Saturday, April 27, 2024

Đã nếm mùi « chủ nghĩa xã hội », người dân ủng hộ tư bản


Về kinh tế, Việt Nam và Ba Lan đều gánh chịu hậu quả của chủ nghĩa cộng sản. Rút kinh nghiệm từ thất bại của kinh tế kế hoạch, họ đã cải cách triệt để. Kể từ 1986 với công cuộc Đổi Mới (nguyên văn bằng tiếng Việt), đảng cộng sản Việt Nam khuyến khích kinh tế thị trường.
Tại Ba Lan, giảng viên đại học Leszek Balcerowicz được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài chánh năm 1989, khởi đầu « liệu pháp sốc », số người làm việc trong lãnh vực tư nhân tăng vọt. Hai nước cũng kết nối với kinh tế toàn cầu. Tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 7,6 tăng lên 16,1 tỉ đô la từ 2009 đến 2019. Với dân số 100 triệu, đây là thị trường lớn cuối cùng ở châu Á có thể phát triển.

Đặc biệt cuốn sách của Rainer Zitelmann chỉ ra rằng hai nước đều ủng hộ chủ nghĩa tư bản. Theo nghiên cứu của Ipsos-Mori tại 33 nước, Ba Lan có số người ủng hộ tự do kinh tế nhiều hơn cả Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Tại Việt Nam, ngược với đa số nước khác, người dân gắn liền « tư bản chủ nghĩa » với những khái niệm tích cực như « tăng tiến » (81 %), « sáng tạo » (80 %), « sản phẩm đa dạng » (77 %) hay « thịnh vượng » (74 %). Người dân hai nước này cũng ít ganh tị với người giàu.

Tất nhiên mọi thứ không phải đều màu hồng. Việt Nam vẫn là chế độ độc tài độc đảng, về mặt chính thức thì theo chủ nghĩa mác-xít. Theo Minh bạch Quốc tế, Việt Nam xếp thứ 87/180 nước năm 2021 dù có cải thiện. Tại Ba Lan, đảng dân túy PiS hạn chế độc lập tư pháp trước khi Donald Tusk lên nắm quyền trở lại. Nhưng tiến bộ ngoạn mục của Ba Lan và Việt Nam khẳng định lý thuyết của Adam Smith cách đây 300 năm : tăng trưởng và tự do kinh tế là những công cụ tốt nhất để gia tăng của cải đất nước, cải thiện đời sống người dân.

No comments:

G7 xác nhận cam kết tiếp tục gây tổn thất cho Nga, sát cánh với Ukraine

Các nhà lãnh đạo của Nhóm Bảy cường quốc dân chủ (G7) ngày thứ Bảy nhắc lại cam kết sẽ tiếp tục áp đặt những tổn thất nghiêm trọng lên Nga v...