Saturday, August 17, 2013

QUA SỬ LIỆU, TRẢ LỜI LÃNH ĐẠO CSVN: TẠI SAO TT TRUMAN KHÔNG PHÚC ĐÁP THƯ HCM CẦU CỨU MỸ?


Hà Nhân Văn
TRUNG CỘNG LUỐNG CUỐNG

Bắc Kinh nín thinh về Thượng đỉnh Sang - Obama. Đột ngột ngày 3-8, Ngoại trưởng Vương Nghị qua Hà Nội, ở lại 2 ngày, sau qua Lào và Nam Vang. Tân Hoa xã cho biết, ông Nghị gặp giới lãnh đạo VN để cùng duyệt xét lại thành quả Thượng đỉnh Việt - Trung vừa qua giữa Tập và Trương. Theo tin Pháp từ Hà Nội, Bắc Kinh "rất nôn nóng" quan tâm đến Thông cáo chung Việt - Mỹ ngày 25-7 vừa qua.


"Vấn đề Cao Miên" mới làm cho Bắc Kinh "xao xuyến". Bắc Kinh bất ngờ khi phe đối lập Cao Miên thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử 28-7, Mặt trận cứu nguy dân tộc Miên CNRP bám sát đảng Nhân dân của Hun Sen, lính tiền đồn của Bắc Kinh, năm nay 60 tuổi, 28 năm làm thủ tướng, từng tuyên bố cầm quyền đến năm 74 tuổi. Đảng đối lập từ 29 ghế thắng thêm 26 ghế, chiếm 55 ghế trong 123 ghế quốc hội Miên. Lãnh đạo CNRP Sam Rainsy tố cáo bầu cử gian lận, đối lập được 68 ghế đã đánh bại đảng của Hun Sen chỉ được 55 ghế. Như vậy Hun Sen phải ra đi.
Vương Nghị cấp tốc qua Nam Vang để tạo thanh thế và ủng hộ Hun Sen. Dù đảng của Sam Rainsy chỉ được công nhận 55 ghế, Hun Sen sẽ gặp rất nhiều khó khăn với tỷ lệ ngang ngửa ở quốc hội (55/68). Hun Sen phải hòa dịu "muốn nói chuyện với đối lập" (theo tin RFA, phần Anh ngữ 8-1-2013). Tình hình Cao Miên còn gay go. Đối lập Miên chưa dừng lại.

ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN
HP Barack Obama đón tiếp CT Trương Tấn Sang chỉ như một chính khách "đối tác thân hữu của Hoa Kỳ, dĩ nhiên chưa phải là "đối tác chiến lược" mà luật lệ Mỹ không cho phép, quốc hội Mỹ là rào cản. Vẫn còn đó, luật cấm vận không cho phép bán vũ khí cho nước VNCS. TT Obama và kể cả Bộ trưởng QP Mỹ, cựu Ns. Hagel và NT Kerry đều né tránh mấy chữ "đối tác chiến lược" mà CSVN đang mong đợi! Rất ham. Đã gần kề, chỉ còn trong gang tấc. Trái banh đã ở phía Hà Nội, Hoa Kỳ đã mở rộng cửa. Ông Obama đích thân mời ông Sang và đón ông Sang trên thực tế và trong lễ nghi chỉ là mời đón một thân hữu "tri kỷ", đôi bên đã cảm thông nhau (comprehend) nên gọi nhau là "comprehensive partners", cũng có nghĩa là bao hàm, bao quát hay nói như ông Sang là "đối tác toàn diện".

MỘT ẨN Ý TẦM THƯỜNG

CT Trương Tấn Sang trao tận tay TT Obama bức thư của HCM gửi Harry S. Truman, Tổng thống Hoa Kỳ kế vị TT Roosevelt, người chủ trương giải thực (decolonization) các xứ Đông Dương phải được độc lập. HP Roosevelt quyết liệt từ chối không quân viện cho Pháp (De Gaulle) tái chiếm Đông Dương. Roosevelt xác định khi cố vấn Charles Taussic hỏi tổng thống về lập trường đối với Đông Dương (ĐD): "Tôi hỏi xem ông giải quyết theo một qui chế chính phủ tự trị (cho ĐD), ông nói không. Tôi hỏi xem ông giải quyết theo qui chế liên bang (cho ĐD), Tổng thống nói không. ĐD phải được độc lập" (He said no - it must be independence) (xem: American in Vietnam - A Documentary history, NY 1989, p. 41). Truman thừa kế chính sách này sau khi Roosevelt qua đời. CT Sang và lãnh đạo đảng có ý gì, ẩn ý gì qua hành động kể trên? Lãnh đạo CSVN lại muốn cầu cứu Mỹ như HCM năm 1946 trước họa xâm lăng của TC? Hay muốn nhắn Obama đừng để lỡ cơ hội giúp VN như năm 1946 để VN lọt vào quỹ đạo TQ? Cũng chỉ là giả thiết hay đoán mò. Rất có thể CT Sang đóng vai CT Hồ cầu cứu Mỹ quốc trong tình thế nan giải VNCS mắc kẹt với TC như hiện nay.

HCM CẦU CỨU MỸ

CT Sang coi như một món quà, "quốc bảo" trao tận tay TT Obama ở phòng bầu dục, Bạch ốc, lá thư của CT HCM gửi TT Harry Truman đề ngày 16-2-1946 cầu cứu Hoa Kỳ trước một tình thế cực kỳ lâm nguy của chính phủ Việt Minh. Lá thư dưới tiêu đề VN Dân Chủ Cộng Hòa với 3 mục tiêu: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc lấy ra từ chủ thuyết Tam dân của Tôn Dật Tiên, nhà đại cách mạng, quốc phụ của Trung Hoa đưa ra 3 nguyên tắc: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. Tam Dân không phải là chủ nghĩa chỉ là tập thành từ các bài diễn thuyết và phát biểu của Tôn Trung Sơn, xuất phát từ Dân vi bản (lấy dân làm gốc) của triết gia Mạnh Tử cùng với tư tưởng Dân quyền dân chủ và tự do trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ 1776 và Cách mạng dân quyền Pháp 1789 kết hợp với tư tưởng của Jefferson, nhất là tư tưởng vĩ đại của danh nhân Abraham Lincoln, "Chính phủ do dân, bởi dân và vì dân".

Lá thư kể trên do bộ ngoại giao gửi và HCM ký tên với tư cách chủ tịch nước, toàn văn như sau:
"An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một đế quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.

Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quí báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới"

(Nguyên văn, trích trong HCM toàn tập, nxb CTQG, HN, T. XV, tr. 91 - bản xerox lưu trữ tại thư viện gia đình CTD, Hoa Kỳ, HTĐ). Sử sách Pháp và Mỹ đã đề cập đến lá thư này trong bối cảnh lịch sử VN và Đông Dương năm 1945-46. Tổng cộng 8 lá thư và công điện đại loại, HCM đã gửi qua Bạch ốc. Công điện đầu tiên, HCM gửi TT Mỹ Harry S. Truman ngày 17-10-1945 nhưng đã không được trả lời (this cable to Pr. Harry S. Truman went unanswered, xem: The Pentagon Papers - US-Vietnam relations 1945-1947, GOP ed. Washington D.C, T. I, pp. 73-74).

Tại sao HP Truman lờ đi không trả lời HCM kêu cứu?

Mặc dầu HCM tức Lý Thụy là người đầu tiên (VN) móc nối với OSS, cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ ở Hoa Nam. HCM đã gặp tướng Chennault, Tư lệnh không lực Mỹ 14 ở Hoa Nam, biệt danh Cọp Bay (the Flying Tiger). HCM đã trở thành điệp viên của OSS (mật hiệu số 019) "Tướng Cọp Bay tặng ông Hồ 6 khẩu súng lục Colt 45, 20,000 viên đạn, một số thuốc men và một ít tiền. Ông Hồ không nhận tiền, tin tưởng Mỹ sẽ giúp ông nhanh chóng và đầy đủ hơn" (Hồi ức), tr. 246, dẫn trong Cao Thế Dung, ĐCSVN - Lịch sử và Huyền thoại, T. II "HCM, Việt Minh và Tình báo Mỹ, tr. 602-606 ...). Viện Đảng sử ĐCSVN lưu trữ nhiều tài liệu về giai đoạn này, 1942-1946 và HCM cộng tác với tình báo Mỹ OSS (Đại cương xem: Phan Xinh, "Hồ Chí Minh, những cuộc tiếp xúc với người Mỹ ở Côn Minh", tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-1990, tr. 27-31, tác giả biên dịch từ 2 cuốn: Charles Fenon, HCM a biograpical introduction, N.Y. 1973; A. Patti, Why Vietnam, Calif. Univ. press, 1980).

Với một quá trình đủ bảo đảm đối với tình báo OSS, tại sao Truman lại từ chối?
Có nhiều lý do về an ninh và chính sách của Mỹ vào thời bấy giờ, 1945-1946 và sau này. Nguyên nhân gần nhất, trực tiếp nhất: HCM là cán bộ Cộng sản quốc tế (CSQT) thuộc Đông Phương cục Đệ III CSQT, cũng là cơ quan tình báo Á Đông của KGB (mật vụ - công an và tình báo Liên Xô). Năm 1924, CSQT đặc phái HCM qua Hoa Nam dưới danh nghĩa là thông dịch viên của Mikail Borodin, Đặc sứ Liên Xô cạnh chính phủ THDQ Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu. Thời gian này ông sinh hoạt trong một tổ đảng (CS Trung Hoa) với Chu Ân Lai và vợ là Đặng Dĩnh Siêu. Bà Siêu làm mối cho Linov Lý Thụy (HCM) lấy cô Tăng Tuyết Minh để dễ dàng che đậy hoạt động tình báo. Vợ chồng Chu Ân Lai đứng ra tổ chức đám cưới của Lý Thụy và Tuyết Minh. Biết rõ như vậy, qua tình báo của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, tại sao OSS lại tuyển Lý Thụy làm điệp viên? Thứ nhất vì nhu cầu cấp thiết của chiến trường Hoa Nam, sau Nhật đảo chính 9-3-1945, Hoa Kỳ không còn nguồn tin nào từ Đông Dương. Nhóm tình báo GBT duy nhất ở Bắc bộ đã phải bỏ chạy qua Hồ Nam. GBT do Lawrence Gordon, người Canada, giám đốc chi nhánh công ty dầu hỏa Cal - Texas ở Hải Phòng cùng với Henry Bernard, tình báo Anh và Frank Tam, dân Mỹ gốc Hoa, sĩ quan OSS, đóng vai Hoa kiều. Sau đảo chính, nhóm GBT tự xóa sổ. Vào đúng dịp, HCM từ Tĩnh Tây lên Nam Ninh cầu viện, ông mang chứng minh thư của Đệ Tứ Phương diện quân tức chiến khu Hoa Nam do Đại tướng Trương Phát Khuê làm Tư lệnh. HCM được Trung tướng Tiêu Văn, đặc trách các đảng CMVN ở Tàu như VN Quốc Dân Đảng, VN Cách Mạng Đồng Minh Hội ..., giới thiệu với tướng Cọp Bay Chennault để HCM làm công tác điệp báo.

TT Truman và bộ ngoại giao không trả lời thư cầu cầu cứu ngày 16-2-1945, một là, Mỹ đã thay đổi chính sách ở VN (xem kỳ sau). Hai nữa, chính phủ VNDCCH do Việt Minh nắm mà VM chỉ là CS trá hình mặc dầu HCM công khai tuyên bố trước quốc dân giải tán đảng CSĐD tức ĐCSVN, chỉ còn giữ lại nhóm nghiên cứu Mác- xít do Trường Chinh cầm đầu. HCM là CSQT OSS tuyển dụng làm điệp viên nhưng HCM khi làm chủ tịch VNDCCH lại khác. Trưởng đoàn con hưu OSS là Thomas và cả Patti, đã rút hết về nước. Phái bộ Mỹ về nước thì OSS đã giải tán. Bộ ngoại giao Mỹ chỉ còn biết đến Đông Dương qua tình báo Anh (ở Nam bộ), tình báo Trung Hoa QG (phía Bắc) và tình báo Pháp cho toàn vùng. Tài liệu duy nhất mà bộ ngoại giao Hoa Kỳ có được về HCM là Việt Minh, là tài liệu của mật thám và phòng nhì Pháp. Xin lưu ý OSS là cục chiến lược quân báo của bộ QP Mỹ, mãi đến ngày 26-7-1947, Truman mới ký ban hành luật tổ chức cơ quan tình báo trung ương tức CIA (có thể xem Scott Breckinridge, The CIA and the US Intelligence System, Bolder, Wester Press 1984).

Năm 1942, HCM bắt cá 2 tay, bắt được liên lạc với tổ chức "Pháp tự do" (De Gaulle), HCM móc nói với Sainteny, Thiếu tá, Trưởng phòng 5 (Tình báo Pháp). Sainteny đặt chân đến Côn Minh ngày 30-7-1942, ông tìm gặp lãnh tụ VNQDĐ (thống nhất với Đại Việt Dân Chính) là nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Sau này Stainteny cho biết, Nhất Linh từ chối, nói thẳng: "Đảng của ông (VNQDĐ) sẽ không bỏ lỡ cơ hội tốt để giải phóng tổ quốc của mình" (Sainteny, Histoire d'une paix mangnée (Lịch sử của một nền hòa bình xẩy non), pp. 50, 57-59).

Trong khi HCM nóng lòng hợp tác với Pháp tự do qua Sainteny, Cơ quan liên lạc cuả Pháp tự do ở Viễn Đông tức SLFFO ở Calcuta, Ấn-độ cho biết: "Việt Minh (VM) sẵn sàng cộng tác với người của tướng De Gaulle và phe kháng chiến Pháp" (công điện lãnh sự Royère (Pháp, ở Côn Minh) gửi Đại sứ Pháp Pech Koff ở Trùng Khánh, no 138, 1è Mai 1944, An, AP 457, c. 127). Mặc dù Toàn quyền Decoux đang hợp tác với Nhật dưới chế độ Pháp - Nhật cai trị Đông Dương, Decoux sợ rằng, phái bộ 5 của Pháp và lãnh sự Pháp ở Côn Minh Vân Nam không biết rõ HCM là cán bộ của Đệ III QTCS và VM là CSĐD trá hình, trước ngày Nhật đảo chính Pháp, Giám đốc Liên Phóng (Mật thám) Đông Dương là Paul Arnoux phái 2 viên chức cao bí mật qua Côn Minh với "công tác tối mật" trong đó Thanh tra Jolle trao cho phái bộ (MM5) Sainteny một tập hồ sơ về HCM và VM. Đây là những tài liệu gốc chứng minh "HCM đang lãnh đạo VM không ai khác hơn là Nguyễn Tất Thành, trá danh nhóm Nguyễn Ái Quốc "Nguyen Patriote" (xem: Philippe Devillers, Paris - Saigon - Hà Nội, tr. 27.

Tập tài liệu do sử gia Devillers sưu tầm ở văn khố Pháp gồm công điện, văn kiện chính thức quan hệ giữa Việt - Pháp). Bản thân trùm mật thám Arnoux khi còn là một phái khiển (agent) đã trực tiếp theo dõi, điều tra Nguyễn Tất Thành (tức HCM) những ngày Thành ở Paris, 1919-1922. Đây là những tài liệu duy nhất về HCM và VM mà Mỹ có vào thời gian đầu 1946 đến 1947 (năm thành lập CIA). Ít nhất có vài chục tài liệu gốc, căn bản về HCM, về Lý Thụy, Tống Văn Sơ ... (thí dụ như AOM - SLOTTOM, série III, Canton 103; AOM - SPCE, Canton 364, giữ nguyên lá thư của NAQ tức HCM, có hàng tá tài liệu về Lý Thụy (HCM) thời gian ở Quảng Châu (1925) (do điệp viên Noel điều tra như AOM - SPCE, Canton 365, Notre par Noel (agent) no 153 - Mai 22, 1925 à Quảng Châu) ...

Ta cũng cần biết thêm, năm 1946, nhân chuyến đi Pháp, HCM hẹn trước xin đến thăm Đại sứ Mỹ Caffery tại Pháp, ngày 13-9-1946, ông Đại sứ không tiếp, chỉ cho một nhân viên gặp HCM ở phòng khách, qua loa xã giao. Cần lưu ý, sau khi gửi thư cho Truman cầu cứu, HCM đẩy cố vấn Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại) qua Trùng Khánh với phái đoàn Nghiêm Kế Tổ (VNQDĐ) Thứ trưởng ngoại giao, sau thêm Ngoại trưởng Nguyễn Tường Tam, luật gia Trần Văn Tuyên, VNQDĐ, Đổng lý văn phòng bộ ngoại giao, Bs. Đặng Văn Sung, lãnh tụ Đại Việt QDĐ ...) (16-3-1946). Sau phái đoàn phải lưu vong, VM không cho về mước. HCM tự tay viết thư yêu cầu cựu Hoàng ở lại Tàu: "Thưa Ngài, công việc ở đây đang tốt đẹp. Ngài có thể đi chơi nữa. Hơn nữa, Ngài sẽ rất có ích cho chúng tôi nếu vẫn ở lại Tàu" (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam (hồi ký chính trị), tr. 241). Tòa Đại sứ Mỹ và các ông Nghiêm Kế Tổ, Trần Văn Tuyên, Bs. Đặng Văn Sung, Cựu hoàng Bảo Đại và phái đoàn đành lưu vong qua Hồng Kông. Giải pháp Bảo Đại ló diện. Lãnh sự Mỹ ở Hồng Kông đóng vai con thoi.

CT Sang muốn gì sau 67 năm CT Hồ cầu cứu Mỹ? Thiên hạ đã và đang có sẵn giải pháp dân chủ cho VN tại VN. Lãnh đạo CSVN hãy nhìn Cao Miên và Hun Sen qua cuộc bầu cử vừa qua. Chính các ông trùm CS ở Hà Nội đừng bỏ lỡ cơ hội năm 2013 này.

HÀ NHÂN VĂN
(5/8/2013)


Nam Yết chuyển

No comments: