Wednesday, June 7, 2017

Một Thời Làm Lộng Trần Chấn Hải K 18/ Đệ Nhị Xử Nữ HQNT

HoangsaParacels: Tình tiết trong bài dưạ vào một sự kiện có thực, có thêm vài hư cấu bốc đồng thêm mắm, thêm muối cho vui. không nhằm dựng chuyện,chỉ trích ai. Mời Quý vị đọc cho đỡ buồn và cũng để nhớ lại một thời đi biển đầy lý thú.  Xin quý vị rộng lòng cho những sai sót ngoài ý muốn.


Cuộc sống cuả thuỷ thủ đoàn trên chiếc chiến hạm nhỏ bé này rất thú vị nhưng cũng đày cam khổ; nhất là khi đi vào những vùng biển đày sóng gió chung quanh vịnh Vạn Phong, hay hộ tống những quân vận đĩnh tốc độ như ruà bò trong lúc biển động mạnh trên vùng biển nâu đày phù sa ngoài khơi Cà Mâu. Đôi khi thuỷ thủ đoàn chỉ có độc cơm trắng chan nước mắm ăn cho qua bưã, sóng gió làm những thuỷ thủ đẫy đà trì sóng nhất cũng bị vật cho đến khi mặt mũ xanh lè, mắt vàng ươm.

Một Thời Làm Lộng

Trần Chấn Hải K 18/ Đệ Nhị Xử Nữ HQNT





Thân tặng thuỷ thủ đoàn các Tuần Zuyên Hạm HQVN




Chiến hạm đang neo nghỉ ngơi tại Cầu Đá Nha Trang sau chuyến tuần duyên ngoài khơi Qui Nhơn; thuỷ thủ đoàn chưa ai được lệnh đi bờ, riêng ông Hạm đã tếch một mạch về nhà hú hí với vợ con.  Chiếc tuần zuyên hạm trang bị 6 máy Gray Marine, vận tốc tối đa 14 kts mang tên hòn đảo con Ruà ngoài khơi Phan Thiết, sơn mầu xám đậm, xem ra rất oai phuông hệt như một khu trục hạm tí hon; tuy nhiên khi mở hết tốc lực chú bé này không đuổi kịp ghe đánh cá  Thái Lan. Riêng thuỷ thủ đoàn PGM rất dễ thương gồm một giàn hạ sĩ quan rất lão luyện về nghề biển cai quản một đám thuỷ thủ lau nhau mới ra trường.  Ban Tham Mưu gồm một ông Hạm khoá 13 và một ông phó K 18, sĩ quan đệ tam khoá 20 và một ông nhô khoá OCS.

Đang thiu thiu trên đài chỉ huy, ông hạ sĩ quan vô tuyến từ dưới phòng truyền tin chui lên nhét vào tay ông phó một công điện hoả tốc : Chiến hạm nhận lệnh di chuyển khẩn cấp đến Cam Ranh.

Cả tàu nhốn nháo.  Ông Hạm đi về nhà mà không cho biết điạ chỉ nơi mô, thế làm sao mà xoay sở đây, ông phó chưa bao giờ được ông Hạm huấn luyện cho rời cầu, cặp cầu và hải hành sô lô, thế thì nàm thao bi giờ.  Ông phó hết ở trong đài chỉ huy đi ra , lại đi vô, đi từ cánh gà bên trái qua cánh gà phiá bên phải, mồ hôi rịn ra như tắm.   Rốt cuộc ông ta nổi máu liều tự nhủ, mình đã hải hành suốt vùng vịnh Thái Lan, Phú Quốc, Nam Du, Quần Đảo Hài Tặc, từ mũi ông Đội đến mũi Kê Gà, từ cap Varella đến mũi Dinh không kể đến những chuyến tuần dương trên vịnh Bắc Việt, đã từng  lê gót từ Sasebo, đến Okinawa, từ Yokosuka đến vịnh Subic thì xá gì từ Nha Trang vào Cam ranh chưa đày 30 hải lý.


Ông phó bèn ra lệnh cho thuỷ thủ đoàn vào nhiệm sở vận chuyển; những gì ông học vận chuyển tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang khi cặp và rời cầu chiếc LCM nhỏ xíu ông bèn áp dụng vào chiếc tuần zuyên hạm này, sau khi ra lệnh cho máy tả tiến một, máy hữu lùi 2, tay lái 30, tháo dây số 1, chiếc PGM lừng lững rời cầu Đá một cách êm thắm, thưà cơ hăng máu ông phó cho chiếc PGM quay tại chỗ, biển sủi bọt quanh chiếc PGM vẽ một vòng quay ngoạn mục, lập tức ngay sau đó phó hạm ra lệnh hai máy tiến full theo hải đạo vẽ sẵn trực chỉ Cam Ranh. Hai anh cố vấn Mẽo nhìn hạm phó điều khiển chiến hạm rời cầu, họ trố mắt huýt sáo ngạc nhiên. Ông phó ra mặt ngầu, chẳng nói chẳng rằng giao phiên cho sĩ quan trực và bỏ xuống phòng ngủ làm một giấc la siết.

Bỏ hòn Tre sau lưng chiến hạm lướt sóng bon bon trên một vùng biển gợn sóng long lanh màu xanh tím, nhuộm thêm ánh vàng óng ả cuả nắng chiều, vẽ lại sau lái một vệt sóng trắng xoá.

Cuộc sống cuả thuỷ thủ đoàn trên chiếc chiến hạm nhỏ bé này rất thú vị nhưng cũng đày cam khổ; nhất là khi đi vào những cùng biển đày sóng gió chung quanh vịnh Vạn Phong, hay hộ tống những quân vận đĩnh tốc độ như ruà bò trong lúc biển động mạnh trên vùng biển nâu đày phù sa ngoài khơi Cà Mâu. Đôi khi thuỷ thủ đoàn chỉ có độc cơm trắng chan nước mắm ăn cho qua bưã, sóng gió làm những thuỷ thủ đẫy đà trì sóng nhất cũng bị vật cho đến khi mặt mũ xanh lè, mắt vàng ươm.

Vui nhất là những đêm trăng sáng, thày trò vùng vẫy lội bì bõm từ con tàu thân yêu vào hòn Máu trong quần đảo Poulo Dama, những đốm lân tinh quanh quẩn bên những bước chân trong làn nước ấm trong vắt, ráng lội lên đảo để đáp lại lời hẹn hò chén thù, chén tạc với dân chài tha thiết mời mọc.

Bước lên đài chỉ huy trong đêm tối mịt mùng, giưã những cơn gió mát thổi lồng lộng, ông phó dáo dác nhìn về rặng núi mờ mịt mây mù bao phủ vùng vịnh Cam Ranh, trên màn ảnh radar cả một mớ echo hỗn độn. Chiến hạm hải hành lúc đó chỉ căn cứ vào việc định vị trí bằng radar, nên nhận định lộn echo đảo lẫn với mây là tàu sẽ va vào núi chìm lỉm. Xác định lại vị trí hải hành phỏng định với hải hành bằng radar cho thấy có sự khác biệt, nhưng ông phó thưà biết là vào khu Market Time có hai cưả vào, một cưả lớn và một cưả nhỏ. Ông ta nghĩ rằng để cho ông Hạm, thuỷ thủ đoàn và nhất là hai tên cố vấn Mẽo nể phục, thì không cách gì cho bằng là ông ta “phải” dắt chiến hạm vào Cam ranh bằng lối cưả nhỏ trong đêm tối mịt mù như thế này.

Ông phó đã từng đưa chiến hạm vào cái cưả nhỏ hẹp này mà bề ngang chỉ vưà để con tàu lách qua giưã cơn sóng buả giữa những gành đá mấp mô một lần giuã ban ngày, ban mặt và một lần khác trong chuyến đi tuần ngoài khơi Chu Lai, ông ta đã từng cả gan thưà lúc ông Hạm ngủ say đã tự ý rời hải đạo tuần tiễu liều lĩnh đi dường tắt vào giưã hai hòn đá mang danh là Trâu Nằm chơi vơi giưã biển, các thuỷ thủ đương phiên xanh mặt khi thấy một xác tàu chìm nằm chình ình ngay cạnh hòn đá lớn. Riêng ông phó cũng cảm thấy lạnh xương sống, toát mồ hôi khi băng qua hai hòn đá đen thui, con tàu bị sức gió và sóng lừng như muốn cuốn hút va vào hòn đá thứ hai đang bị sóng bạc đầu phủ kín gần bờ.

Hai anh chàng cố vấn cứ thấy ông phó nhớn nhác như gà mắc đẻ, chúng tưởng ông ta là tay mơ không biết đường nên miệng cười đểu chỉ chỏ vào khu có đèn sáng. Chúng có biết đâu ông phó đang dở máu liều muốn đi vào cưả nhỏ bằng radar, nhưng trên màn ảnh radar, không thể nào phân biệt được lối vào, trong khi đó cuả lớn đang rộng tay chào đón. May cho trời phật phù hộ, ông phó tỉnh táo, cơn liều bị gió Cam ranh thổi bay mất, vì nhớ lại kinh nghiệm lạnh gáy khi băng qua hai hòn Trâu Nằm, ông bèn bắt phao định vị trí và cho tàu tiến vào Cam Ranh bằng ngõ cưả lớn.



Cầu tàu Market Time dài ngoằng, mặt biển và cầu tàu lấp lánh phản chiếu dưới ánh đèn sáng choá. Các chiến hạm lớn nhỏ cặp san sát hai bên, chỉ có một khoảng trống vưà cho chiếc PGM bên trái, ông phó nhanh trí lưà canh một góc độ thích hợp và ra lệnh cho vận chuyển lái theo hướng la bàn, ông hạ lệnh bớt máy xuống hai máy tiến một, khi tới gần cầu khoảng 30 yards, ông cho hai máy ngưng, chiến hạm trôi từ từ về phiá cầu tầu với góc đô tối ưu. Sau khi chú em thuỷ thủ trọng pháo trẻ nhất chiến hạm ném dây số một và nhảy tót lên cột cột chặt vào bít trên cầu, khi con tàu cọ nhẹ vào cầu tàu, ông phó cho tay lái hết bên trái, máy tả lùi một, con tàu cặp ngon ơ vào cầu tầu như để, lườn tàu cọ êm ái vào những dãy trái độn khổng lồ bên cầu tàu như đầu chú bé tưạ vú mẹ. Hai anh cố vấn tròn xoe mắt, bắt tay cảm ơn ông phó và lừng lững xách ba lô rời chiến hạm vưà nheo mắt nhìn ông phó.

Sáng bảnh mắt ông phó đứng trên đài chỉ huy, nốc một ngụm cà phê, rít một hơi Bastos xanh quân tiếp vụ, chợt ông nhác thấy bóng Hạm trưởng đang thất thểu đi dọc theo cầu tàu về phiá chiến hạm, vẫn dáng gầy gò, hai gò má cao nhô cao trên khuôn mặt hốc hác đày tàn nhang, ông ta vẫn mặc chiếc áo pull over lính màu cứt ngưạ rộng thùng thình muôn thuở. Ông Hạm bước lên cầu tầu, ông phó giơ tay chào ông Hạm, ông ấy chẳng thèm chào lại mà lại còn ném cặp mắt gườm gườm vào mặt ông phó, không nói không rằng nhưng ngụ ý một quả răn đe răn đe: "Khá đấy, nhưng đừng có mà lừng.!!!"


Ông già 72 tuổi cất tiếng la thất thanh trong đêm tối:" Cứu tôi với, cứu tôi với". Hai nàng tiên cá đang dìu ông từ chiếc PGM bị gẫy vụn bên những gành đá xuống thủy cung để chào Long Hải Đại Vương; ông nghẹt thở quá, nước tràn vào hai lá phổi làm ông ho sặc sụa, tim ông đập thùm thụp như trống chầu, dù hai nàng tiên cứ cố tình cạ những trái đào tiên mơn mởn vào thân thể còm cõi của ông, nhưng ông coi như ne pas.

Ông hét toáng lên:" bà Biển Xanh ơi cứu tôi với".

Bà già tên Biển Xanh lay ông mạnh như lay cây cổ thụ:"Cái nhà ông này cứ tối đến là cứ la lối làm chẳng ai ngủ được. Quên cái PGM và cái máu liều của ông đi !"

Ông già hoàn hồn tỉnh ngủ và nhủ thầm: "May quá, cuộc đời này không nên tìm cưả hẹp, mà cứ đường có cưả rộng thênh thang mà đi".

Trần Chấn Hải

- Hình ảnh lấy trên Google Image chỉ có tính cách trình bày cho bài viết.

5 comments:

Loi Chau said...

Hải trình từ Nha Trang vào Cam Ranh có 20 hải lý làm sao hạm phó đủ thì giờ giao tàu cho sĩ quan đương phiên xuống phòng làm một giấc ngủ ngon lành được?

hoangsaparacels.blogspot.com said...

Xin lỗi, thời gian làm nhạt nhòa trí nhớ, nay tra cứu lai thi khoảng cách từ Nha Trang vào Cam Ranh khỏang dưới 40 hải lý Ông Hạm phó bấn xúc xích nên phải xuống làm một giấc la siết khoảng 15-20 phút cho hoàn hồn, có thêm chút mắm muối cho vui ấy mà.

Loi Chau said...

Đùa anh Hải một chút cho vui. Khoảng cách chính xác từ Nha Trang vào Cam Ranh là 27 hải lý (tương đương 50 km). Nếu tôi là anh, chỉ cần hỏi ban nội vụ địa chỉ nhà hạm trưởng ở đâu tại Nha Trang rồi cho một sĩ quan đến nhà mời về tàu gấp, tội tình chi lãnh nợ cho ông ấy, lái tàu đi trong đêm tối sóng gió mịt mùng, cưỡi lên đá ngầm thì thân bại danh liệt!

hoangsaparacels.blogspot.com said...

1/Nếu bay như chim thì khoảng cách từ Nha Trang vào Cam Ranh là 36km =18.8985 nautical miles, còn nếu chiếc PGM lắp thêm 4 bánh xe đi bằng đường bộ thì khoảng cách là 52.67 k= 32.73 mi= 28.44 nautical miles, còn nếu đi lòng vòng ngoài biển thì có lẽ hơn 30 nautical mile.
2/Vâng cảm ơn anh Lợi Châu đã tặng một góp ý xác đáng; khổ nỗi vợ con ông Hạm thường trú tại Sài Gòn, quê thì ở Nha Trang; đến khi đi công tác thì đem vợ con ra Nha Trang hú hí (ở nhà bố mẹ, hoặc khách sạn thì bố ai kiếm cho nổi. Iphone, email, Viper không có thì nàm thao?. Vả lại nếu kiếm ra ông Hạm thì làm gì có chuyện để nói.

Kiu T said...

Đọc bài viết của niên trưởng khiến tôi nhớ lại những ngày sông trên PGM (HQ 601). Tàu cũ từ thế chiến thứ hai. Rađa sửa ở HQCX ra tới VT nhảy sóng vài chập thì mấy cái bóng đèn chết ngắt. Đa phần những chuyến công tác đều mù khi hoạt đông vùng 1. Ban chiều nhìn xác chíếc Trục lôi hạm HQ 116 làm mốc rôì dần dần suốt đêm mỗi khi lên ca lại cho tàu đằng sau bước chạy ra biển. Cuộc sống trên PGM kham khổ nhưng quan + lính hòa đồng. Tàu nhỏ lủi chỗ nào cũng được. Kỷ niệm những đêm thả trôi gần đảo Nam Du và ca cách mạng mang tàu từ cửa Bồ Đề về An thới không bao giò quên.

Putin fires intercontinental ballistic missile at Ukraine for FIRST time...

HSP : Trò Rung Cây Nhát Khỉ của  vượn người  Pootin.   Trêu vào Mỹ là đễ ăn hột nhơn lắm.  Hai hột tại Hiroshima và Nagasaki ...