Thursday, April 23, 2015

'VN nên có chiến lược rõ rệt chống hoạt động lấn biển lấy đảo của TQ'

 



Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc tiến hành các hoạt động lấp biển lấy đất tại những đảo nhỏ mà Bắc Kinh chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

“Việt Nam không mạnh mẽ ra mặt ủng hộ đề nghị của Mỹ và Philippines. Một số nước ASEAN khác chống đối đề nghị đó. Tôi không chắc là Việt Nam chống đối, nhưng Việt Nam rõ ràng không mạnh mẽ hưởng ứng đề nghị đó.”

Trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông, Hà Nội và Manila đã tìm cách tăng cường hợp tác với nhau. Hôm 20 tháng Tư, các giới chức Philippines tiết lộ rằng chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến hình thành một đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ- VOA, bà Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu về các vấn đề Đông Nam Á cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), cho biết ý kiến về sự hợp tác giữa hai nước đều là hội viên của ASEAN, trước mối đe dọa do chính sách bành trướng của Trung Quốc gây ra.
“Tôi tin rằng từ năm 2010 trở về sau, chúng ta đã chứng kiến việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Philippines trong lĩnh vực hàng hải. Các chiến hạm hai nước đã qua lại thăm viếng lẫn nhau. Cho nên một hiệp định đối tác chiến lược, khi nào được ký kết, chủ yếu sẽ có tính cách quân sự. Tôi dự kiến sẽ có tăng cường hợp tác giữa hai lực lượng hải quân, đồng thời với việc chia sẻ thông tin tình báo giữa đôi bên.”
Bà Phương Nguyễn cho rằng hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi nên được đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn, vượt quá giới hạn của mối quan hệ song phương.
“Tôi tin rằng đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines phải được nhìn trong bối cảnh rộng lớn hơn bởi vì Philippines thực ra không có một lực lượng vũ trang trang bị hùng hậu cho lắm. Nhìn rộng hơn quan hệ song phương, Việt Nam trong thời gian qua đã tìm cách củng cố quan hệ với các đồng minh của Mỹ tại Châu Á, đặc biệt là với Nhật Bản và gần đây hơn, với Philippines. Tôi cho rằng việc Việt Nam muốn thiết lập đối tác chiến lược với Philippines, tương hợp với nguyện vọng của Hà Nội muốn thắt chặt quan hệ với các nước có khả năng mang lại những lợi ích cho Việt Nam, dù là lợi ích quân sự hay lợi ích kinh tế. Trong trường hợp Philippines, tôi nghĩ rằng Việt Nam thấu hiểu tầm quan trọng của việc liên kết với một nước có lập trường cứng rắn chống lại những hành động lấn biển lấy đất của Trung Quốc. Thành thực mà nói, cả Nhật Bản lẫn Philippines đều là đồng minh của Mỹ, nhưng hợp tác quân sự với Nhật Bản, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn nhiều, so với hợp tác quân sự với Philippines.”
Về các hoạt động lấn biển xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong Biển Đông, bà Phương Nguyễn cho rằng Việt Nam đang bị đẩy vào một tình huống khó xử:
“Việt Nam lâm vào thế khó xử bởi vì Trung Quốc chỉ thẳng vào Việt Nam mà tố cáo lại rằng chính Việt Nam cũng có những hoạt động lấn biển và xây cất trên các bãi cạn và các đảo mà Việt Nam chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Tôi cho rằng một mặt Việt Nam chỉ trích các hoạt động xây đảo của Trung Quốc, nhưng tôi không thấy Việt Nam có một chiến lược nào rõ rệt về nên phản ứng như thế nào để đáp lại các hoạt động đó của Trung Quốc.”
Bà Phương Nguyễn nói Trung Quốc đã khởi sự các cộng trình xây cất ở Biển Đông trong ít nhất là một năm qua chứ không phải mới đây, tuy là tiến độ của các hoạt động này đã tăng nhanh hồi gần đây. Nhà nghiên cứu này nói rằng tại diễn đàn hội nghị ASEAN hồi năm ngoái, khi Mỹ và Philippines đề nghị tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông nên công khai ủng hộ việc duy trì nguyên trạng tại đây, chống mọi hoạt động xây cất tại các vùng biển tranh chấp, thì Việt Nam không hưởng ứng lời kêu gọi này:
“Việt Nam không mạnh mẽ ra mặt ủng hộ đề nghị của Mỹ và Philippines. Một số nước ASEAN khác chống đối đề nghị đó. Tôi không chắc là Việt Nam chống đối, nhưng Việt Nam rõ ràng không mạnh mẽ hưởng ứng đề nghị đó.”
Nhà nghiên cứu này cho rằng, phản ứng không dứt khoát đó của Việt Nam có tác động tới cách đáp ứng của ASEAN và các nước khác trước các diễn biến mới ở Biển Đông. Bà cho rằng Việt Nam nên minh bạch những hoạt động của minh trong Biển Đông, và xác định rõ Hà Nội muốn ASEAN và các cường quốc khác có quyền lợi gắn liền với Biển Đông, nên đáp ứng như thế nào.
Trong một động thái được coi là hiếm có đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mùa hè năm ngoái đã đưa ra những lời lẽ mạnh mẽ chỉ trích Trung Quốc là ‘gây bất ổn và đe doạ hoà bình trong khu vực’, trong chuyến đi thăm Philippines.

Phương Nguyễn là một nhà nghiên cứu về các vấn đề Đông Nam Á cộng tác với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS). Bà là tác giả của nhiều bài tham luận có giá trị về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với các nước ASEAN, và nền ngoại giao Trung Quốc. đồng tác giả quyển ‘Một kỷ nguyên mới trong quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam: Thắt chặt quan hệ sau 20 năm Bình thường hoá Bang Giao (CSIS, 2014).   

http://www.voatiengviet.com/content/vietnam-nen-co-chien-luoc-ro-ret-chong-lap-bien-lay-dat-cua-trung-quoc/2730599.html
 

No comments:

Lễ 51 Năm Giỗ Trận Hoàng Sa 19/1/1974-19/1/2025. Tưởng Niệm 74 Chiến Sĩ Hải Quân Đền Nợ Nước.

Chuyện Bên Lề Một Thủy thủ già sau khi dự lễ 51 Năm Hoàng Sa mời các bạn về nhà hái ổi. Vừa mở cửa xuống xe ông b ỗng nạt:” ”Bình! ...