Friday, November 11, 2016

"Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do



"Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do. Tất cả chúng ta đều thắng. Lịch sử nước Mỹ minh chứng điều này. Trump cũng đ...ã nói lại điều này trong diễn văn thắng cử của ông. Loại cái xúc cảm phẫn uất nhất thời ra thì không ai có thể nghi ngờ sự chân thành của Trump vì đó là sự chân thành đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ."

Trump và cuộc trò chuyện với con trai



"Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do. Tất cả chúng ta đều thắng. Lịch sử nước Mỹ minh chứng điều này. Trump cũng đã nói lại điều này trong diễn văn thắng cử của ông. Loại cái xúc cảm phẫn uất nhất thời ra thì không ai có thể nghi ngờ sự chân thành của Trump vì đó là sự chân thành đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ."


Đối với một số phụ huynh ở Mỹ, việc giải thích cho con cái mình hiểu điều vừa mới xảy ra trên chính trường không phải là điều dễ dàng. Henry gọi. Nó thường vẫn hay gọi ba mỗi khi có điều gì đó cựa quậy trong đầu nó. Bạn bè của nó trong ký túc xá phẫn uất và thất vọng. “Tụi nó không hiểu điều gì vừa xảy ra”, Henry nói. Con cũng không hiểu. Con tưởng là mình đã nắm bắt được điều gì đó trong quy trình chính trị của đất nước này nhưng hóa ra con không hiểu gì cả. Henry bỏ phiếu cho Clinton. Nó biết ba bỏ phiếu cho Trump. Nó muốn nghe giải thích từ ba.


“Không nên có những phản ứng xúc cảm đối với chính trị”, đó là điều đầu tiên tôi nói với con trai tôi. Xúc cảm là thứ quá quý giá, không nên đầu tư xúc cảm vào chính trị. Ứng cử viên mà chúng ta ủng hộ có thể thắng, có thể thua. Điều này là bình thường. Biết chấp nhận thất bại mà không phẫn uất, biết bày tỏ sự tôn trọng đối với những người vừa thắng là dấu chỉ của sự trưởng thành. Cuộc sống tiếp tục. Nếu lần này ứng cử viên đại diện cho những vấn đề mình quan tâm chưa thắng thì mình tiếp tục cuộc đấu tranh. “Ba và bạn bè vật lộn với một quyền lực chính trị thối nát hai mươi năm nay mà đã thắng trận nào đâu”, tôi đùa.


Vấn đề thứ hai là phải hiểu lại khái niệm “lãnh đạo chính trị”. Người ta thất vọng và phẫn uất vì người ta trông đợi quá nhiều vào lãnh đạo chính trị – chính khách. Trừ khi một người muốn tham chính, hoặc muốn con cái họ tham chính, không có lý do gì người đó dạy con cái mình phải xem chính khách là khuôn mẫu sống. Nếu con cần phải tìm những khuôn mẫu cho cuộc sống của mình, ngay cả khi con muốn trở thành chính khách, con nên tìm ở nơi khác, trong tôn giáo, trong nhà trường, trong các không gian sáng tạo và cống hiến chẳng hạn. Cái thói quen xem chính khách là khuôn mẫu của cuộc sống là một di sản bộ lạc. Chính khách, với quyền lực trong tay, đã áp đặt loại khuôn mẫu này lên đám đông để phục vụ cho chính họ. Cái tâm lý thờ phượng quyền lực của đám đông củng cố nó. Khi nào con nghe ai đó nói về chính khách nào đó như một đại diện cho các giá trị đạo đức của họ thì con nên bày tỏ sự thương hại đối với người đó; người này chưa vượt ra khỏi tuy duy bộ lạc.


Chúng ta chỉ nên xem chính khách như những công cụ chính trị để đấu tranh, để giành lại, để đạt tới những nguyên tắc công lý xã hội mà mình nhắm đến. Đây là nội hàm căn bản nhất của dân chủ. Người thật sự lãnh đạo đất nước là người dân, là chúng ta chứ không phải chính khách. Khi một chính khách nào đó không còn phục vụ những mục tiêu công lý của chúng ta thì chúng ta loại họ ra. Các định chế dân chủ cho phép chúng ta làm điều đó. Đây là lý do tại sao nước Mỹ của chúng ta vĩ đại.


Nếu con nhìn thắng lợi hôm nay của Trump từ góc độ này thì vấn đề không còn bí ẩn, khó hiểu nữa: một khối đông cử tri, trong đó có ba, đã không quan tâm đến con người cá nhân của Trump và chọn Trump như một công cụ chính trị để đấu tranh và giành lại công lý cho mình. Clinton có để là một người đức hạnh hơn, theo cách nhìn nào đó, nhưng Clinton không đại diện cho các giá trị công lý của họ. Vấn đề chỉ đơn giản như thế.


Khối đông cử tri này đã bị bỏ rơi quá lâu.
Tiếng nói của họ đã bị phớt lờ quá lâu. Cái gọi là tiến trình “toàn cầu hóa”, mà trên thực tế chỉ tiến trình làm giàu cho đám đã có sẵn tiền, đã gạt họ sang bên lề. Từ Clinton đến Bush đến Obama, suốt hơn hai mươi năm nay, những lời hứa hẹn rơi vào khoảng không. Họ không còn tin vào đám quyền lực chính thống ở Washington DC nữa. Họ muốn một người bên ngoài biết lắng nghe họ. Và họ chọn Trump. Những người không đồng ý với họ có thể không hiểu tại sao họ chọn một người như Trump. Nhưng đó lại là mấu chốt của xung đột này, như đã nói ở trên: họ chọn một công cụ chứ không chọn một khuôn mẫu.


Họ không phải là những người ngây thơ. Họ hiểu rất rõ những hứa hẹn của Trump và tính khả thi của nó. Nước Mỹ, với những định chế và truyền thống chính trị đã được thiết lập, ví như một con tàu lớn vậy: rất khó để đổi hướng. Ở những quốc gia khác, do truyền thống hay định chế, chỉ cần người lãnh đạo muốn thay đổi là thay đổi được ngay. Nước Mỹ không thế, rất khó để có thể thay đổi bất cứ điều gì. Sự bất công của hệ thống kinh tế hiện nay có nguồn gốc từ thời Bill Clinton. Nó cũng sẽ mất chừng đó thời gian để làm giảm hay xóa bỏ nó. Trong bốn năm, Trump, như tất cả những tổng thống của nước Mỹ, sẽ không làm gì được nhiều. Thậm chí có thể ông ta sẽ không làm được gì cả trong nhiệm kỳ này. Nhưng điều đó không quan trọng bằng điều này: những người đang đòi lại công lý đã tìm ra một gương mặt trong giới quyền lực biết lắng nghe họ.


“Tại sao không ai nhìn ra điều đang đến này”, con hỏi. Thật ra nói “không ai nhận ra” chỉ là cách nói để khỏa lấp thiên kiến của mình. Người ta thường chỉ thấy điều người ta muốn thấy. Một khối người đông đảo như thế, gióng tiếng nói đòi công lý cho họ trong một thời gian lâu như thế. Và “không ai nhận ra”? Không phải đâu con. Chỉ là những người nhận ra điều này không có tiếng nói chứ không phải không ai nhận ra.


Sự kiện “Trump” hôm nay, như sự kiện Brexit trước đó, như sự kiện Mùa Xuân Ả Rập trước đó nữa, như sự sụp đổ của khối cộng sản trước đó nữa, là những minh chứng cho thấy những người tự cho rằng họ hiểu thế giới này đã có khi không hiểu. Những bộ óc ưu tú nhất đã không thấy trước được sự sụp đổ của cộng sản. Họ đã không thấy trước được cuộc nổi dậy của người dân Ả Rập. Họ đã ko dự đoán được Brexit. Và hôm nay, ít nhất là qua cách họ bày tỏ, họ thật sự ngạc nhiên về Trump. Những hiện tượng này cho chúng ta thấy điều gì? Có hai chuyện: Một, những người có tiếng nói – đám trí thức, đám nghệ sĩ, đám doanh nghiệp, đám truyền thông chính thống, nói chung là đám tầng lớp trên – thường đồng sàng đồng mộng với quyền lực. Họ thấy cái quyền lực muốn đám đông thấy. Họ nói cái quyền lực muốn đám đông nghe. Rồi có lúc nào đó, như lúc này, họ đã bỏ rơi đám đông (và bị đám đông bỏ rơi). Và hai, quan trọng hơn: lịch sử bao giờ cũng được tạo nên bởi đám đông im lặng. Đám trí thức và truyền thông rất giỏi giải thích điều đã xảy nhưng ít khi có khả năng tiên đoán điều sẽ đến. Đám doanh nghiệp sẽ cứ làm giàu trong tất cả mọi trường hợp.


“Rồi tương lai sẽ thế nào?” Không thế nào cả. Như Tổng thống Obama nói sáng nay, ngày mai mặt trời vẫn mọc và nước Mỹ vẫn là một quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất này. Những người tin vào truyền thống và các định chế chính trị của nước Mỹ vẫn tin vào tương lai của nó. Cuộc chạy đua đã qua, và cũng như những lần trước, cùng đi qua với nó là những rác rưởi đã làm tác động đến xúc cảm của nhiều người. Nước Mỹ sẽ trở lại là một như nó đã từng là một trước đó: một thực thể sinh động của nhiều ý tưởng đối ngược nhau. Nhưng chính điều này đã làm nước Mỹ trở nên vĩ đại. Như đã nói, có thể phải mất hơn hai mươi năm kế tiếp để xóa bỏ những bất công được tạo nên trong hơn mươi năm qua. Hy vọng của chúng ta là Trump có thể đặt viên gạch đầu tiên để làm nên con lộ đó.


Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do. Tất cả chúng ta đều thắng. Lịch sử nước Mỹ minh chứng điều này. Trump cũng đã nói lại điều này trong diễn văn thắng cử của ông. Loại cái xúc cảm phẫn uất nhất thời ra thì không ai có thể nghi ngờ sự chân thành của Trump vì đó là sự chân thành đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ.


Con nói với bạn bè là hãy tin tưởng vào tương lai. Thắng lợi của Trump, trên hết, là thắng lợi của một nền dân chủ trưởng thành. Thắng lợi đó có phần đóng góp rất lớn của những người đã không bỏ phiếu cho Trump.


Nước Mỹ là một vài quốc gia ít ỏi trên trái đất này cho phép mỗi chúng ta có cơ hội đấu tranh cho điều mình tin. Nếu con và bạn bè tin vào điều gì đó thì cứ tiếp tục đấu tranh cho nó. Một ngày nào đó, nếu điều con tin là chính đáng, con sẽ thành công. Nước Mỹ bảo đảm cho con và bạn bè của con điều đó.
Đừng sợ tương lai!


© Trần Minh Khôi







Không ai thua trong một cuộc bầu cử tự do. Tất cả chúng ta đều thắng. Lịch sử nước Mỹ minh chứng điều này. Trump cũng đã nói lại điều này t...


Hoang Pham chuyen

No comments:

Gia đình Trump: một đế chế gia đình Mỹ-Tác giả,Ana Faguy

HÌNH ẢNH,EPA Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng gia đình và một số thành viên Đảng Cộng hòa Trước khi tham gia chính trường, Donald Trump đ...