Thursday, March 2, 2017

Cuộc Nội Chiến Lạnh Của Hoa Kỳ: Hiệp Nhì - Bùi Phạm Thành



Trong một bài viết đăng ngày 4 tháng Hai vừa qua, tác giả Lâm Viên có bàn đến một cuộc "Nội Chiến Lạnh" của Hoa Kỳ giữa Tổng thống Trump và giới truyền thông dòng chính (mainstream media) [1]. Tuy nhiên, bài viết chỉ cho chúng ta thấy một cái nhìn tổng quát của một vở hài kịch chính trị. Với những biến chuyển gần đây về cuộc chiến này, chúng tôi xin được nhìn sâu hơn vào vấn đề để tìm hiểu về ảnh hưởng hay hậu quả của nó. 
Bùi Phạm Thành

Tác giả Lâm Viên đã cho chúng ta thấy cuộc "Nội Chiến Lạnh" giữa Tổng thống Trump và giới truyền thông dòng chính không nhiều thì ít  cũng đã ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của dân chúng Mỹ. Nhất là khi đã có sự tham dự của những chính trị gia chuyên nghiệp (career politicians) và giới truyền thông xã hội (bloggers).

Ngày 24 tháng Hai năm 2017, trên tất cả các trang báo, đài truyền hình và trang web của giới truyền thông dòng chính đều có một tựa đề tương tự nhau "Phủ Tổng Thống (White House) cấm một số hãng truyền thông tham dự buổi họp báo của chính phủ". Trong đó có nêu tên các hãng truyền thông dòng chính như: BBC, CNN, New York Times, Guardian, Los Angeles Times, BuzzFeed, Daily Mail và Politico. Một cái tựa đề "bắt mắt" như thế tưởng chừng như một quả bom ngàn tấn khai mào cho hiệp nhì của cuộc chiến, thế nhưng lại không được giới truyền thông xã hội (social media) để ý đến. Tin này hầu như không gây được bao nhiêu tiếng vang trên Twitter và Facebook! Đồng thời các hoạ sĩ vẽ tranh biếm hoạ chính trị cũng không đủ "hứng" để vẽ, bởi thế tranh biếm hoạ về vấn đề này cũng trở nên khan hiếm. Do đó chúng ta có thể đoán rằng dân chúng cũng đã chán ngấy loại tin tức không trung thực được cung cấp bởi những hãng truyền thông có tên trong danh sách không được tham dự các buổi họp báo chính thức của chính phủ.

Chúng ta cũng biết rằng cuộc chiến tranh lạnh này xảy ra từ những ngày tranh cử chức Tổng thống của nước Mỹ. Giới truyền thông dòng chính cùng với đảng Dân Chủ và một số tài tử lớn của Hollywood đã quả quyết với dân chúng rằng bà Hillary Clinton sẽ đắc cử tổng thống. Thế nhưng, từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, để rồi đến chiều thứ Ba, ngày 8 tháng 11, năm 2016 thì kết quả cho thấy rằng ông Donald Trump sẽ là người đắc cử và tất cả giới truyền thông dòng chính không thể nào đưa ra một lời bình luận có ý nghĩa để giải thích việc này. Vì vậy, ngay hôm sau thì tin tức và bình luận chỉ xoay quanh việc "chạy tội, đổ tội và giải thích" vì đã đoán sai. Sau đó là một loạt bài khuyến khích sự chống đối bằng mọi phương pháp từ việc "khuyên" cử tri đoàn bỏ phiếu cho bà Clinton đến việc biểu tình không chấp nhận Trump và sau cùng là không tham dự buổi lễ nhậm chức Tổng thống của ông Trump! Xét ra chỉ toàn là những hành động giống như trẻ con thua cuộc!

Có thể hiểu rằng giới truyền thông dòng chính "cay đắng" với ông Trump bởi vì họ cảm thấy bị mất quyền lực, dù rằng đó không phải là một loại quyền lực thực sự. 


Giới truyền thông, xưa nay, vẫn được xem là giới có "quyền lực thứ tư", với định nghĩa trên wikipedia:
Quyền lực thứ tư (hay đệ tứ quyền) là một tên gọi không chính thức để chỉ giới Truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh và truyền hình. Đệ tứ quyền có nghĩa là trong hệ thống chính trị phân chia quyền lực, bên cạnh hành pháplập pháp và tư pháp, còn có quyền lực thứ tư. Giới truyền thông, mặc dù không có quyền lực riêng của họ để thay đổi chính sách hoặc để trừng phạt lạm dụng quyền lực, nhưng qua việc tường thuật và tranh luận công khai có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt chính trị của quốc gia. [2]

Qua phần định nghĩa trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng giới truyền thông hiện nay không còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt chính trị của quốc gia nữa vì những bài tường thuật và tranh luận của họ đã lộ ra phần thiên vị và, nhiều khi, không đúng sự thật khiến đọc giả (quần chúng) không còn tin tưởng vào họ nữa. Như thế thì hiển nhiên là cái "quyền thứ tư" của họ đã bị suy giảm và lòng tự ái đã khiến họ ngày càng lún sâu vào việc soi mói để đả kích chính phủ và cố tình bỏ qua những tin tức hữu ích cho quần chúng, khiến ông Trump đã gọi họ là "kẻ thù của quần chúng (enemies of the people)." 

Nơi đây chúng ta hãy bỏ qua quan niệm đảng phái để thử xem qua những tin tức hữu ích bị giới truyền thông dòng chính "lờ" đi hoặc chỉ nói phớt qua khiến đa số chúng ta không biết đến:
  • Trump tuyên bố một đại công ty của Nhật sẽ đầu tư $50 tỉ USD vào nước Mỹ. [3]
  • Nhật bản chuẩn bị một chương trình cho ông Trump để tạo 700,000 công việc cho dân Mỹ. [4]
  • Công ty SoftBank của Nhật sẽ mua một đại công ty cổ phần tư nhân Fortress của Mỹ (trị giá $70 tỉ USD). [5] 
  • Hãng Toyota sẽ đầu tư $10 tỉ USD ở Mỹ trong khi Jack Ma (Alibaba) thảo luận với ông Trump để lập nên 1 triệu việc làm cho dân chúng Mỹ. [6]
  • Theo bản tường trình của Yahoo Finance ngày 25 tháng 2 năm 2017 với thành quả trong 3 tháng vừa qua thì thị trường chứng khoán của tất cả mọi ngành đều tăng, ngoại trừ Energy Minerals (năng lượng):
    • Electronic Technology (+12.17%)
    • Utilities (+9.08%)
    • Finance (+8.76%)
    • Technology Services (+8.58%)
    • Consumer Non-Durables (+8.56%)
    • Consumer Durables (+8.48%)
    • Health Services (+7.36%)
    • Transportation (+6.24)
    • Communications (+5.7%)
    • Commercial Services (+4.74%)
    • Retail Trade (+4.35%)
    • Energy Minerals (-1.99%)
  • Biểu đồ 3 tháng của thị trường chứng khoán cho thấy sau khi ông Trump đắc cử thì chỉ số tăng gần 2,000 điểm. Một điều hiếm có trong lịch sử của Dow Jones index.


Một tin rất quan trọng mà hầu hết chúng ta không biết đến đó là lời tuyên bố mới đây của ông Warren Buffett, nhà đầu tư bậc nhất của Mỹ, viết trong lá thư thường niên gửi đến những nhà đầu tư của Berkshire Hathaway. Trong lá thư đó có một vài câu đáng để ý như: [7]
  • Người đầu tư "chắc chắn sẽ ăn nên làm ra" trong những năm sắp tới do tiếp tục đầu tư vào "những doanh nghiệp lớn, có nguồn tài chính vững vàng của Hoa Kỳ".
  • Những thành công của nền kinh tế Hoa Kỳ đã dẫn đến lợi nhuận đáng kinh ngạc cho các cổ đông. Những phát minh, cải tiến, tăng năng suất, tinh thần kinh doanh và sự phong phú của vốn đầu tư sẽ chứng minh cho sự tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

"Chính phủ nào đem an ninh, công ăn việc làm và sự sung túc đến cho dân thì sẽ được dân chúng ủng hộ."

Cũng cần nhắc lại rằng ông Buffett là người ủng hộ bà Clinton, bởi vậy ông không nhắc đến tên Tổng thống Trump trong bức thư. Thế nhưng nhận xét của ông đã chứng tỏ rằng chính sách của chính phủ do ông Trump lãnh đạo được nhiều nhà đầu tư lớn ủng hộ, và như thế việc "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" sẽ có nhiều cơ hội để trở thành thực tế chứ không chỉ là một khẩu hiệu để kiếm phiếu như các chính trị gia chuyên nghiệp nữa.

Người Mỹ có câu thành ngữ "Money talks" với ý nghĩa "wealth gives power and influence to those who possess it (tiền của sẽ cho người giàu quyền lực và ảnh hưởng)." Cũng có thể hiểu rằng "Chính phủ nào đem an ninh, công ăn việc làm và sự sung túc đến cho dân thì sẽ được dân chúng ủng hộ." Điều này giải thích được lý do tại sao ông Trump lại đắc cử. Sau 8 năm cầm quyền của đảng Dân Chủ, nền kinh tế của nước Mỹ bị suy thoái nặng nề, quân đội trở nên yếu kém, chính phủ và ngay cả cá nhân của Tổng thống Mỹ cũng bị xem thường ... Phải chăng vì vậy mà dân chúng muốn chọn một người có thể thay đổi được những điều trên và ông Trump đã chứng tỏ cho "đa số thầm lặng" rằng ông ta là người có khả năng "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại". Trong khi đó đại diện cho đảng Dân Chủ là bà Clinton, tuy là một chính trị gia chuyên nghiệp nhưng lại có quá nhiều tai tiếng, lỗi lầm và thiếu trung thực.

"Thế cho nên chỉ có sự thành công về an ninh và kinh tế mới có thể hoá giải được sự tranh chấp của đôi bên vì khi đã được an lành, đầy đủ thì chẳng ai muốn nhìn thấy chiến tranh, dù chỉ là những cuộc đấu khẩu với những từ ngữ "đao to, búa lớn" của giới truyền thông dòng chính hay chính trị gia chuyên nghiệp."

Qua những nhận xét trên chúng ta cũng có thể rút ra kết luận riêng cho mình về cuộc nội chiến lạnh này. Ông bà ta đã nói "Tổ quốc cũng như tổ cò, hễ cứ đói bụng lò dò chui ra." Nếu chính phủ của ông Trump có thể đem cơm no, áo ấm về cho dân Mỹ thì dân chúng chắc sẽ "Ăn no, ngủ yên" chứ lò dò chui ra làm gì? Thế cho nên chỉ có sự thành công về an ninh và kinh tế mới có thể hoá giải được sự tranh chấp của đôi bên vì khi đã được an lành, đầy đủ thì chẳng ai muốn nhìn thấy chiến tranh, dù chỉ là những cuộc đấu khẩu với những từ ngữ "đao to, búa lớn" của giới truyền thông dòng chính hay chính trị gia chuyên nghiệp. Còn như nếu cuộc chiến này không thể hạ màn ở hiệp nhì thì chúng tôi xin hẹn với quý đọc giả "hãy đón xem hồi sau sẽ tiếp".

Bùi Phạm Thành

Mai Luong chuyen

No comments:

Gia đình Trump: một đế chế gia đình Mỹ-Tác giả,Ana Faguy

HÌNH ẢNH,EPA Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng gia đình và một số thành viên Đảng Cộng hòa Trước khi tham gia chính trường, Donald Trump đ...