Friday, March 3, 2017

Lập trường của Đảng CSVN về Hoàng Sa khi Trung Cộng xâm chiếm vào ngày 19-1-1974

Hôm sau, phiên họp của Phái đoàn Liên hợp quân sự 4 bên về việc Giám sát thi hành Hiệp định Paris do Thiếu tướng Lê Quang Hòa, trưởng phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa chủ trì tại Sài gòn. Trong phiên họp này, phía Việt nam Cộng hòa đã đưa văn bản đề nghị chính thức Chính phủ VN Dân Chủ Cọng Hòa cùng với mình ra thông cáo lên án hành động xâm lược lãnh thổ-lãnh hải của Việt nam.
Đề nghị này còn lên kế hoạch chi tiết, trong đó yêu cầu quân Bắc Việt nam và quân của Chính Phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam giảm áp lực tại quân đoàn 2 của VNCH. Trong đó đề nghị cụ thể không tiến công quấy rối Đà nẵng, Nha trang và các sân bay ở khu vực này để quân lực VNCH có thể rảnh tay tập trung tái chiếm quần đảo Hoàng sa.
Theo lời kể lại của  ông H., nguyên sỹ quan bảo vệ an ninh cho đoànông Thiếu tướng Lê Quang Hòa đã điện về xin ý kiến Trung ương.
Đích thân ông Lê Đức Thọ phê bình “lập trường chính trị của các anh để đâu? Đang có chiến tranh, lại phối hợp hoạt động với địch à? Cuộc chiến tranh gay go của ta rất cần sự ủng hộ của Trung quốc, mà lại nói quay sang chống bạn. Họ có giải phóng giúp ta, thì sau này cũng trả lại cho ta thôi.’’

Tướng Ngô Du nói gì với tướng Lê Quang Hòa và Lê Đức Thọ vào ngày 21-1-1974
Tướng Ngô Du, đại diện cho VNCH tại Ủy Ban Quân Sự 4 bên
Tướng Lê Quang Hòa, đại diện cho VN DC CH
Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính Trị của Đảng  CSVN, (tức đảng LĐVN),
Chuyện dưới đây do sĩ quan bảo vệ an ninh của đoàn do tướng Lê Quang Hòa cầm đầu phái đoàn, và các cựu cán bộ của đảng CSVN kể lại.
1. Quế Lâm
Quế Lâm, một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất Trung quốc thuộc tỉnh Quảng Tây. Tại đây có một bệnh viện nằm ngoại ô thành phố, chuyên điều trị cho những thương binh nặng hay cán bộ trung cấp Việt nam bệnh nặng. Anh chị em bệnh nhân dự định  ngày  Chủ nhật 20-1-1974  sẽ cùng nhau vào thành phố và đi thăm một số nơi đã cưu mang giúp đỡ các thiếu sinh quân Việt nam.
Sáng  đó trời nắng đẹp, nhưng tất cả các hành lang đều có các bác sỹ và y tá án ngữ : Không ai được ra khỏi phòng bệnh. Điều này cũng xảy ra tại Quảng châu, nơi các cán bộ cao cấp đang an dưỡng. Điều lạ lùng này xảy ra giống hệt hai năm trước, năm 1972 khi Tổng thống Nixon đang thăm Bắc kinh. Nhưng hôm đó, không một ai trong số các bệnh nhân đó biết rằng : Trung quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng sa. Do vậy họ quản chặt bệnh nhân Việt nam vì sợ nổi loạn.
Tôi đã gặp ông N. đại tá, thương binh thành cổ  Quảng trị và ông C., cựu cán bộ Đài Phát thanh Truyền hình Việt nam kể lại ngày ấy. Hành động của họ mạnh tới mức, bà H., một người xu nịnh Trung quốc bằng cách luôn mang sách đỏ Mao tuyển, nghĩ rằng mình được lòng Bệnh viện xưa nay, cứ xin ra ngoài, nói tiếng Tàu ba xí, ba tú , liền bị hai người mặc quân phục kèm lên Văn phòng Khoa ngồi suốt ngày.
2. Sài gòn      
Hôm sau, phiên họp của Phái đoàn Liên hợp quân sự 4 bên về việc Giám sát thi hành Hiệp định Paris do Thiếu tướng Lê Quang Hòa, trưởng phái đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa chủ trì tại Sài gòn. Trong phiên họp này, phía Việt nam Cộng hòa đã đưa văn bản đề nghị chính thức Chính phủ VN Dân Chủ Cọng Hòa cùng với mình ra thông cáo lên án hành động xâm lược lãnh thổ-lãnh hải của Việt nam.
Đề nghị này còn lên kế hoạch chi tiết, trong đó yêu cầu quân Bắc Việt nam và quân của Chính Phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam giảm áp lực tại quân đoàn 2 của VNCH. Trong đó đề nghị cụ thể không tiến công quấy rối Đà nẵng, Nha trang và các sân bay ở khu vực này để quân lực VNCH có thể rảnh tay tập trung tái chiếm quần đảo Hoàng sa.
Theo lời kể lại của  ông H., nguyên sỹ quan bảo vệ an ninh cho đoànông Thiếu tướng Lê Quang Hòa đã điện về xin ý kiến Trung ương.
Đích thân ông Lê Đức Thọ phê bình “lập trường chính trị của các anh để đâu? Đang có chiến tranh, lại phối hợp hoạt động với địch à? Cuộc chiến tranh gay go của ta rất cần sự ủng hộ của Trung quốc, mà lại nói quay sang chống bạn. Họ có giải phóng giúp ta, thì sau này cũng trả lại cho ta thôi.’’
Sau đó, phía VNCH đề nghị họp bất thường. Lần này,Trung tướng Ngô Du chủ trì phiên họp. Mở đầu, ông ta nói :
-Trong phiên họp này, tôi đề nghị không cáo buộc, cãi nhau về những vụ xâm phạm lãnh thổ, vi phạm hiệp định nữa. Trung cộng đã ngang nhiên xâm lược và chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng sa. Đất của chúng tôi thì cũng như đất của các anh vì cùng là đất tổ tiên chúng ta để lại cả. Vì thế, chúng ta nên xếp ba bốn cái vụ  tranh cãi lại, để ngồi cùng nhau bàn bạc về việc phối hợp hoạt động chống lại sự xâm lăng này.
Cũng như đề nghị bằng văn bản, tướng Ngô Du ngoài sáng kiến giảm bớt áp lực quân sự thuộc quân đoàn 2 ra, ông ta còn đòi phía VNDCCH  gửi công hàm lên án tại Liên hiệp quốc, vận động phe XHCN  cũng như Thế giới lên tiếng phản đối (Trung Quốc).
Phái đoàn Mỹ, người bảo trợ cho tất cả các hoạt động quân sự của VNCH im lặng, không có ý kiến gì.
Ông Lê Quang Hòa cũng tảng lờ, không đáp lại đề nghị này. Ông biết tướng Ngô Du, một thời cũng là cựu đồng ngũ, đã là cán bộ tiểu đoàn thuộc Vệ quốc đoàn, sau đó đảo ngũ và sang phía bên kia , cũng đã một vài lần nói chuyện có vẻ ‘’hòa hợp dân tộc’’. Ông Hòa tưởng tảng lờ đề nghị đó cho qua chuyện,, nhưng ông Ngô Du nổi đóa. Ông chửi tục, nói chúng mày tảng lờ , là tiếp tay cho Trung Cộng, là bán nước mà còn tiếp tục định đánh không cho chúng tao giành lại đất đai của ông cha.
Cáu đến đỉnh điểm, ông Ngô Du vớ lấy cái gạt tàn thuốc lá bằng thủy tinh ném thẳng vào mặt ông Lê Quang Hòa. Ông Hòa né được, gạt tàn đập vào tường vỡ tung tóe.
Sỹ quan bảo vệ, ông H. lao đến, định chộp cổ ông Ngô Du, nhưng bị mấy người lính cận vệ phía bên kia khóa tay.
Cũng trong mấy ngày đó, đài Sài gòn và BBC liên tục đưa tin về sự kiện Hoàng sa. Những người nghe lén đài địch phát rất rõ đã rỉ tai nhau về việc này tại Hà nội. Nhưng giải thích mơ hồ, ngây ngô  và vắn tắt từ trên đưa xuống tới  các chi bộ  Tiểu khu (cấp phường) là bạn giải phóng giúp, sẽ trả lại sau này làm dư luận bớt xầm xì.
Hơn một năm sau, lúc Hải quân Việt nam (VNDCCH) giải phóng các đảo thuộc phía bên kia, sự ngây thơ trên bị đáp lại phũ phàng bẳng việc trả lời đanh thép của phía Trung quốc trước đề nghị cho nhận lại  quần đảo của Việt nam.
Tướng Ngô Du  
(hình lấy từ nguyenthaihocfoundation.org)
Tướng Lê Quang Hòa
Có ai đồng tình lên án hành động xâm lăng đó ?
Sau biến cố đau thương đó, chỉ có Liên xô là nước duy nhất lên án hành động xâm lược trắng trợn, dã man của Trung quốc với một nước nhỏ phía Nam. Họ cũng đã nếm trải hành động này 15 năm trước đó. Hai hòn đảo thuộc cù lao Damansky trên song Usuri bị chiếm đóng, dân cư bị sát hại /2/. Từ đó, các đảo này bị Trung quốc sáp nhập vào lãnh thổ. Vết nhục này đến nay chưa phai trong lòng người Nga. Cuộc chiến trả đũa lớn  dự kiến đánh vào Lopno và khắp miền  bắc Trung quốc vì sao không xảy ra sẽ được viết trong bài sau.
Cũng như với Damansky, rồi gần đây có bài viết tự nhận Siberia của mình,Trung quốc luôn cố chứng minh, họ đã là chủ Biển Đông từ 2 ngàn năm trước.
Cần tránh lối mòn nhàm, chán    
Rất buồn, nhiều người Việt nam cũng luôn dựa vào sự  chiếm hữu lịch sử  như trên là luận điểm cơ bản mong thuyết phục. Nhưng cả Tàu lẫn Việt không hiểu tâm tính người phương Tây và không quan tâm gì đến những quy ước mới về đất biển. Tôi rất đồng tình với /1/ cho rằng  Công pháp quốc tế mới đòi hỏi phải hội đủ 4 điều kiện sau đây mới được coi là có quyền sở hữu, chấp hữu đảo và lãnh hải : (1) Sự chấp hữu phải công khai và minh bạch; (2) Sự chấp hữu phải hoà bình; (3) Sự chấp hữu phải liên tục và không gián đoạn và (4) Sự chấp hữu phải với tư cách là sở hữu chủ.
Để giải thích thêm điều này ta hãy quan sát thái độ người châu Âu, nơi mà đường biên giới thay đổi  trong suốt nửa đầu Thế kỷ trước. Lãnh thổ của Hungari thành của Rumani và nước khác. Lãnh thổ Balan thành của Ucraina và Bạch Nga, Lãnh thổ Ý thành một phần của Nam Tư, v.v. Vậy nên, việc sở hữu lịch sử không phải là chứng cứ họ quan tâm nhiều. Điển hình như Israel, nước luôn nêu lãnh thổ lịch sử từ trên 2000 năm trước, được cả Thế giới công nhận, cũng không thể là cớ để xâm lược các nước Ả rập đang chiếm hữu mảnh đất đó được.
Theo tình hình đó,chủ trương của Việt nam cũng như người Việt nói chung phải thay đổi. Thay vì cày xới chứng minh sở hữu lịch sử, chúng ta cần nghiên cứu và công bố trước Thế giới việc chấp hữu công khai, minh bạch, liên tục, hòa bình và  sở hữu chủ. Về điểm này,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu đúng/3/.
 Như vậy,việc củng cố vị trí của các đảo còn lại chưa bị xâm lược trên quần đảo Trường sa là rất quan trọng. Việc tăng cường phòng ngự không chỉ là việc của chính quyền mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân. Người dân Nga trước kia ăn khoai tây, bán bột mỳ đi lấy tiền cá nhân góp nhau mua tặng Hồng quân máy bay, xe tăng thì người Việt nam cũng có thể có nhiệt tình như thế. Tôi rất xúc động khi thấy thanh niên ở một số Diễn đàn trên Internet không chỉ đến thăm, ủy lạo các gia đình lính đảo mà còn gửi quà, động viên gia đình dân thường sinh sống ở các đảo đó. Hành động nhỏ bé hơn ngàn lần nói suông. Hoàng sa mất rồi, Trường sa cố giữ.
38 năm qua,việc thua trận hải chiến  Hoàng sa 1974 không lúc nào không nhức nhối trong lòng người Việt. Đứng vững tại địa điểm chiến lược, Trung quốc  tung thòng lọng chín khúc thít chặt vào cổ Việt nam và mấy nước nhỏ bé khác.
Phải làm gì đây ?
Tác giả gửi cho Quê choa
(Bài vở gửi đăng QC là chủ kiến riêng của tác giả, không hẳn là chủ kiến của QC)
nguồn blog của nhà văn  Nguyễn Quang Lập

Posted by hoangtran204 on 19/01/2012

No comments:

Ông Trump lại kêu gọi mua Greenland sau khi để mắt đến Canada, Kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump của Mỹ tại Phoenix, Arizona, 22/12/2024 (REUTERS/Cheney Orr).  Tổng thống đắc cử Trump tiếp tục kêu gọi Hoa K...