Monday, May 27, 2013

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc:: USS Nimitz xuất hiện gần Trường Sa răn đe tàu TQ?


Nhìn vào bối cảnh khu vực, các khoa mục diễn tập và chủ động đưa tin của truyền thông Mỹ, hành động này rõ ràng là đứng về phía Philippines.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" ngày 27/5 có bài viết cho rằng, đúng với thời điểm Trung Quốc-Philippines đối đầu tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam) trên biển Đông, cụm chiến đấu tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Nimitz Mỹ đã ồn ào xuất hiện.

Có nguồn tin cho biết, cụm tàu sân bay này đã tổ chức diễn tập các khoa mục như "yểm trợ phòng thủ đảo" ở vùng biển gần Philippines, tính mục đích rất rõ ràng – có ý đồ răn đe tàu thuyền Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam), đồng thời gián tiếp khuyên Philippines không để tình hình leo thang gây ra "hậu quả không thể dự đoán".

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Nimitz CVN 68 trên biển Đông ngày 22/5/2013. Trong hình là máy bay chiến đấu-tấn công FA-18E Super Hornet huấn luyện cất/hạ cánh trên tàu sân bay.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Nimitz CVN 68 trên biển Đông ngày 22/5/2013. Trong hình là máy bay chiến đấu-tấn công FA-18E Super Hornet huấn luyện cất/hạ cánh trên tàu sân bay.

Theo bài báo, tàu sân bay USS Nimitz đã khá “kín tiếng” khi ở Sasebo, Nhật Bản. "Ngày 15/5, trong thời điểm Chính phủ Hàn Quốc và chính khách Nhật Bản tranh cãi về quan điểm lịch sử, hạm đội Hàn Quốc và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản lại lặng lẽ tổ chức diễn tập liên hợp nhằm "bảo vệ quyền lợi biển" ở biển Hoa Đông.
Cuộc diễn tập này tuy chỉ diễn ra trong 1 ngày, nhưng quy mô rất lớn. Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ hầu như không nhắc đến một chữ nào, bởi vì tàu sân bay USS Nimitz quá nhạy cảm, có thể khiến cho tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục xấu đi và gây bất mãn mạnh mẽ từ Chính phủ Trung Quốc, cho nên các bên liên quan đều đã lựa chọn kín tiếng".

Sau khi kết thúc diễn tập, hành động tiếp theo của cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz càng bí mật hơn, không chỉ ở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, trang mạnh chính thức của tàu sân bay USS Nimitz và Hạm đội Thái Bình Dương cũng không có bất cứ thông tin nào, hơn nữa khi truyền thông Nhật Bản hỏi con tàu này đi hướng nào, quân Mỹ tại Nhật cũng nói năng thận trọng, mãi cho đến ngày 22 tháng 5.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C trên tàu sân bay USS Nimitz CVN 68 Mỹ ở biển Đông.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C trên tàu sân bay USS Nimitz CVN 68 Mỹ ở biển Đông.

Cùng ngày, trang mạng Hải quân Mỹ đã công bố một hình ảnh "Đại sứ Mỹ tại Singapore David Aardman bay đến tàu sân bay USS Nimitz", cho thấy tàu sân bay này đang ở biển Đông. Đây là lần đầu tiên báo Mỹ tiết lộ về vị trí, hoạt động của tàu sân bay Nimitz sau khi kết thúc diễn tập 3 nước.
Hình ảnh mới này cho thấy: 1 máy bay E-2C của phi đội máy bay cảnh báo sớm cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz, thực hiện nhiệm vụ huấn luyện; ngày 23 tháng 5, mạng Hải quân Mỹ đã liên tiếp công bố 2 hình ảnh máy bay tấn công chiến đấu F/A-18 cất/hạ cánh từ tàu sân bay USS Nimitz, chú thích của hình ảnh là: Tàu sân bay USS Nimitz trên biển Đông. Nhiệm vụ của tàu san bay hiện diện trên biển Đông được chú thích thêm là: bảo đảm an ninh trên biển và hợp tác an ninh khu vực chiến lược.

Một nguồn tin cho biết: "Đương nhiên, động thái cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ không hề sơ hở, bản thân tàu sân bay USS Nimitz mang theo đại đội tấn công 11/Liên đội máy bay tàu sân bay 11, phi đội máy bay cảnh báo sớm 117 và phi đội máy bay săn ngầm tăng cường sức mạnh. Biên đội còn có tàu tuần dương tên lửa USS Chosin, tàu khu trục tên lửa USS Sampson, tàu khu trục tên lửa USS Pinckney và tàu hộ vệ tên lửa USS  Rentz. Ở dưới nước còn có 1 tàu ngầm hạt nhân đảm đương hoạt động trinh sát và yểm trợ".

Ngày 22/5/2013, máy bay chiến đấu F/A-18 C hạ cánh xuống tàu sân bay USS Nimitz CVN 68 trên biển Đông
Ngày 22/5/2013, máy bay chiến đấu F/A-18 C hạ cánh xuống tàu sân bay USS Nimitz CVN 68 trên biển Đông

Hoạt động trên biển Đông lần này của cụm chiến đấu tàu sân bay USS Nimitz một mặt là muốn "tăng cường hợp tác hải quân với các nước ASEAN, khẳng định quyết tâm bảo vệ lợi ích của đồng minh", mặt khác có quan hệ trực tiếp với tình hình hiện nay của biển Đông.
Có nguồn tin cho biết: "Thời điểm này có liên quan tới sự kiện đối đầu giữa Đài Loan-Philippines (tàu công vụ Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan) và đối đầu Trung Quốc-Philippines tại bãi Cỏ Mây (Trung Quốc ngăn cản hoạt động của Philippines), bởi vì vùng biển hoạt động mới nhất của tàu sân bay đã tiếp cận vùng biển Trường Sa.

Hơn nữa, sau khi đi vào biển Đông, cụm chiến đấu tàu sân bay này đã liên tục cho cất/hạ cánh máy bay cảnh báo sớm E-2C, một mặt là tiến hành diễn tập, mặt khác có thể theo dõi và thu thập tin tức tình báo hoạt động tàu chiến của Trung Quốc và Đài Loan ở biển Đông.

Nhìn vào tình hình đã nắm được, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ trước sau đã tổ chức diễn tập các khoa mục như yểm trợ tàu vận tải, chi viện trên không và trên biển cho lực lượng phòng thủ đảo, tấn công chống hạm, điều này rõ ràng có ý đồ đứng về phía Philippines".

Theo bài báo, những hình ảnh do Hải quân Mỹ chính thức công bố cho thấy, máy bay chiến đấu tấn công F/A-18 cất/hạ cánh trên tàu sân bay USS Nimitz là hoạt động trọng điểm của huấn luyện. Máy bay chiến đấu F/A-18 là một loại máy bay chiến đấu hải quân đa năng chuyên cất/hạ cánh trên tàu sân bay, do Công ty McDonnell Mỹ phát triển cho Hải quân Mỹ, sản xuất tổng cộng 1.458 chiếc.

Loại máy bay chiến đấu này là loại máy bay đầu tiên của quân Mỹ mang thân phận vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay tấn công; là máy bay hải quân hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay. Tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon trang bị cho máy bay này có thể tấn công các mục tiêu tàu chiến trên biển.

Trong năm nay, Hải quân Mỹ rõ ràng đã gia tăng sự hiện diện ở biển Đông, đặc biệt là hoạt động thời gian dài của cụm chiến đấu tàu sân bay trên vùng biển này. Chỉ trước đây hơn 1 tháng, cụm chiến đấu tàu sân bay USS John Stennis vừa mới triển khai một loạt hoạt động quân sự ở biển Đông.

Phóng viên Hải quân Mỹ cho rằng, biển Đông là tuyến đường quốc tế chủ yếu, quan trọng, toàn cầu có 1/3 vận tải đường biển phải đi qua, trong khi đó vùng biển này lại là nơi tranh chấp của nhiều nước, bởi vì ở đây có chứa nguồn dầu khí phong phú.

No comments:

HƯƠNG GÂY MÙI NHỚ… Tản Mạn - Nhất Hùng

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu thơ rất ý nhị: “Mành tương phơn phớt gió đàn, Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình”