Vậy thì nhân bản là gì?
Trinh Khánh TuấnVậy thì nhân bản là gì?
“NHÂN” trong phạm trù đạo đức là tinh thần yêu thương mọi sinh linh của nhà Phật.
NHÂN còn là mối quan hệ giữa người và người. Đây là cách đối xử tử tế của con người cùng chung sống trong xã hội. Nếu đối xử thật tốt trong mối quan hệ trên thì xã hội sẽ trật tự và con người được sống trong cảnh thái bình. Do đó nhân có thể coi như là đạo làm người vậy.
NHÂN BẢN là lấy con người làm gốc (bản=gốc)
仁 nhân đạo: lòng nhân đạo
人 nhân bản, nhân văn, nhân loại
Nhân văn, nhân bản, nhân loại là những khái niệm liên quan với nhau và đều biểu hiện vấn đề chung: tính nhân loại, tính đồng loại.
NHÂN BẢN: nét nghĩa cơ bản là lấy con người làm gốc, làm trọng;NHÂN VĂN, lấy con người làm trung tâm, tôn trọng và đề cao nhân cách con người với tư cách con người xã hội;NHÂN LOẠI: tính người, đề cao phẩm giá con người trong tính cộng đồng, tình đồng loại của nó. Tức là những phẩm giá cao cả, phổ quát nhất. Nhờ những phẩm giá này mà con người liên kết lại với nhau, thông hiểu nhau và sẵn sàng giúp đớ, tương trợ nhau.
Tóm lại NHÂN là người, BẢN là gốc, là nền tảng cần thiết để làm người, những cung cách xã giao, ứng xử thật tốt giữa người với người. Người ta thương nói một ai đó thiếu nhân bản ( phi nhân) là thiếu đi những nguyên tắc căn bản đó.
Trong bài viết nầy chỉ đề cập đến hai chử NHÂN BẢN được trang bị trên đầu súng của các chiến sĩ từ cấp sĩ quan cho đến người lính trong quân lực VNCH. Nhân bản được đề cao sẽ giảm thiểu được mức độ sát thương và ác tính khi cầm vũ khí trong tay.
Đây là điểm khác biệt lớn giửa người lính VNCH với người lính quân đội cộng sản. Nhân bản là nhu cầu trọng điểm và cần thiết để ngăn ngừa được sự tổn thất lớn về sinh mạng khi hai bên giao chiến với nhau.
Tinh thần ĐEM ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN… LẤY CHÍ NHÂN THAY CƯỜNG BẠO trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi cũng đã cho chúng ta thấy được việc vinh danh tính nhân bản của quân đội Đại Việt ngày xưa. Quân lực VNCH là một quân lực kế thừa sự nghiệp của tiền nhân, nên họ đã được huấn luyện tinh thần nầy ngay từ lúc chập chững bước vào quân trường.
Ý thức về NHÂN BẢN có giá trị cao hơn ý thức hệ ” đấu tranh giai cấp bằng bạo lực” mà người lính cộng sản đã được đảng giáo dục, đảng còn lấy hận thù giai cấp gắn lên nòng súng, và dùng để định hướng đường đi của viên đạn. Trong Quân lực VNCH người ta không bao giờ thấy cấp chỉ huy xiềng người xạ thủ vào các vũ khí nặng (cộng đồng), để cưởng bức họ phải sống chết với tội ác, những việc làm phi nhân đó thường thấy nơi quân đội cộng sản. Trên chiến trường, hình ảnh người bộ đội chết bên cạnh các vũ khí cộng đồng mà chân bị xiềng chung với vũ khí nặng,nơi ngưòi lính tác chiến, thật tàn nhẩn! Tôi xin trích phần hồi ký chiến trường ” Poncho buồn” của chiến sĩ Bảo Định, thuộc Tiểu Đoàn 43 -Sư Đoàn 18, trong trận chiến An Lộchttp://www.bietdongquan.com/
“….Nhiều người lính vc bị xiềng vào chân súng, vào bunkers ( hầm trú ẩn). Nhiều tiếng rên, nhiều tiếng khóc la. Nào là “Bác ơi! Đảng ơi! Con chết mất. Tuyệt nhiên không có tiếng “Bố ơi! Mẹ ơi!” hay “Trời ơi! Phật ơi!” như ta vẫn thường thốt lên mỗi khi đau đớn hay gặp cơn nguy biến. Khói súng, và mùi da thịt cháy khét lẹt của giặc toả ra cả một vùng. Súng cá nhân, súng cộng đồng vất bỏ ngổn ngang. Kết quả ta thu được 1 súng thượng liên 12ly7, 1 súng cối 82ly, 2 khẩu 61ly, nhiều AK, B40 và B41. Bên ta hoàn toàn vô sự! Phi trường Quản Lợi đã được tái chiếm….” ngưng trích.
Trong hàng ngũ bộ đội, người ta còn thấy rất nhiều trẻ thơ tuổi 13, 14, 15.. cầm súng ra chiến trường để chiến đấu cho tham vọng nhuộm đỏ miền nam của hồ tặc. Nếu ai chưa từng thấy những sự việc nầy, thì xin hãy tham khảo một số hình ảnh có thật trong cuộc chiến vừa qua, để thấy bản chất PHI NHÂN trong hàng ngũ quân đội nhân dân của cộng sản Bắc Việt. Khi những đứa trẻ nầy bị bắt trong chiến đấu, chính phủ VNCH đã phải vất vả tổ chức cho các thiếu niên nầy được theo học và huấn luyện nghề nghiệp, rồi cho hội nhập vào xã hội miền nam.
http://danlambaovn.blogspot.
NHÂN BẢN không bao giờ tìm thấy nơi người chiến sĩ quân đội miền bắc. Với chủ trương huấn luyện một người lính là công cụ cho đảng, nên đầu súng của mổi người lính cộng sản được đảng trang bị trên đường ngắm nơi đầu súng là một chủ nghĩa. Được thể hiện qua văn thơ của những tên văn nô trong bộ chính trị, như Tố Hữu:
Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt
Những hành trang mà đảng đã nhét vào ba lô của người chiến binh cộng sản là những, hận thù giai cấp, bạo lực cách mạng để tiến chiếm mục tiêu.. tư duy của họ là một bản chất PHI NHÂN. Bản chất phi nhân của người cộng sản thể hiện đậm nét từ sau ngày 30.4.1975. Như việc cầy mồ người chết để trả thù bị thua VNCH trên chiến trường, VC còn hành hạ những phế binh, cô nhi tử sĩ bị kẹt trong nước, với đủ thủ đoạn học được từ các chuyên viên tình báo, các lò sát nhân của Nga Tàu….cho đến chiến dịch đổi tiền gom góp tài sản của nhân dân miền anm….xua vợ con quân cán chính VNCH lên rừng thiêng nước độc mà chúng gọi là vùng kinh tế mới….hành hạ tinh thần lẩn thể xác của các người lính VNCH trong các trại cải tạo nơi rừng sâu….
Một thành tích đáng được đề cao về tính nhân bản trong chế độ VNCH, đó là chính sách CHIÊU HỒI. Lấy tình thương xoá bõ hận thù, đây là một thể hiện cách đối xử bằng tình ngưòi với một đội quân xăm lăng từ miền bắc XHCN.
http://namrom64.blogspot.de/
Để hổ trợ cho chánh sách nầy, nhiều sáng tác chất chứa tình thương yêu đồng loại rất tha thiết, mời gọi một sự trở về trong căn nhà tình thương VNCH, như bài “Ngày về” của nhạc sĩ Hoàng Giác.
Tung cánh chim tìm về tổ ấm
nơi sống bao ngày giờ đằm thắm
nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi
luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh.
Tha thiết mong tìm về bạn cũ
nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió
vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây
mờ khuất xa xôi nghìn phương
Trên đường tha hương, vui gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ thương
âm thầm thương tiếc cho ngày về
tìm lại đường tơ nay đã dứt
………
Tính đến đầu năm 1973 con số cán binh việt cộng trở về với chính nghĩa quốc gia là 200.000 người. Tất cả được đối xử không phân biệt, không qua một ngày cải tạo hay nhục hình sau khi làm xong các thủ tục khai báo cần thiết. Họ đưọc trợ cấp tiền và hưóng nghiệp để hội nhập vào xã hội miền nam VN.http://vanhoavn.blogspot.de/
Người cộng sản thường tuyên truyền quân đội nhân dân là một quân đội chính nghĩa (?), vì nhân dân mà chiến đấu (?). Nhưng trong suốt cuộc chiến, có bao giờ nhân dân miền bắc thấy được 200.000 ngàn binh lính VNCH quy thuận dưới lá cờ đỏ sao vàng của cộng sản trong cuộc chiến đánh Mỹ cứu nước (?).
Thật xin lổi !! 1000 người cũng không có. Ai CHÍNH, ai TÀ đã đưọc xác định, bên nào có chính nghĩa hơn bên nào? Xin mời xem tài liệu Wikipedia viết về chính sách chiêu hồi, một tài liệu do chính những tay viết xuất thân từ CHXHCNVN viết: http://vi.wikipedia.org/wiki/
Người cầm súng trong chế độ cộng sản, họ đuợc thừa hưỏng một gia tài lớn từ “Tư Tưởng Phi NHân của HCM”, đến như một người trẻ như Việt Khang, lớn lên trong cái nôi của phi nhân đã tỉnh giấc và sáng tác một bản nhạc làm rung rinh chế độ, bản nhạc ” Anh là ai ” nói lên ác tính của những người lính được đảng đào tạo:http://www.youtube.com/watch?
Trở lại chính sách Chiêu hồi của VNVCH, với 200.000 người hồi chánh viên, nếu như còn cầm súng ngoài chiến trường, thì thử hỏi bao nhiêu sinh mạnh nửa sẽ chết dưới họng súng của họ? Chiêu hồi là một chính sách rất thành công của người quốc gia khởi xuớng trong việc hoà giải hoà hợp dân tộc.
Ngược lại, người cộng sản cũng đưa ra chính sách HG-HH dân tộc trong mấy năm qua, nhưng không bao giờ thành công như người quốc gia trong quá khứ.
Nghi quyết 36/NQ-TW ngày 26/3/2004, từ ngày ban hành đến nay là 10 năm, cũng không kiếm ra được con số 200.000 Vịt kiều về với bác và đảng. Tại sao cộng sản không bao giờ thành công trong vấn đề HG-HH dân tộc ? Lý do: họ đã đưọc nuôi sống bằng chất dinh dưởng cặn bã đó là ” Tư Tưỏng HCM “, một tư tưỏng vừa ” phi nhân” vừa làm hao mòn và ung thối đất nước tận gốc rể. http://danlambaovn.blogspot.
Quân lực VNCH chiến đấu vì tổ quốc, họ chiến đấu tự vệ không bằng chủ nghĩa, họ chiến đấu không bằng hận thù, họ chiến đấu để bảo vệ đồng bào trước sự phá hoại điên cuồng của cộng sản Bắc Việt.. Tất cã người chiến sĩ quân lực VNCH từ cấp chỉ huy cho đến binh lính thuộc các quân binh chủng của VNCH họ ý thức được thế nào là tính nhân bản trong cách đối xử với tù binh vc, mặc dù đang còn ghìm súng ngoài mặt trận. Quý vị độc giả có thể xem Clip Video được quay tại mặt trận gần Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân 1968 để thấy rõ nét về chân dung của người lính VNCH.
Người lính VNCH chiến đấu vì Tổ quốc-Danh Dự và Trách Nhiệm mà nhân dân đã đặt lên vai của họ trước khi cầm súng ra chiến trường. Ngoài ra trong ba lô họ là tình yêu nước thương dân; quan niệm của người chiến sĩ VNCH là dùng chiến tranh để khử chiến tranh, khử bạo, cãm hoá kẻ thù, mang hạnh phúc, yên bình đến cho đồng bào. Họ đều thuộc nằm lòng, những căn bản cần thiết để bước ra chiến trường, đó là những điều TÂM NIỆM dành cho các cấp chỉ huy ( 8 điều)
Và cho binh sĩ (6 điều)
Nhân bản luôn là đề tài được khai thác trong mội trường huấn luyện của QL.VNCH ( tài liệu học tập do Cục Chính Huấn-Tỗng Cục Chiến Tranh Chính Trị VNCH soạn thảo.
Tôi xin trích điều tâm niệm thứ năm của cấp chỉ huy ra đây để làm thí dụ:TÔI LUÔN CHÚ TRỌNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CHỈ HUY ĐƠN VỊ. TÔI CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ ĐÔN ĐỐC KIỂM SOÁT BINH SĨ TRONG NHIỆM VỤ ” BẢO VỆ TÁNH MẠNG VÀ TÀI SẢN CHO NHÂN DÂN”.
Tiếc thay số phận nghiệt ngã của quân lực VNCH ,đã phải chấm dứt hành trình cứu nước ngoài ý muốn;
Họ đã không thất trận, họ bị bức tử!!
Buông súng vì quân lệnh, nhưng họ vẩn âm thầm chiến đấu tiếp tục sau ngày 30.4.1975. Một cựu Đại Tá VNCH Võ Đại Tôn, đã ôm súng từ Úc Châu lặn lội trở về đất mẹ để tiếp tục công nghiệp giải trừ chế độ buôn dân bán nước…một Trần Văn Bá, Mai văn Hạnh..Lê Quốc Quân từ thủ đô Paris củng lần lượt trở về VN vào thập niên 1980. Lớp lớp đã lên đường để cùng với quốc nội nối kết trong một mục tiêu là DÂN TỘC ĐỘC LẬP- DÂN QUYỀN TỰ DO- DÂN SINH HẠNH PHÚC. Có người đã nằm xuống vì lý tưởng đó…có người vẩn còn tiến tới để hoà nhịp trong cuộc cách mạng Dân Tộc Dân Chủ đang ngày phát triển mạnh mẻ tại quê nhà! Cuộc chiến vẩn đang tiếp tục…./.
TÀI LIỆU LIÊN KẾT:
1. Thành phần hồi chánh viên VC! – kết quả chương trình “Chiêu Hồi” của VNCH! Những Người Trở Về Với Đại Gia Đình Dân Tộc http://tunhan.wordpress.com/
2.Tản mạn về chính sách chiêu hồihttp://danlambaovn.blogspot.
3. TÁC GIẢ BẢN NHẠC CHIÊU HỒI CỦA VNCHhttp://www.vietlandnews.net/
4. Chương Trình Chiêu Hồi Trong Hồi Ký Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyênhttp://quehuongngaymai.com/
Trinh Khánh Tuan, 13.4.2014
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÔNG TÁC CHIÊU HỒI
***
Cựu cố vấn Mỹ tìm lại các chiến hữu VNCH thuộc Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh
Cựu cố vấn Mỹ tìm lại các chiến hữu VNCH thuộc Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh
Đại Úy THomas Griffin lúc còn ở chiến trường Việt Nam.
Thomas Griffin là một cựu Đại Úy thuộc quân đội Hoa Kỳ, đã từng tham chiến tại chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi Việt Nam vào những năm 1968-1969. Thông qua SBTN, ông Thomas (Tom) muốn tìm cách liên lạc lại với những chiến hữu VNCH đã từng sát cánh chiến đấu với mình, thuộc Tiểu Đoàn 4, Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh.
Theo lời tường thuật của Đại Úy Tom, ông đã từng là cố vấn trưởng của Tiểu Đoàn 4/Trung Đoàn 5/ Sư Đoàn 2 Bộ Binh trong khoảng thời gian từ Tháng 10/1968 đến Tháng 4/1969. Trong khoảng thời gian này, ông đã cùng các chiến hữu VNCH tham gia rất nhiều chiến trận. Bởi vì lúc đó, Tiểu Đoàn 4 được xem là Lực Lượng Phản Ứng Nhanh của Sư Đoàn 2, nơi nào chiến trường nóng bỏng, cần tiếp viện, là Tiểu Đoàn có mặt.
Địa bàn hoạt động chính của Tiểu Đoàn 4/5 là vùng Tam Kỳ-Quảng Nam, là địa phương mà rất nhiều chiến sĩ trong tiểu đoàn có gia đình sinh sống. Phía Tây của Chu Lai là nơi đã xảy ra nhất nhiều cuộc đụng độ với quân đội cộng sản Bắc Việt, đặc biệt là lưu vực của sông Thu Bồn. Đại Úy Tom cùng Tiểu Đoàn 4/5 tuần tra hàng ngày tại khu vực này, và di chuyển đến những điểm nóng của chiến trường khi các đơn vị khác yêu cầu tiếp viện.
Sát bên Chu Lai là Quảng Ngãi, một chiến trường nóng bỏng. Đại Úy Tom và chiến hữu cũng đã tuần tra và đụng độ với cộng quân nhiều lần tại đây. Ông còn nhớ vào đêm 28/02/1969, đơn vị của ông được lệnh điều động từ Tam Kỳ đến Quảng Ngãi, vì tại đây đang bị quân Bắc Việt tấn công. Tiểu Đoàn của ông di chuyển vào ban đêm, đổ bộ vào rạng sáng ngày 1 Tháng 3, và lập tức đụng độ ác liệt với khoảng một trung đoàn quân Bắc Việt.
Trận đánh kéo dài gần như cả ngày hôm đó, và sau cùng Tiểu Đoàn 4 đã đẩy lùi được quân địch. 67 cộng quân bị tiêu diệt, rất nhiều vũ khí đã bị tịch thu. Tiểu Đoàn 4 đã truy kích địch quân thêm 3 ngày sau đó, tiêu diệt thêm 26 cộng quân. Tiểu đoàn 4 cũng bị tổn thất nặng trong trận đánh này. Khoảng 50 chiến sĩ đã hy sinh cùng một số khác bị thương. Tiểu Đoàn Trưởng lúc đó, ông Tom nhớ hình như là Đại Úy Nam, một sĩ quan chỉ huy can đảm, anh hùng. Đại Úy Nam cũng đã bị thương trong trận đánh này. Ông Tom và Đại Úy Nam là hai chiến hữu, rất quí trọng nhau. Ông Tom nói Đại Úy Nam đã dạy cho ông rất nhiều bài học bổ ích về quê hương Việt Nam, về con người Việt Nam.
Sau trận đánh ác liệt kể trên, ông Tom cùng Tiểu Đoàn 4 được chuyển về trại huấn luyện ở Quảng Ngãi để dưỡng quân, bổ xung thêm lực lượng. Đại Úy Nam cũng được điều trị tại đây, và sau đó đã trở về với đơn vị để tham chiến trở lại.
Ông Tom vẫn còn nhớ trước khi ông rời Tiểu Đoàn 4, ông còn cùng đồng đội được chuyên chở bằng trực thăng đổ bộ xuống vùng Tây Chu Lai, và đụng độ với quân Bắc Việt tại đó.
Đó là tất cả những gì Đại Úy Tom còn nhớ lại về những chiến hữu của mình thuộc Tiểu Đoàn 4/ Trung Đoàn 5/Sư Đoàn 2. Đối với ông, họ là những chiến binh anh dũng, đáng được vinh danh. Ông rất muốn liên lạc, để tìm cách gặp lại với những cựu chiến hữu này sau hơn 40 năm cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt.
Ai có tin tức về các cựu chiến sĩ thuộc Tiểu Đoàn 4, xin vui lòng liên lạc với:
Thomas Griffin, hiện đang sống tại Monterey – California
E-mail: gcg37@yahoo.com
Cell: 831-277-7080
Hoặc gởi e-mail về cho SBTN: sbtn@sbtn.tv
Rất mong có được sự hỗ trợ của các hội cựu chiến sĩ VNCH, để Đại Úy Tom có dịp được gặp lại các chiến hữu của mình.
Đoàn Hưng / SBTN
Theo lời tường thuật của Đại Úy Tom, ông đã từng là cố vấn trưởng của Tiểu Đoàn 4/Trung Đoàn 5/ Sư Đoàn 2 Bộ Binh trong khoảng thời gian từ Tháng 10/1968 đến Tháng 4/1969. Trong khoảng thời gian này, ông đã cùng các chiến hữu VNCH tham gia rất nhiều chiến trận. Bởi vì lúc đó, Tiểu Đoàn 4 được xem là Lực Lượng Phản Ứng Nhanh của Sư Đoàn 2, nơi nào chiến trường nóng bỏng, cần tiếp viện, là Tiểu Đoàn có mặt.
Địa bàn hoạt động chính của Tiểu Đoàn 4/5 là vùng Tam Kỳ-Quảng Nam, là địa phương mà rất nhiều chiến sĩ trong tiểu đoàn có gia đình sinh sống. Phía Tây của Chu Lai là nơi đã xảy ra nhất nhiều cuộc đụng độ với quân đội cộng sản Bắc Việt, đặc biệt là lưu vực của sông Thu Bồn. Đại Úy Tom cùng Tiểu Đoàn 4/5 tuần tra hàng ngày tại khu vực này, và di chuyển đến những điểm nóng của chiến trường khi các đơn vị khác yêu cầu tiếp viện.
Sát bên Chu Lai là Quảng Ngãi, một chiến trường nóng bỏng. Đại Úy Tom và chiến hữu cũng đã tuần tra và đụng độ với cộng quân nhiều lần tại đây. Ông còn nhớ vào đêm 28/02/1969, đơn vị của ông được lệnh điều động từ Tam Kỳ đến Quảng Ngãi, vì tại đây đang bị quân Bắc Việt tấn công. Tiểu Đoàn của ông di chuyển vào ban đêm, đổ bộ vào rạng sáng ngày 1 Tháng 3, và lập tức đụng độ ác liệt với khoảng một trung đoàn quân Bắc Việt.
Trận đánh kéo dài gần như cả ngày hôm đó, và sau cùng Tiểu Đoàn 4 đã đẩy lùi được quân địch. 67 cộng quân bị tiêu diệt, rất nhiều vũ khí đã bị tịch thu. Tiểu Đoàn 4 đã truy kích địch quân thêm 3 ngày sau đó, tiêu diệt thêm 26 cộng quân. Tiểu đoàn 4 cũng bị tổn thất nặng trong trận đánh này. Khoảng 50 chiến sĩ đã hy sinh cùng một số khác bị thương. Tiểu Đoàn Trưởng lúc đó, ông Tom nhớ hình như là Đại Úy Nam, một sĩ quan chỉ huy can đảm, anh hùng. Đại Úy Nam cũng đã bị thương trong trận đánh này. Ông Tom và Đại Úy Nam là hai chiến hữu, rất quí trọng nhau. Ông Tom nói Đại Úy Nam đã dạy cho ông rất nhiều bài học bổ ích về quê hương Việt Nam, về con người Việt Nam.
Sau trận đánh ác liệt kể trên, ông Tom cùng Tiểu Đoàn 4 được chuyển về trại huấn luyện ở Quảng Ngãi để dưỡng quân, bổ xung thêm lực lượng. Đại Úy Nam cũng được điều trị tại đây, và sau đó đã trở về với đơn vị để tham chiến trở lại.
Ông Tom vẫn còn nhớ trước khi ông rời Tiểu Đoàn 4, ông còn cùng đồng đội được chuyên chở bằng trực thăng đổ bộ xuống vùng Tây Chu Lai, và đụng độ với quân Bắc Việt tại đó.
Đó là tất cả những gì Đại Úy Tom còn nhớ lại về những chiến hữu của mình thuộc Tiểu Đoàn 4/ Trung Đoàn 5/Sư Đoàn 2. Đối với ông, họ là những chiến binh anh dũng, đáng được vinh danh. Ông rất muốn liên lạc, để tìm cách gặp lại với những cựu chiến hữu này sau hơn 40 năm cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt.
Ai có tin tức về các cựu chiến sĩ thuộc Tiểu Đoàn 4, xin vui lòng liên lạc với:
Thomas Griffin, hiện đang sống tại Monterey – California
E-mail: gcg37@yahoo.com
Cell: 831-277-7080
Hoặc gởi e-mail về cho SBTN: sbtn@sbtn.tv
Rất mong có được sự hỗ trợ của các hội cựu chiến sĩ VNCH, để Đại Úy Tom có dịp được gặp lại các chiến hữu của mình.
Đoàn Hưng / SBTN
No comments:
Post a Comment