việt Nam về mặt quốc phòng.

III. AN TOÀN MÔI TRƯỜNG & LƯƠNG THỰC CHÂU THỔ SÔNG MÊ KÔNG

Ngoài những căng thẳng về vấn đề lãnh hải, Việt Nam và Trung Quốc còn có một xung đột sâu xa không thể khoan nhượng , đó là an toàn về môi trường và lương thực châu thổ sông Mê Kông. Nông nghiệp gồm hoa trái và lúa gạo cũng như nghể cá ở đồng bằng sông Mê Kông hay còn gọi là đồng bằng sông Cữu Long chiếm gần 10 % trong giá trị sản phẫm quốc dân (10% GDP) và đãm bảo an toàn về lương thực cho cả nước. Việc Trung Quốc xây khoãng 4 đập thũy điện ở thuơng nguồn con sông này làm nguồn nước hạ lưu đồng bằng song Cữu Long bị cạn kiệt nghiêm trọng. Ngoài ra, hàng loạt các sinh vật, thủy sản hiếm quý bị tiêu diệt vì lượng nước sut giãm ở hạ lưu. Nguồn lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long đãm bảo an toàn lương thực cho Việt Nam và là thế mạnh xuất khẩu cho Việt Nam giúp an toàn lương thực cho vùng Đông Nam Á.

TH2

Mối bận tâm của Việt Nam cũng là niềm lo lắng của Hoa Kỳ trong nổ lực giãm thiểu sự suy sụp về môi trường đang xãy ra đồng loạt do thái độ khai thác bừa bải , cẩu thả của Trung Quốc mà không quan tâm hay có trách nhiệm gì đến an toàn sinh thái của những quốc gia lân cận trong vùng Đông Nam Á. Nhất là khi Trung Quốc dự tính xây 14 đập thủy điện trên thuợng nguồn sông Mê Kông sẽ đặt các quốc gia ở hạ lưu con sông này vào tình trạng chịu đựng thãm hoạ sinh thái nghiêm trọng dẫn đến đói kém về lương thực.

Vì thế, chính phủ Hoa Kỳ gia tăng nổ lực thành lập diễn đàn tuyên bố chung cho các nước hạ lưu sông Mê kông ( Lower Mekong Initiative), gồm Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Hoa Kỳ và Việt Nam để tạo sức mạnh ép buộc Trung Quốc phải thay đổi chính sách của mình về cách thức sử dung sông Mê Kông. Đơn giản, Hoa Kỳ muốn nhấn mạnh vấn đề sông Mê kông có tính quốc tế chứ không phải chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Lower Mekong Initiative là một diễn đàn mà Hoa Kỳ lập ra để cho phép các nước liên quan phản ánh những quan cũng như bày tỏ công khai những bất đồng của mình đối với Trung Quốc về vấn đề sông Mê Kông . Diễn đàn này được thành thành lập vào năm 2009 trong sự hiện diện của nữ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton.

Riêng về phần Việt Nam trong mối quan hệ Việt – Mỹ , cơ quan USAID ( United States Agency of International Development) đã dành một khoảng ngân quỹ viện trợ 26 triệu rưỡi Mỹ kim kéo dài từ tháng 10 năm 2012 cho đến tháng 10 năm 2017 thông qua chương trình phục hồi môi trường vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê-kông, mà trong đó, vùng đồng bằng sông Mê-kông chiếm gần 80 phần trăm tổng số ngân quỹ. Ngoại trưởng John Kerry cũng tự mình đã viếng thăm vùng sông Mê-kông vào 15 tháng 12 năm 2013 nhằm khẳng định lần nữa quyết tâm bảo vệ sông Mê Kông của Hoa Kỳ trước Trung Quốc .

Cho nên có thể nói, thái độ cố chấp của Trung Quốc trong việc khai thác thủy điện thượng nguồn sông Mê kông bất chấp an nguy về môi trường và an toàn lương thưc cho các nước hạ lưu sông Mê-kông càng làm cho Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác với các nước trong vùng , trong đó có Việt Nam, để tạo sức mạnh quốc tế chung khi áp lực lên Trung Quốc. Trung Quốc càng cố chấp thì hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng chặt chẽ hơn mà thôi.

IV. CHÊNH LỆCH VỀ CÁN CÂN THUƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong cán cân thuơng mại đối với trung Quốc gia tăng nhanh chóng và Cộng Sản Hà Nội đã hoàn toàn bất lực để kiểm soát. Tổng trị giá nhấp siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã chiếm khỏang 10% tổng trị giá sản phẩm quốc dân GDP của Việt Nam.
Sau đây là bản tổng kết tổng trị giá nhập siêu của Việt Nam trong thuơng mại đối với Trung Quốc:
Năm NHẬP SIÊU
(tỷ Mỹ kim )
2009 11.54
2010 12.7
2011 13.47
2012 16.40
2013 17.5
2014 28.00
( Source: tổng kết data từ Bộ Công Thuơng Việt Nam)

Việc nhập siêu từ Trung Quốc dẫn đến nguồn dự trử ngoại tệ để bình ổn kinh tế của Việt Nam bị thất thoát chảy máu nghiêm trọng. Ngoài ra , giới sản xuất hàng hóa tiêu dùng tại Việt Nam bị lao vào phá sản vì mất hẳn thị trường nội địa cho hàng hóa Trung Quốc. Quan trọng hơn hết , tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc sẽ dẫn đến tình trạng Việt Nam bị nợ nần gia tăng, mà chủ nợ chính là Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam càng lúc càng lệ thuộc hơn nữa về kinh tế vào Trung Quốc.

Từ đó , hậu thuẫn về kinh tế từ phía Hoa Kỳ sẽ giúp cho Việt Nam thoát khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc cũng như kích thích mạnh đà tăng trưởng kinh tế. Các viên chức Cộng Sản Hà nội thông báo mỗi năm có khoảng 8 đến 12 tỷ Mỹ kim từ kiều bào sống bên Hoa Kỳ gởi về tạo ra một sức kích cầu rất mạnh thúc đẫy tăng trưởng kinh tế và bình ổn Xã hội , nhất là ở Sài Gòn và các tỉnh phía nam Việt Nam.

Sau đây là bản tổng kết cán cân thuơng mại Việt- Mỹ:
Như vậy , thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ đã gia tăng nhanh chóng kể từ năm 2009, vượt qua ngưỡng cữa 20 tỷ Mỹ kim vào năm 2014. Sự thặng dư mậu dịch này là hy vọng rất lớn cho Việt Nam để đứng vững trước sức ép về kinh tế từ Trung Quốc, nhất là đủ khả năng duy trì sản xuất , hạn chế gia tăng thất nghiệp.
Từ đó, việc Việt Nam xích gần hơn tới Hoa Kỳ về kinh tế để làm đối trọng trước sự lấn ép về kinh tế của Trung Quốc là một điều hiển nhiên không thể trách khỏi. Việt Nam đang cần Hoa Kỳ để gia tăng phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đang tỷ lệ thuận với cán cân thuơng mại Việt- Mỹ sau chuyến đi của tổng thống Clinton sang Việt Nam năm 2000 .

Tỷ lệ thuận này là một bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ là một quốc gia đang trợ giúp chứ không phải lấn hiếp kinh tế Việt Nam như Trung Quốc. Đối với Hoa Kỳ, thì thâm hụt mậu dịch 20 tỷ Mỹ kim không thấm vào đâu với một nền kinh tế 16 ngàn tỷ Mỹ kim GDP nhưng với một nước như Việt Nam, 20 tỷ Mỹ kim thặng dư mậu dịch là khoảng 10 % GDP, tạo ra không biết bao nhiêu công ăn việc làm cho đất nước và ngoại tệ để dự trử bình ổn xã hội khi cần thiết!
Ngược lại, 28 tỷ Mỹ kim thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc là tiềm ẩn bất ổn về xã hội (do thất nghiệp và phá sản) , lệ thuộc về kinh tế và nợ nần ngày mỗi nặng gánh lên nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù còn nhiều trở ngại ngăn cản Việt Nam tham gia hiệp ước Trans-Pacific Partnership (TPP )nhưng chắc chắn , với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ tham dự hiệp ước này và hoàn toàn có cơ hội thoát khỏi ảnh huởng lấn hiếp về kinh tế từ Trung Quốc đang càng ngày càng đẩy Việt Nam lún sâu vào thâm thụt mậu dịch, nợ nần và bất ổn xã hội

V. KẾT LUẬN

Cộng Sản Việt Nam buộc lòng phải nhích gần tới Hoa Kỳ để tìm kiếm một sự hậu thuẫn về an ninh quốc phòng, an toàn môi trường-lương thực và an ninh về kinh tế trước sức ép của Trung Quốc ngày càng gia tăng lên ba mặt này.

Trung Quốc càng hung hãn lấn hiếp về lãnh hải thì càng đẩy Việt Nam tiến tới quan hệ hợp tác chiến lược quốc với Hoa Kỳ sâu hơn, sớm hơn.
Thái độ vô trách nhiệm của Trung quốc về an ninh môi trường hạ lưu sông Mê Kông khiến mối an ninh về lương thực bị đe dọa dẫn đến Việt Nam và Hoa Kỳ đồng thuận trong việc hợp tác vận động thế giới gia tăng sức ép để phản đối buộc Trung Quốc phải có thái độ nghiêm túc hơn về lãnh vực này.
Việt Nam cần phải nhích gần hơn trong mối quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ nhằm giảm bớt áp lực lấn hiếp về kinh tế từ Trung Quốc đang khiến Việt Nam lâm vào cảnh thâm hụt mậu dịch năng nề, nợ nần và bất ổn xã hội. Cho nên, Trung Quốc là nhân tố quyết định cả “chiều sâu, chiều rộng cũng như tốc độ “của mối quan hệ Việt – Mỹ trên ba phương diện quốc phòng, môi trường và kinh tế.

© Tú Hoa
From Vu That

No comments: