Monday, April 15, 2024

Hội nghị San Francisco bàn đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa

Nhằm bảo đảm nguyên tắc "tính liên tục về chủ quyền", trong hồ sơ hiện nay về chủ quyền VN đối với Hoàng Sa, Trường Sa có văn kiện của chính thể Quốc gia Việt Nam (State of VN) trong lần tham dự Hội nghị San Francisco 1951.

1a) Hội nghị San Francisco họp vào đầu tháng 9 năm 1951, để bàn bạc về việc trao trả chủ quyền của một số lãnh thổ, lãnh hải mà trước đây chế độ quân phiệt Nhựt Bổn chiếm hữu - trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hội nghị qui tụ 51 quốc gia - gồm Nhựt Bổn (bên thua cuộc đệ nhị thế chiến) và 50 quốc gia.


Đáng chú ý mấy điểm sau:  

- Thể chế xã hội chủ nghĩa được thiết lập tại Hoa lục vào cuối năm 1949, thế và lực của Bắc Kinh bấy giờ vẫn chưa có sức nặng (mãi đến năm 1972-1973 về sau này, Bắc Kinh mới thay thế vị trí của Đài Bắc tại Liên hiệp quốc). 


Mỹ ủng hộ Trung Hoa dân quốc (Đài Bắc) tham dự Hội nghị San Francisco 1951, nhưng Soviet phản đối mà đòi phải mời Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Bắc Kinh) => rốt cuộc, đều KHÔNG mời Đài Bắc lẫn Bắc Kinh. 


- Cũng rứa, Mỹ ủng hộ Đại Hàn trong khi Soviet ủng hộ Triều Tiên, việc tranh cãi này dẫn đến là KHÔNG mời, cả Hán Thành lẫn Bình Nhưỡng đều KHÔNG được mời dự Hội nghị San Francisco 1951. 


1b) Còn Việt Nam? Bấy giờ (năm 1951) tại VN có chánh phủ VNDCCH (VN Dân chủ cộng hòa) tồn tại nơi các khu căn cứ trong rừng sâu, vùng xa, và chánh phủ của thể chế Quốc gia VN. 


Ở đây, chỉ ghi nhận những dữ kiện đã diễn ra, cái gì có thì nói có (còn về hậu trường chánh trị ra sao, xin không bàn đến):


- Thể chế Quốc gia VN (State of VN) được thành lập ngày 14/6/1949, thủ đô đặt tại Sài Gòn - chiếu theo hiệp định Élysée (8/3/1949): Pháp giải kết Hòa ước bảo hộ ký năm 1884 (Pháp đặt chế độ thuộc địa và bảo hộ), và trao trả độc lập lại cho Việt Nam.

Thế chế QGVN vào đầu năm 1950 có 35 quốc gia công nhận, đặt bang giao. 


Thể chế VNDCCH sau khi công bố thành lập tháng 8-9/1945 kéo dài cho đến đầu năm 1950: không có quốc gia nào công nhận, kể cả Soviet bấy giờ cũng không đặt bang giao. Chỉ đến đầu năm 1950, Bắc Kinh là chế độ đầu tiên công nhận và đặt quan hệ đại sứ với VNDCCH. 

Soviet, sau đó, công nhận VNDCCH nhưng vẫn chưa trao đổi cấp đại sứ với VNDCCH (mãi đến năm 1954, sau Hiệp định Geneve, Soviet mới trao đổi cấp đại sứ).


1c) Mỹ, với tư cách nước chủ nhà của Hội nghị San Francisco 1951, mời phái đoàn Quốc gia VN tham dự. 

Soviet không phản đối (lý do vì sao không phản đối kịch liệt như đối với Trung Hoa dân quốc, Đại Hàn dân quốc, đây không đi vào chi li). Chỉ cần biết dữ kiện là: phái đoàn Quốc gia VN không gặp sự phản đối nên đã có mặt chính thức tại San Francisco.


Dù vậy, phái đoàn Soviet (dẫn đầu bởi Andrei Gromuko) - khi Hội nghị San Francisco bàn đến vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa - đã đưa ra yêu cầu là: giao Hoàng Sa lẫn Trường Sa cho chế độ Bắc Kinh, chủ quyền Hoàng Sa / Trường Sa thuộc về Bắc Kinh đó đa! 


Lập luận của Soviet ("giao HS/TS cho CHND Trung Hoa (Bắc Kinh)") đã bị Hội nghị San Francisco bác bỏ: 46 phiếu chống lại lập luận này, chỉ có 3 phiếu thuận (là ba nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ tham dự Hội nghị: Soviet, Ba Lan, Tiệp Khắc), 1 phiếu trắng (Ceylon, sau này đổi tên Sri Lanka, tức Tích Lan).


Tại Hội nghị San Francisco 1951, trưởng phái đoàn QGVN là Thủ tướng Trần Văn Hữu đã tuyên cáo hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuyên cáo này được lưu trong hồ sơ Hội nghị.  


Xin quí bạn lưu ý: chủ quyền hải đảo được tuyên bố trước đó vào thời Nhà Nguyễn, nói nào ngay, cũng chỉ là "ta nói với ta" mà thôi. Nhưng, LẦN ĐẦU TIÊN chúng ta mới công bố trước quốc tế về chủ quyền hải đảo, vào tháng 9 năm 1951 lịch sử!


Ở trong nước VN đời nay, tuyên truyền ra sao về thể chế "Quốc gia Việt Nam", đây không bàn. Chỉ biết rằng, khi ra quốc tế thì vẫn phải minh định Quốc gia Việt Nam (State of VN) hoàn toàn có thẩm quyền tuyên cáo về chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.


Bởi nếu gọi Quốc gia VN là "pseudo" ("giả", "ngụy"), tức tuyên cáo của Thủ tướng Trần Văn Hữu trở thành vô giá trị => Chuỗi lập luận về TÍNH LIÊN TỤC TRONG CHỦ QUYỀN đối với biển đảo (Hoàng Sa, Trường Sa) sẽ bất thành ./.


-------------------------------------------------------------------

* Quí bạn tìm đọc toàn văn bản Hiệp ước San Francisco 1951 bằng Anh ngữ (dài 44 trang), download free - 

https://treaties.un.org/doc/publication/unts/volume%20136/volume-136-i-1832-english.pdf

No comments:

Danh sách các Chiến Sĩ Hải Quân QLVNCH đã Hy Sinh Trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974:

Số TT Chức vụ Họ tên Đơn vị 1 Trung sĩ Cơ khí Trần Văn Ba HQ-10 2 Hạ sĩ Cơ khí Phạm Văn Ba HQ-10 3 Hải quân đại úy Vũ Văn Bang HQ-10 4 Hạ sĩ...