Hai trong 7 tàu chiến TQ đi ngang qua Okinawa bên ngoài sát lãnh hải Nhật hôm 16/ 10, Theo AP, các chiến hạm Trung Quốc được phát hiện ở vị trí cách quần đảo Senkaku đang tranh chấp 200km. Nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng nói với AFP rằng, đội tàu này "đã vào vùng biển tiếp giáp" của Nhật, tức vùng biển bên ngoài lãnh hải mà Nhật có một số quyền nhất định theo quy định của luật biển quốc tế. Tuy nhiên, tàu bè nước khác vào vùng biển này không phải là việc bất hợp pháp.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto cho biết, nước này đang theo dõi chặt chẽ những chuyển động của đội tàu.
Cả hai nước Trung Quốc và Nhật Bản đều đã tăng cường các hoạt động hải quân ở vùng biển xung quanh Okinawa vì tranh chấp chủ quyền, nhưng cho tới nay vẫn chưa xảy ra vụ va chạm nào giữa chiến hạm hai bên. ( ảnh Jiji Press/AFP)
Trước các hoạt động quân sự ngày một cứng rắn của Trung Quốc trên các vùng biển đang có tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông, đặc biệt sau vụ Trung Quốc phái 7 tàu hải quân đi ngang qua bên ngoài lãnh hải Nhật Bản ở phía tây Okinawa sáng sớm ngày 16.10, Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc cần minh bạch các hoạt động hải quân.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo (Nhật Bản) chiều 16.10, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - Đô đốc Cecil Haney - cho rằng tàu hải quân Trung Quốc có quyền hoạt động trong vùng biển quốc tế, nhưng cần minh bạch những hoạt động như vậy. Ông Haney nêu rõ không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc (quốc gia với nền kinh tế mới nổi) phát triển sức mạnh hải quân. Tuy nhiên, ông cho rằng Trung Quốc cần minh bạch trong những dự định phù hợp với sức mạnh hải quân của nước này.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ cảnh báo về sự thiếu minh bạch của Trung Q. về các mục tiêu quân sự. Tháng 8 năm ngoái, khi Trung Quốc cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên trên biển ngày 10.8.2011, Mỹ cũng đã yêu cầu Trung Quốc giải thích tại sao cần có HKMH? Không chỉ Mỹ, Nhật Bản cũng đòi hỏi tương tự “Chúng tôi muốn Trung Quốc giải thích lý do vì sao họ cần con tàu này” - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa nói ngày 13.8.2011. Đáp lại việc này, Trung Quốc cho rằng những nhận xét như vậy là không hay, và tuyên bố xu hướng hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình chỉ mang tính chất phòng vệ.
Trung Q. luôn tránh đề cao năng lực của lực lượng hải quân bằng lời khẳng định rằng tất cả chỉ là để sử dụng cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu... Tuy nhiên trong bối cảnh Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với nhiều nước láng giềng, việc phát triển “nóng” về quân sự, nhất là hải quân của Trung Quốc, cũng như thái độ ngày càng cứng rắn của họ về vấn đề chủ quyền biển đảo, khiến dư luận rất lo ngại. Mỹ - với mục tiêu chiến lược sâu xa ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - càng “không bỏ qua” các hành động này.(AFP)
Nam Yết chuyển
NLĐ (theo BBC/AFP)
No comments:
Post a Comment