Tuesday, June 15, 2021

Các Con Chiến Lang Trung Cộng


Những khuôn mặt cùng thái độ trịch thượng của các con chiến lang Trung Cộng cũng như những lời phát biểu hung hăng, ngạo mạn, coi trời bằng vung của chúng.
Hoa Xuân Oánh
Dương Khiết Trì
Triệu Lập Kiên
Uông Văn Bân 
Vương Nghị

Vương Nghị, Dương Khiết Trì, Hoa Xuân Oánh, Triệu Lập Kiên, Uông Văn Bân đua nhau ngậm máu phun người, khinh thường dư luận quôc tế, khiến người dân thế giới căm ghét; hậu quả là tại Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Á Châu lãnh hậu quả. Chính sách chiến lang của nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh chuốc lấy sự thất bại về ngoại giao một cách thảm hại.(HSP)

Sói chiến Trung Quốc ‘quá đà’, muốn tuyên truyền ‘Trung Quốc đáng mến đáng tin’ cũng đã quá muộn

  • Thứ tư, 16/06/2021

Những người nhạy bén gần đây đều phát hiện, giọng điệu tuyên truyền ngoại giao của Trung Cộng đã thay đổi. Trong bài phát biểu tuần trước, sau khi Tập Cận Bình đã yêu cầu tuyên truyền đối ngoại phải “chú ý đến phương pháp đấu tranh”, tuyên truyền “Trung Quốc đáng mến đáng tin cậy”, thì giọng điệu của Bộ Ngoại giao Trung Cộng đã thực sự thay đổi. Đến nỗi, kể cả máy bay quân sự Hoa Kỳ hạ cánh xuống Đài Bắc, Bộ Ngoại giao Trung Cộng cũng chỉ bày tỏ phản đối, yêu cầu Hoa Kỳ giải quyết vấn đề của Đài Loan một cách thận trọng. Giọng điệu này đã mềm mỏng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Quan chức ngoại giao “sói chiến” của Trung Cộng liên tiếp mất mặt trên trường quốc tế. (Ảnh: Epoch Times)

Vào tháng 5 năm nay, quân đội Hoa Kỳ tiết lộ rằng Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã ba lần gọi điện cho tướng lĩnh cấp cao của quân đội Trung Cộng nhưng đối phương đều không nghe, “Tiếng chuông điện thoại trong phòng trống vang lên trong vài giờ”. Nhưng trong tuần qua, mọi thứ dường như đã thay đổi. Trung Cộng đã nhiều lần liên lạc với Hoa Kỳ, tất nhiên chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, nhưng các lĩnh vực khác có lẽ cũng không sớm thì muộn đều được đề xuất ra.

Những thay đổi gần đây của Trung Cộng tất nhiên có liên quan mật thiết đến bài phát biểu “Phương pháp đấu tranh” của ông Tập Cận Bình. Vấn đề lớn nhất của Trung Cộng hiện tại là nếu Hoa Kỳ đột nhiên gây áp lực toàn diện lên Trung Quốc, áp lực mang lại cho Trung Cộng là quá lớn, và với sức của Trung Cộng hiện tại thì không thể chịu đựng được.

Trung Cộng hiện quan tâm nhất đến Hội nghị thượng đỉnh giữa ông Biden và ông Putin vào ngày 16/6 này. Trước buổi gặp mặt, cả hai bên đã công khai rằng họ đều không ôm quá nhiều hy vọng. Khi nói về quan hệ với Hoa Kỳ, ông Putin nói rằng, vấn đề nằm ở Hoa Kỳ chứ không phải ở Nga, vì Hoa Kỳ đã trừng phạt công ty của Nga và không cho họ được dùng đồng dollar, đây là một vấn đề hết sức lớn. Phát ngôn này rất thú vị. Lúc đó, khi phóng viên hỏi về việc Belarus cưỡng chế một máy bay hàng không dân dụng hạ cánh, ông Putin trả lời rằng không biết chuyện gì đã xảy ra, vì vậy ông không tiện bày tỏ ý kiến của mình.

Đúng là xảo quyệt. Nhưng dù ông Putin có nói gì đi chăng nữa, thì Belarus đều không thể rời bỏ Nga, phải dựa dẫm vào Nga. Ông Putin không biểu đạt ủng hộ, cũng tương đương với việc giữ thể diện cho NATO, nói đúng hơn là cho Hoa Kỳ.

Điều thú vị là, vào ngày 4/6 trên một diễn đàn ở  St.Petersburg, Chủ tịch Tân Hoa Xã qua video đưa ra một câu hỏi là “nhìn nhận thế nào về quan hệ giữa Trung Quốc và Nga”. Ông Putin nói rằng, mối quan hệ giữa hai nước rất tốt, hai nước đã hợp tác giao dịch 100 tỷ USD vào năm ngoái, tốt nhất trong lịch sử xưa nay. Kết quả là, câu trả lời này được Tân Hoa Xã đưa tin rằng “quan hệ Trung – Nga tốt nhất trong lịch sử”

Vào ngày 2 tháng 6, Tân Hoa xã cũng đưa tin về Diễn đàn cấp cao Trung-Nga, nói rằng diễn đàn đã “thảo luận sôi nổi” về “Hiệp ước hợp tác hữu nghị láng giềng Trung – Nga” và cần “mở ra một không gian hợp tác rộng lớn hơn”. Ông Tôn Tráng Trí, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Âu, Nga và Trung Á, thậm chí còn mô tả quan hệ Trung-Nga là “toàn diện, mạnh mẽ, cứng rắn và trưởng thành”.

Tạ Phục Thiêm, Hiệu trưởng Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cũng cao giọng nói rằng, trong tình hình dịch bệnh, Trung Quốc và Nga “hỗ trợ vững vàng, hợp tác chặt chẽ”, “thiết lập một mô hình mới cho mối quan hệ giữa các quốc gia”, quan hệ Trung – Nga “trung thành thực hiện” “lý tưởng về tình hữu nghị của thời đại.”

Ngày 4/6, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từ Quý Dương đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov. Mặc dù ông Vương Nghị nhấn mạnh trên điện thoại rằng sự hợp tác trong quan hệ Trung-Nga là “toàn diện”, trọng tâm của cuộc hội đàm của Ngoại trưởng Nga là “tăng cường hợp tác chống dịch bệnh” và “thúc đẩy phục hồi kinh tế”.

Thái độ này của Ngoại trưởng Nga giống hệt ông Putin, đó là nhấn mạnh hợp tác kinh tế thương mại và phòng chống dịch, nhưng không nói đến “toàn diện”, không nói đến quan hệ chiến lược, để tránh tạo cho thế giới bên ngoài ấn tượng rằng hai bên hình thành mối quan hệ “đồng minh”.

Trên thực tế, sau khi Nga thâu tóm Crimea vào năm 2014, gần đây lại bị Hoa Kỳ và các nước phương Tây hạ lệnh trừng phạt, Nga đã bắt đầu chủ động kết thân với Trung Cộng và giảm bớt áp lực trừng phạt kinh tế của phương Tây bằng cách tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Cộng.

Đầu tháng 6/2019, Trung Quốc và Nga đã ký tuyên bố chung về quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Vào ngày 23/7, các máy bay ném bom chiến lược Trung-Nga cùng thực hiện một cuộc hành trình trên không chiến lược ở Đông Bắc Á. Rõ ràng là hai bên đã hình thành một liên minh chiến lược nào đó. Trong trường hợp đó, tại sao Nga luôn luôn tránh thảo luận về liên minh?

Tiến sĩ Timothy Heath, một nhà nghiên cứu cấp cao về các vấn đề quốc phòng tại Tập đoàn RAND, Hoa Kỳ, từng nói trong một cuộc phỏng vấn trước đây với giới truyền thông: “Gần như không có mối quan hệ thực sự nào giữa Trung Quốc và Nga. Nếu căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Nga thuyên giảm hoặc một ngày nào đó Nga thấy rằng Trung Quốc đang bắt đầu mạnh lên, kiểu hợp tác này giữa Trung Quốc và Nga có thể trở nên mong manh.”

Đài VOA gần đây đưa tin rằng,  Đảng Tổ quốc của Nga đã công bố một bức thư ngỏ vào ngày 3/5, tiết lộ rằng Đảng Cộng sản Nga đã nhận lợi ích từ Trung Cộng và hoạt động như một đặc vụ của Trung Cộng ở Nga. Bức thư ngỏ này gửi cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nga kêu gọi một cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Nga và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong các cuộc bầu cử tổng thống, Đảng Cộng sản Nga thường nhắc nhở cử tri cảnh giác trước các mối đe dọa từ Trung Quốc. Trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2018,  người đại diện cho Đảng Cộng sản Nga trong cuộc bầu cử, ông Pavel Grudinin, nói nên ngăn chặn Trung Quốc di dân, đề phòng Trung Quốc bành trướng. Grudinin là một ông chủ giàu có và hiện là chủ tịch các trang trại ngoại ô Moscow.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga cho rằng, nước Nga không có bạn bè, chỉ có lợi ích.

Thành thật mà nói, tôi không tin rằng Trung Cộng thực sự xem Nga là đồng minh thực thụ. Nga đã làm quá nhiều việc phản bội bạn bè và đồng minh của mình. Ví dụ, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Ba Lan đã có hiệp ước liên minh, vì vậy khi Đức tấn công Ba Lan, Liên Xô đã gửi quân đến và người Ba Lan nghĩ rằng Liên Xô sẽ đến giúp họ. Cuối cùng, Liên Xô đục nước béo cò chiếm một nửa Ba Lan. Hoá ra, Stalin và Hitler đã lên thoả thuận sẵn trước đó rồi.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô cũng lo lắng Nhật bản sẽ tiến công, nên đã điều động một lượng lớn quân đội ở Viễn Đông. Để kìm chân Nhật Bản, Liên Xô đã không ngần ngại viện trợ cho Quốc Dân Đảng và giúp Tưởng Giới Thạch kháng Nhật. Nhưng sau đó, khi Liên Xô bất ngờ ký hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, thừa nhận việc Nhật Bản chiếm đóng ba tỉnh miền Đông, thì lập tức chấm dứt mọi viện trợ cho Trung Quốc. Lúc đó, Tưởng Giới Thạch nổi giận đùng đùng.

Tất nhiên, Nga cũng sẽ không thực lòng tin tưởng Trung Cộng. Trung Cộng chiếm được chính quyền từ tay Quốc Dân Đảng, hoàn toàn nhờ có Liên Xô cung cấp vũ khí và cố vấn quân sự. Sau năm 1949, Liên Xô cũng hết mình hỗ trợ Trung Cộng xây dựng nhà máy, những cuối cùng vẫn bị Trung Cộng trở mặt, và trở thành kẻ thù số 1 của nhau.

Bởi vì Trung-Mỹ đã trở mặt, đều coi nhau như cái gai trong mắt. Nên Nga hiện tại đang đứng ở một vị trí “ngư ông đắc lợi”, địa vị trên bàn cân thương lượng cũng được tăng lên đáng kể. Do đó, việc áp dụng chiến lược “nửa vời” sẽ giúp cho Nga có đạt được nhiều lợi ích nhất. Bây giờ không tận dụng thời cơ thì còn chờ đến bao giờ nữa?

Đây là lý do chủ yếu tại sao ông Putin chỉ biểu đạt thái độ mơ hồ, Trung Cộng chắc chắn đã cảm thấy được sự biến hoá này.

Đối với Trung Công, một thất bại ngoại giao lớn khác là với Hàn Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới tại Anh, ban đầu chỉ có Ấn Độ và Australia được mời, nhưng bây giờ đã có thêm cả Hàn Quốc. Sự thay đổi này là có liên quan đến chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Moon Jae-In. 

Sau khi ông Moon Jae-In lên nắm quyền, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đã thay đổi, lợi dụng quan hệ gay gắt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ mà chân đạp hai thuyền, dựa vào Hoa Kỳ để bảo đảm an toàn, dựa vào Trung Quốc để phát triển kinh tế. Nhưng bây giờ tình thế đã thay đổi, hai con thuyền rẽ hai hướng khác nhau, Hàn Quốc đứng trước sự lựa chọn, nếu không chân không đủ dài sẽ rơi xuống biển.

Vị trí của Hàn Quốc trở nên quan trọng vì Hàn Quốc đứng trong hàng ngũ tam giác sắt Mỹ-Nhật-Hàn trong chiến lược Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Sau khi ông Moon Jae-In lên nắm quyền, quan hệ với Nhật Bản hoàn toàn bế tắc, hợp tác quân sự tay ba giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc chấm dứt, thay vào đó là quan hệ riêng biệt giữa Hoa Kỳ – Nhật Bản, Hoa Kỳ – Hàn Quốc.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc cũng đã nguội lạnh đi rất nhiều. Ông Moon Jae-In đã hứa với Trung Cộng về chính sách “ba không”, tức là Hàn Quốc không tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ, không triển khai thêm hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và không tham gia liên minh quân sự Mỹ- Nhật-Hàn, cũng tương đương với việc phá vỡ tam giác an ninh Đông Á của Hoa Kỳ.

Chính sách “Ba không” này ngoài việc thể hiện lập trường của ông với Trung Quốc, nó còn liên quan đến nhu cầu chính trị của chính ông Moon Jae-In, vì ông cần sự ủng hộ của các nhóm chủ nghĩa dân tộc. Vì vậy, sau khi ông Moon Jae-In lên nắm quyền, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản bắt đầu xấu đi. Năm 2019 quan hệ này còn phát triển thành một cuộc tranh chấp thương mại “ăn miếng trả miếng”. Năm 2020, Hàn Quốc thậm chí còn hạ bệ Nhật Bản từ “nước đối tác” thành “nước láng giềng” trong sách trắng quốc phòng 2020.

Tờ Chosun Ilbo ngày 4/6 đưa tin, để kiềm chế Trung Quốc và đối phó với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên một cách hiệu quả, Hoa Kỳ đã coi việc bình thường hóa quan hệ hợp tác ba nước Mỹ-Nhật-Hàn Quốc là điều ưu tiên ngoại giao hàng đầu. Đó cũng là lý do mà, sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Biden nhậm chức, hai nguyên thủ mà ông gặp mặt trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ nhất và lần thứ hai lần lượt đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo báo cáo, Chính phủ Hàn Quốc tin rằng sự hợp tác ba bên giữa Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ giúp khởi động lại sự hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, tạo sự nhất trí đồng thuận trong việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba nước. Điều này có nghĩa là Hàn Quốc sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán ba bên.

Tại sao Hàn Quốc chấp nhận Hoa Kỳ đứng ra hoà giải và chấp nhận đàm phán ba bên?

Nguyên nhân chính là do Hoa Kỳ đang vẽ lại bản đồ kinh tế của mình, chia chuỗi cung ứng toàn cầu thành các bộ phận cấp thấp và cấp cao. Chuỗi cung ứng cấp cao với hàm lượng công nghệ cao phải tách khỏi Trung Cộng. Điều này được phản ánh trong Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới vừa được thông qua ở Hoa Kỳ. Việc tách rời hoàn toàn công nghệ cao đi đôi với việc tổ chức lại chuỗi cung ứng công nghệ cao.

Trong một vài tài liệu trước đây, khi Hoa Kỳ vẽ lại chuỗi cung ứng này, Âu Châu, Ấn Độ, Nhật Bản và Đài Loan đều ở bên trong, nhưng Hàn Quốc lại bị đưa ra bên ngoài. Vì Hàn Quốc và Trung Cộng quá thân thiết, các công ty Hàn Quốc đang chuyển giao công nghệ bán dẫn và nhiều công nghệ khác cho Trung Quốc, xây dựng nhà máy tại Trung Quốc.

Một khi việc tổ chức lại chuỗi cung ứng mới này hoàn thành, nền kinh tế Hàn Quốc có thể sẽ đi đời.

Vào những năm 1980, trình độ phát triển kinh tế của Hàn Quốc tương đương với Brazil, còn hiện nay đã vượt qua Brazil rất nhiều. Hơn 80% sự vượt trội này là do công nghệ cao mang lại, và 80% công nghệ cao này là từ Hoa Kỳ và 20% từ Nhật Bản. Khi Hoa Kỳ gạch Hàn Quốc ra khỏi ranh giới trong lĩnh vực công nghệ cao, toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao của Hàn Quốc sẽ đình trệ.

Đây là lý do tại sao ông Moon Jae-In vội vã đến gặp TT Biden. Tất nhiên, trong tuyên bố chung đưa ra sau buổi gặp mặt đều đã bày tỏ quan điểm về vấn đề eo biển Đài Loan và Biển Đông, hệ thống THAAD cũng bắt đầu được nâng cấp và Hoa Kỳ cũng đã tự do hóa các hạn chế tên lửa đối với Hàn Quốc. Cuối cùng Hàn Quốc đã lựa chọn quay trở lại với đội ngũ trước đây.

Đây là lý do tại sao Hàn Quốc sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán an ninh ba bên với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Kể từ năm 2018, thành tựu ngoại giao lớn nhất của Trung Cộng là lôi kéo thành công Hàn Quốc ra khỏi Tam giác sắt Mỹ-Nhật-Hàn, nhưng giờ đây, mọi công sức đều đổ bể cả rồi.

Trong vài năm qua, mất Ấn Độ, mất Úc, mất Canada, Anh và cả Âu Châu. Trung Cộng giờ chỉ còn lại một nước Nga, và nước này đang áp dụng một chiến lược “nửa vời”. Quay đi ngoảnh lại, giờ đây Trung Cộng đang tứ cố vô thân, đơn phương độc mã đối mặt với một kẻ thù khổng lồ.

Đây là bối cảnh dẫn đến những thay đổi trong chiến lược ngoại giao gần đây của Trung Cộng, Trên thực tế, “ghế cao” đã mất, nó không thể không thay đổi lập trường. Nhưng có thể sự thay đổi này đã là quá muộn màng.

Do Vượng Cận thực hiện
Minh Phương biên dịch
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa ngữ

--

No comments:

HƯƠNG GÂY MÙI NHỚ… Tản Mạn - Nhất Hùng

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị: “Mành tương phơn phớt gió đàn, Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”