Bất luận những gì đang diễn ra trên mặt trận ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh, chẳng ai có thể tin rằng, quân đội hai nước đang sống nhàn hạ trong thời bình. Những kịch bản tấn công chắc chắn đã được soạn, những tình huống phản kích đã được bàn và những kế hoạch tác chiến đã được duyệt xét đến từng chi tiết…
Đầu tháng 2/2013, một khinh hạm lớp Giang Vệ (Jiangwei-II) đã khiêu khích thẳng thừng khi khóa radar nhằm vào khu trục hạm JS Yudachi (thuộc lớp Murasame) của Nhật. Hành động khóa radar tàu đối phương là gì, nếu không phải là một cảnh cáo mang tính đe dọa, rằng Giang Vệ nếu muốn có thể nhấn chìm JS Yudachi bất cứ lúc nào? Giả định rằng một cuộc giao tranh xảy ra giữa hai con tàu, bên nào sẽ thắng?
Viết trên chuyên san quân sự Nhật (jsw.newpacificinstitute.org), Kyle Mizokami đã đưa ra loạt tình huống tấn công và cách thức phản đòn giữa Giang Vệ và JS Yudachi để từ đó giúp hiểu rõ hơn, với nhiều chi tiết hơn, về một phần thực lực hải quân hai bên.
Chiến hạm lớp Giang Vệ (Jiangwei-II) bắn hỏa tiễn đối hạm YJ-82 trong một cuộc tập trận
Do Giang Vệ khóa radar tàu
Nhật nên họ sẽ bắn trước, với giả định hai tàu cách nhau 20km. Cần
biết, Giang Vệ không phải hạng xoàng. Chiếc tàu chiến này mang theo 8
tên lửa chống hạm YJ-82 (Ưng kích), loại tương đương với tên lửa Exocet
của Pháp (xét về kích cỡ, tầm bắn, sức công phá đầu đạn, hiệu năng
chiến đấu…). Cần biết, Exocet từng mang lại chiến tích ít nhất hai lần.
Lần đầu, trong cuộc chiến giữa Argentina và Anh năm 1982, chiếc máy
bay Super Etendard của hải quân Argentina đã xịt một quả Exocet xuống
con tàu chiến 4.800 tấn HSM Sheffield của Anh; lần thứ hai, năm 1987,
một máy bay Iraq đã bắn hai quả Exocet xuống chiếc tàu chiến USS Stark
4.100 tấn của Mỹ (làm chết 37 thủy thủ). Với 4.500 tấn, JS Yudachi chắc
chắn sẽ bị hỏng nặng nếu trúng YJ-82…
Đến đây, cần xem thêm một số tài liệu khác để biết thêm về tên lửa Ưng kích. Trình làng lần đầu tiên năm 1989 và được sản xuất bởi Hải Ưng cơ điện kỹ thuật nghiên cứu viện, YJ-82 có khả năng “trượt” sóng radar cùng hệ thống dẫn đường hiện đại. Theo thông tin từ Wikipedia, một quả YJ-82 có thể đạt tỷ lệ trúng mục tiêu đến 98%. Khi tiếp cận gần mục tiêu, hệ thống radar YJ-82 sẽ điều khiển nó bay lạng xuống thấp (cách mặt biển chỉ 5-7m) để hạn chế tối đa khả năng bị bắn chặn...
Đến đây, cần xem thêm một số tài liệu khác để biết thêm về tên lửa Ưng kích. Trình làng lần đầu tiên năm 1989 và được sản xuất bởi Hải Ưng cơ điện kỹ thuật nghiên cứu viện, YJ-82 có khả năng “trượt” sóng radar cùng hệ thống dẫn đường hiện đại. Theo thông tin từ Wikipedia, một quả YJ-82 có thể đạt tỷ lệ trúng mục tiêu đến 98%. Khi tiếp cận gần mục tiêu, hệ thống radar YJ-82 sẽ điều khiển nó bay lạng xuống thấp (cách mặt biển chỉ 5-7m) để hạn chế tối đa khả năng bị bắn chặn...
Nếu ra đòn, Giang Vệ sẽ bắn một loạt 8 quả YJ-82 ở cự ly 20km. Bay với vận tốc Mach09 (95,5km/giờ), chùm YJ-82 sẽ đến JS Yudachi trong 65 giây. Giả định loạt YJ-82 được bắn cách nhau mỗi 4 giây thì quả YJ-82 thứ nhất sẽ đến mục tiêu JS Yudachi trong 65 giây và quả cuối cùng trong 97 giây… Trong khi đó, khi phát hiện bị tàu đối phương khóa radar, JS Yudachi lập tức báo động và kích hoạt hệ thống phòng không Evolved Sea Sparrow-ESSM (được trang bị 16 đầu đạn). Do Raytheon sản xuất với tư cách thầu chính, giá 800.000 USD/quả, bay với vận tốc Mach 4+ (4.248 km/giờ), 8 quả ESSM - trên lý thuyết - hoàn toàn có thể bắn cháy thành tro loạt YJ-82. Cùng lúc, JS Yudachi cũng xoay ngang để chĩa hai khẩu Phalanx CIWS để tiếp tục bắn chặn các đợt tấn công tiếp theo của Giang Vệ. Mỗi khẩu Phalanx CIWS sẽ có 12 giây để bắn tên lửa Trung Quốc… Vấn đề là bao nhiêu tên lửa Trung Quốc có thể bị bắn hạ?
Phỏng đoán một: YJ-82 đạt tỷ lệ thành công 75%. Một quả hỏng và 7 quả còn trên không trung.
Hai: Chùm ESSM thứ nhất (4 quả, bắn ra trong 20 giây; khả năng thành công 50%) - tức hạ được hai YJ-82, còn 5 trên không trung.
Ba: Chùm ESSM thứ hai (4 quả, bắn ra trong 20 giây; khả năng thành công 50%) - hạ được hai YJ-82, còn 3 trên không trung.
Bốn: Hai khẩu Phalanx CIWS mỗi khẩu hạ được một YJ-82. Tên lửa của Trung Quốc chỉ còn lại duy nhất một quả. Và có thể đây là quả trúng mục tiêu, với xác suất 50%...
Một lần nữa, cũng cần tham khảo thêm tư liệu để biết thêm về hệ thống phòng thủ Phalanx CIWS. Được trang bị cho hầu như mọi loại tàu chiến của Mỹ cũng như các nước đồng minh, Phalanx CIWS là hệ thống súng máy được điều khiển bằng radar, với hai antena dò tìm - xác định mục tiêu được hỗ trợ phân tích bằng máy tính. Có thể nói Phalanx CIWS, trị giá đến 35 triệu USD, là một trong những khẩu súng máy mạnh nhất thế giới hiện nay. Bắn với 3.000-4.500 viên/phút với vận tốc đạn 1.100m/giây (3.860km/giờ), Phalanx CIWS có thể tạo ra một hàng rào hiệu quả chặn đứng tên lửa đối phương, đặc biệt khi đầu đạn Phalanx CIWS, làm bằng tungsten, được thiết kế để chuyên công phá vỏ tên lửa…
JS Yudachi (DD-103) lớp Murasame
Hệ thống pháo cận chiến Phalanx CIWS trên Khu trục hạm JDS Yudachi DD-103
Do là tàu mới nên JDS Yudachi có thể không bị thiệt hại nặng khi trúng đòn. Giả dụ nó bị “ăn đạn” và 1/2 hệ thống chiến đấu bị hỏng, JS Yudachi chỉ còn 3 tên lửa chống hạm SSM-1B, có thể bay đến Giang Vệ trong 60 giây. Trong khi đó, Giang Vệ không được trang bị hệ thống phòng thủ tốt bằng JS Yudachi. Dàn tên lửa phòng thủ của Giang Vệ là 8 quả HQ-7 – vốn là phiên bản copy tên lửa Crotale của Pháp thời thập niên 60. Giang Vệ cũng không có hệ thống vũ khí giúp đánh “giáp lá cà” (cận chiến) ở cự ly gần được điều khiển bằng radar như Phalanx CIWS.
Thay vào đó, nó có 4 cặp súng phòng không 37 ly được đặt hai bên sườn (phía đầu tàu và cuối tàu). Vì vậy, nếu giáp chiến từ một mạn sườn, Giang Vệ chỉ có thể sử dụng hai khẩu. Với hệ thống phòng thủ như vậy, Giang Vệ có thể bắn hạ mấy tên lửa chống hạm SSM-1B của Nhật?
Phỏng đoán một: Giang Vệ sẽ tiếp đón bằng 8 tên lửa HQ-7 và có thể bắn hạ hai SSM-1B trong 40 giây.
Hai: Còn một SSM-1B cuối cùng? Nó có thể cũng bị hạ bằng hai khẩu 37 lycủa Giang Vệ hoặc nó có thể bay trúng mục tiêu.
Lúc này, cả hai tàu đều hết sạch tên lửa chống hạm. JS Yudachi bị hỏng nặng nhưng vẫn còn có thể hoạt động. Nếu thật sự quả SSM-1B trúng mục tiêu, chiếc Giang Vệ 2.200 tấn chắc chắn bị tiêu diệt. Cần biết, với 270kg, đầu đạn SSM-1B to hơn đầu đạn YJ-82 (lẫn Exocet) đến 50%. Trong khi đó, chiếc HMS Sheffield - to gấp đôi Giang Vệ - đã trở thành tàn phế chỉ với một quả Exocet. Nói cách khác, một quả SSM-1B hoàn toàn có thể biến thủy thủ đoàn Giang Vệ thành mồi cá mập!
Tóm lại, nếu đụng độ, khó có thể nói JS Yudachi diệt được Giang Vệ hay không. Tuy nhiên, Giang Vệ có thể có một tỷ lệ thành công nhất định, dù không cao, với điều kiện nó buộc phải chiếm tiên cơ ra tay trước. Còn ngược lại, nó khó có thể thoát bị biến thành đống sắt vụn! Petrotimes (Jsw.newpacificinstitute.org)
Tekken At Sea: Japanese Destroyer vs. Chinese Frigate/Kyle Mizokami
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment