Tuần Dương Hạm Takao |
Cách hành xử ngông cuồng của Trung Q. và chuyện ồn ào đang diễn ra quanh đảo Điếu Ngư và không khỏi
làm thiên hạ băn khoăn. Thứ nhất, liệu chiến tranh Trung Nhật có thể
xảy ra hay không? Thứ hai, nếu nó xảy ra thì thì phần thắng sẽ thuộc về
ai?
Nhìn
chung, theo giới phân tích quốc phòng, với sức mạnh quân sự đơn thuần,
Trung Quốc không thể chọi lại Nhật. Thêm vào với thế cô lập về ngoại
giao, Trung Quốc càng không thể chọi lại Nhật. Tuy nhiên để tìm câu trả lời trọn vẹn và thuyết phục, trước hết chúng ta cần trở về với các bài học lịch sử.
Bài học từ lịch sử
HKMH Zuikaku |
Chỉ
đơn giản nghĩ rằng năm 1941 Nhật đã có một lực luợng hải quân hùng
mạnh, đã đưa hàng không mẫu hạm bấn thần tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ.
Còn Trung Quốc thì đến giờ vẫn chưa tự làm được chuyện này. Tất cả
những gì Trung Quốc làm lại mua lại một hàng không mẫu hạm loại “vứt đi”
của Ukraine rồi bỏ ra 14 năm “gia công” và đến tháng Ba năm nay mới có
thể hạ thủy. Thế nhưng hàng không này chỉ hạ thủy để chơi, để tập tành
và huấn luyện, chưa thể sử dụng cho tác chiến.
HKMH Shokaku cuả Nhật Bản thờ thế chiến Ì |
Nhật
đã đánh thắng Trung Quốc trong chiến tranh Thanh-Nhật từ 1894 đến 1895,
đánh thắng Nga trong Chiến tranh Nga-Nhật kéo dài từ 1904 – 1905 để
vươn lên thành cường quốc thời đó.
Cả
hai cuộc chiến này đều khai pháo bằng hai trận hải chiến,đánh tan hạm
đội Trung Quốc năm 1894 tại Hoàng Hải, tấn công rồi bao vây hạm đội Nga
tại cảng Lữ Thuận năm 1904. Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến trận đánh với
Trung Quốc vào năm 1894, trận đánh đã đảo ngược trật tự thế giới.
Lúc
đó Trung Quốc đang bị Nhật lấn lướt trong cuộc tranh giành bán đảo
Triều Tiên nên muốn đưa quân sang tính sổ một trận lớn. Tuy nhiên ý đồ
này không thành và sau đó bị Nhật nuốt chửng với thất bại đầu trên biển
Hoàng Hải vào ngày 17/9/1894.
Thiết giáp hạm Nagato cuả Hải quân Hoàng gia Nhật thời Đại chiến thứ hai |
Trận
hải chiến Hoàng Hải hay còn có tên khác là trận chiến sông Áp Lục, diễn
ra ở cửa sông Áp Lục đổ ra biển Hoàng Hải, là vùng biên giới giữa
Triều Tiên và Trung Quốc. Trung Quốc cần vượt qua được khe cửa hẹp Áp
Lục để giành lại ưu thế đang dần bị mất ở Triều Tiên. Để bảo vệ quyền
lợi của mình, Nhật phải chặn lại, không cho quân Trung Quốc tiến sang Triều Tiên mà Nhật đang kiểm soát phần lớn.
Trung
Quốc tiến hành cuộc chiến với lợi thế hơn hẳn về số lượng cũng như hệ
thống đại bác cỡ lớn hiện đại, được xem cho là có ưu thế tuyệt đối với
Hạm đội Bắc HẢi do Đô đốc Đinh Nhữ Xương chỉ huy.
Thiết Giáp Hạm Yamato với 9 khẩu hải pháo khổng lồ 400 ly.
Trên
giấy tờ hạm đội này được trang bị những thiết giáp hạm hiện đại nhất
thời đó là Định Viễn (Dingyuan) và Trần Viễn (Zhenyuan), 2 chiến hạm mà
giới quan sát cho rằng Nhật không thể nào đối đầu. Hạm đội trang bị
những pháo thần công cỡ lớn 200 - 250 mm và có sự giúp đỡ của các cố vấn là sĩ quan hải quân nước ngoài đến từ Đức, Anh và Mỹ.
Trong
khi đó thì Hải quân Nhật chỉ mới được thành lập vội vã, do Đô đốc
Sukeyuki Ito chỉ huy. Tuy nhiên đã chặn đứng được cuộc đổ bộ của lục
quân Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của hạm đội nói trên.
Nhật-Đài quần thảo tại quần đảo Senkaku |
Vào
trận Hạm đội Bắc Hải bố trí theo đội hình hàng ngang như một bức
trường thành trên biển. Trong khi đó Hạm đội Nhật đội hình "mũi tên" để
tấn công.
Trung
Quốc bố trí hai thiết giáp hạm mạnh của mình ở giữa, các chiến hạm yếu
hơn phân bố 2 bên, như một thứ “Vạn lý trường thành” di động trên mặt
nước. Nhưng càng vào trận thì trường thành này càng bị gãy khúc do sự
chênh lệch tốc độ và do sự điều hợp và liên lạc lủng củng.
Trước
một đội hình rời rạc và lề mề của Trung Quốc, Hạm đội Nhật xả hết tốc
độ tấn công vào hai cánh của Hạm đội Trung Quốc. Đến lúc này tư lệnh
Đinh Nhữ Xương mới nhận ra rằng những tàu chiến hỏa lực yếu ở hai cánh
của mình không thể nào chịu nổi đối thủ Nhật. Trong khi đó hai chiến hạm
mạnh nhất ở giữa thì không thể làm được gì vì chính các tàu khác Trung
QUốc cản tầm bắn của nó. Hạm đội Trung Quốc rơi vào thế bí, phải dàn
mỏng đội hình và chống trả từ cả 2 cánh.
Truớc
tình hình khẩn, cố vấn Ferdinand Tyler người Anh có mặt trên thiết giáp
hạm đề nghị Đinh Nhữ Xương để thay đổi đội hình. Vì tự ái, họ Đinh khư
khư với chiến thuật cũ và cuối cùng là thảm bại.
Hai
thiết giáp hạm là Định Viễn và Trấn Viễn chỉ bị hư hại nhẹ do đứng ở
giữa đội hình tuy nhiên Nhật cho răng Đinh Nhữ Xương đã tháo chạy từ
sớm, bằng không đã làm hang cho cá ở đáy biển.
Tính
ra Hạm đội biển Bắc bị thiệt hại nặng nề vói 850 thủy thủ mất tích, 500
thủy thủ bị thương, 5 chiến hạm bị đắm và 3 chiến hạm hư hại nặng. Phía
Nhật bị hư hại 4 chiến hạm, thiệt mạng 280 thủy thủ và 200 thuỷ thủ bị
thương.
Nguyên nhân thất bại
Về sau các sử gia đã nghiên cứu và chỉ ra những nguyên nhân thất bại của Trung Quốc.
Thứ
nhất, và gần với hiện trạng hải quân Trung Quốc hôm nay nhất, là nạn
tham nhũng. Kết quả điều tra sau đó cho thấy nhiều trái đạn đã bị các sĩ
quan và thủy thủ tráo thuốc súng mang đi bán, nhét cưa và bùn vào trong
để che giấu. Thậm chí bản tường trình cho thấy ít nhất có một trường
hợp một cặp nòng pháo cỡ 10 inch (250mm) đã bị các sĩ quan mang đi cầm
để lấy tiền xài.
Thứ
hai là sự thiếu chuẩn bị. Hải quân Trung Quốc mạnh về số lượng nhưng
thiểu chuẩn bị, các loại đạn bị sai kích cỡ không thể sử dụng, và chủ
yếu là loại đạn cũ đã sản xuất từ hơn 30 năm trước.
Trước
đó Tổng lý nha môn đại thần Lý Hồng Chương – người hiện đại hoá hải
quân TQ lúc đó, cha đẻ của các trường Hải quân Học hiệu (1881), Hải quân
Cơ khí Học hiệu, Quân sự Học hiệu (1885) vvv… --- đã nhận ra viện này
nên đã ra lệnh hạn chế các cuộc tập luyện để dành đạn cho thực chiến. Lý
Hồng CHương còn đề nghị triều đình cung cấp thêm ngân khoản cũng như
trì hoãn chiến dịch “đả Nhật” cho đến lúc có đầy đủ đạn dược. Tuy nhiên
những kẻ quan liêu tại Bắc Kinh gọi ông là kẻ hèn nhát và gạt bỏ kiến
nghị này.
Thứ
ba là lười biếng, ỉ lại. Hải quân Trung Quốc đã có mặt ở khu vực chiến
sự từ nhiều tháng trước đó nhưng rất lơ là trong việc luyện tập và
chuẩn bị. Giới chỉ huy cũng không chuẩn bị tâm lý cho mình và cả quân
nhân để tác chiến dưới áp lực của hải pháo. Không quen với hỏa lực của
chiế tranh hiện đại, nhiều sĩ quan đã chạy nấp dưới khoang tàu.
Thứ
tư là thiếu tự tin. Bênh cạnh bộ tham mưu Trung Quốc còn có các sĩ quan
cố vấn Đức ( Đại tá von Hanneken), W. F. Tyler (trung úy Hải quân Anh)
và Philo McGiffen (thiếu úy Hải quân Mỹ). Trung Quốc mướn cố vấn như tự
ái, không nghe lời cố vấn.
Trong
khi đó thì người Nhật hoàn toàn làm chủ chiến thuật của mình, hoàn toàn
tự tin vào mình. Nhật đã giành chiến thắng bằng nhờ nghệ thuật điều
khiển chiến hạm và thủy thủ trên biển, bằng cách sử pháo binh và tinh
thần thủy thủ.
Ngày nay lực lượng trên biển của Nhật vẫn duy trì ưu điểm này. Tuy nhiên trước hết cần so sánh lực lượng hiện tại giữa hai bên.
Tương quan lực lượng
Bất
cứ nhà phân tích nài cũng đều cho rằng lợi thế thuộc về Nhật cho dù
Nhật không thể so sánh với Trung Quốc về số lượng chiến hạm và vũ khí.
Hiện tại Trung Quốc hơn hẳn Nhật về số lượng chiến hạm và thiết bị, tuy
nhiên bị xem là thấp hơn Nhật trên khía cạnh phẩm lượng, cả về phương
tiện chiến tranh và đội ngũ quân nhân sử dụng các phương tiện ấy.
Hải
quân Nhật có danh xưng chính thức là “Lực lượng phòng vệ biển” (JMSDF)
có 48 chiến hạm và 16 tàu ngầm. Tong khi đó Trung Quốc có tới 73 chiến
hạm và 63 tàu ngầm.
Tuy
nhiên “qúy hồ tinh bất qúy hồ đa”, tương quan lực lượng hiện tại lại
nghiêng về phía nhật xét theo những tiêu chí đã làm nên thất bại Trung
Quốc vào năm 1894.
Chỉ đơn cử một ví dụ là chiến hạm Nhật hầu hết trang bị “Hệ thống tác chiến Aegis” (Aegis combat system), được Công
ty Lockheed Martin của Mỹ đưa ra thử nghiệm thành công vào năm 2009 và
đến nay chỉ trang bị cho một số quốc gia đồng minh thân cận với Mỹ,
trong đó có Nhật, Úc, Nam Hàn, Tây Ban Nha.
Hệ
thống tích hợp 2 loại radar quét tập trung và khoá mục tiêu, bao gồm
nhu liệu điều khiển và các thiết bị điện tử đi kèm, có thể dẫn đường cho
hoả tiễn tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, đảm nhiệm viêc gây nhiễu,
tác chiến điện tử hay tiếp sóng thông tin mã hóa băng thông rộng. Ngoài
khả năng điều khiển hỏa lực, hệ thống còn quét radar sát mặt biển để
phát hiện các kính tiềm vọng của tàu ngầm.
Còn Trung Quốc thì dường
như chỉ xây dựng lực lượng cho sướng tai, để đẩy con số lên cao chứ ít
chú tâm đến việc huấn luyện và hoạt động. Hải quân Trung Quốc không có
nhiều cơ hội rèn luyện khả năng tác chiến và hợp đồng binh chủng.
Tới
thập niên 80 và 90 của thế kỷ 20 hải quân Trung Quốc chủ yếu hoạt động ở
vùng biển gần. Tháng 11/1985, Trung Quốc mới thực hiện chuyến thăm nước
ngoài đầu tiên tới Pakistan. Đến tháng 5/1986, biên đội hỗn hợp thuộc
Hạm đội Bắc Hải mới lần đầu tiên hoàn thành khoa mục luyện tập tác chiến
hiệp đồng biển xa.
Cho
tới năm 2005 không có chiếc nào trong số 50 tàu ngầm của Trung Quốc
tiến hành tuần tra viễn dương. Đến năm 2008 đội tàu ngầm Trung Quốc đã
tiến hành 12 lần tuần tra viễn dương nhưng tính ra thì cứ 4.5 tàu ngầm
Trung Quốc mới có cơ hội đi tuần tra viễn dương một lần. Ngoài ra, từ
khi đưa vào phục vụ tới nay, tàu ngầm hạt nhân chiến lược 092 lớp Hạ của
Trung Quốc chưa một lần đi tuần tra viễn dương.
Trung
Quốc có 74 tàu trục hạm và hộ tống hạm. Nếu tiếp tục duy trì cách làm
việc hiện tại thì phải 4-5 năm nữa cả các chiến hạm chủ lực của Trung
Quốc mới có thể được trải nghiệm thực chiến viễn dương thông qua hoạt
động chống cướp biển Somalia.
Rõ ràng, Trung Quốc chưa đạt đến tiêu chuẩn cường quốc hải quân phương Tây!
Bên
cạnh đó, các chiến hạm Trung Quốc còn có một điểm yếu khác là không đủ
năng lực căn bản như chống tàu ngầm và chống thủy lôi.
Xem
xét số lượng tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường bố trí xung
quanh Trung Quốc, giới phân tích cho rằng nước này đã tính sai đường và
đáng lý phải giành ưu tiên hơn cho việc phát triển năng lực tác chiến
chống ngầm.
Hải
quân Trung Quốc thiểu khả năng tự vệ nếu đối phương bao vây và tấng
công bằng thủy lôi. Hải quân Trung Quốc có thể tiến hành thả thủy lôi
quy mô lớn, phong tỏa bờ biển của nước khác hoặc bảo vệ vùng biển của
Trung Quốc, nhưng lại không có đủ năng lực để loại trừ thủy lôi của đối
phương. Như vậy, phải đóng cửa các tuyến đường trên biển., Nhật chỉ cần
đơn giản sử dụng vài trăm quả thủy lôi.
Theo
một nhà phân tích ở Hong Kong thì phong tỏa eo biển Đài Loan bằng thủy
lôi loại tiến công là có thể ngăn chặn được chiến dịch sử dụng vũ lực đế
chiếm đảo quốc này,
Nhà
phân tích trên cho rằng để bảo vệ lợi ích thương mại ngày càng gia tăng
trên trường quốc tế, Trung Quốc cần phải có lực lượng hải quân biển xa.
Đó là một lực lượng đa tầng với các chiến hạm viễn dương, các tàu tiếp
nhiên liệu, tàu tiếp liệu và tàu sửa chữa cỡ lớn cùng không lực và thủy
quân lục chiến đi kèm.
Nếu
một đội hộ tống hạm chỉ có vài khu trục hạm và hải vận hạm, thiếu sự
yểm trợ của không quân, ở nơi cách xa Trung Quốc hàng nghìn cây số, hải
đội này sẽ khó mà tự bảo vệ được thân mình, đừng nói gì đến việc bảo vệ
tuyến đường vận tải thương mại.
Còn
thủy quân lục chiến thì cần dựa vào số lượng lớn tàu đổ bộ tiến công,
có thể tiến hành chiến dịch đổ bộ tầm xa dưới sự hộ tống của không lực
hải quân.
Ngoài
ra, để bảo vệ thương mại đối ngoại, điều quan trọng hơn việc chế tạo
chiến hạm viễn dương và hạm đội chi viện là kết giao với các cường quốc
hải quân.
Đó là những điều mà Trung Quốc chưa làm được.
Hiện
tại, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, có thể phóng hoả tiễn mang đầu đạn hạt
nhân, là chiến hạm hiện đại của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên, tờ The Washington Post dẫn báo cáo từ Cục Tình báo hải quân Mỹ
lưu ý rằng tàu ngầm lớp Tấn rất dễ bị phát hiện vì phát ra tiếng động to
hơn các tàu ngầm do Liên Xô chế tạo cách đây 30 năm.
So sánh con người
Về
về kinh nghiệm thì Nhật hơn hẳn Trung Quốc vì đã tích lũy nhiều kinh
nghiệm hải chiến từ Đệ Nhị thế chiến cũng như liên tục tham gia tập trận
với Mỹ cùng các quốc gia khu vực.
Bên
cạnh đó hải quân và các lực lượng thuỷ quân lục chiến Nhật rất nổi
tiếng về tính chuyên nghiệp. Giới phân tích thường tỏ ý tháng phục về
sự rèn luyện bài bản và tinh thần chiến đấu cao của quân nhân Nhật.
Như
đã nói ở trên, tại Hoàng Hải năm 1894, Nhật đã giành chiến thắng nhờ
vào nghệ thuật điều khiển tàu và thủy thủ trên biển, pháo binh và tinh
thần. Ngày nay lực lượng Nhật vẫn duy trì thành tích này.
So
ra thì Hải quân Trung Quốc thua xa vì lâu nay chỉ là một lực lượng “gần
bờ” chưa kể những vấn nạn từ thòi nhà Thanh là tham nhũng trong quân
đội.
Năm
ngoái, Trung tướng Chính ủy Tổng Cục Hậu Cần Lưu Nguyên – con trai của
cố chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ -- đã l ên tiếng về tình trạng tham nhũng
trong quân đội Trung Quốc.
Trong
bài diễn văn đọc trước các sĩ quan cuối năm 2011 Lưu Nguyên cho rằng đi
đến đâu, trong hay ngoài nước, quân đội Trung Quốc đều “không để ai
đánh bại, tuy nhiên nó có thể bị đánh bại bởi chính nó khi nạn tham
nhũng đang lan tràn”.
Lưu
Nguyên vạch trần các thủ đoạn tham nhũng: biển thủ công quỹ, lạm dụng
chức quyền và công vụ, mua quan bán tước. Lưu Nguyên đề cập tình trạng
bè phái, mafia trong quân đội với các hành vi đe dọa, đảo chính trong
nội bộ, thậm chi ột số các sĩ quan còn tổ chức bắt cóc các sĩ quan trung
thực và cưỡng ép cấp trên phải che chở cho họ.
Về
biển thủ công qũy, Lưu Nguyên đề cập đến việc “ăn đạn” trong tập trận,
thay vì bắn đạn thật đã bắn đạn giả, thay vì hành quân xa lại tổ chức
hành quân gần đê giảm chi phí và hưởng tiền chênh lệnh. Theo họ Lưu thì
chống tham nhũng là “vấn đề sống còn” vì tình trạng này tất sẽ dẫn đến hợp “bất tuân thượng lệnh” trong trường hợp chiến tranh xảy ra.
Nếu
chiến tranh xảy ra, chắc chắn tình trạng của trận hải chiến Hoàng Hải
năm 1894 sẽ lập lại: sĩ quan đào ngũ, đạn bị tịt ngòi, cấp duới không
nghe lời cấp trên, hoàn toàn bị động trước chiến thuật nhanh nhậy của
đối phương.Phạm Đức Đồng Hùng
No comments:
Post a Comment