Và theo tờ báo, đã đến lúc chính quyền Noda không chỉ lặp đi lặp lại biện pháp phản đối qua đường ngoại giao, mà cần quyết tâm thảo luận các con bài đối kháng (đối sách) có tính hiệu quả đối với Trung Quốc, như các biện pháp kinh tế.
Trong khi đó, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã lên án hoạt động của tàu tuần tra Nhật Bản. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì phát biểu tại Liên hợp quốc rằng “Nhật Bản đã "đánh cắp" quần đảo Điếu Ngư (Senkaku),” các ngôn từ, hành động chỉ trích Nhật Bản càng trở nên gay gắt.
Tàu Ngư chính Trung Quốc liên tiếp vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản. Hành động này vi phạm pháp luật một cách cơ bản, không thể dung thứ. Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ liên tục tiến hành các hành động phi pháp nhằm tạo sự đã rồi để chiếm quần đảo Senkaku.
Ngoài ra, Cục Hải quan Bắc Kinh còn tịch thu báo của Nhật Bản (vẫn nhập hàng ngày vào TQ từ trước). Đây có thể nói là hành vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc phong tỏa tự do ngôn luận và khó có thể chấp nhận được.
Đáp lại hành vi xâm phạm lãnh hải này, Cục trưởng Cục châu Á-châu Đại Dương Bộ Ngoại giao Nhật Bản Sugiyama đã điện đàm và kháng nghị với Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản Hàn Chí Cường. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ nếu chỉ đối phó bằng biện pháp này thì cũng không hiệu quả.
Để Thủ tướng Noda xây dựng được những biện pháp đối kháng có hiệu quả hơn, cần huy động trí tuệ của các bộ ngành, tổ chức và cá nhân để tìm ra những đối sách hiệu quả.
Ví dụ, Nhật Bản đã thông qua quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạm thời cấm nhập 3 sản phẩm rau quả của Trung Quốc năm 2001 do phát sinh vấn đề Trung Quốc bán phá giá rau quả. Lần này cũng cần tính đến biện pháp tăng cường kiểm dịch rau quả Trung Quốc, được cho là có quá nhiều dư lượng thuốc trừ sâu, hoặc tăng cường thủ tục kiểm tra hải quan nghiêm ngặt hàng hóa Trung Quốc.
Ngoài ra, khoản viện trợ ODA 4,25 tỷ yên (khoảng 55 triệu USD) đã đưa vào dự toán ngân sách tài khóa này hoàn toàn không được người dân Nhật Bản ủng hộ, cần phải phong tỏa ngay lập tức. Nhật Bản cũng có thể thảo luận vấn đề hạn chế giao dịch trực tiếp giữa đồng yên và Nhân dân tệ mới được bắt đầu năm nay.
Đả đến lúc các doanh nghiệp Nhật Bản cần xem xét lại việc đầu tư vào Trung Quốc sau khi những rủi ro được thấy rõ qua các cuộc biểu tình bạo lực chống Nhật. JCG và Lực lượng Phòng vệ (được hiểu là Quân Đội) cần phải tăng cường phối hợp trong cảnh giới bảo vệ lãnh thổ.
Tăng cường tàu tuần tra, tăng số nhân viên JCG, đưa vào sử dụng xe lội nước của lực lượng phòng vệ mặt đất… là những nhiệm vụ cấp bách để bảo vệ biển đảo. Cần phải thay đổi phương châm chỉ quốc hữu hóa mà không làm gì và thảo luận việc xây dựng cơ sở phục vụ trực tiếp cho nghề cá trên quần đảo Senkaku. (Vietnam plus theo Sankei.jp)
Trung Quốc ngày càng hung hãn
Cũng theo báo Sankei (Nhật Bản), từ sau ngày 26/9, tàu Trung Quốc đã liên tục xuất hiện và xâm phạm lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp Senkaku.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) đang tiếp tục tăng cường cảnh giác phòng bị. Tuy nhiên, tàu tuần tra Trung Quốc xuất hiện gần quần đảo này ngày càng có kích cỡ lớn và được trang bị mạnh hơn. Các nhân viên JCG lo ngại rằng sẽ không thể đối phó nếu thế lực của Trung Quốc tiếp tục tăng như thế này.
Trong số 20 tàu Trung Quốc được triển khai ở vùng biển xung quanh Senkaku từ ngày 18/9, có một tàu gây ngạc nhiên cho các nhân viên JCG là tàu ngư chính 310 thuộc Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Một nhân viên JCG đã phải thốt lên rằng có cảm giác bị gây sức ép mạnh.
Theo các nguồn tin liên quan, tàu ngư chính 310 được đưa vào sử dụng tháng 9/2010. Đây là tàu có trọng tải 2.580 tấn, được trang bị hai máy bay trực thăng và súng đại liên 14,5 ly. Tàu này có thể kết hợp với máy bay trực thăng để “trinh sát” lực lượng JCG từ trên không.
Trong số khoảng 140 tàu ngư chính, có tám chiếc có trọng tải trên 1.000 tấn. Một quan chức JCG đánh giá tàu ngư chính 310 mới được đóng có khác biệt lớn về tầm hoạt động so với các tàu ngư chính khác.
Lần xuất hiện đầu tiên của ngư chính 310 ở vùng biển Nhật Bản là vào tháng 11/2010. Trước đó hai tháng đã xảy ra vụ va chạm giữa tàu tuần tra JCG và tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nên việc tàu ngư chính 310 xuất hiện có ý nhằm kiềm chế hành động của phía Nhật Bản.
Lần này, tàu ngư chính 310 tiếp tục hoạt động ở vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư với tư cách là “chỉ huy” của đoàn tàu ngư chính. Một nhân viên JCG nhấn mạnh rằng cần phải cảnh giác trước phạm vi triển khai hoạt động rộng từ Biển Hoa Nam đến Hoa Đông của tàu ngư chính 310.
Thống đốc Tokyo sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng tại Senkaku
Thị trưởng Tokyo, Shintaro Ishihara, người chịu trách nhiệm cho sự khởi đầu việc mua lại các đảo tranh chấp Senkaku, gây ra những cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Trung Quốc.
Theo hãng tin AFP ngày 4/10, Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara, một chính khách Nhật Bản theo đuổi chủ nghĩa dân tộc nói rằng ông không quan tâm các quyết định của Nội các Nhật Bản và đang đẩy mạnh một kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở Senkaku, một động thái được chắc chắn sẽ làm căng thẳng thêm quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc, các quan chức liên quan nói với hãng tin Reuters.
Mặc dù điều này chưa xảy ra nhưng nó có thể bị chính quyền Obama ngăn cản khi Mỹ từng kêu gọi cả hai bên Nhật - Trung kiềm chế, giảm bớt căng thẳng tại Đông Á.
Tờ Japan Daily Press nhận định, Thống đốc Tokyo là người chịu trách nhiệm cho sự khởi đầu việc mua lại các đảo tranh chấp Senkaku, gây ra những cuộc biểu tình chống Nhật Bản tại Trung Quốc. Tuy nhiên ông Shintaro Ishihara nói rằng ông không quan tâm các quyết định của Nội các Nhật Bản và xây sẽ dựng các công trình cơ sở hạ tầng trên đảo Senkaku.
Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đã bầu Shinzo Abe làm tân lãnh đạo. Thống đốc Ishihara dường như đã đặt cược vào kịch bản rất có thể đảng này sẽ giành lại quyền kiểm soát trong cuộc bầu cử sắp tới, đưa Abe trở thành tân Thủ tướng và chính sách cứng rắn của ông đối với TQ sẽ được được ủng hộ và chú ý hơn.
Trong lúc kế hoạch xây dựng này chưa được triển khai ngay lập tức nhưng họ đã đề xuất việc xây dựng một ngọn hải đăng, trạm phát sóng radio hoặc một số bến cảng cơ bản để tăng cường đảm bảo an toàn cho ngư dân Nhật.
Sau động thái mua lại nhóm đảo Senkaku với giá 26 triệu USD của chính quyền Thủ tướng Noda, Ishihara cho rằng Nhật Bản cần củng cố quyền sở hữu lãnh thổ này khi đối đầu với Trung Quốc bằng cách xây dựng một cơ sở nào đó. Ông đề nghị một công trình đơn giản như nơi trú ẩn cho tàu đánh cá nhưng Thủ tướng Noda đã từ chối ý tưởng này và tuyên bố mục đích là để duy trì hiện trạng và ổn định trên các đảo, không khiêu khích Trung Quốc.
A.V./GDVN (Nguồn AFP, Japan Daily Press)Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment