Monday, July 22, 2019

VN phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.  
Ngày 19/7, bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7 về diễn biến ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

"Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên", bà Hằng tuyên bố.
Người phát ngôn cho biết Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Bà Hằng cho biết như đã khẳng định tại phát biểu ngày 16/7, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này, người phát ngôn khẳng định.
Căn cứ pháp lý quan trọng của Việt Nam trên biển
Năm 2012, Quốc hội thông qua bộ luật biển Việt Nam làm căn cứ pháp lý quan trọng cho các hoạt động của Việt Nam trên biển. Bộ luật này được soạn thảo trên tinh thần của Công ước Luật biển 1982, còn được gọi là Hiến pháp trên biển của thế giới, mà Việt Nam, Trung Quốc và tất cả các nước xung quanh Biển Đông đều là thành viên.
1. Nội thủy (từ đường cơ sở hướng vào đất liền): chủ quyền; 2. Lãnh hải (từ đường cơ sở tính ra biển 12 hải lý): chủ quyền; 3. Vùng tiếp giáp lãnh hải (từ đường cơ sở tính ra biển 24 hải lý): quyền tài phán; 4. Vùng đặc quyền kinh tế (từ đường cơ sở tính ra biển 200 hải lý): quyền chủ quyền + quyền tài phán; 5. Thềm lục địa (phần đáy biển kéo ra ra đáy đại dương, từ đường cơ sở từ 200 đến 350 hải lý): quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Căn cứ vào hai văn bản pháp lý này, Việt Nam xác lập các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mình tại Biển Đông.
Nguyên tắc đất thống trị biển là nguyên tắc đầu tiên để xác lập các vùng biển với các chế định tương ứng của các quốc gia. Điều này có nghĩa là:
(1) Các quốc gia ven biển có thể xác lập các vùng biển của mình hướng ra biển.
(2) Các quốc gia sở hữu các thực thể xa bờ nổi trên mặt nước khi thủy triều lên (điển hình nhất là các đảo xa bờ) cũng có thể xác lập các vùng biển bao quanh chúng theo luật pháp quốc tế.
Nguyên tắc này có hệ quả quan trọng đó là khi càng hướng xa ra biển, quyền kiểm soát của các quốc gia sẽ càng bị hạn chế. Do đó, tuần tự theo hướng đi ra biển, các quốc gia sẽ có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải. Ở các vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các quốc gia sẽ có quyền chủ quyền và quyền tài phán tương ứng với các đặc điểm khác nhau.
Từ các tuyên bố vào các năm 1977, 1982 và luật biển 2012, Việt Nam đã thực hiện việc xác lập tất cả các vùng biển của mình tại Biển Đông cùng với việc thụ hưởng các quyền và nghĩa vụ tương ứng tại đây.
Chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
Đầu tiên, Việt Nam sẽ có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với nội thủy của mình. Nó tương tự với chủ quyền tuyệt đối trên đất liền. Đi ra đến lãnh hải, Việt Nam sẽ có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ có quyền đặt ra luật và thi hành các luật này cho tất cả các hoạt động ở cột nước, vùng trời và đáy biển trong lãnh hải.
Tuy nhiên, các tàu thuyền nước ngoài sẽ có quyền đi lại vô hại (đi một cách nhanh chóng, liên tục và khẩn trương) trong lãnh hải.
Đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, Việt Nam sẽ có các quyền kiểm soát liên quan đến các vấn đề an ninh như hải quan, nhập cư, và vệ sinh môi trường.
Trong vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với các hoạt động khai thác kinh tế đối với tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động khai thác năng lượng trong cột nước và đáy biển.
Quyền chủ quyền có thể hiểu là quyền độc quyền khai thác và sử dụng của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các quốc gia khác chỉ có thể tiến hành các hoạt động kể trên nếu được Chính phủ Việt Nam cho phép dưới hình thức phổ biến nhất là các hiệp ước với các điều khoản quy định chặt chẽ về việc khai thác này.

nguồn: baomoi.com

Chuyên gia quốc tế phân tích "sự bắt nạt" của Trung Quốc ở Biển Đông 

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 đã phát đi thông cáo bày tỏ quan ngại trước các thông tin về hành vi can thiệp của Trung Quốc đối với các hoạt động liên quan tới dầu khí trong khu vực, bao gồm các hoạt động thăm dò và khác dầu khí từ lâu của Việt Nam.
“Những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động phát triển dầu khí ở ngoài khơi đã đe dọa tới an ninh năng lượng trong khu vực và gây tổn hại cho thị trường năng lượng tự do và cởi mở tại Ấn Độ - Thái Bình Dương”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ.
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Washington “kịch liệt phản đối hành vi cưỡng ép và đe dọa của bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách hàng hải hoặc chủ quyền của mình”, đồng thời kêu gọi “Trung Quốc nên chấm dứt các hành động bắt nạt, kiềm chế tham gia vào các hành động khiêu khích và gây bất ổn”.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus

Ông Gregory Poling, giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) có trụ sở tại Washington, mô tả tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ là “sự thay đổi về giọng điệu” của Washington. Theo ông Poling, tuyên bố cho thấy Mỹ đã dành sự quan tâm tới việc đảm bảo rằng mọi hoạt động trên Biển Đông phải diễn ra một cách hợp pháp, thay vì chỉ tập trung vào hoạt động tự do hàng hải như trước đây.
“Bộ Ngoại giao Mỹ đã có một bước đi quan trọng với tuyên bố hôm 20/7 về hành động can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động dầu khí của Việt Nam và việc (Trung Quốc) sử dụng dân quân để gây bất ổn trên Biển Đông”, ông Poling bình luận trên Twitter.
Hành động can thiệp của Trung Quốc
Theo AMTI, tổ chức này từng theo dõi một tình huống tương tự xảy ra giữa tàu Trung Quốc và tàu Malaysia gần lô dầu khí tại bãi Luconia hồi tháng 5. Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã tìm cách ngăn cản các hoạt động khai thác dầu đang diễn ra tại khu vực nằm trong thềm lục địa của Malaysia.
Điều này cho thấy Bắc Kinh vẫn tìm cách ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí đơn phương của các nước láng giềng ở bất kỳ khu vực nào nằm trong đường 9 đoạn”, ông Poling nói với hãng tin Inquirer.
Đường 9 đoạn là yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc hòng chiếm tới 90% diện tích Biển Đông. Yêu sách ngang ngược này từng bị Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ trong phán quyết vào năm 2016, song Bắc Kinh cho đến nay vẫn ngang nhiên không công nhận phán quyết của tòa.
Theo nhà phân tích Gregory Poling, những vụ việc xảy ra với Việt Nam và Malaysia cho thấy Trung Quốc sẽ chỉ dùng phương thức “bắt nạt” và hành xử thận trọng để tránh xảy ra xung đột trên Biển Đông.
“Điều đó cho thấy Trung Quốc có ý định làm như vậy (ngăn cản các hoạt động dầu khí đơn phương) thông qua sự hăm dọa và bắt nạt, chứ không phải bằng vũ lực. Khi các bên khác kháng cự lại hành động bắt nạt đó và tiếp tục các hoạt động thương mại như Malaysia và Việt Nam đang làm, thì Trung Quốc thường rút lui và sẽ thử lại vào lúc khác”, ông Poling nhận định.
Ông Poling cho rằng chiến lược Biển Đông của Trung Quốc là không bao giờ sử dụng tới vũ lực quân sự vì Bắc Kinh vẫn lo ngại về hình ảnh của nước này trên phạm vi toàn cầu.
“Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực, họ sẽ bị xem như một kẻ xâm lược, điều này sẽ gây tổn hại cho khát vọng của họ trong việc đóng vai trò như một nhà lãnh đạo toàn cầu, và sẽ kéo theo sự can dự lớn hơn của các cường quốc bên ngoài (vào khu vực)”, chuyên gia của AMTI cho biết.
Trong bài viết với tiêu đề “Trung Quốc không nên đối xử với Việt Nam như Philippines” đăng trên Forbes ngày 13/7, giáo sư Panos Mourdoukoutas tại Đại học LIU Post (New York) và Đại học Columbia cho biết hành động của Việt Nam với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông không giống với Philippines. 
“Việt Nam bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh rằng Biển Đông là vùng biển của Trung Quốc. Một phần của vùng biển này thuộc về Việt Nam và Việt Nam có chiến lược để bảo vệ vùng biển này”, ông Panos nhận định.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton ngày 19/7 cũng lên tiếng chỉ trích hành động đe dọa hòa bình và an ninh của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
"Tôn trọng chủ quyền và tự do hàng hải là vấn đề căn bản trong tầm nhìn Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ và ASEAN. Hành vi cưỡng ép của Trung Quốc nhằm vào các nước láng giềng Đông Nam Á đang phản tác dụng và đe dọa hòa bình - ổn định khu vực", ông Bolton bình luận trên Twitter.
Theo Dân trí
VVB chuyen

No comments:

Bạn Đường- Nguyên Giao

  Trong một quán cà phê ở ‘ Thủ Đô Người Việt Hải Ngoại’ một ngày cuối tháng tư năm 1999, Hùng hỏi Giao: - Bạn đến Mỹ năm nào? - Năm 1975,...