Tuesday, May 7, 2024

Đảng Cộng sản Việt Nam: công tác nhân sự thất bại?


HÌNH ẢNH,BBC/GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Bộ Chính trị khóa 13 có 5 ủy viên bị cho "thôi chức" khi chưa hoàn thành hết nhiệm kỳ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 12, 13 và cả khóa 14 sắp tới. Nhưng việc khóa 12 và 13 có tổng cộng tám ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật, cho thôi chức; hàng loạt ủy viên Trung ương Đảng bị kỷ luật, bị xử lý hình sự đã làm dấy lên câu hỏi về tính hiệu quả của công tác nhân sự do ông Trọng đứng đầu.

Chính trường Việt Nam đang có những diễn biến khó lường nhất là sau sự ra đi lần lượt của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Hai ông không chỉ là ủy viên Bộ Chính trị - nhóm quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam - mà còn nằm trong "Tứ Trụ".


Sau khi ông Vương Đình Huệ "xin thôi" và được "Đảng đồng ý", nhiều nhà quan sát, trong đó có Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), nhận định với BBC rằng, dựa vào những diễn biến nhân sự thượng tầng gần đây, từ giờ cho đến Đại hội 14 sẽ còn nhiều "cạnh tranh và đấu đá nội bộ" nữa.


Hiện Việt Nam đang thiếu hai "chân" trong "Tứ Trụ" và những ủy viên Bộ Chính trị hiện tại chỉ có bốn người hội đủ tiêu chuẩn để vào "Tứ Trụ" và những người này đều đã trên 65 tuổi.


Những người còn lại, rất nhiều người sẽ hơn 65 tuổi vào năm 2026 – thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14. Điều này đặt ra thách thức lớn cho Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 - nhóm phụ trách cơ cấu nhân sự cho khóa 14.

Play video, "BÀ TRƯƠNG THỊ MAI THAY ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ?", Thời lượng 8,24
08:24Chụp lại video,BÀ TRƯƠNG THỊ MAI THAY ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ?

Người cầm trịch Tiểu ban Nhân sự Đại hội 12, 13, 14


Tại Hội nghị lần thứ 8 (tháng 10/2023), Ban Chấp hành Trung ương Đảng 13 đã quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội 14 của Đảng gồm: Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Nhân sự, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng và Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.


Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các kỳ đại hội Đảng thường có nhiều nội dung, nhưng có hai vấn đề quan trọng nhất là văn kiện và công tác nhân sự. Ông Trọng là người đứng đầu cả hai tiểu ban này cho Đại hội Đảng 14.


Ông cũng là người chủ trì cả hai tiểu ban nhân sự và văn kiện của hai khóa trước, tức Đại hội 12 và 13.


Ông Vương Đình Huệ và ông Võ Văn Thưởng đều là ủy viên của cả hai tiểu ban nói trên.


Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với BBC ngày 6/5 rằng, ông Thưởng và ông Huệ đã “làm đơn xin nghỉ”, nên tới đây, hai người được bầu làm chủ tịch quốc hội và chủ tịch nước, sẽ được bổ sung vào tiểu ban nhân sự này.


Theo diễn giải của Đảng, Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 có nhiệm vụ xây dựng phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương; kế hoạch giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng - ở đây là vị trí "Tứ Trụ".


Có thể hiểu, Tiểu ban Nhân sự có trách nhiệm giới thiệu, kiểm tra, chốt hạ - nôm na là thống nhất trước khi trình ra tập thể đại hội, cả nhân sự cấp chiến lược gồm Tứ trụ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trưởng các ban đảng, trưởng bộ ngành, bí thư 63 tỉnh, thành....

Play video, "ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MẤT CHỨC: CHIẾN DỊCH ‘ĐỐT LÒ’ CỦA ÔNG TRỌNG THẤT BẠI?", Thời lượng 14,30
14:30Chụp lại video,ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MẤT CHỨC: CHIẾN DỊCH ‘ĐỐT LÒ’ CỦA ÔNG TRỌNG THẤT BẠI?


Một nhà quan sát chính trị Việt Nam chia sẻ với BBC với điều kiện ẩn danh là Tiểu ban Nhân sự quyết định quy trình lựa chọn cán bộ chiến lược trước mỗi kỳ đại hội, để đảm bảo tính kế thừa và ổn định của bộ máy nhân sự cấp cao, đặc biệt là Bộ Chính trị và Trung ương Đảng.


“Tiểu ban Nhân sự quyết định cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn của các vị trí chủ chốt, nên về cơ bản, Tiểu ban Nhân sự là cửa soát vé quan trọng nhất của Trung ương về vấn đề nhân sự trước đại hội,” người này nói.


Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu tiểu ban này, trách nhiệm của ông là điều phối công việc của tiểu ban, tiểu ban làm việc theo nguyên tắc tập thể.


"Ông Trọng có thể giới thiệu nhân sự tổng bí thư, nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư… và các ủy viên khác của tiểu ban cũng có quyền giới thiệu, lựa chọn và tất cả cùng đánh giá.


"Cuối cùng, Tiểu ban Nhân sự sẽ lên một danh sách nhân sự gồm các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên Trung ương và các chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước cho khóa 14. Quyết định về nhân sự là quyết định tập thể," ông Hợp nói với BBC.


Cũng cần lưu ý rằng, phương án nhân sự các chức vụ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng được xếp vào dạng "Tuyệt mật".Ông Vương Đình Huệ mất chức: Còn ai ‘trong sạch như tuyết’?29 tháng 4 năm 2024


Ngày 13/3/2024, một tuần trước khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin thôi chức, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 của Đảng.


Ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Đại hội 14 của Đảng là một sự kiện chính trị rất quan trọng và công tác cán bộ nói chung lẫn công tác nhân sự đại hội nói riêng có ý nghĩa "đặc biệt quan trọng".


Cũng tại buổi họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: "Gần như đi đến đâu, ở chỗ nào, cũng thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ ra quan tâm theo dõi và có phần băn khoăn, lo lắng, đặt câu hỏi: Đảng sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là cán bộ chủ chốt thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó?".


Như vậy có thể thấy, tầm quan trọng của Tiểu ban Nhân sự mà ông Trọng là người đứng đầu và mức độ quan tâm đối với nhân sự Đảng khóa 14 phủ sóng không chỉ đối với các cán bộ, đảng viên mà kể cả người dân.
HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (ngoài cùng bên trái) và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (ngoài cùng bên phải) là hai nhân vật trong "Tứ Trụ" bị mất chức trong khóa 13


Tại Hội nghị cán bộ toàn quốc diễn ra ngày 23/4/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó kiêm nhiệm vị trí chủ tịch nước và là Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội 13 đã phát biểu rằng:


"Đúng người thì nhân dân được nhờ, Cách mạng được nhờ và đất nước phát triển. Còn chọn sai người thì không biết sẽ sao."


Công tác nhân sự luôn được ông Trọng nhấn mạnh là nhiệm vụ “then chốt của then chốt” và "liên quan đến vận mệnh của Đảng và tiền đồ phát triển của đất nước".


Thế nhưng, tính tới nay, nhân sự Đảng cả hai khóa 12, 13 đã có tổng cộng tám ủy viên Bộ Chính trị bị "xử lý", nhiều ủy viên Trung ương Đảng phải đi tù.
Chụp lại hình ảnh,Danh sách các ủy viên Trung ương Đảng bị mất chức trong khóa 13 tính đến nay

Công tác nhân sự Đảng 'thất bại'?


Dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng ngôn ngữ mạnh mẽ để nói rõ tầm quan trọng của công tác nhân sự nhưng cho đến nay, một số chuyên gia cho rằng, công tác nhân sự khóa 13 do ông Trọng dẫn dắt đã "thất bại".


Vào giữa tháng 3, trong buổi họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, vị tổng bí thư cho biết chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 (tới thời điểm phát ngôn), Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật "gần 100 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý".


Báo chí Việt Nam dẫn lời ông Trọng rằng: "Tình hình trên cho thấy nhiệm vụ của toàn Đảng sắp tới là rất nặng nề."


Lúc ông Trọng nói điều đó thì chưa có vụ việc Chủ tịch nước Võ Văn ThưởngChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mất chức.
HÌNH ẢNH,BBC/GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 bị mất chức khi chưa trọn nhiệm kỳ: Ông Vương Đình Huệ, ông Võ Văn Thưởng, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trần Tuấn Anh, ông Phạm Bình Minh


Sau khi ông Thưởng và ông Huệ xin thôi chức, Bộ Chính trị khóa 13 từ con số 18 người đầu khóa hiện chỉ còn 13 người.


Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm nhận định với BBC rằng hiện ông Nguyễn Phú Trọng đang có vấn đề về sức khỏe. Do đó, chuyện kế vị ông hẳn là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng.


Với tình trạng sức khỏe hiện nay, cùng với vấn đề tuổi tác, ông Trọng đã không thể chọn được người kế vị do tranh chấp giữa các phe phái.


Theo tính toán, những ủy viên Bộ Chính trị còn lại, rất nhiều người sẽ quá 65 tuổi vào năm 2026 – thời điểm diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14.


GS Carl Thayer đã đặt ra hàng loạt câu hỏi khi ông đề cập tới sự thất bại của công tác xây dựng Đảng:


“Tại sao các chỗ trống trong Bộ Chính trị vẫn chưa được lấp đầy? Tại sao ông Trọng đã làm tới ba nhiệm kỳ? Tại sao lại có nhiều thành viên trong Bộ Chính trị sẽ trên 65 tuổi vào năm 2026 đến vậy?"


“Có thể thấy công tác nhân sự rất yếu kém," GS Thayer bình luận.


GS Carl Thayer cho hay, vào tháng 11 năm ngoái, khi đi công tác tại Việt Nam, ông được cho biết Việt Nam sẽ thay đổi Điều lệ Đảng và nâng độ tuổi tham gia Bộ Chính trị lên 70 hoặc 71 tuổi.


“Vậy là sẽ có những người già hơn. Đây là sự quản lý yếu kém. Và đây không phải là cách để một đất nước phát triển,” GS Carl Thayer nói với BBC News Tiếng Việt.


Giáo sư Thayer cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm đối với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam: "Tôi đã làm việc với quân đội từ xưa đến nay. Khi có chuyện tồi tệ như thế, phải khẳng định rằng người chỉ huy phải chịu trách nhiệm."
HÌNH ẢNH,BBCChụp lại hình ảnh,Ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh nằm trong số nhiều ủy viên Trung ương Đảng khóa 13 bị xử lý hình sự


Bên cạnh các ủy viên Bộ Chính trị, hàng loạt ủy viên Trung ương Đảng khóa 13 cũng bị kỷ luật, thậm chí có nhiều người vướng vào lao lý gồm: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (18 năm tù) và Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh (3 năm tù) liên quan đến test kit Việt Á; Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan bị khởi tố liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn; Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố vì liên quan đến vụ án tại Tập đoàn Thuận An; Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận bị bắt, khởi tố vì liên quan tới Dự án Đại Ninh...


Không chỉ có khóa 13, trong nhiệm kỳ Đại hội khóa 12, hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý đã bị kỷ luật, trong đó có 27 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương và bốn ủy viên, nguyên ủy viên Bộ Chính trị.


Bốn ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật gồm: ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban kinh tế Trung ương, ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội và ông Đinh La Thăng - Bí thư Thành ủy TP HCM. Riêng ông Đinh La Thăng là đương kim ủy viên Bộ Chính trị đầu tiên và duy nhất cho tới nay vướng vào lao lý trong chiến dịch "đốt lò", với mức án tổng cộng 30 năm tù.


Ông Lê Thanh Hải là cựu ủy viên Bộ Chính trị khóa 10, 11 cũng bị Trung ương khóa 12 kỷ luật.


Các ủy viên Trung ương Đảng khóa 12 bị xử lý hình sự, lãnh án tù còn có Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung (8 năm tù); cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn (6 năm tù) và người tiền nhiệm của ông ta là Nguyễn Bắc Son (16 năm tù); Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang (6 năm tù)...
HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES/BBCChụp lại hình ảnh,Sáu ủy viên, cựu ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Bộ Chính trị bị xử hình sự (từ trái qua): Tất Thành Cang, Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Đức Chung


Như vậy có thể thấy cả hai khóa 12, 13 đều có những đảng viên, quan chức cấp cao bị xử lý về mặt Đảng lẫn chịu trách nhiệm hình sự, dù trước đó, công tác nhân sự Đại hội 12, 13 được cho là "thành công", được Đảng "chuẩn bị kỹ lưỡng", "hết sức công phu từ dưới cơ sở lên".


Với thực tế hai khóa 12, 13, câu hỏi về công tác nhân sự khóa 14, đặc biệt là vai trò của Tiểu ban nhân sự do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, đã được đặt ra.


Tiến sĩ Hợp nói rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn nói công việc của Tiểu ban Nhân sự là "có hiệu quả, khi lựa chọn nhân sự, thì các nhân sự cụ thể là những người có đầy đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, tài năng, kinh nghiệm; còn về sau họ bị kỷ luật là do khuyết điểm phát sinh trong khi làm việc, hoặc có khuyết điểm từ trước nhưng khi được chọn, thì chưa phát hiện ra".


"Chắc chắn lần này, Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 sẽ thận trọng hơn, khách quan hơn, làm việc kỹ lưỡng hơn để chọn được nhân sự sao cho thời gian sau này, hy vọng nhân sự được chọn không mắc khuyết điểm, sai lầm để rồi bị kỷ luật," ông Hợp nêu ý kiến.


Tuy nhiên, thực tế có quá nhiều người quá tuổi theo quy định cùng với việc hàng loạt ủy viên Trung ương Đảng bị cho “thôi chức”, chịu các hình thức kỷ luật của Đảng và nhà nước, thậm chí bị xử lý hình sự, tiếp tục đặt ra câu hỏi lớn về quy trình lựa chọn nhân sự “khép kín” của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Chia sẻ với BBC Tiếng Việt, một số nhà quan sát đánh giá rằng công tác nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam "sai từ quy trình", hay nói đúng hơn là nằm trong "lỗi hệ thống".

No comments:

Tùy bút GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG-Điệp Mỹ Linh

Chủ nhật Jan./12/2025 vừa qua, lúc 11:00AM, một số Luật sư/cựu sinh viên Luật Khoa đã gặp nhau tại nhà hàng Lambo, trên đường Westheimer, Ho...