Thursday, May 2, 2019

Triều Tiên và Việt Nam: hai cuộc chiến hai vĩ tuyến



Chiến tranh Triều Tiên: ký ức của một cựu chiến binh Anh, James Grundy

Ngày 25/06 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc Nam tiến ồ ạt và chỉ hai hôm sau đã 'tràn ngập' thủ đô Seoul của miền Nam.
Trước đó hơn một tháng, ngày 13/05 có chuyến tàu đặc biệt chở Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) sang gặp Mao Trạch Đông để xin viện trợ "giải phóng đất nước".
Nhưng ông Kim cũng chỉ thông báo cho Mao là kế hoạch đánh Đại Hàn Dân Quốc được chính Joseph Stalin "thông qua và ủng hộ" mà không nói ngày giờ.

Tệ hơn, Bắc Kinh không hề nhìn thấy văn bản nào từ Moscow nói về chuyện này nên Mao đành hứa giúp ba quân đoàn.

Khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, ông Kim Nhật Thành có 135 nghìn quân, được hàng nghìn chuyên gia quân sự Liên Xô hỗ trợ, cùng xe tăng, máy bay, pháo lớn.

Ở phía Nam, sau khi rút quân, Hoa Kỳ chỉ để lại cho lực lượng 98 nghìn quân của Tổng thống Rhee Syngman vũ khí hạng nhẹ.




Quân miền Nam thua liên tiếp trong tám tuần, bị dồn xuống cực Nam bán đảo và lực lượng miền Bắc nhanh chóng làm chủ 90% lãnh thổ.

Được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm, Quân đoàn 8 của Hoa Kỳ đổ bộ vào Pusan.Bản quyền hình ảnhKEYSTONE-FRANCEImage captionBình Nhưỡng năm 1958: Thủ tướng Kim Nhật Thành đón các cựu Chí nguyện quân TQ để cảm ơn họ về công lao 'Kháng Mỹ viện Triều'

Đại Hàn chỉ còn nửa quân số sau vài tháng thua trận nhưng nhờ vị chỉ huy mới, thiếu tướng Chung Il-kwon, đã phản công và giành một số thắng lợi.

Sau đó, Tư lệnh liên quân LHQ, Tướng Douglas MacArthur đã ra hai quyết định quan trọng:
Trên bộ, chiến lược của ông là 'Nam đánh xuống Naektong, Bắc đánh lên Áp Lục', với tên hai con sông trở thành hai trận tuyến.
Trên biển, ông có ý tưởng đổ bộ bằng tàu chiến để chia đôi quân địch và cuối cùng đã chọn bến Incheon.

Ngày 14/09/1950, Hoa Kỳ pháo kích, rồi cho tàu đổ bộ đưa Sư đoàn 7 cùng một số đơn vị Đại Hàn đổ xuống cảng này, cắt đôi quân Bắc Hàn.

Hơn 10 ngày sau Hoa Kỳ đã giải phóng Seoul.

Chỉ trong hai tháng giao tranh với quân Mỹ, quân đội của ông Kim Nhật Thành bị thương vong 50 nghìn, và 13 nghìn bị bắt làm tù binh.

Trên đà chiến thắng, chính phủ Truman ủy nhiệm cho ông MacArthur đem quân vượt Vĩ tuyến 38 ra Bắc.

Dù Bắc Hàn đã thua trận nhưng hành động của Hoa Kỳ đem quân vượt tuyến đã khiến Trung Quốc vào cuộc.

Các binh đoàn Chí nguyện quân để 'Kháng Mỹ viện Triều' do nguyên soái Bành Đức Hoài chỉ huy đã vào Triều Tiên.

Ngày 25/10, quân Trung Quốc đã giao chiến lần đầu với quân Mỹ ở trận Onjong-Unsan, phá tan nhiều trung đoàn Mỹ -Hàn.

Liên Xô cũng đưa MiG-15 do phi công Liên Xô lái vào bầu trời bán đảo khiến Mỹ đáp trả bằng cách điều động các phi đoàn F-86 Sabre sang Nhật Bản.

Cuộc chiến lên đỉnh điểm là tháng 4/1951, với Mỹ - Hàn bị đẩy lui về phía Nam để rồi lại vượt Vĩ tuyến 38 lần hai đánh quân Trung - Triều.

Sang năm 1952, cuộc chiến tiếp tục leo thang nhanh chóng về số thương vong và tập trung quân đội.

Hơn một triệu quân Trung-Triều đối mặt với liên quân Mỹ, Hàn, Anh, Úc, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ, Bolivia, Cuba (800 nghìn), trong thế bất phân thắng bại.

Thủ tướng Anh Clement Attlee, cho đến 1950 còn không biết Triều Tiên nằm ở đâu, cũng cử 90 nghìn quân giúp cho Mỹ.Bản quyền hình ảnhSOVFOTO/GETTY IMAGESImage captionTù binh Thổ Nhĩ Kỳ bị Chí nguyện quân Trung Quốc áp tải trong cuộc chiến Triều Tiên

Trung đoàn Gloucestershire chỉ với 600 quân đã lập kỳ tích bên sông Imjin, chặn đứng 10 nghìn Chí nguyện quân Trung Quốc mà chỉ hy sinh 59 'Glorious Glosters'.

Nhưng Thế Chiến 3 có nguy cơ nổ ra ở châu Á với ý tưởng đưa bom nguyên tử vào chiến sự.

Tổng thống Truman đúng là đã ra lệnh đem bom hạt nhân Mark-4 sẵn sàng ném xuống Mãn Châu và Sơn Đông, nếu Trung Quốc tiếp tục đánh vào quân Mỹ.

Nhưng từ tháng 5/1951, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đồng ý về giải pháp vãn hồi hòa bình mà không phải bằng biện pháp quân sự.

Mao cũng muốn đàm phán vì cuộc chiến đã tốn kém tới mức ông phải bỏ cả kế hoạch giành lấy Đài Loan còn Liên Xô cũng không phản đối hòa đàm.
Từ Triều Tiên đến Việt Nam

Ngày nay nhìn lại, các sách dạy lịch sử trên thế giới chú ý đến các điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam hư sau:
Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam đều là 'proxy war', lại là chiến tranh nóng, trong lòng Chiến tranh Lạnh;
Xung đột có màu sắc ý thức hệ nhưng vấn đề dân tộc cũng rất quan trọng;
Chiến tranh Triều Tiên đánh kiểu châu Âu còn ở Việt Nam là chiến tranh du kích;
Chiến tranh Triều Tiên (3 năm), ngắn hơn Cuộc chiến Việt Nam nhưng không kém độ tàn khốc;
Sau chiến sự, Nam Bắc Hàn vẫn chia đôi, còn ở Việt Nam, miền Bắc cộng sản đã thắng, và VNCH đã thua;

Nhưng điểm giống nhau nổi bật nhất trong lịch sử hai dân tộc là sự chia cắt đất nước ở Vĩ tuyến 38 tại Hàn Quốc-Triều Tiên, và Vĩ tuyến 17 ở Việt Nam.Bản quyền hình ảnhCENTRAL PRESSImage captionVề Bắc hay vào Nam? Tại trạm trao đổi tù binh 'Lối đến Tự do' trong ảnh chụp ngày 11/08/1953 ở Bàn Môn Điếm trên Vĩ tuyến 38, tù binh miền Bắc được quyền chọn về nhà hay bước sang phía Nam
Vì sao có Vĩ tuyến 38?

Hội nghị Potsdam vào tháng 7/1945 đã thấy cần chọn ra một đường phân định tạm thời cho quân Mỹ và Liên Xô ở Triều Tiên.

Một sĩ quan trẻ, Dean Rusk (sau làm Bộ trưởng Ngoại giao thời Chiến tranh Việt Nam) lấy cuốn National Geographic và chọn vĩ tuyến 38 độ Bắc để áng chừng là chia đôi bán đảo.

Không ai buồn hỏi một chuyên gia địa lý, lịch sử hay một người Triều Tiên nào về quyết định này.

Quân đội và 700 nghìn dân Nhật bị tống về nước, để lại một di sản khác về kinh tế: miền Bắc giàu có hơn vì nhận 60% cơ sở công nghiệp mà chỉ có 7 triệu dân.

Phía Nam không chỉ nghèo lại đông dân hơn (16 triệu) và bị chiến tranh tàn phá nặng.

Hội nghị Moscow sau đó đã chính thức công nhận Vĩ tuyến 38 và đường phi giới tuyến DMZ rộng mỗi bên 2 km để chia đôi Triều Tiên.

Sông Imjin vẫn chảy từ Bắc xuống Nam cắt qua đường biên để đổ vào sông Hàn rồi ra Hoàng Hải.

Nhưng cây cầu xe lửa trên sông bị cắt làm đôi từ đó đến nay.

Tại sao chọn Vĩ tuyến 17 cho Việt Nam?

Hội nghị Geneva 1954 ra đời để cũng bàn về Triều Tiên là chính, hai chữ Việt Nam còn không được nói đến mà chỉ là một phần trong điểm phụ về Đông Dương.

VNDCCH chỉ được Liên Xô đã thông báo là họ đã họp tại Berlin vào tháng 2/1954 cùng Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Trung Quốc để mở hội nghị Geneva vào tháng 4.

Liên Xô hiểu ông Hồ Chí Minh rất lo ngại về hội nghị Geneva, như một điện thư của Đảng Cộng sản Liên Xô (26/02/1954) giải mật cho thấy.

Không người Việt Nam nào muốn chia đôi đất nước.Bản quyền hình ảnhKEYSTONEImage captionQuân đội Mỹ tại Triều Tiên

Thủ tướng Pháp Georges Bidault cũng viết thư cho Quốc trưởng Bảo Đại, đảm bảo là không có chuyện chia cắt Việt Nam.

Hoa Kỳ từ chối bắt tay đoàn Trung Quốc và chỉ có Ngoại trưởng Anthony Eden của Anh là muốn thúc đẩy cho một giải pháp nào đó qua đàm phán.

Vấn đề cốt lõi cho Trung Quốc vẫn là Triều Tiên, như báo cáo của Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa 02/03/1954, gửi lên Trung ương Đảng C̀ộng sản.

Theo đó, Chu Ân Lai chỉ đạo là về Đông Dương thì "cần phải đạt kết quả gì đó" (to make sure that the Geneva Conference will not end without any result).

Trung Quốc còn muốn là qua hội nghị để tạo ra "khó khăn gia tăng cho Pháp và Mỹ".

Sợ Đông Dương rơi vào tay cộng sản như đã "mất Trung Quốc", Mỹ gợi ý với Pháp về việc ném vũ khí nguyên tử 'chiến thuật' xuống quân Việt Minh ở Điện Biên.Bản quyền hình ảnhBETTMANNImage captionViệt Nam sau ngày chia cắt: tàu Pháp chở người tỵ nạn vào Đà Nẵng tháng 8/1954

Theo giáo sư Fred Logevall, ĐH Cornell thì Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles 'ít nhất đã nói rất chung chung về khả năng này, về người Pháp sẽ nghĩ sao về việc có thể sử dụng hai hoặc ba vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các vị trí của quân địch.'

Nhưng cuối cùng thì Pháp, với sự hỗ trợ của Mỹ đã thúc đẩy cho giải pháp tạm chia đôi Việt Nam.

Chu Ân Lai đã thuyết phục được Hà Nội đành phải chấp nhận Vĩ tuyến 17 để "tạm thời chia cắt đất nước".

Trên thực địa, người ta lấy sông Bến Hải ở về phía Nam vĩ tuyến một chút để phân chia.

Trong lịch sử, Việt Nam đã từng bị chia bởi sông Gianh.

Hiệp định Geneva cấm coi Vĩ tuyến 17 là biên giới chính trị và lãnh thổ (it should not in any way be interpreted as constituting a political or territorial boundary) và người dân hai miền hoàn toàn có quyền thông thương.

Bầu cử tự do phải được tổ chức trước tháng 7/1956 để thống nhất đất nước.

Nhưng những gì diễn ra trên thực tế lại hoàn toàn khác hẳn.

Khi hội nghị chấm dứt, không bên nào ký vào văn bản cuối cùng.

Hệ quả cho hơn nửa thế kỷBản quyền hình ảnhPHOTOQUESTImage captionSĩ quan Pháp bàn giao doanh trại cho bộ đội Việt Minh ở Hà Nội năm 1954 sau trận Điện Biên Phủ

Theo Jean Lacouture, chính phủ Hồ Chí Minh thiệt thòi nhất vì Hoa Kỳ và Nam Việt Nam từ chối tổng tuyển cử.





Phe Việt Minh đã kiểm soát nhiều hơn quá nửa lãnh thổ ở cả hai miền Nam Bắc nhưng phải chấp nhận Vĩ tuyến 17.

Chính phủ Hồ Chí Minh nhận một miền Bắc nghèo hơn, bị cắt đứt khỏi vùng nông nghiệp giàu có trong Nam.

Chính vì thế, Hà Nội phải xin viện trợ từ Bắc Kinh, Moscow, trở nên phụ thuộc họ cả về ý thức hệ độc đoán và phải tiến hành Cải cách Ruộng đất tàn khốc, theo Jean Lacouture.

Nhưng đến năm 1959, Bắc Việt Nam đã sẵn sàng cho một cuộc chiến, và vài năm sau, Hoa Kỳ chính thức vào cuộc.

Cuộc chiến 'nóng' cuối cùng đã diễn ra ở Đông Dương lần hai, nhưng lần này, Hoa Kỳ và Trung Quốc tránh không chạm trán trên chiến trường.

Trong hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc đều luôn chú ý đến thái độ của Hoa Kỳ với lo ngại phải đối đầu trực diện với Mỹ;Bản quyền hình ảnhDICK SWANSONImage captionXe bọc thép Mỹ bắn súng phun lửa ở Nam VN: cuộc chiến nóng trong lòng Chiến tranh Lạnh

Sau chiến tranh, như hội đàm với Kim Jong-un cho thấy, Hoa Kỳ vẫn là bên chủ động 'chia bài' ở châu Á và Trung Quốc, Nga chỉ ứng phó tốt nhất cho quyền lợi của mình.

Quyền lợi của các nước nhỏ hơn luôn chỉ là thứ yếu.

Nhân kỷ niệm 68 năm nổ ra chiến tranh Triều Tiên, tháng 6/1950-2018, các bạn xem lại bài liên quan:






No comments:

Sex – Góc nhìn từ 2 giới

Khi viết bài về sex, sẽ công bằng và tránh hiểu lầm là định kiến về giới thì chúng ta nên có góc nhìn từ cả hai giới. Khi viết, bởi là nam g...