Tòa Trọng Tài Thường Trực̣ (PCA : Permanent Court Of Arbitration) được thiết lập do Công Ước The Hague năm 1899, đặt trụ sở tại The Hague (Hòa Lan). Tòa có thẩm quyền tài phán về những vụ tranh chấp giữa các quốc gia về nhiều lãnh vực chẳng hạn như : tranh chấp về biên giới, tranh chấp về lãnh hải, tranh chấp về giao thông trên sông ngòi hoặc ngoài biển cả.
PCA xử theo một thủ tục pháp lý được nhiều quốc gia chấp nhận. Một trong những vụ tranh chấp nổi tiếng mà tòa đã thụ lý cách đây hơn một thế kỷ là vụ Chamizal Tract, một giải đất nằm dọc theo sông Rio Grande vùng El Paso (Texas). Đó là sự tranh chấp xảy ra giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ.
Ngày 15/6/1911, tòa ra phán quyết nói rằng mảnh đất tranh chấp thuộc lãnh thổ Mễ Tây Cơ. Hoa Kỳ không chịu và từ chối thi hành phán quyết của tòa. Mãi 60 năm sau, theo đường lối ngại giao sáng suốt của TT John. F. Kennedy và TT Lyndon B. Johnson Mỹ đã thỏa thuận trao trả cho TT Diaz Ordaz của Mễ Tây Cơ mảnh đất nói trên. Đây là một tiền lệ lịch sử cần lưu ý.
*
Năm 2013 tòa lại xử một vụ khác liên quan đến tranh chấp biển giữa Trung Cộng và Philippines. Sau ba năm nghị án, theo Cộng Ước Quốc Tế Về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Trung Quốc lẫn Philippines đều đã ký kết, ngày 12/7/2016 tòa công bố phán quyết như sau.
Phán quyết rất dài nhưng hai điểm chính được quan tâm nhiều nhất là “đường chín đoạn” và lập trường của tòa đối với một số đảo và bãi đá ngầm có tranh chấp. Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử liên quan đến “đường chín đoạn”, và cũng không có yếu tố pháp lý nào để Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên các đảo và bãi đá ngầm tranh chấp tại biển Đông.
Cũng như Hoa Kỳ trong thời gian trước lần này Trung Cộng cũng tuyên bố là phán quyết của tòa không có gía trị và Bắc Kinh sẽ không thi hành. Thái độ ngang ngược của Trung Cộng không làm ai ngạc nhiên vì trước khi phán quyết của tòa được công bố, Bắc Kinh đã có thái độ bất hợp tác này. Trong khi đó thì phát ngôn viên bộ ngọai giao Mỹ John Kerby nói phán quyết của tòa có tính ràng buộc cả hai phía và Hoa Kỳ hy vọng cả Trung Quốc và Philippines tuân thủ.
Chuyện gì sẽ xảy ra?
Câu trả lời là sẽ không có ngay một trận thế chiến thứ ba nhưng cũng sẽ không tránh khỏi những vụ đối đầu lẻ tẻ mà mức độ nặng nhẹ sẽ tùy theo cách đánh giá về di huấn Mao Trạch Đông và tham vọng của Tập Cận Bình về sự thực hiện di huấn đó.
Di huấn Mao Trach Đông
Nhìn vào toan tính và thái độ của Trung Quốc hiện nay ta thấy “triển vọng” và “thực tế” dường như không phát triển song hành. Mặc dầu Hồ Cẩm Đào công khai tuyên bố Trung Quốc đã vượt khỏi tham vọng lỗi thời muôn thuở là muốn trở thành siêu cường để làm bá chủ thiên hạ, nhưng trong thực tế thì mặc cảm tự tôn Đại Hán vẫn còn đó và di huấn trả thù Tây Phương vẫn tồn tại như một mệnh lệnh.
Sau khi lên ngôi chúa tể, Mao nhận định là Tây Phương và Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc hàng trăm ngàn dặm vuông lãnh thổ và hàng tá nhượng địa. Mao thề phải phục hận và lấy lại những gì đã mất. Trong chương trình thu hồi lãnh thổ và lãnh hải , Mao chú trọng đầu tiên đến biển Đông và nói với các tướng lãnh :“Bắt đầu từ lúc này, Thái Bình Dương không còn an bình nữa và chỉ trở lại an bình khi nào chúng ta làm chủ vùng biển này”. Với một ý chí sắt đá Mao truyền lệnh là tất cả những việc này sẽ được tiến hành và hoàn tất bằng binh lực.
Bản đồ Trung Quốc đã được Mao vẽ lại với sự nới rộng tùy tiện sang tứ phía. Bản đồ mới này bao gồm tất cả vùng Đông Nam Á : Việt Nam, Lào, Cao Miên, Miến Điện, Thái Lan là những nước có biên giới với Trung Quốc. Những nước có căn cứ quân sự Hoa Kỳ, hoặc do Hoa Kỳ chiếm giữ sau Chiến Tranh Lạnh như Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Phi Luật Tân cùng Tân Gia Ba, Hong Kong, Macao, Mả Lai Á, Nam Dương, và các phần đất Nội Mông, Mãn Châu, Tân Cương trong tay Liên Sô, cũng không là ngoại lệ. Tất cả đều là những mục tiêu phải giành lại dưới con mắt của Mao.
Mao chết năm 1976. Chương trình phục hận của Mao được các thế hệ tiếp nối tiến hành.
Bắc Kinh giải quyết tranh chấp với thái độ “nước lớn” của một đại cường khu vực.
Tham vọng Tập Cận Bình
Tập Cận Bình thuộc thế hệ lãnh đạo cộng sản thứ năm. Ngày 15/11/2012 Tập được bầu làm tổng bí thư, rồi ít lâu sau lên lảm chủ tịch Quân Ủy. Ngày 13/3/2013 Tập được bầu làm chủ tịch nước. Gần đây Tập lại nắm thêm chúc Tổng Tư Lệnh Liên Quân để điều hành trực tiếp những họat động của quân đội Trung Quốc.
Kể từ thời Mao đến nay chưa có một cá nhân lãnh đạo nào lại thâu tóm quyền lực vào trong tay một cách nhanh chóng như Tập Cân Bình. Chưa có một lãnh đạo nào lại thúc đẩy một chương trình trọn vẹn phục hồi các gía trị cũ bằng sức mạnh thô bạo của Đảng cộng sản như Tập Cận bình đang làm.
Tập đã xóa bỏ mô hình lãnh đạo tập thể của Đặng Tiểu Bình. Sáu cơ quan cao nhất trong Bộ Chính Trị được tái cơ cấu trong năm 2012 và Tập cầm đầu cả sáu cơ quan đó. Nhờ thế mà ông đã có thể đưa kẻ thù không đội trời chung là Bạc Hy Lai ra xét xử và bỏ vào tù một cách nhanh chóng.
Để đề cao “Giấc Mộng Trung Quốc”, ông đã thiết lập Con Đường Tơ Lụa thứ hai, công khai hóa Đướng Lưỡi Bò và bành trướng tại Biển Đông, đưa Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang và Giang Trạch dân ra tòa trong chiến dịch “Đả hổ diệt ruồi”.
Tập Cận Bình muốn cùng với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình họp thảnh bộ ba lãnh tụ vĩ đại để được nhân dân Trung Quốc cũng như thế giới kinh phục và lưu danh thiên cổ.
Điểm qua lịch sử của Trung Quốc ta thấy tham vọng của Tập Cận Bình chỉ là một tham vọng hồ đồ, để không gọi là điên dại. Tham vọng này xuất phát từ tính kiêu ngạo của Hán tộc cộng thêm tính kiêu ngạo cộng sản. Căn bệnh này là một cố tật đã kìm hãm dân tộc Trung Hoa không cho họ phát triển thành một siêu cường của thế giới.
Qua các triều đại của lịch sử Trung Hoa, ta thấy kiêu ngạo Hán tộc là nguồn gốc của chiến tranh. Chiến tranh liên tục từ đời này qua đời khác nên kinh tế không phát triễn được và làm cho đất nước nghèo đói lạc hậu. Cuối cùng bị Tây Phương xâu sé và phải chịu thân phận chư hầu cách đây hơn một thế kỷ.
Mọi cố gắng đều vô ích nếu Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn còn đó.
Công khai Đường Lưỡi Bò, bành trướng tại biển Đông, để thực hiện di huấn Mao Trạch Đông, bỏ tù Giang Trạch Dân, Bạc Hy Lai để triệt tiêu kẻ thù nội bộ, tất cả những thứ đó chỉ có gía trị nhất thời, không mang lại sức sống và sức mạnh cho dân tộc và đất nước.
Tập chỉ còn sáu năm nữa tại chức để hành động và với thời gian ngắn ngủi như thế thì chắc đâu biển Đông sẽ là sân sau của Trung Quốc vả chiến dịcḥ “đả hổ diệt ruồi” chắc gì đã thành công. Hổ dù giết được dăm ba con thì vẫn còn cả đàn cả đống ngày đêm rình mò để vào ăn thịt. Còn ở Trung Hoa ngày nay thi ai chẳng là “ruồi”, làm sao triệt tiêu cho hết được. Cho nên phải nói rằng, thực hiện những chương trình nói trên chỉ là hoàn tất một vài việc nhỏ cho cá nhân và gia đình.
Muốn lưu danh thiên cổ ông Tập và người Trung hoa phải tìm cách từ bỏ đảng cộng sản ngay lập tức. Làm được việc này thì danh tiếng của ông sẽ nổi như cồn và lưu truyền nhân thế. Ông và gia đình ông, cũng như con cháu ông sẽ sống đẹp muôn đời.
Hế thống chính trị cộng sản đà cai trị Trung Quốc 70 năm qua và sẽ vẫn còn đó nếu không có ai nghĩ đến chuyện lật đổ nó. Nó sẽ sinh sản ra những tư tưởng ma qủy xấu xa và sẽ không cho phép ai thành công trong việc điều hành đất nước bằng sự chân thật.
Nếu Đảng CSTQ tiếp tục duy trì quyền lực thì mạng lưới trung thành của Giang Trạch Dân sẽ rình rập mọi cơ hội để trả thù. Khi khoảnh khắc đó đến và đơn giản là khi Tập đã về hưu thì họ sẽ quay trở lại và nhắm vào ông và gia đình ông cũng như phe phái của ông mà trả thù không tiếc tay và vô cùng tàn nhẫn.
Là lãnh đạo của đảng CSTQ, đương nhiên Tập Cận Bình phải kế thừa những tội ác của Đảng. Nếu bản thân ông không tự tách ra khỏi Đảng thì những tội ác sẽ được quy cho ông và ông sẽ mãi mãi được nhớ đến như là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc.
Nếu ông chịu hành động, ông sẽ nhân được sự ủng hộ rộng khắp. Theo thăm dò thì cho tới ngày 20/10/2015 đã có hơn 216 triệu người Trung Hoa không còn muốn dính lứu gì với đảng CSTQ, và tốc độ từ bỏ này càng ngày càng tăng nhanh. Các nhà quan sát ghi nhận là người dân không muốn đảng CSTQ tồn tại thêm ngày nào nữa.
Trung Quốc cần nhanh chóng hội nhập vào thế giới văn minh, rứt khóat ly khai với thể chế cộng sản bạo ngược và thay thế bằng một chế độ tự do dân chủ. Nếu muốn, Tập Cận Bình sẽ trở thành vị tổng thống đẩu tiên của Trung Quốc được dân bầu chọn bằng lá phiếu của một thể chế pháp trị là điều mà ông vẫn ca ngợi.
Sự bắt giữ Giang Trạch Dân đã khai trương một “Thời Đại Mới” cho dân tộc. Nếu Tập Cận Bình chịu nắm bắt lấy cơ hội, ông sẽ là một vị anh hùng vĩ đại nhất của lịch sử Trung Hoa và các quốc gia trên thế giới sẽ ăn mừng sự kiện hiếm có này. Dân tộc Trung Hoa và tất cả các dân tộc khác của hành tinh sẽ trọng vọng ông còn hơn cả Tôn Trung Sơn, và Đặng Tiểu Bình.
*
Ngày nay khi nhân loại đã bước sang thiên niên kỷ mới, ai cũng có thể hiểu rằng con đường đi đến tương lai tươi sáng không cỏ lả con đường bạo lực như trong dĩ vãng mà phải là con đường phát triển bằng sức mạnh của tri thức và tự do của con người.
Tất cả những chế độ chính trị trên thế giới ngày nay đều từ bỏ bao lực để chuyển mình sang tự do dân chủ vì trong phạm vi một quốc gia cũng như trên bình diện toàn thế giới, chính trị bạo lực (tức là đàn áp dân bằng quân đội, cảnh sát) lúc nào cũng chỉ là thiểu số, cỏn chính trị dân chủ (tức là sử dụng sức mạnh của toàn dân) mới chính là đa số. Khi xảy ra một cuộc đối đầu giữa thiểu số và đa số, lẽ cố nhiên là phần thắng sẽ về tay đa số.
Những sự sụp đổ liên tiếp của các thể chế bạo lực trong dĩ vãng là một minh chứng không thể phủ nhận. Hoa Kỳ đã đạt vị thế bá chủ mà không tốn một gịot máu vì biết khai thác sức mạnh vô địch của của dân chủ và tự do. Đây là tấm gương lớn để noi theo.
Nguyễn Cao Quyền
No comments:
Post a Comment