Đối đầu với Phillipnnes trên đảo san hô Scarborough TQ sử dụng ngay chiến hạm trấn áp nước yếu
Khi tranh chấp với Nhật tại quần đảo Senkaku TQ chỉ dám dùng tàu hải giám (cảnh sát biển) dù rằng cứ mỗi lần đi vào vùng 12 hải lý là bị tàu LL Tuần Duyên Nhật đuổi ra mà vẫn không dám dùng tới chiến hạm.
Trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, tùy từng đối tượng mà Trung Quốc áp dụng những thủ đoạn khác nhau.
Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản vừa có bài viết cho rằng, cuộc đối đầu giữa Trung-Nhật ở vùng biển đảo Senkaku đã bước vào giai đoạn cuộc chiến tiêu hao – so sánh sức chịu đựng.
Chỉ cần khi biển lặng không có bão và sóng lớn, tàu công vụ của Trung Quốc và Đài Loan sẽ không ngừng xuất hiện. Chiến thuật của họ là, lấy ưu thế số lượng làm cho đối thủ phải e ngại. Tuy nhiên, chiến thuật này đối với Nhật Bản không có gì lạ bởi qua quan sát hành động của TQ trong các cuộc tranh chấp với các quốc gia láng giềng khác Nhật Bản đã rút ra bài học và có đối sách để giải quyết.
Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tiêu hao ở biển Hoa Đông, điều này hơi khác với “cuộc chiến đe dọa” ở biển Đông nhằm vào Philippines và Việt Nam. Đối với Philippines, Trung Quốc đã điều tàu chiến trang bị tên lửa chống hạm ngay từ những ngày đầu xung đột. Trong khi đó, đối với Nhật Bản – nước có thực lực hải quân hùng mạnh, Trung Quốc lại triển khai cuộc đấu về sức chịu đựng, chỉ dùng tàu hải giám và tàu ngư chính liên tục xuất hiện chạy lòng vòng quấy nhiễu.
Nhật Bản vừa điều thêm tàu tuần tra trong số 360 tàu của Lực lượng Phòng vệ bờ biển nước này đến vùng biển này để đối phó với Trung Quốc.
Một giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc sử dụng cảnh sát biển (hải cảnh) là để không cho quân Mỹ nhúng tay vào, đồng thời để cho Nhật Bản mệt mỏi. Tuy nhiên, kết quả có như TQ mong đợi hay không còn tuỳ thuộc vào sự hoá giải của Nhật Bản.
Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản vừa có bài viết cho rằng, cuộc đối đầu giữa Trung-Nhật ở vùng biển đảo Senkaku đã bước vào giai đoạn cuộc chiến tiêu hao – so sánh sức chịu đựng.
Chỉ cần khi biển lặng không có bão và sóng lớn, tàu công vụ của Trung Quốc và Đài Loan sẽ không ngừng xuất hiện. Chiến thuật của họ là, lấy ưu thế số lượng làm cho đối thủ phải e ngại. Tuy nhiên, chiến thuật này đối với Nhật Bản không có gì lạ bởi qua quan sát hành động của TQ trong các cuộc tranh chấp với các quốc gia láng giềng khác Nhật Bản đã rút ra bài học và có đối sách để giải quyết.
Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tiêu hao ở biển Hoa Đông, điều này hơi khác với “cuộc chiến đe dọa” ở biển Đông nhằm vào Philippines và Việt Nam. Đối với Philippines, Trung Quốc đã điều tàu chiến trang bị tên lửa chống hạm ngay từ những ngày đầu xung đột. Trong khi đó, đối với Nhật Bản – nước có thực lực hải quân hùng mạnh, Trung Quốc lại triển khai cuộc đấu về sức chịu đựng, chỉ dùng tàu hải giám và tàu ngư chính liên tục xuất hiện chạy lòng vòng quấy nhiễu.
Nhật Bản vừa điều thêm tàu tuần tra trong số 360 tàu của Lực lượng Phòng vệ bờ biển nước này đến vùng biển này để đối phó với Trung Quốc.
Một giáo sư Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc sử dụng cảnh sát biển (hải cảnh) là để không cho quân Mỹ nhúng tay vào, đồng thời để cho Nhật Bản mệt mỏi. Tuy nhiên, kết quả có như TQ mong đợi hay không còn tuỳ thuộc vào sự hoá giải của Nhật Bản.
GDVN theo Sankei, Phượng Hoàng (HK)
Ảnh và ghi chú bởi QHNK
Ảnh và ghi chú bởi QHNK
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment