Tuesday, September 19, 2023

Chú Gà Trống Trầm Lặng


Chuyện cấm trẻ em dưới 70 tuổi.
Hôm nay sau khi vơ vét được mấy chai nhựa và mấy lon nhôm vương vãi tại nhà, cụ Viễn Du bèn mang ra khu bán ve chai gần nhà, cậu bé Mễ sau khi cân, đo, đong, đếm nhét vào tay cụ Viễn Du được 5 dollars 47cents.

Nhân tiện ghé thăm cửa tiệm bán pet food của anh Mễ hàng xóm, cụ Viễn Du mượn cớ xem chú gà tre nhỏ con, đẹp giai của mình. Hắn hay gáy đến nỗi lòi cả trĩ , vì sợ hàng xóm than phiền nên hôm trước cụ Viễn Du năn nỉ em Xã đem đổi lấy được chưa đầy một bao bắp. Tới góc khuất của tiệm thì hắn không còn ở trong chuồng cũ nữa mà đã có cánh mà bay rồi. Biết Hernandez bán chú gà tre với giá phải gấp rưỡi bao bắp, cụ Viễn Du bấm bụng lặng thinh, không muốn hỏi han thêm.
Anh Mễ tên cúng cơm là Hernandez này có duyên bán hàng thật, hắn chỉ cho cụ Viễn Du một đống ruồi bị dính đày trên tấm bìa các tông mầu trắng, phía trên có trét một thứ nhựa gì không biết, mà cả trăm con ruồi đang nằm la liệt con thì chết, con còn dãy dụa như cảnh tượng tang thương trên chiến trường áp dụng chiến thuật biển người do tướng vc"danh tiếng" Võ Banh Giáp "chỉ huy", mà Trần Tiết Canh, đại tướng cố vấn tầu ngày xửa, ngày xưa làm đạo diễn
Hắn khôn khéo hỏi cụ Viễn Du có biết tại sao có loài ruồi không?, cụ Viễn Du ngây ngô trả lời không, hắn mới bắt đầu rỉ rả: “Cách đây cả hơn 5,000 năm, tại Ai Cập, Thượng Đế hỏi một ông Pharaoh mà ngài rất ghét cay, ghét đắng vì tính bần tiện của ông ta rằng: “Con có ước muốn điều gì mà con thích không?”, Vua Pharaoh khoái trí bèn tâu với Thượng Đế:” Xin Bề Trên ban cho con một đàn chim muông bay đậu chung quanh con mỗi khi con dùng bữa.”
-Ồ dễ quá ta sẽ thỏa mãn lời ước của con.


Nhưng thay vì Thượng Đế ban cho Pharaoh một bầy chim ngài lại tặng cho nhà vua một đàn ruồi, thế là thế gian bị họa lây bởi ông hoàng tham lam, keo kiệt, số là Thượng Đế biết ông ta hay nuôi chim mà ít khi ông ta mang ngũ cốc, giun dế đãi đằng cho chúng ăn. Thế là Hernandez “dzớt” được của cụ Viễn Du 2 dollars, tiền bán ve chai, cho tờ giấy bẫy ruồi, trong khi đó ở chợ 99cents, 2 dollars cụ Viễn Du có thể mua được 10 dây giấy dầu lòng thòng có trát keo diệt ruồi như chớp.

Tiện thể cụ Viễn Du hỏi chú gà trống “không biết gáy” mà cách đây không lâu hắn bầy chình ình ra giữa tiệm và ra giá 100US dollars đâu?, hắn đáp tỉnh bơ:
-Bán rồi.
-Senor bán được nhiêu?
-80 dollars, có người muốn mua, họ mặc cả, tôi bớt cho người ta 20 dollars.
Anh Mễ tiếp tục:
-Ai may mắn mà mua được con gà trống đó, không bao giờ sợ hàng xóm complain vì tiếng gáy, ngay cả khi hắn make baby, nó cũng không thèm mặt nghệt ra mà rên rỉ Đời Chỉ Có Thế Mà Thôi, dịch ra tiếng Tây là C’est la Vie!, tiếng Spanish là Así es la vida đâu.
cụ Viễn Du góp chuyện:
- Như vậy hắn chính là a quiet American rồi
-Bởi vậy gà gringo mới có giá trăm đô.
Hernandez thao thao nói:
- Nó, ám chỉ anh gà gringo trống, thây kệ cho mấy chị gà mái đau đẻ la chói lói Vừa Đau, Vừa Rát, nó vẫn đẻ trứng tỉnh bơ như người Anh Cát Lợi không hề rên ỉ, rên ôi. Chắc nó vừa lai Mẽo, vừa lai Ăng Lê. cụ Viễn Du nghĩ thầm biết đâu lai cả người "tràng an Hà Lội" nữa nên mới hiếm quý như thế đấy.
Senor Hernandez và cụ Viễn Du hiểu ý nhau, cùng cất tiếng cười ha hả, sảng khoái. Đến lượt cụ Viễn Du than phiền:” Sao mấy con cá vàng của senor, tôi đem về giết lăng quăng, mà sao lăng quăng nó lại sống dai hơn cá của ông”. Hernandez vuốt bộ ria mép đen nhánh, đáp tỉnh khô:” Cá của tôi là để làm mồi cho cá khác ăn, senor mua về để giết lăng quăng thì chúng “die soon” là phải rồi.” 

Nói chuyện với tên này như comment vặt với DLV vc. Chúng bạ ai cũng mày tao, ba que, đu càng, để mấy ông già chạm tự ái. Hoặc xổ nho chùm, hoặc không phản ứng, coi chúng như lũ chó con hạ cấp. Ăn nói ngược ngạo, lươn lẹo, mách qué, đổi trắng thay đen như chớp là nghề của việt cộng và dân bán buôn ma mãnh, cụ Viễn Du bèn mau mau bye, bye hắn ra về.

Hừm! Ở cái khu “xó xỉnh” của San Diego thế này mà cũng vui ra phết. Đi ra ngoài đường là gặp dân chùm mền, da đen, Mễ, Nga, Pháp, Brasil...Dân Việt gọi khu này là cái nôi của dân tỵ nạn Đông Nam Á và di dân tứ xứ đổ tới. Làm ăn có tiền là họ bắt đầu tếch đi về phía Bắc, ở khu sang hơn, đông mỹ trắng hơn, nhưng nhiều khi ham mua nhà mới lại hay ở chung với hàng xóm Phi Luật Tân, Tầu và Ấn Độ, Lao, Kampuchea thay vì “mỹ trắng”.

Còn ai không muốn thay đổi, không muốn dọn nhà cửa lôi thôi thì cứ bám trụ tại nơi chốn cũ, gần chợ búa, nhà thờ, bệnh viện, gần các xa lộ chính Đông, Tây, Nam, Bắc; được cái lại gần các trường College và University, tiện cho con cái đi học. Các con đường dài ngoằng được đặt tên là University, College, nhà toán học Euclid….. rất là khoa bảng, thông thái.

Các bác đốc tờ An Nam ta đóng đô ở các khu giàu có, sang trọng như la Jolla, Carlbad, Leucadia, thường hay bắt vòi bạch tuộc về cái nôi của dân tỵ nạn để mở những phòng mạch rất là tồi tàn để moi tiền các cụ ăn welfare, tiền già, mắc bệnh tâm thần.

Chuyện kể có hai bà bạn rất thân mí nhau, một bà làm nail, một bà làm tóc, đều lên đế chức chủ tiệm cả. Hai bà cùng hàng xóm, láng tỏi với nhau, cùng mua nhà một khu, cùng sửa sang rất đẹp và nhà cửa rộng rãi.

Một hôm bà làm tóc có ông chồng già gắn mác kỹ sư đang dự party ở nhà bà làm nail. Bà làm tóc trong lúc chuyện trò ngon trớn, nói với bà làm nail:” Em dự định tính bán căn nhà của em và vợ chồng em sẽ dùng số tiền đó để down mua căn nhà trên Carlbad giá hơn triệu. Chị nghe lời em, đừng ở cái khu “xó xỉnh” này mà dọn lên trên đó mua nhà sang, đẹp hơn.”

Tính tình bà làm nail thuần hậu, chồng bà làm technician cho chính phủ, nhà cửa đã trả dứt, hai vợ chồng mãn nguyện với căn nhà hiện có, do hai vợ chồng tự vẽ kiểu và tự làm lấy.
Nghe xong giọng điệu khinh bạc coi chỗ ở của mình là nơi” xó xỉnh” của bà làm tóc, bà làm nail tuyệt giao với bà này trong nhiều năm.

Hai năm sau ông chồng kỹ sư của bà làm tóc bị lay off, tuổi già sức yếu không kiếm được việc, business của bà vợ cáng đáng không nổi tiền nhà mười mấy ngàn một tháng, nên căn nhà bạc triệu nhà băng tịch thu. Hai vợ chồng bà làm tóc phải về ở chung với con cái. 

Thói đời là thế, bàn dân thiên hạ thường hay ngạo mạn khinh bạc những nơi chốn kỷ niệm đã cưu mang mình trong bước đầu của đời tỵ nạn chuân truyên, dè bỉu những bạn bè thích đời sống khiêm tốn, không bon chen.

Sống đời lưu vong, xa quê cũ, vẫn nhan nhản những bà vợ ông lớn, sĩ quan vẫn mang thói ăn trên, ngồi trước, không chịu an phận, làm khổ chồng con.

Cụ Viễn Du mới nghe một anh bạn kể, có một bà đi nhờ xe cùng với một số người bệnh, để tới phòng mạch bác sĩ, vẫn đòi ngồi ghế trước, gần tài xế để ra điều ta đây là bà lớn, nghe đâu bà ta ăn tiền bệnh giả vờ, ở nhà housing do chính phủ trợ cấp. HSP

No comments: