Wednesday, July 13, 2016

Người lính Việt trong Thế Chiến thứ nhất


Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ!


Vũ đình Liên




Vietnamese soldiers 1914-18. The French called Annamites

Lính Annam trên quân trường St Raphael
Saint Raphael là một thị trấn ven bờ Địa Trung Hải, thuộc tỉnh Var trong vùng Provence-Alpes-Côte d'Azur ở phía đông nam nước Pháp. Thời kì thế chiến thứ nhất nơi đây được coi là một tổng kho tiếp vận với ga xe lửa đầu mối, đường ô tô. Nó cũng là một quân trường khổng lồ với những trại lính dưới chân núi. Với sự thuận lợi về khí hậu của vùng đất có đường bờ biển dài 36 km, Saint Raphael ngày nay trở thành một khu nghỉ mát nổi tiếng. Dưới đây là loạt ảnh những người lính Việt tại Tổng trạm Saint Raphael, chụp năm 1916, lúc Thế chiến thứ nhất đang vào hồi quyết liệt.




Những người lính An Nam xuống ga đầu mối Saint Raphael. Tầu hỏa thời bấy giờ khá sang trọng, mỗi toa được chia thành nhiều khoang có cửa lên xuống riêng.


Quân trang, quân phục tươm tất: ghệt da, áo buông ngoài quần, thắt lưng, ba lô vuông với chiếc nồi cá nhân dùng thay bát. Thứ lạ lẫm nhất đối với mấy nhân viên hỏa xa có lẽ là chiếc nón chóp của những người lính.


Hình thể những người lính Việt khá to cao và đồng đều, chứng tỏ họ được tuyển lựa khá kĩ càng. 



Nghỉ giải lao trên đường ke nhà ga Saint Raphael. Chiếc điếu cày mang theo từ quê nhà cho phỏng đoán người lính này đến từ một miền quê Bắc Bộ.



Những chiếc chiếu cói bên những chiếc ghế đi văng mây



Những người lính bốc dỡ hàng từ các toa tầu xuống xe tải. Trời nóng một lính bỏ ghệt cho thoáng chân.


Cận cảnh những chiếc xe tải thời thế chiến thứ nhất. Có vẻ đó là xe của trung tâm huấn luyện cử ra đón hàng của đơn vị mới đến.



Người dân tò mò nhìn theo.



Những người lính theo xe tải đến một kho hàng trong khu vực nhà ga

Họ băng qua thị trấn quân vụ



Những người lính Việt hành quân ra khỏi ga, về trung tâm huấn luyên. Cùng lúc một tiểu đoàn khác, kết thúc khóa huấn luyên, hành quân ngược lại, ra ga. Họ đang ý ới gọi nhận đồng hương.


Những người đi cuối hàng quân bên trái tấm hình, với chiếc mũ ‘quả dưa hấu’ cài dắt vào ba-lô là các sĩ quan người Pháp. Có lẽ đơn vị trên đường ra chiến trường. Từ phía sau hàng rào mấy người dân địa phương ngó nghiêng dõi theo những người lính.



Đơn vị lính Việt đang tập kết ở sân ga, chuẩn bị lên tầu quân sự. Mặt trận nào là nơi họ đến?


Những người lính đã ổn định trên tầu quân sự, chuẩn bị khởi hành ra mặt trận.


Đơn vị lính mới đến hành quân về quân trường. Dân địa phương ra xem.


Thiếu người đứng ngoài hàng quân chỉnh đốn, đơn vị này hành quân có vẻ lộn xộn

Ngày đầu ở trung tâm huấn luyện. Những người lính tập trung nghe cấp chỉ huy phổ biến kỷ luật đơn vị. Những dãy núi xa mờ kia, chiều chiều những người lính hẳn vẫn hoài vọng nhớ thương về cố quốc.


Đội ngũ sẵn sàng trên bãi tập


Tư thế tác phong chuẩn. Những người lính Việt được phép để râu, búi tóc.


Ra thao trường luyện tập


Ngày đầu, không thể thoát bài tập đội ngũ chân có lạt, chân không có lạt


Sau khi thuần thục, chuyển sang học chiến thuật bộ binh.


Đội hình chiến thuật "Ô vuông" nổi tiếng một thời? Nhưng thời điểm này (1916) trên chiến trường đã khá phổ biến đạn pháo. Đội hình bộ binh kiểu này "nướng" hết quân, một khi dính pháo địch.


Vận động dưới làn hỏa lực súng máy.


Mấy người lính chẳng để ý đến sĩ quan huân luyện chỉ nhìn ông phó nháy


Xung phong

Người tập cứ tập, người làm cứ làm. Mùi rơm rạ gợi nhớ về những cánh đồng quê hương giờ xa tít chân trời.


Một trong nhiều bức ảnh Văn phòng chiến tranh Pháp quốc cung cấp cho tạp chí The Illustrated War News của Anh. Ngay tại thời điểm đó tạp chí cũng chỉ phỏng đoán đây là một kiểu bếp dã chiến.


Nhà bếp Đại đội. Cơm được nấu trong những chiếc nồi trên những chiếc lò gang đốt củi. Mấy anh nuôi tranh thủ ăn trước để còn kịp chia cơm cho lính. Họ sử dụng thìa dĩa thay cho đũa. Mấy chiếc ghế con tự đóng rất thuần Việt.


Những người lính tập trung trước sân nhà ăn trước khi vào đánh chén cơm trưa. Họ cầm theo những chiếc ca tráng men, vì đứng nghe phổ biến nghị quyết nên những chiếc ca được giấu ra sau đít.


Mỗi người nhận khẩu phần ăn của mình vào một chiếc xoong nhỏ rồi tuỳ nghi tìm chỗ đánh chén. Quang cảnh khu vực bếp ăn khá ồn ào. Có thể phân biệt được những người lính và cấp chỉ huy thông qua quân phục


Hai người này là lính thợ hay hạ sĩ quan. Họ tự bắc bếp nấu ăn. Chiếc nồi đồng điếu đít rộng, cổ thắt trong câu ca dao quê nhà Tiếc thay hạt gạo Tám thơm, Thổi nồi Đồng điếu, lại chan nước cà... Ta có thể gặp những chiếc nồi này trong nhiều bức ảnh những người lính Việt trong Thế chiến thứ nhất trên những nẻo đường hành quân khắp các mặt trận châu Âu. Để ý, ta thấy nó hơi khác với nồi truyền thống bởi sợi dây thép buộc ngang miệng nồi. Điều này rất hữu dụng, đặc chất lính. Khi cần, nó được buộc dây làm gàu múc nước, buổi tối làm sẵn một nồi nước, sáng ra có nước đánh răng rửa mặt, khỏi cần chen nhau. Khi không có gạch, đá kê bếp có thể treo lên là đun được liền.


Giờ ăn trưa nên một số lính cởi bỏ áo ngoài vắt lên cành cây. Áo lót kẻ ngang của lính thuỷ. Đa số nhóm lính này vẫn chưa đổi những chiếc nón chóp được phát từ quê nhà sang những chiếc mũ bê rê kiểu biệt kích.


Mỗi người một xoong, họ ngồi xổm trên mặt đất dùng thìa xúc đồ ăn


Phụ ảnh về quân phục của binh sĩ An Nam: (1). Quân phục lính doanh trại (2). Quân phục tham gia chiến dịch khoảng năm 1910 (3). Quân phục lính doanh trại tại Pháp khoảng 1915 (4). Quân phục lính khoảng năm 1916 (5). Quân phục lính lao động khoảng năm 1916 (6). Quân phục lính lao động khoảng năm 1917 (7). Hạ sĩ quan (8). Quân phục tham gia chiến dịch 1917-1918


Những tấm bưu thiếp hiện diện người lính Việt ở quân trường Gallieni, St Raphael





Can Nguyen chuyen
















































No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...