Saturday, July 27, 2019

PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ GIỮA NGƯỜI THỐNG TRỊ VÀ KẺ BỊ TRỊ TRONG LÃNH VỰC Y TẾ.


Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước, tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.
Đỗ Hồng Ngọc là một bác sĩ thuộc lớp cố cựu Saigon, ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Pháp và ở lại Charlie sau ngày tan hàng, ông là một trong số rất hiếm hoi trong hàng đốc tờ sau phỏng dái không bị “nhuộm đỏ”, luôn có tiếng nói thẳng với những bất công xã hội và trong hệ thống y tế xhcn ông va chạm hàng ngày nên thuộc hệ bs “cứng đầu”, không được ưu ái. Ông cũng... mặc xác chúng mài, việc tau tau mần.
Người cố cựu Saigon khó quên một chuyên mục trong báo và đài phát thanh ông phụ trách: “Thắc mắc biết hỏi ai”. Ngoài giải đáp bệnh tật, ông còn như một bs tâm lý học nói lan man nhiều đề tài khác không kém phần dí dõm, nó làm người bệnh cảm thấy yêu đời, lạc quan hơn.
Tình cờ đọc bài chia sẻ của ông về cái gọi “y tế của giai cấp thống trị”, một sự “ưu tiên” mà ai cũng thấy từ lâu nhưng vẫn một chút giựt mình khi biết thêm chút và... chẳng có gì ngạc nhiên vì nó phải như vậy.
Vụ này có théc méc cũng cóc biết hỏi ai.

Bài chia xẻ từ fb Tấn Đảm Lê.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã viết :

PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ GIỮA NGƯỜI THỐNG TRỊ VÀ KẺ BỊ TRỊ TRONG LÃNH VỰC Y TẾ.

Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài, người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không.

Nhưng, nhìn từ góc độ y đức, tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ, chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.

Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước, tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.
Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện. Cán bộ nằm trong phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng, thời nay cũng chẳng có gì khác.
Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì càng giàu, dân thì càng nghèo.
Người ta nói một chuyện, nhưng làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tớ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. 
Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng, ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó. 
Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng, tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng, nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cứ cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên. Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến … cấp ủy. 
Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị! Có cụ bị để nằm cho đến chết, vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. 
Có lần, tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp. Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. 
Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa: “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. 
Có cái gì ghê tởm ở đây.
Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà, người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. 
Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường, trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên. 
Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy. Tạm thời, có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam?

-BS Đỗ Hồng Ngọc-

No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...