Sunday, May 26, 2013

So máy bay săn ngầm GX-6 với P-3C: TQ đang tự hạ thấp mình_ NgV

Y-8FQ Cub/GX-6
P-3C
Theo tờ “Tin tổng hợp buổi sáng” của Đài Loan số ra ngày 22/03, nếu máy bay trinh sát chống ngầm Cao Tân-6 (GX-6) phát triển thuận lợi sẽ đưa Trung Quốc vào nhóm 6 cường quốc chế tạo thành công máy bay trinh sát chống ngầm cánh cố định.

Trung Quốc tuyên bố GX-6 vượt trội P-3C của Mỹ và Nhật

Hiện nay, nhóm 5 nước đã làm chủ công nghệ và sở hữu máy bay trinh sát chống ngầm cánh cố định bao gồm: Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Nhật Bản. Trong đó, Mỹ có 2 loại là P-3C Orion và P-8A Poseidon, còn Nhật có P-3C và P-1 và đặc biệt là thủy phi cơ chống ngầm US-2 mà họ mới đưa vào biên chế đầu năm nay. Chiếc GX-6 mà Trung Quốc đang phát triển được đem ra so sánh với P-3C.
P-3C Orion bắt đầu được đưa vào biên chế của hải quân Mỹ năm 1969, là máy bay là máy bay trinh sát chống ngầm chiếm vị trí hàng đầu thế giới suốt 40 năm qua. Thời kỳ hoàng kim của nó, hải quân Mỹ đã trang bị tới 300 chiếc. Ngoài ra, Nga có IL-38 và Tu-142M3, Pháp có “Atlantic” và Anh có Nimrod MR2 là các loại máy bay chống ngầm cánh cố định.
Báo chí Trung Quốc ca ngợi, ngoài tầm bay và thời gian lưu không ra, GX-6 vượt trội P-3C ở tất cả các tham số khác. GX-6 có trọng lượng cất cánh và vận tốc tối đa tương đương P-3C, sử dụng động cơ phản lực cánh quạt 6 lá, công suất 5200 Hp; có thể cất, hạ cánh ngay tại các đường băng dã chiến. Tuy nhiên nó chỉ có tầm hoạt động 5000km, trong khi P-3C là hơn 8000km.

Ở phần dưới của GX-6 lắp đặt 1 chụp chỉnh lưu hình cầu bên trong có radar tìm kiếm và quan sát mặt biển có thể quay 360 độ. Phía dưới phần đầu máy bay lắp đặt 1 thiết bị cảm biến điện - quang hình cầu, giữa thân máy bay là khoang vũ khí, phần đuôi thò dài của máy bay là thiết bị thăm dò từ tính có kích thước dài hơn của P-3C.
Cả GX-6 và P-3C đều sử dụng hệ thống xử lý âm thanh theo công nghệ số, thiết bị thăm dò từ tính bất thường và hệ thống tìm kiếm được cấu thành từ 2 bộ phận là radar tìm kiếm mặt biển và thiết bị ảnh nhiệt, cơ bản là phần cứng hệ thống của 2 loại máy bay này không có sự chênh lệch trình độ công nghệ.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, sự chênh lệch rõ nét giữa GX-6 và P-3C là máy bay Trung Quốc hơn hẳn về kho dữ liệu sóng sonar mẫu và các thuật toán xử lý môi trường hải dương. Về mặt số học, GX-6 có khả năng rải và thu tín hiệu của 100 phao sonar, còn P-3C chỉ có 48 phao.

Trung Quốc đang tự hạ thấp kỹ thuật của mình

Tuy vậy, người Trung Quốc có nhớ là họ đang so sánh loại máy bay sản xuất ở thế kỷ 21 với loại máy bay Mỹ phát triển cuối thập niên 60 của thế kỷ 20. P-3C của Mỹ ra đời trước khi nhân loại chưa bước vào thời kỳ số hóa, trong khi người Trung Quốc được hưởng những thành quả công nghệ tiên tiến nhất của thế kỷ 21 để phát triển chiếc máy bay trinh sát chống ngầm của mình.
Vì vậy, nếu GX-6 vượt trội P-8A và P-1 thì mới xứng đáng để tán dương chứ nếu so hơn kém với P-3C thì hóa ra người Trung Quốc đang tự hạ thấp mình. Trên thực tế, người ta mới chỉ thấy GX-6 hơn P-3C ở điểm nhiều phao sonar hơn mà thôi, về chất lượng của chúng thì không ai có thể kiểm chứng được, còn P-3C đã chứng minh khả năng siêu hạng của nó nhiều lần trong thực tế.
Trong 2 tháng qua, sự kiện Nhật 3 lần liên tiếp phát hiện ra tàu ngầm “lạ” mà họ cho là tàu ngầm Trung Quốc đã thể hiện khả năng của P-3C Orion không hề giảm theo thời gian, còn GX-6 của Trung Quốc thì chưa ra đời, vẫn còn một khoảng thời gian dài mới được đưa vào sử dụng và chứng minh chân giá trị.
Hiện nay, một thế hệ máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến đang ồ ạt xuất hiện. P-8A Poseidon của Mỹ, P-1 của Nhật đã được đưa vào sử dụng, trong khi Nga cũng bắt đầu thiết kế một loại máy bay tuần tiễu săn ngầm mới thay cho Tu-142-M3, trong khi họ vẫn còn có IL-38. Người Mỹ dự định trang bị tới 117 chiếc P-8A, trong khi Nhật cũng chế tạo 70 chiếc P-1 để thay thế 80 chiếc P-3C. GX-6 của Trung Quốc không thể so với 2 loại này được.

GX-6 thua xa P-1 của Nhật và P-8A của Mỹ

Khác với máy bay P-3C sử dụng động cơ Turbin cánh quạt, P-1 lắp đặt 4 động cơ phản lực cánh quạt XF7-10 của công ty IHI đạt tốc độ tối đa 996 km/giờ, tốc độ trung bình 833 km/giờ và tầm bay xa 8.000 km với trần bay 13.520m. Phạm vi tác chiến và tốc độ của nó đều vượt trội P-3C, rút ngắn 1/3 thời gian đến khu vực hoạt động, nhanh chóng phát hiện, truy lùng tàu ngầm địch, đây là một yêu cầu rất quan trọng trong chiến tranh hiện đại.
Mỗi chiếc máy bay P-1 có thể mang được hơn 9 tấn bom và được trang bị các loại tên lửa AGM-84 Harpoon, ASM-1C và AGM-65 Maverick giúp nó vừa có khả năng chống ngầm rất mạnh vừa có khả năng chống hạm khi bị các tàu mặt nước săn đuổi. Ngoài ra nó còn có khả năng tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và nhiều trinh sát thông thường.

Để thăm dò tàu ngầm, P-1 có 100 phao sonar, gồm hơn 30 chiếc lắp sẵn và hơn 70 chiếc triển khai trong khoang. P-1 có khả năng trinh sát phát hiện tàu ngầm ở độ sâu hàng trăm mét, có thể phán đoán được hình dạng và tính năng sơ bộ của tàu ngầm và lặng lẽ theo dõi.
Đồng thời nó gửi các dữ liệu về tọa độ, kích thước sơ bộ, hướng di chuyển, độ sâu… của tàu ngầm về trung tâm chỉ huy bằng đường truyền số liệu giúp trung tâm điều phối các lực lượng săn ngầm phối hợp tiêu diệt tàu ngầm địch. Có thể khẳng định, P-1 của Nhật không hề kém gì P-8A của Mỹ.

P-8A Poseidon (trái) và Kawasaki P-1 (phải)

P-8A Poseidon có chiều dài 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8A Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4800km, tốc độ bay tối đa là 900 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h, phi hành đoàn 9 người. Trần bay tối đa của P-8I là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15000 feet (4,57km).
P-8I lắp đặt 5 giá treo vũ khí trong khoang và 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm: bom, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon khiến nó có khả năng chống ngầm xuất sắc và chống tàu mặt nước cũng rất mạnh.
Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8I bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển AN/APY-10 của hãng Raytheon. Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Khi tiến hành các nhiệm vụ chống ngầm, P-8I có thể cùng một lúc giám sát 64 phao sonar bị động và 32 phao sonar chủ động, tức là gấp 2 lần P-3C Orion hiện Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, phao nước và pháo sáng…
Không kể đến Mỹ với 117 chiếc P-8A, còn Nhật Bản sau khi tiếp nhận thêm loại máy bay trinh sát - tấn công chống ngầm P-8A “Poseidon” của Mỹ, lực lượng máy bay chống ngầm của Nhật gồm 70 chiếc P-1, 14 chiếc U-2 và một số máy bay P-8A sẽ đạt tầm cỡ thế giới chứ không chỉ là trong châu lục. Lúc đó, GX-6 Trung Quốc sẽ xếp vào đâu khi hiện nay nó mới đang thử nghiệm?
News skydoor.net
Theo “Tin tổng hợp

Nam Yết chuyển

No comments:

HƯƠNG GÂY MÙI NHỚ… Tản Mạn - Nhất Hùng

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị: “Mành tương phơn phớt gió đàn, Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”