Saturday, July 16, 2016

Tàu bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ vừa đến Đà Nẵng


Tàu bệnh viện UNS Mercy cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng ngày 15/7 vừa qua, tàu này cũng đã đến VN vào tháng 8 năm rồi . Vào cảng Tiên Sa còn có một chiến hạm Nhật Bản.
Tàu bệnh viện USNS Mercy là một trong những con tàu có chiều dài lớn nhất của Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ, chỉ xếp sau các siêu tàu sân bay lớp Nimitz. Với "thân hình" siêu khủng, USNS Mercy có thể cung cấp dịch vụ phẫu thuật và y tế di động với quy mô 1.000 giường bệnh…
Sáng 17.8, tàu bệnh viện USNS Mercy đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để thực hiện Chương trình Đối tác Thái Bình Dương (PP15). Đây là con tàu đầu tiên trong lớp tàu bệnh viện Mercy của Hải quân Hoa Kỳ.

Tàu USNS Mercy như một "bệnh viện nổi" trên cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).
Con tàu này được đóng lại từ một tàu chở dầu cũ SS Worth tại San Diego, năm 1976. Đến tháng 7.1984, con tàu tiếp tục được đóng lại để phân thành nhiều khoang với nhiều bộ phận khác nhau như một bệnh viện khổng lồ, chính thức chuyển thành một tàu bệnh viện và đưa vào vận hành tháng 11.1986.
Đại diện tàu USNS Mercy cho biết, với chiều dài tới 272,49m, rộng 32,18m, USNS Mercy chỉ xếp sau các siêu tàu sân bay lớp Nimitz của Hải quân Hoa Kỳ. USNS Mercy có quy mô 1.000 giường bệnh, cùng 12 phòng ngủ và đội ngũ y tá, bác sĩ lên tới gần 1.200 người. Hiện Hải quân Hoa Kỳ chỉ có 2 chiếc cùng chủng loại.
“Bệnh viện di động” trên biển này có thiết kế mũi trước nâng lên, một đuôi ngang, một mũi quả lê và một phòng trên boong rộng với cây cầu phía trước và bãi đỗ trực thăng cùng một phòng kiểm soát không lưu.
Theo Hải quân Hoa Kỳ, con tàu được đặt tên theo đức hạnh từ bi và thủy thủ đoàn không được mang theo bất kỳ thứ vũ khí tấn công nào, dù vậy vũ khí phòng vệ là được phép theo quy định của Công ước Geneve. Bất kỳ hành động tấn công vào tàu USNS Mercy được xem như tội ác chiến tranh.
Nhiệm vụ chính của USNS Mercy là cung cấp các dịch vụ phẫu thuật và y tế di động, linh hoạt và nhanh chóng để hỗ trợ thủy quân lục chiến, các lực lượng đặc nhiệm mặt đất/trên không, các đơn vị không quân và lục quân triển khai trên bờ, các lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường biển và các lực lượng chiến đấu trên mặt nước. Thứ hai là cung cấp dịch vụ bệnh viện phẫu thuật di động sử dụng một cách phù hợp bởi các cơ quan Chính phủ Mỹ trong trường hợp thiên tai, cứu trợ nhân đạo...
Con tàu này như là một Cơ sở điều trị y tế tiêu chuẩn NATO Role III. Giống như hầu hết các tàu "USNS", những thủy thủ đến từ Bộ chỉ huy Vận tải Hải quân Hoa Kỳ chịu trách nhiệm định vị, di chuyển và hầu hết các nhiệm vụ trên boong. Tuy nhiên, bệnh viện trên tàu này được chỉ huy bởi đội trưởng của Quân đoàn Y tế Hải quân hay Quân đoàn Y tá Hải quân Hoa Kỳ.
Tại cầu cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), đại tá Chrisopher Engdahl - Tư lệnh Chương trình PP15 phía Hoa Kỳ - cho biết, đây là lần thứ 6 Hải quân Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam trong 10 năm qua. Chương trình Đối tác PP cho đến này đã cung cấp y tế cho gần 270.000 bệnh nhân ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Trong dịp ghé thăm Đà Nẵng lần này, chỉ huy tàu USNS Mercy đã cho một số phóng viên các cơ quan báo chí (trong đó có phóng viên Dân Việt) được mục sở thị độ hoành tráng của con tàu cũng như những trang thiết bị y tế tối tân được trang bị trên “bệnh viện khổng lồ” này:

Với quy mô 1.000 giường bệnh, tàu USNS Mercy như một "bệnh viện nổi" trên cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).

Cầu thang dành cho việc di chuyển bệnh nhân trên tàu.




Tàu có 1.000 giường bệnh, với đủ loại máy móc y tế tối tân.

Trên tàu được trang bị hàng chục máy X-quang kỹ thuật số di động giúp bệnh nhân không phải di chuyển nhiều.

Máy Scan y tế hiện đại trên tàu USNS Mercy.

Phòng phẫu thuật cho bệnh nhân nặng.

Trên tàu còn có phòng phẫu thuật mô hình.

Hàng chục xuống cứu hộ cao tốc bên hông tàu USNS Mercy.

Tàu rất rộng nên thuỷ thủ dùng xe ô tô điện di chuyển đồ dùng trên tàu.

Sân đỗ trực thăng ở khu vực giữa thân tàu.

DML chuyen
__._,_.___

No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...