Thursday, March 30, 2017

Về "lỗ hổng chết người" trong chính sách của Tổng thống Duterte với Trung Quốc

Một chiếc tách đã đựng đầy nước, không thể rót thêm trà. Chừng nào cảm xúc, bức xúc còn choán hết tâm trí, sẽ không có chỗ cho trí tuệ và giải pháp nảy sinh.
Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu và bài học cho Việt NamBắc Kinh có thể bố trí máy bay, tên lửa bất hợp pháp ở Trường Sa bất cứ lúc nào"Tư tưởng Tập Cận Bình" có thể được đưa vào Điều lệ đảng Cộng sản Trung Quốc.

The Straits Times ngày 29/3 đăng bài phân tích đáng chú ý của một nhà cựu ngoại giao Philippines về chính sách đối ngoại của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đối với Trung Quốc.

Ông là cựu Trưởng văn phòng đại diện Thông tấn xã Philippines tại Bắc Kinh giai đoạn 1978-1981 Narciso Reyes Jr. [1]

Bài viết này được đăng trên chuyên mục Philippines Daily Inquirer và gây chú ý với tiêu đề: "Lỗ hổng chết người trong chính sách với Trung Quốc của ông Duterte". [2]

Nhận thấy bài viết này không chỉ là một chủ đề nóng thu hút sự quan tâm và tranh luận của giới quan sát khu vực và dư luận quan tâm đến tình hình Biển Đông, chúng tôi xin dẫn lại bài viết này và có vài nhận xét của riêng mình về một vấn đề chung - Biển Đông.

"Lỗ hổng chết người" theo góc nhìn của nhà báo, nhà nghiên cứu Narciso Reyes Jr

Ông Narciso Reyes Jr phân tích:

"Nhật Bản đã quyết định điều động tàu chiến lớn nhất của mình, một tàu sân bay trực thăng tới Biển Đông để tham gia một cuộc tập trận chung dự kiến với Hoa Kỳ và Ấn Độ.

Đây là một động thái chưa từng có. Trong khi Pháp cũng được cho là đang điều động một hàng không mẫu hạm đến điểm nóng tiềm tàng (Tây Thái Bình Dương).
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: EPA.


Trong khi đó, chính sách nhượng bộ của Philippines đối với Trung Quốc đi kèm với cái giá phải trả rất đắt:

Mặc nhiên bỏ qua Phán quyết Trọng tài rằng đường chữ U (yêu sách đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông) là bất hợp pháp;

Trung Quốc thì tự tung tự tác, xây dựng các căn cứ quân sự trên vùng biển tranh chấp, xâm phạm độc lập và chủ quyền trên phần lớn vùng biển Philippines (yêu sách).

Mong muốn làm hài lòng Trung Quốc không khác gì chư hầu, càng kích thích Bắc Kinh công bố kế hoạch xây dựng một cấu trúc quan trắc trên bãi cạn Scarborough, chỉ cách vịnh Subic vỏn vẹn 193 km.

Khách quan mà nói, mối đe dọa từ sự hiện diện của tàu khảo sát Trung Quốc tại rãnh Benham ngoài khơi phía Đông đảo Luzon là một sự công khai thừa nhận với sự chấp thuận của Điện Manacanang.

Đó là khu vực rộng lớn dưới đáy biển được Liên Hợp Quốc công nhận là một phần thềm lục địa hợp pháp của Philippines.

Chúng ta không nên ngây thơ.

Cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tại Seoul rằng Washington sẵn sàng tấn công hạt nhân phủ đầu Bình Nhưỡng, cũng là một cảnh báo không giấu diếm với Bắc Kinh, để ngăn chặn các cuộc xâm nhập bất hợp pháp ngày càng thường xuyên của họ trong khu vực.

Tương tự như vậy, nó cũng là một thông điệp cảnh báo các nhà lãnh đạo chính phủ đang nhạo báng sự kiên nhẫn đang ngày càng ít đi của Hoa Kỳ.




Tại sao Trung Quốc thèm muốn các hòn đảo của chúng tôi?

Tại sao chính phủ của chúng tôi dường như thiếu thận trọng, nếu không muốn nói là dửng dưng, khi nói đến việc bảo vệ lợi ích cao nhất của chúng tôi?

Từ quan điểm của Trung Quốc, tất cả tập trung vào sự rủi ro về địa lý. Giống như Pakistan, Philippines nằm trên tuyến đường huyết mạch quyết định sinh mệnh của (nền kinh tế) Trung Quốc.

Đó là lý do tại sao Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp những gì mà người Mỹ không thể làm được trong việc mở rộng các khoản vay, viện trợ kinh tế.

Trung Quốc sẵn sàng cung cấp cho Philippines các khoản vay mềm và các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng tổng trị giá (cam kết) 51 tỉ USD, trong khi con số Mỹ đầu tư và viện trợ cho Manila là 24 tỉ USD".

Ý đồ chiến lược của Trung Quốc khi tìm cách độc chiếm Biển Đông


Nhà bình luận Narciso Reyes Jr nhận định:

"Có 3 yếu tố quan trọng đối với chiến lược khu vực và toàn cầu của Trung Quốc.

Thứ nhất là kiểm soát "chuỗi đảo đầu tiên" kéo dài từ phía Tây Nhật Bản đến Đài Loan, Philippines, đảo Borneo (thuộc quần đảo Mã Lai) và dọc theo bờ biển Việt Nam.

Nói cách khác, đó là phạm vi của đường lưỡi bò.

Rõ ràng các hoạt động xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo, đá, rặng san hô và các cấu trúc khác ở Biển Đông được toan tính nhằm chống lại sự kiểm soát của Mỹ và đồng minh với tuyến hàng hải huyết mạch, nơi 5 ngàn tỉ USD tổng giá trị thương mại đi qua mỗi năm.

Thứ hai là kiểm soát "chuỗi đảo thứ hai", từ phía Đông Nhật Bản vòng qua các đảo Mariana, Guam, phía Đông Philippines và Indoensia.
Lưu Hoa Thanh, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc (áo đen) thị sát trái phép đảo Phú Lâm, Hoàng Sa tháng 3/1985. Ảnh: Nhân Dân nhật báo.


Lưu Hoa Thanh, Đô đốc hải quân Trung Quốc (chủ mưu vạch kế hoạch, chỉ huy cưỡng chiếm Gạc Ma và 5 cấu trúc ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1988, [3]) đã "dự kiến":

Trung Quốc sẽ đột phá các chuỗi đảo này, vươn ra Thái Bình Dương vào năm 2020.

Cũng chính Lưu Hoa Thanh mường tượng (đặt ra tầm nhìn chiến lược) Trung Quốc sẽ trở thành một siêu cường - đế quốc đích thực, giống như Mỹ.

Bởi thế, không có gì quá ngạc nhiên khi tàu Trung Quốc bị phát hiện đang tìm cách lập bản đồ rãnh Benham của Philippines.

Thứ ba là tham vọng hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan mà Trung Quốc đang xây dựng, trải dài 12 ngàn cây số từ phía Nam Tân Cương thông qua cảng Gwadar của Pakistan để tới Trung Đông.

Khi đi vào hoạt động, tuyến hành lang này với vai trò một phần của "một vành đai, một con đường" sẽ như một mũi tên thiết kế nhằm 2 mục đích:

Một là phát triển sức mạnh của kinh tế Trung Quốc với thị trường mới và hai là ngăn chặn nguy cơ Mỹ làm sụp đổ nền kinh tế Trung Quốc trong trường hợp nổ ra chiến tranh, và Hoa Kỳ quyết định phong tỏa eo biển Malacca.

Chính sách của Philippines có thể giải thích một cách đơn giản là: chìa bát sang Bắc Kinh xin ăn và vỗ ngực tự hào về thành quả khiêm tốn của nền kinh tế quốc gia mình". [2]

Giữ nguyên hiện trạng không để Trung Quốc lấn thêm


Là một nước có yêu sách ở Biển Đông cũng như một phần quần đảo Trường Sa, là nạn nhân của chiến lược xâm lấn từng bước mà Trung Quốc theo đuổi với bài học "thất thủ Scarborough" năm 2012, sự ưu tư, lo lắng của những học giả, nhà nghiên cứu Philippines như ông Narciso Reyes Jr là điều có thể hiểu được.




Những gì nhà báo Narciso Reyes Jr phân tích về toan tính, âm mưu chiến lược của Trung Quốc với Biển Đông, Đông Nam Á hay giấc mộng siêu cường toàn cầu cũng đã được các nhà quan sát quốc tế chỉ ra một cách khách quan và thuyết phục.

Điển hình như nhà báo, nhà nghiên cứu Bill Hayton với cuốn sách "Biển Đông: Cuộc tranh đấu giành quyền lực ở Á Châu" (The South China Sea: The Struggle for Power in Asia).

Một trường hợp khác là Giáo sư Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nước Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương từ Viện Phương Đông, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.

Ông có khá nhiều bài viết là kết quả nghiên cứu về chiến lược của người Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông, khống chế Đông Nam Á.

Một số bài viết và thông điệp đáng chú ý của Giáo sư cũng đã được Tiến sĩ Trần Công Trục giới thiệu trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. [4] 

Ở đây nếu có gì khác giữa 3 học giả này, thì đó là nhà báo Narciso Reyes Jr đến từ một bên yêu sách ở Biển Đông, hay nói cách khác là "như một người trong cuộc".

Ông cũng giống như chúng ta, những người Việt Nam đang lo lắng cho chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông trước nguy cơ đến từ Trung Quốc.

Vì vậy cá nhân người viết cho rằng, nhà báo Narciso Reyes Jr hay các nhà nghiên cứu Việt Nam không nên, không thể chỉ dừng ở cách tiếp cận phân tích hiện trạng hoặc âm mưu, chiến lược lâu dài của Trung Quốc với Biển Đông, với Đông Nam Á và toàn cầu.

Mà quan trọng hơn là cùng nghiên cứu, tìm ra các giải pháp đối phó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia mình, cũng như hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải hàng không, trật tự và công lý quốc tế ở Biển Đông.

Trong khuôn khổ bài viết này của nhà báo Narciso Reyes Jr, chúng tôi chưa tìm thấy điều đó. Cái kết bài viết của ông cũng không có chỉ dấu nào cho thấy mong muốn tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề vốn rất khó khăn, phức tạp này.

Quay trở lại với nhận định của ông Narciso Reyes Jr về chính sách của Tổng thống Rodrigo Duterte với Trung Quốc rằng có những "lỗ hổng chết người" trong đó.

Câu hỏi của ông Rodrigo Duterte với Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines, ông Sung Kim mới đây ở Davao, Washington không đưa ra câu trả lời, những học giả như Narciso Reyes Jr và mỗi người quan tâm đến Biển Đông cũng đang mong muốn tìm câu trả lời:

Tại sao khi Trung Quốc bắt đầu bồi lấp đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông, Mỹ không đưa tàu chiến đến ngăn chặn? Hạm đội 7 của Mỹ ở đâu?

Ông nói lại với báo giới về điều ông trao đổi với Đại sứ Mỹ:

"Mỹ đã thực sự muốn tránh rắc rối ngay từ đầu. Tại sao các ông không điều động Hạm đội 7 đóng quân ở Thái Bình Dương đến? Tại sao các ông không làm một vòng đến đó và nói với Trung Quốc phải dừng ngay?". [5]




Và câu hỏi của ông dành cho các nhà nghiên cứu Philippines cũng rất đáng để suy ngẫm: Philippines phải làm gì, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc? [6]

Bộ trưởng, Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon Jr nói với báo giới, chính phủ Philippines biết rõ, nắm rất chắc những gì Trung Quốc làm trên Biển Đông.

Manila nhận thức rõ Trung Quốc gần như đã hoàn thành việc xây dựng bất hợp pháp ở Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập mà không cần phải đợi đến một trung tâm nghiên cứu của Mỹ công bố ảnh chụp vệ tinh.

Cũng ông Hermogenes Esperon Jr, người từng là Tổng tham mưu trưởng quân đội dưới thời Tổng thống Arroyo phải hỏi lại các phóng viên khi họ truy vấn ông rằng, chính phủ làm gì để đối phó với Trung Quốc:

"Vậy bạn muốn chúng tôi làm gì? Tấn công các căn cứ trên đảo nhân tạo?", [7]

Người viết cho rằng, câu hỏi ngược lại của ông Rodrigo Duterte hay Cố vấn An ninh quốc gia của mình với báo giới, không phải là một sự né tránh trách nhiệm.

Ngược lại, với vai trò lãnh đạo quốc gia hay tham mưu chiến lược cho nguyển thủ, họ biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho quốc gia mình hiện nay, mà theo người viết đó chính là cố gắng giữ được hòa bình, ổn định ở Biển Đông trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, thừa nhận thực tế tương quan lực lượng để tìm giải pháp lâu dài.

Còn nhận định về Phán quyết Trọng tài, nó có bị ảnh hưởng hay thậm chí bị Manacanang mặc nhiên từ bỏ hay không, chúng tôi đã nhiều lần phân tích.

Đăng lại bài bình luận này của nhà báo Narciso Reyes Jr, chúng tôi hy vọng góp thêm tiếng nói để các học giả Việt Nam hay Philippines cần nghiên cứu kỹ hơn về Trung Quốc và đề xuất giải pháp thiết thực, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và lợi ích chung của khu vực.

Ngoài những bức xúc chính đáng trước hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi, cá nhân người viết cho rằng công tác nghiên cứu cơ bản về Trung Quốc ngày nay dường như còn đang bị bỏ ngỏ, hoặc chí ít chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và mong mỏi của dư luận.

Thiết nghĩ đó mới thực sự là "lỗ hổng chết người", bởi nôm na biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.

Nhưng khi không tìm hiểu thực lực ý đồ của địch, và cũng không hiểu rõ tình thế, thực lực của ta thì kết cục ra sao có lẽ không cần bàn cũng rõ.

Đó chính là mặt yếu cần khắc phục trong giới nghiên cứu và truyền thông của các nước có yêu sách ở Biển Đông, hay đối tượng bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách của Trung Quốc.

Cũng giống như một chiếc tách đã đựng đầy nước, không thể rót thêm trà. Chừng nào cảm xúc, bức xúc còn choán hết tâm trí, sẽ không có chỗ cho trí tuệ và giải pháp nảy sinh.

Tài liệu tham khảo:







Hồng Thủy

No comments:

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...