Bảo Bình Nguyễn Văn Ơn
Trích trong “Hành Quân Sông Ngòi” 2009
A.-TỔNG QUÁT.
Chiến tranh Việt-Nam đã gây khá nhiều tranh cải trên thế giới qua mọi khía cạnh, nhưng các nhà nghiên cứu quân sự Tây phương đồng ý với nhau một điểm là cuộc chiến này không giống như bất kỳ một một cuộc chiến nào đã xảy ra sau Đệ I Thế chiến. Bởi vì hình thái tổ chức lực lượng chiến đấu của phe Cộng-Sản rất khác biệt với mô thức quân lực của khối Tự-Do, nhất là việc CSBV thổi phồng quá trớn kết quả của mọi trận đánh (wildly exaggerated account). Có thể nói đây là một đặc thù của chủ nghĩa không tưởng Mac-Lenin (Utopian Communism), được Mạc-Tư-Khoa đề cao là ‘Bách chiến bách thắng‛.
Bằng luận cương duy vật cùng khẩu hiệu nói trên, đảng
CSVN quan niệm rằng ‘tính đảng‛ là điều tất yếu đứng hàng đầu trong
lịch sử thời đại và buộc các sử gia, văn gia, nhà chính trị, nhà quân sự
… đều phải viết lách qua cái nhìn duy vật sử quan, nếu họ muốn sống còn
trong chế độ. Cho nên sau mỗi trận đánh dù thắng hay bại, ban Tuyên
huấn trung ương đảng đều xiển dương cách thổi phồng, bóp mép sự thật của
người chỉ huy như Thủ trưởng quân sự, Chính ủy hay Chính trị viên và
đồng thời cũng cấm tất cả thông tin nào không mang ánh hào quang chiến
thắng về cho đảng. Vì vậy mới có những báo cáo sai lạc từ chiến trường
của Việt-Cộng/CSBV là địch tổn thất hàng trăm binh sĩ và vũ khí, còn ta
chận đứng hoàn toàn kế hoạch bình định địa phương với số bộ đội bị
thương vong không đáng kể. Thậm chí, để đánh bóng bộ đội đã chết cho chủ
thuyết ngoại lai Mac-Lenin, đảng còn dựng đứng những huyền thoại anh
hùng như Phan-Đình-Giót áp lưng lấp lỗ châu mai, Tô-Vĩnh-Điện lấy thân
che pháo, Lê-Văn-Tám tẩm xăng lao vào kho đạn, Hồ-Thị-Kỷ đánh bom khủng
bố cảnh sát, nữ bác sĩ Đặng-Thùy-Trâm – một mình một súng quần thảo suốt
buổi với địch – bị bắn vở trán mà vẫn hô to bác Hồ muôn năm (Nguồn:
Những điều chưa biết về Mao của Đại tá CSBV Bùi-Tín tháng 2/2009) và còn
nhiều nữa … Ngay trang 1038 quyển từ điển Bách khoa Quân sự VN, thì qua
trận chiến đấu phòng không ngày 14/10/1967, Trung đội lão dân quân
Hoằng-Trường đã bắn rơi chiếc máy bay phản lực thứ 2.400 của Mỹ trên đất
Bắc. Nhưng người biên soạn phần này đâu có ngờ cái láo khoét của mình
lại bị lú ra vào ngày 01/12/1976, khi Washington giải mật là 1737 phi cơ
đủ loại của Hoa-Kỳ đã bị bắn rơi trên cả 2 miền trong chiến tranh
Việt-Nam. Ngoài ra, một điều cũng cần nên biết là đảng CSVN xem quyển từ
điển đồ sộ này như một gia tài quân sự (Military legacy) để lại cho hậu
thế, nên đã động viên rất đông đảo trí thức khoa bản Cộng-Sản tầm cở
tiến sĩ, phó tiến sĩ vào ban biên tập gồm 63 tướng lãnh và 166 Đại tá.
Nhưng khốn nỗi, trí tuệ của tập đoàn trí thức này không những không xa
rời tính đảng được, mà còn phạm sai lầm lớn là đánh giá tính đảng cao
hơn tính khoa học. Theo họ, sau mỗi trận đánh thì chỉ có các cán bộ chỉ
huy tác chiến tồn tại và chuyện ‘mèo đẻ ra trứng‛ là dĩ nhiên, vì đâu
còn nhân chứng nào còn sống để mà đối chất nữa. Thành thử sách vở do
CSVN viết đều mang sắc thái hư cấu quá sức tưởng tượng khiến thức giả
bốn phương không thể đặt niềm tin được (1). Người xưa
có câu ‘Ngụy thư bất yểm chân, sách nói láo dối đời không bao giờ che
lấp được sự thật‛, hành sử bất chấp điều này, người CSVN cũng không cần
biết là môn khoa học quân sự ngày nay có đủ phương tiện hiện đại để vạch
rõ lằn ranh sự thật và hư cấu chiến trường bằng phương pháp mô phỏng
hay mô hình. Với cách thức như vậy, chuyên viên phân tích trận đánh
(Battlefield analyst) sẽ dùng toán học, vật lý học, không ảnh và tình
báo để phối kiểm dữ kiện tác chiến trên bản đồ quân sự hay sa bàn, rồi
tổng hợp diễn tiến lên một hoạch đồ thì việc ‛vẽ rắn thêm chân‛ như
Hà-Nội đã làm sẽ bị lộ tẩy ngay. Có lẽ bệnh ngụy tạo nói trên đã thâm
căn cố đế và trở thành hủ tục, nên sau 33 năm chấm dứt chiến tranh mà
nước CHXHCNVN vẫn chưa đúc kết nổi phần tổn thất nhân mạng và thương phế
binh về phía họ.Chiến tranh Việt-Nam đã gây khá nhiều tranh cải trên thế giới qua mọi khía cạnh, nhưng các nhà nghiên cứu quân sự Tây phương đồng ý với nhau một điểm là cuộc chiến này không giống như bất kỳ một một cuộc chiến nào đã xảy ra sau Đệ I Thế chiến. Bởi vì hình thái tổ chức lực lượng chiến đấu của phe Cộng-Sản rất khác biệt với mô thức quân lực của khối Tự-Do, nhất là việc CSBV thổi phồng quá trớn kết quả của mọi trận đánh (wildly exaggerated account). Có thể nói đây là một đặc thù của chủ nghĩa không tưởng Mac-Lenin (Utopian Communism), được Mạc-Tư-Khoa đề cao là ‘Bách chiến bách thắng‛.
Mới đây, ký giả Roger Mitton của tờ Singapore Straits Times ngày 18/12/2007 đưa tin là dưới sức ép của Hiệp hội Đông-Nam-Á (Association of South East Asian Nations), Hà-Nội, tân thành viên của Hiệp hội – hứa sẽ mở cửa kho bí mật chiến tranh VN để những nhà quân sự nước ngoài tự do vào nghiên cứu. Ai cũng biết là trong quá khứ, CSVN đã có những sai lầm trọng đại về ý thức hệ và thế giới quan thì chắc gì họ thật lòng vạch áo cho người xem thẹo. Chỉ sợ cho quan khách rồi sẽ uổng công và phí thì giờ loay hoay với cái chìa khóa kho giả mà Hà-Nội đã niềm nở đưa cho họ.
B.- TRẬN ĐÁNH TIÊU BIỂU (2). 1.- Trận giải thoát Tiểu-đoàn 52 Biệt-Động-Quân. Đúc kết từ: - GĐ22XP của HQ/Đại tá Lê-Hữu-Dõng viết cho Hải sử Tuyển tập 2004. - Vinh danh và cám ơn GĐ22XP xả thân cứu bạn của Thiếu tá BĐQ Nguyễn-Sỹ-Anh (Khóa 12 Võ bị Thủ-Đức) San Diego 14/10/1999. - Chiến hữu Hải quân tại Sydney đã từng phục vụ dưới huy hiệu oai hùng GĐ22XP.
Khoảng
tháng 12/1964, Giang đoàn 22 Xung-Phong tham dự cuộc Hành quân An-Dân
64 do Sư đoàn 25 Bô binh tổ chức tại Thạnh-Hòa, thuộc hữu ngạn
Vàm-Cỏ-Đông vùng Đồng-Tháp-Mười, đối diện bên kia sông với Lương-Hòa,
quân Bến-Lức.
Hừng sáng hôm đó, HQ/Đại úy Lê-Hữu-Dõng, Chỉ huy trưởng GĐ22XP điều động 14 chiến đĩnh đủ loại (1 Com-mand + 1 Combat + 4 LCM + 4 FOM + 4 LCVP) đón Tiểu đoàn 52 Biệt động quân tại xóm đạo Lương-Hòa. Đến 07 giờ 30, GD22XP đã dọn bãi an toàn để Đại đội 4 BĐQ do Trung úy Sỹ-Anh làm Đại đội trưởng chiếm đầu cầu đổ quân. Sau khi lên bờ, dưới sự chỉ huy của Đại úy Nguyên, Tiểu đoàn 52 BĐQ chia làm 2 cánh A (Đại đội 1, 2) và B (Đại đội 3, 4) cùng tiến chiếm mục tiêu Kinh-Ngang cách 7 cây số về hướng Bắc trên trục tiến quân song song và cách bờ sông Vàm-Cỏ-Đông 2 cây số.
Mới di chuyển độ 1 cây số, cánh B bắt đầu chạm Tiểu đoàn địa phương 506 Long-An liên tục, tuy không nặng nhưng bước tiến của cả hai cánh quân đều bị cản lại. Lúc đứng bóng, cánh B đã hạ hơn 10 Việt-Công, thu được 9 súng cá nhân và 1 trung liên. Đồng thời GĐ22XP cũng song hành di chuyển theo trục tiến quân lên phía Bắc và bắn Bích kích pháo 81 ly thường trực nhằm bảo vệ cạnh sườn trái cho đơn vị bạn.
Gần xế chiều, sử dụng chiến thuật ‚dĩ vật đãi lao, lấy khỏe đánh mệt‛ (3), địch tung vào chiến trường Tiểu đoàn chủ lực 263 thuộc Trung đoàn Đồng-Tháp, tràn qua Kinh-Ngang (mực nước trong kinh sâu 1 thước, có nhiều cầu khỉ bắc ngang) và đánh thốc vào Ban chỉ huy hành quân nằm trong cánh A với ý đồ bắt sống toàn bộ Tiểu đoàn 52 Biệt động quân. Mặc dầu chiến đấu cả ngày không ngừng nghỉ, giờ lại bị địch đánh hai mũi giáp công khiến Đại đội 1 tổn thất nhiều nhân mạng, nhưng các chiến sĩ BĐQ vẫn chiến đấu rất kiên cường. Biết Tiểu đoàn mình chạm súng suốt ngày, đạn dược không còn bao nhiêu, lại đang lưỡng đầu thọ địch với quân số đông gấp đôi và con đường sống còn là bờ sông phía Đông nơi có Giang đoàn đang làm thế ỷ giác, Đại úy Nguyên tức tốc ra lệnh cho toàn thể đơn vị triệt thoái ra đó để được Giang đoàn 22 Xung-Phong yểm trợ. Còn Tiểu đoàn trưởng Nguyên và Trung úy Tha (Khóa 18 VBQG/Đà-Lạt) can trường đi cản hậu cho mấy đứa em rút lui được an toàn. Không bao lâu sau đó, địch tràn ngập Ban chỉ huy TĐ52BĐQ và chiếm máy truyền tin Không-Lục (máy có tần số riêng để liên lạc với Không quân và Pháo binh). Qua mấy đợt xung phong biển người của TĐ 263 Đồng-Tháp liên tiếp, Đại úy Nguyên cùng Trung úy Tha đều anh dũng hy sinh tại mặt trận. Nhằm tránh phi pháo, Việt-Cộng vừa bám sát TĐ52BĐQ, vừa dùng máy truyền tin mới chiếm được ngụy tạo đánh lừa Không quân và Pháo binh tác xạ vào vị trí Biệt động quân đang cố thủ. Ngay lúc đó, GĐ22XP biết địch xen được vào hệ thống truyền tin hành quân, cũng không thể làm thế nào để ngăn được. Nhưng với sự quyết đoán hết sức bén nhạy của Chỉ huy trưởng GĐ22XP, Đại úy Dõng liền thay đổi chiến thuật bằng cách phối trí lại các chiến đĩnh để kịp thời tập trung hỏa lực cứu đơn vị bạn đang lúc hiểm nghèo.
Hừng sáng hôm đó, HQ/Đại úy Lê-Hữu-Dõng, Chỉ huy trưởng GĐ22XP điều động 14 chiến đĩnh đủ loại (1 Com-mand + 1 Combat + 4 LCM + 4 FOM + 4 LCVP) đón Tiểu đoàn 52 Biệt động quân tại xóm đạo Lương-Hòa. Đến 07 giờ 30, GD22XP đã dọn bãi an toàn để Đại đội 4 BĐQ do Trung úy Sỹ-Anh làm Đại đội trưởng chiếm đầu cầu đổ quân. Sau khi lên bờ, dưới sự chỉ huy của Đại úy Nguyên, Tiểu đoàn 52 BĐQ chia làm 2 cánh A (Đại đội 1, 2) và B (Đại đội 3, 4) cùng tiến chiếm mục tiêu Kinh-Ngang cách 7 cây số về hướng Bắc trên trục tiến quân song song và cách bờ sông Vàm-Cỏ-Đông 2 cây số.
Mới di chuyển độ 1 cây số, cánh B bắt đầu chạm Tiểu đoàn địa phương 506 Long-An liên tục, tuy không nặng nhưng bước tiến của cả hai cánh quân đều bị cản lại. Lúc đứng bóng, cánh B đã hạ hơn 10 Việt-Công, thu được 9 súng cá nhân và 1 trung liên. Đồng thời GĐ22XP cũng song hành di chuyển theo trục tiến quân lên phía Bắc và bắn Bích kích pháo 81 ly thường trực nhằm bảo vệ cạnh sườn trái cho đơn vị bạn.
Gần xế chiều, sử dụng chiến thuật ‚dĩ vật đãi lao, lấy khỏe đánh mệt‛ (3), địch tung vào chiến trường Tiểu đoàn chủ lực 263 thuộc Trung đoàn Đồng-Tháp, tràn qua Kinh-Ngang (mực nước trong kinh sâu 1 thước, có nhiều cầu khỉ bắc ngang) và đánh thốc vào Ban chỉ huy hành quân nằm trong cánh A với ý đồ bắt sống toàn bộ Tiểu đoàn 52 Biệt động quân. Mặc dầu chiến đấu cả ngày không ngừng nghỉ, giờ lại bị địch đánh hai mũi giáp công khiến Đại đội 1 tổn thất nhiều nhân mạng, nhưng các chiến sĩ BĐQ vẫn chiến đấu rất kiên cường. Biết Tiểu đoàn mình chạm súng suốt ngày, đạn dược không còn bao nhiêu, lại đang lưỡng đầu thọ địch với quân số đông gấp đôi và con đường sống còn là bờ sông phía Đông nơi có Giang đoàn đang làm thế ỷ giác, Đại úy Nguyên tức tốc ra lệnh cho toàn thể đơn vị triệt thoái ra đó để được Giang đoàn 22 Xung-Phong yểm trợ. Còn Tiểu đoàn trưởng Nguyên và Trung úy Tha (Khóa 18 VBQG/Đà-Lạt) can trường đi cản hậu cho mấy đứa em rút lui được an toàn. Không bao lâu sau đó, địch tràn ngập Ban chỉ huy TĐ52BĐQ và chiếm máy truyền tin Không-Lục (máy có tần số riêng để liên lạc với Không quân và Pháo binh). Qua mấy đợt xung phong biển người của TĐ 263 Đồng-Tháp liên tiếp, Đại úy Nguyên cùng Trung úy Tha đều anh dũng hy sinh tại mặt trận. Nhằm tránh phi pháo, Việt-Cộng vừa bám sát TĐ52BĐQ, vừa dùng máy truyền tin mới chiếm được ngụy tạo đánh lừa Không quân và Pháo binh tác xạ vào vị trí Biệt động quân đang cố thủ. Ngay lúc đó, GĐ22XP biết địch xen được vào hệ thống truyền tin hành quân, cũng không thể làm thế nào để ngăn được. Nhưng với sự quyết đoán hết sức bén nhạy của Chỉ huy trưởng GĐ22XP, Đại úy Dõng liền thay đổi chiến thuật bằng cách phối trí lại các chiến đĩnh để kịp thời tập trung hỏa lực cứu đơn vị bạn đang lúc hiểm nghèo.
Thiếu Tá BĐQ Nguyễn Sỹ Anh |
Dưới
đây là một đoạn hết sức cảm động nhưng cũng rất oai hùng mà Thiếu tá
Nguyễn-Sỹ-Anh đã ghi lại kỷ niệm vào sanh ra tử không quên trong cuộc
đời binh nghiệp của mình: “BĐQ đang trong cơn tuyệt vọng thì được vị
cứu tinh xuất hiện, bằng từng tràng đạn Đại bác 40 ly, 20 ly, Đại liên
50 và 30 bay ngang qua đầu, đến chỗ Việt-Cộng đang chiếm đóng … Hàng
tràng tiếng nổ long trời của cối 81 ly chận ngang trước mặt chúng tôi đã
cản được bước tiến của bọn Cộng phỉ ác ôn. Tất cả chúng tôi cùng quay
đầu lại để thấy đàn kình ngư đang lội tới chỗ chúng tôi. Đàn kình ngư
này đến có mặt, với một hỏa lực hữu hiệu kinh người. Hỏa lực đó đã đè
bẹp sự điên cuồng của Cộng quân, làm bọn chúng không thể tiến lên nữa.
Kết quả tốt đẹp, đàn kình ngư đã ủi bãi để rước chúng tôi an toàn tính
mạng. BĐQ đã được GĐ22XP xả thân cứu nguy trong giờ phút hiểm nghèo
nhất”.
Kết quả trận đánh, ngoài đoàn viên độc nhất tử trận là Hạ sĩ TP NguyễnVăn-Chép, GĐ22XP thu được 4 súng cộng đồng và 60 súng cá nhân. Tin tình báo cho biết hơn nửa Tiểu đoàn của Trung đoàn Đồng-Tháp bị loại khỏi vòng chiến do hải pháo sát thương. Ngay sáng hôm sau, Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh, Thiếu tướng Nguyễn-Thanh-Sằng đáp trực thăng xuống chiến trường, thăng cấp đặc cách tại mặt trận cho 3 Sĩ quan, 32 Hạ sĩ quan và Đoàn viên Hải quân đang trực tiếp tham chiến. Đây là một chiến công lớn làm nở mặt GĐ22XP nói riêng và Quân chủng Hải quân nói chung vào cuối năm 1964.
2.- Trận Rạch Hồng-Ngự.
Dữ kiện được đúc kết qua:
- Từ điển BKQS/VN, QĐND 2004.
- Những trận đánh của LLVT đồng bằng sông Cửu-Long.
- GĐ26XP của HQ/Trung tá Trần-Đỗ-Cẩm, bài viết cho Hải sử Tuyển tập 2004.
- Phỏng vấn Thiếu tá Thái-Lê-Trương, Quận trưởng quận Hồng-Ngự, nguyên Tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn 15/SD9BB.Kết quả trận đánh, ngoài đoàn viên độc nhất tử trận là Hạ sĩ TP NguyễnVăn-Chép, GĐ22XP thu được 4 súng cộng đồng và 60 súng cá nhân. Tin tình báo cho biết hơn nửa Tiểu đoàn của Trung đoàn Đồng-Tháp bị loại khỏi vòng chiến do hải pháo sát thương. Ngay sáng hôm sau, Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh, Thiếu tướng Nguyễn-Thanh-Sằng đáp trực thăng xuống chiến trường, thăng cấp đặc cách tại mặt trận cho 3 Sĩ quan, 32 Hạ sĩ quan và Đoàn viên Hải quân đang trực tiếp tham chiến. Đây là một chiến công lớn làm nở mặt GĐ22XP nói riêng và Quân chủng Hải quân nói chung vào cuối năm 1964.
Nhằm
hưởng ứng Chiến dịch Hè-Đỏ-Lửa 1972 của CSBV, MTGPMN cũng phát động
Chiến dịch đồng bằng Cửu-Long tại hai tỉnh biên giới là Kiến-Phong và
Kiến-Tường từ ngày 10 tháng 09 năm 1972. Chiến dịch chấm dứt với tổn
thất khá lớn cho hai sư đoàn Bộ binh chủ lực Miền là SĐ5 và SĐ đặc nhiệm
C30b còn được gọi là Công trường 6. Riêng 3 Trung đoàn 207, 88 và 320
của C30b bị hao hụt quân số gần phân nửa đành phải rút về mật khu Tà-Keo
trên đất Miên để bổ sung thêm quân và tái huấn luyện.
Sau nửa năm chỉnh quân, SĐ C30b cải danh thành Sư đoàn 330 thuộc Quân Khu 8 do tướng CSBV Hoàng-Cầm (Đỗ-Văn-Cẩm) chỉ huy lại tràn qua biên giới để xâm nhập vào Đồng-Tháp-Mười và Long-An. Cán bộ mùa thu thâm niên là Tăng-Thiên-Kiêm (Tư-Chương) được chỉ định làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 (Tiền thân là Trung đoàn 207/C30b) và phụ tá là Trung tá CSBV Đặng-Ngọc-Sỹ, nguyên Tiểu đoàn trưởng Đặc công 269, đưa quân sát biên giới để mở mảng bao vây quận Hồng-Ngự thuộc tỉnh Kiến-Phong vào giữa tháng 04/1973.
Sau nửa năm chỉnh quân, SĐ C30b cải danh thành Sư đoàn 330 thuộc Quân Khu 8 do tướng CSBV Hoàng-Cầm (Đỗ-Văn-Cẩm) chỉ huy lại tràn qua biên giới để xâm nhập vào Đồng-Tháp-Mười và Long-An. Cán bộ mùa thu thâm niên là Tăng-Thiên-Kiêm (Tư-Chương) được chỉ định làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 (Tiền thân là Trung đoàn 207/C30b) và phụ tá là Trung tá CSBV Đặng-Ngọc-Sỹ, nguyên Tiểu đoàn trưởng Đặc công 269, đưa quân sát biên giới để mở mảng bao vây quận Hồng-Ngự thuộc tỉnh Kiến-Phong vào giữa tháng 04/1973.
HQ Thiếu Tá Trần Đỗ Cẩm |
Cuối
tháng 04/1973, HQ Thiếu tá Trần-Đỗ-Cẩm, Chỉ huy trưởng GĐ26XP được lệnh
phối hợp với Trung đoàn 15/SĐ9BB (Trung đoàn trưởng là Trung tá
Hồ-Ngọc-Cẩn) (4) tổ chức hành quân liên quân đánh vào
Bộ chỉ huy Trung đoàn 1/QK8 Việt-Cộng đặt tại Sở-Thượng phía Bắc
Thường-Thới. Con đường thủy độc nhất đổ quân lên vùng này là rạch
Hồng-Ngự nằm theo hướng Bắc Nam, do con sông Sở-Thượng từ đất Miên chảy
ra Tiền-Giang. Bề ngang rạch không quá 100 thước, ghe thuyền vào rạch độ
300 thước đều không thể lưu thông lên phía Bắc được vì Việt-Cộng đóng
cọc chằng chịt giữa sông để cản tàu chiến. Sáng hôm đó, GĐ26XP vừa đổ
một Tiểu đoàn Bộ binh thuộc Trung đoàn 15 lên hữu ngạn vàm rạch Hồng-Ngự
thì chạm ngay thế trận Tam giác liên hoàn của đối phương gây thương
vong đáng kể cho đơn vị bạn (chiến thuật: Triệt tam giác liên hoàn).
Đây là lần đầu tiên GĐ26XP trực diện đối đầu với chiến thuật này, nhất là khi thấy vị Tiểu đoàn trưởng Bộ binh quá nóng lòng hóa giải hỏa lực địch, Thiếu tá Cẩm đã xuất sắc phản ứng ngay trong giây phút khẩn trương bằng cách điều động Chiến đấu đĩnh Combat ủi bãi thẳng vào hố B40, rồi dùng Đại bác 40 ly và Đại liên 50 trước mũi dập nát 2 chốt đạn chéo Thượng liên RPD của địch. Đồng thời, Thiếu tá Cẩm liều lĩnh đưa Giang đĩnh chỉ huy Command của mình ra giữa rạch hứng đạn 82 ly của địch và nã Bích kích pháo 81 ly cùng Đại bác 20 ly sau lái chiến đĩnh không ngừng nghỉ để áp đảo tổ súng cối cố định của địch không ngóc đầu lên nổi. Gần nửa giờ quần thảo, Trung đoàn 1 Việt-Cộng/CSBV đã nướng gần một đại đội chống đổ bộ nơi này. Trong lúc đó, cách Giang đĩnh chỉ huy Command 300 thước về phía Bắc, 4 Trung vận đĩnh LCM lại đổ bộ Tiểu đoàn Bộ binh thứ 2 lên hông trái của địch, xung phong chiếm lãnh những mục tiêu chính yếu của mặt trận này. Thấy các chốt liên hoàn bị đánh tan rã bất ngờ, địch mất tinh thần, hoảng loạn chạy thụt mạng về phía bên kia biên giới. Các chiến đĩnh lại được dịp bắn đại bác truy kích dồn dập đuổi theo sau. Chiến thắng đã về với GĐ26XP và Trung đoàn 15 BB, nhưng Thiếu tá Cẩm cũng bị mãnh đạn cối 82 ly của địch ghim vào chân trái. Sau khi vết thương được băng cầm máu tại chỗ, Thiếu tá Cẩm vẫn tiếp tục chiến đấu trên giang đĩnh của mình. Đây là lần thứ hai Giang đoàn trưởng lì lọm này bị thương tại mặt trận, lần trước ông được thưởng Chiến thương bội tinh trong trận đánh Chẹt-Sậy (Vũng-Liêm), khi còn làm Chỉ huy trưởng GĐ31XP.
3.- Trận giải tỏa Xã Hòa-Thành.
Dữ kiện được đúc kết qua:
- Nhật ký hành quân của HQ/Thiếu tá Võ-Bửu-Khai, Chỉ huy trưởng GĐ72TB.
- Phỏng vấn Ông Nguyễn-Văn-Muôn, Xã trưởng xã Hòa-Thành.
- Tiểu đoàn U-Minh-Hã và Biệt đội săn tàu của Độc-Hành, báo Việt-Luận số 297 Sydney tháng 5/1988.
- Phỏng vấn một cư dân ẩn danh Thứ ba biển tháng 5/1975.
- Chuyện kể lại từ mặt trận của HQ/Trung úy Hoàng-Trọng-Tuấn, Trưởng đoàn giang đĩnh GĐ73TB.Đây là lần đầu tiên GĐ26XP trực diện đối đầu với chiến thuật này, nhất là khi thấy vị Tiểu đoàn trưởng Bộ binh quá nóng lòng hóa giải hỏa lực địch, Thiếu tá Cẩm đã xuất sắc phản ứng ngay trong giây phút khẩn trương bằng cách điều động Chiến đấu đĩnh Combat ủi bãi thẳng vào hố B40, rồi dùng Đại bác 40 ly và Đại liên 50 trước mũi dập nát 2 chốt đạn chéo Thượng liên RPD của địch. Đồng thời, Thiếu tá Cẩm liều lĩnh đưa Giang đĩnh chỉ huy Command của mình ra giữa rạch hứng đạn 82 ly của địch và nã Bích kích pháo 81 ly cùng Đại bác 20 ly sau lái chiến đĩnh không ngừng nghỉ để áp đảo tổ súng cối cố định của địch không ngóc đầu lên nổi. Gần nửa giờ quần thảo, Trung đoàn 1 Việt-Cộng/CSBV đã nướng gần một đại đội chống đổ bộ nơi này. Trong lúc đó, cách Giang đĩnh chỉ huy Command 300 thước về phía Bắc, 4 Trung vận đĩnh LCM lại đổ bộ Tiểu đoàn Bộ binh thứ 2 lên hông trái của địch, xung phong chiếm lãnh những mục tiêu chính yếu của mặt trận này. Thấy các chốt liên hoàn bị đánh tan rã bất ngờ, địch mất tinh thần, hoảng loạn chạy thụt mạng về phía bên kia biên giới. Các chiến đĩnh lại được dịp bắn đại bác truy kích dồn dập đuổi theo sau. Chiến thắng đã về với GĐ26XP và Trung đoàn 15 BB, nhưng Thiếu tá Cẩm cũng bị mãnh đạn cối 82 ly của địch ghim vào chân trái. Sau khi vết thương được băng cầm máu tại chỗ, Thiếu tá Cẩm vẫn tiếp tục chiến đấu trên giang đĩnh của mình. Đây là lần thứ hai Giang đoàn trưởng lì lọm này bị thương tại mặt trận, lần trước ông được thưởng Chiến thương bội tinh trong trận đánh Chẹt-Sậy (Vũng-Liêm), khi còn làm Chỉ huy trưởng GĐ31XP.
Vào
nửa đêm 23/04/1975, Trung đoàn 3/Quân khu 9 Việt-Cộng ra lệnh cho Tiểu
đoàn trực thuộc 306 U-Minh-Hạ cùng với Tiểu đoàn địa phương Cái-Nước
phối hợp với Biệt đội Săn tàu (hậu thân của Tiểu đoàn súng nặng 207/QK9)
thuộc Trung đoàn 10/QK9 tấn công xã Hòa-Thành (Cà-Mau) với ý đồ san
bằng xã này, cắt quốc lộ 4 và giải phóng tỉnh An-Xuyên.
HQ Thiếu Tá Võ Bửu Khai |
Ngay
khi nhận được điện văn hỏa tốc của Ban chỉ huy xã Hòa-Thành, HQ/Thiếu
tá Võ-Bửu-Khai, Chỉ huy trưởng GĐ72TB cùng với Chỉ huy phó là HQ/Đại úy
Nguyễn-Ngọc-Thành (Khóa 18 SQHQ/Nha-Trang) điều động toàn bộ đơn vị gồm
12 chiến đĩnh đủ loại (1 Chiến đấu đĩnh Monitor Combat (MC) trang bị Đại
bác 105 ly + 1Giang đĩnh chỉ huy Charlie (C) tân trang Đại bác 40 ly + 5
Xung kích đĩnh Alpha với BKP 81 ly trực xạ + 2 Trung vận đĩnh Tango sàn
bằng có phóng lựu MK19 kèm Đại liên 30 trên nóc và 3 Trung vận đĩnh
Tango mui bố), tất cả rời bến trong tình trạng tác chiến khẩn cấp vào
ban đêm.
Hừng sang hôm đó, GĐ72TB đã dọn bãi an toàn và đổ 1 Đại đội Tùng đĩnh Địa phương quân cùng 3 Trung đội Nghĩa quân lên bờ phía Nam rạch Hòa-Thành. Chiếc Giang đĩnh chỉ huy mang số 6524 của Đại úy Thành bị trúng đạn B40 và B41 của Biệt đội Săn tàu làm 2 Đoàn viên Hải quân tử thương. Điều nên biết, Biệt đội Săn tàu là một đơn vị súng nặng ưu tú của Trung đoàn 10 Việt-Cộng/CSBV, được trang bị những loại súng chống tăng tối tân như B40, B41 và Thượng liên phòng không 37 ly. Địch được huấn luyện cách nhận định mục tiêu cũng như kỹ thuật bắn đúng những trọng điểm là đài chỉ huy, phòng lái, phòng truyền tin, hầm máy, kho đạn … để làm tê liệt chiến hạm và chiến đĩnh (5). Mặc dầu Giang đĩnh chỉ huy bị trúng đạn với thương vong, nhưng Đại bác 40 ly kèm Đại liên 50 trước mũi còn khiển dụng tốt, nên Đại úy Thành vẫn dũng cảm chỉ huy cụm Xung-Kích của mình đánh trả lại quyết liệt.
Trước bình minh, Trung đoàn 3/QK9 đã phối trí 2 Tiểu đoàn U-Minh-Hạ và Cái-Nước thành 4 K (Mỗi K là một Đại đội Bô binh), đánh trực diện vào xã Hòa-Thành. Trong khi đó, Biệt đội Săn tàu đóng chốt giăng mắc ngay chỗ hẹp nhất ở hai bên bờ sông Bảy-Hạp, dự định bắn chìm tất cả chiến đĩnh nhằm khống chế thủy trình. Cho nên trong bốn mũi tiến công từ Nam lên Bắc của địch, có đến 2 mũi chiếm lãnh hai bên bờ sông.
Để bứng những chốt săn tàu dọc theo hai bên bờ, trong thời điểm thủy trình xuống quá thấp khiến hỏa lực các chiến đĩnh bị mất tác dụng vì bờ sông cao hơn, Thiếu tá Khai tức tốc ra lệnh triển khai chiến thuật ‚Tiệm tiến‛ với sáng kiến ‚Tango sàn bằng đi đầu‛ và tiến sát bờ, còn những chiến đĩnh khác lui ra giữa sông bắn yểm trợ cầu vòng vào. Cặp Tango sàn bằng đi đầu theo thế ‚Tiệm tiến sâu đo‛ trải thảm lên hầm hố Biệt đội Săn tàu bằng phóng lựu dây MK19 (Xin xem Chương IX, Tango sàn bằng đi đầu). Hỏa lực khủng khiếp từ MK19 ví như pháo đài bay B52 bỏ túi xuất phát từ nóc Tango sàn bằng, cộng với sự phối hợp của các Đại bác 105 ly, 40 ly, BKP 81 ly trên chiến đĩnh Combat, Charlie, Alpha từ giữa sông câu vào đã diệt sạch những tụ điểm của Biệt đội Săn tàu dọc theo hai bên bờ, sau 2 giờ giao tranh ác liệt. Trong khi đó, ngay khi được đổ lên bờ Tây sông Bảy-Hạp, Đại đội Tùng đĩnh Cà-Mau bằng thế công song hành tiến ào ạt dưới hỏa lực yểm trợ của GĐ72TB, đã đánh chiếm các chốt săn tàu của địch một cách gọn gàng.
Lúc trao đổi đạn đạo giữa đôi bên, chiếc Xung kích đĩnh Alpha 5137 dùng làm chiến đĩnh chỉ huy của Thiếu tá Khai bị Biệt đội săn tàu bắn trúng 2 quả B41, nhưng không thiệt hại về nhân sự. Về đơn vị Bộ binh, mặc dầu chỉ là Địa phương quân và Nghĩa quân nhưng với tinh thần chiến đấu cao độ và rất am tường địa thế, họ đã đẩy lui được nhiều đợt xung phong của địch để giữ vững xã nhà.
Diệt xong Biệt đội Săn tàu, Thiếu tá Khai dồn hết lực lượng Hải quân vào việc yển trợ Hải pháo cho các đơn vị bạn phản công, đánh bật địch ra khỏi vòng đai an ninh xã Hòa-Thành. Tầm sát thương lớn của Hải pháo buộc 4 Đại đội Việt-Cộng phải rút sâu vào trong đất liền hơn 4 cây số. Chỉ huy trưởng GĐ72TB lại khéo léo phối hợp với pháo binh 105 ly Cà-Mau và điều chỉnh cho pháo diện địa này tác xạ vào phòng tuyến địch đang rối loạn bằng những loại đạn nổ chụp, chạm nổ hay nổ chậm (Delay). Ngoài ra, Thiếu tá Khai còn dự đoán địch sẽ bám trụ qua đêm, nên ông ra lệnh cho 2 Tango sàn bằng tiếp tục quan sát và chỉ điểm mục tiêu bằng trái sáng M79 để Pháo binh và Hải pháo bắn truy sát địch suốt đêm. Xế trưa ngày 24/04/1975, Bô đội chủ lực đánh xã Hòa-Thành bị tổn thất nặng, Trung đoàn 3/QK9 thất trận phải vội vã hốt tử thi đồng bọn lên 20 chiếc ghe tắc rán trưng dụng của dân và rút lui trước khi mặt trời lặn.
Kết quả trận đánh: HQVNCH có 8 đền nợ nước gồm HQ/Trung úy CK Nguyễn-Thái-Minh (K22 SQHQ/Nha-Trang), Trung sĩ Vận chuyển Nguyễn-Văn-Học (Thuyền trưởng Tango sàn bằng 1220) và 6 Đoàn viên chiến đĩnh; 3 Đoàn viên bị thương; 2 chiến đĩnh hư hại nhẹ; vũ khí bảo toàn. Phía Bộ binh, có 20 binh sĩ tử trận và không bị mất vũ khí nào. Riêng Trung đoàn 3/QK9 để lại tại chỗ 86 xác chết và 41 súng cá nhân với một súng cối 60 ly.
Hừng sang hôm đó, GĐ72TB đã dọn bãi an toàn và đổ 1 Đại đội Tùng đĩnh Địa phương quân cùng 3 Trung đội Nghĩa quân lên bờ phía Nam rạch Hòa-Thành. Chiếc Giang đĩnh chỉ huy mang số 6524 của Đại úy Thành bị trúng đạn B40 và B41 của Biệt đội Săn tàu làm 2 Đoàn viên Hải quân tử thương. Điều nên biết, Biệt đội Săn tàu là một đơn vị súng nặng ưu tú của Trung đoàn 10 Việt-Cộng/CSBV, được trang bị những loại súng chống tăng tối tân như B40, B41 và Thượng liên phòng không 37 ly. Địch được huấn luyện cách nhận định mục tiêu cũng như kỹ thuật bắn đúng những trọng điểm là đài chỉ huy, phòng lái, phòng truyền tin, hầm máy, kho đạn … để làm tê liệt chiến hạm và chiến đĩnh (5). Mặc dầu Giang đĩnh chỉ huy bị trúng đạn với thương vong, nhưng Đại bác 40 ly kèm Đại liên 50 trước mũi còn khiển dụng tốt, nên Đại úy Thành vẫn dũng cảm chỉ huy cụm Xung-Kích của mình đánh trả lại quyết liệt.
Trước bình minh, Trung đoàn 3/QK9 đã phối trí 2 Tiểu đoàn U-Minh-Hạ và Cái-Nước thành 4 K (Mỗi K là một Đại đội Bô binh), đánh trực diện vào xã Hòa-Thành. Trong khi đó, Biệt đội Săn tàu đóng chốt giăng mắc ngay chỗ hẹp nhất ở hai bên bờ sông Bảy-Hạp, dự định bắn chìm tất cả chiến đĩnh nhằm khống chế thủy trình. Cho nên trong bốn mũi tiến công từ Nam lên Bắc của địch, có đến 2 mũi chiếm lãnh hai bên bờ sông.
Để bứng những chốt săn tàu dọc theo hai bên bờ, trong thời điểm thủy trình xuống quá thấp khiến hỏa lực các chiến đĩnh bị mất tác dụng vì bờ sông cao hơn, Thiếu tá Khai tức tốc ra lệnh triển khai chiến thuật ‚Tiệm tiến‛ với sáng kiến ‚Tango sàn bằng đi đầu‛ và tiến sát bờ, còn những chiến đĩnh khác lui ra giữa sông bắn yểm trợ cầu vòng vào. Cặp Tango sàn bằng đi đầu theo thế ‚Tiệm tiến sâu đo‛ trải thảm lên hầm hố Biệt đội Săn tàu bằng phóng lựu dây MK19 (Xin xem Chương IX, Tango sàn bằng đi đầu). Hỏa lực khủng khiếp từ MK19 ví như pháo đài bay B52 bỏ túi xuất phát từ nóc Tango sàn bằng, cộng với sự phối hợp của các Đại bác 105 ly, 40 ly, BKP 81 ly trên chiến đĩnh Combat, Charlie, Alpha từ giữa sông câu vào đã diệt sạch những tụ điểm của Biệt đội Săn tàu dọc theo hai bên bờ, sau 2 giờ giao tranh ác liệt. Trong khi đó, ngay khi được đổ lên bờ Tây sông Bảy-Hạp, Đại đội Tùng đĩnh Cà-Mau bằng thế công song hành tiến ào ạt dưới hỏa lực yểm trợ của GĐ72TB, đã đánh chiếm các chốt săn tàu của địch một cách gọn gàng.
Lúc trao đổi đạn đạo giữa đôi bên, chiếc Xung kích đĩnh Alpha 5137 dùng làm chiến đĩnh chỉ huy của Thiếu tá Khai bị Biệt đội săn tàu bắn trúng 2 quả B41, nhưng không thiệt hại về nhân sự. Về đơn vị Bộ binh, mặc dầu chỉ là Địa phương quân và Nghĩa quân nhưng với tinh thần chiến đấu cao độ và rất am tường địa thế, họ đã đẩy lui được nhiều đợt xung phong của địch để giữ vững xã nhà.
Diệt xong Biệt đội Săn tàu, Thiếu tá Khai dồn hết lực lượng Hải quân vào việc yển trợ Hải pháo cho các đơn vị bạn phản công, đánh bật địch ra khỏi vòng đai an ninh xã Hòa-Thành. Tầm sát thương lớn của Hải pháo buộc 4 Đại đội Việt-Cộng phải rút sâu vào trong đất liền hơn 4 cây số. Chỉ huy trưởng GĐ72TB lại khéo léo phối hợp với pháo binh 105 ly Cà-Mau và điều chỉnh cho pháo diện địa này tác xạ vào phòng tuyến địch đang rối loạn bằng những loại đạn nổ chụp, chạm nổ hay nổ chậm (Delay). Ngoài ra, Thiếu tá Khai còn dự đoán địch sẽ bám trụ qua đêm, nên ông ra lệnh cho 2 Tango sàn bằng tiếp tục quan sát và chỉ điểm mục tiêu bằng trái sáng M79 để Pháo binh và Hải pháo bắn truy sát địch suốt đêm. Xế trưa ngày 24/04/1975, Bô đội chủ lực đánh xã Hòa-Thành bị tổn thất nặng, Trung đoàn 3/QK9 thất trận phải vội vã hốt tử thi đồng bọn lên 20 chiếc ghe tắc rán trưng dụng của dân và rút lui trước khi mặt trời lặn.
Kết quả trận đánh: HQVNCH có 8 đền nợ nước gồm HQ/Trung úy CK Nguyễn-Thái-Minh (K22 SQHQ/Nha-Trang), Trung sĩ Vận chuyển Nguyễn-Văn-Học (Thuyền trưởng Tango sàn bằng 1220) và 6 Đoàn viên chiến đĩnh; 3 Đoàn viên bị thương; 2 chiến đĩnh hư hại nhẹ; vũ khí bảo toàn. Phía Bộ binh, có 20 binh sĩ tử trận và không bị mất vũ khí nào. Riêng Trung đoàn 3/QK9 để lại tại chỗ 86 xác chết và 41 súng cá nhân với một súng cối 60 ly.
Chú thích:
(1)
Người ta không thể nào trách cứ vào cái ‚ tính đảng kinh niên ‚ hay cái ‚
tư tưởng giáo điều một chiều‛ của mấy vị Tiến sĩ trên đây được. Bởi lẽ,
cái hiểu biết của mấy ổng đã được đảng bồi dưởng chỉ là những khoá hàm
thụ tại gia, tu nghiệp tại chức với học trình cấp tốc cho năm thứ nhất
lấy chứng chỉ Phó tiến sĩ, năm thứ nhì chiếm bằng Tiến sĩ và năm thứ ba
đoạt học vị Thạc sĩ toàn phần… Đây cũng là chương trình giáo dục dành
cho cấp trung niên mà đảng đề ra nhằm đào tạo đảng viên có thể đạt mức
trí tuệ đủ để trung thành với đảng và biết bảo vệ quyền lợi giai cấp độc
quyền mà đảng gọi bằng mỹ từ ‚bảo vệ thành quả cách mạng‛ thì làm sao
những nhà khoa bảng nầy nhận thức được chân lý cao xa. Thậm chí nhiều lý
thuyết gia CSBV như Nguyễn-Khắc-Viện, Hoàng-Minh-Chính (Hồ-ngọc-Nghiêm)
từng du học tại cái nôi Liên-Xô, mà khi trở về nước chỉ đạo tư tưởng
thì cũng giống như người đứng giữa ngã ba đường, không tiêu hoá nổi cái ‚
tính đảng gân gà‛ đang ngậm: nuốt vào sợ mắc cổ, còn ói ra sẽ bị đảng
đày vô trại cải tạo suốt đời.
Nhưng trên thế giới
cũng không phải không có những khối trí tuệ cao minh, đông đảo nữa là
khác, đã cương quyết bơi ra khỏi vũng lầy Cộng Sản sau một thời gian lặn
hụp. Đó là những bậc đại trí thức, khi nhận rõ đâu là phải trái, bằng
cái dũng thánh nhân, với nhân phẩm và can trường văn sĩ, họ đã đoạn
tuyệt ngay chủ thuyết Mac-Lenin, chứ không phải đợi tới ngày Liên bang
Xô-Viết tan rã:
# André Gide (
1869-1951) nhà văn lớn của Pháp có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hoá Pháp,
đã dứt khoát từ bỏ Đệ III Quốc tế Cộng-Sản sau chuyến viếng thăm
Mac-Tư-Khoa, qua quyển Retour de l’URSS ( Trở về từ Liên-Xô) 1940.
# Jean Paul Sarte
(1905-1980) triết gia Pháp, cha đẻ ra thuyết Hiện-Sinh theo chủ nghĩa
Mac-Angel, đã quay mặt 180 độ lại với bạo quyền CSVN, khi Sarte chúng
kiến cảnh thuyền nhân Việt Nam liều chết vượt biển tìm Tự-Do. Và cũng từ
đó ông trở thành cổ động viên tích cực nhất của chương trình cứu người
Việt trên biển Đông bằng con tàu Ile de Lumière (Đảo Ánh Sáng) bắt đầu
hoạt động ngày 18/04/1979.
# Roger Garaudy ( 1913-
? ) Thạc sĩ triết học pháp, ủy viên trung ương đảng CS Pháp, từ 1950
làm Viện trưởng viện nghiên cứu Mác-Lenin, được lý thuyết gia CSBV
Nguyễn-Khắc-Viện tôn làm thầy. Khi khối quân sự Warszawado Liên-Xô cầm
đầu xâm lăng Tiệp-Khắc vào tháng 05/1968, Garaudy chống đối rất kịch
liệt, nên bị Cộng Sản Pháp khai trừ ra khỏi đảng. Nhưng ông ta rất hãnh
diện nói rằng: ‘Giờ đây công lý đã trao cho tôi cặp mắt và trí tuệ để
tôi được sáng mắt và sáng lòng‛.
# Vladimir Maiakovski
(1894-1930) đại thi sĩ Nga, ca ngợi Cách mạng tháng 10, được Liên-Xô lấy
tên ông đặt cho một thành phố và được Hồ-Chí-Minh gọi là đồng chí. Sau
khi hoàn tất tác phẩm Les bains ( Tắm Gội) 1930, người thi sĩ can đảm
nầy đã bắn một phát súng lục vào tim để tự xử mình đã lầm đường theo Đệ
III Quốc tế Cộng-Sản.
# John Steinbeck
(1902-1968) nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel 1962, lúc thiếu thời sống ở khu
lao động nên có cảm tình sâu đậm với Cộng-Sản, đã đi Liên-Xô nhiều lần
và viết quyển East Of Eden ( Thiên Đường Đông Phương) 1952, được quay
thành phim với James Dean. Khi Hoa Kỳ tham chiến tại Việt-Nam, Steinbeck
nhận thức được ánh sáng cuối đường hầm của chủ thuyết Cộng-Sản lại là
chủ nghĩa Tự-Do, nên cương quyết chống lại phong trào phản chiến và từ
bỏ Thiên Đường Đông Phương của quỷ Đỏ vì cho rằng mình đã bị lầm lạc lớn
khi viết ra nó.
# George Orwell
(1903-1950) nhà văn Anh sinh tại Ấn-Độ, không hề dấu diếm tình cảm nồng
nhiệt của mình đối với những quốc gia Cộng-Sản qua những bài bình luận
trên báo. Sau chuyến thăm viếng Liên-Bang Xô-Viết năm 1946, đột nhiên
Orwell cho ra đời quyển Animal Farms (Trại Súc Vật) 1947, châm biếm
thiên đường Liên Xô để rồi trở thành kẻ không đội trời chung với Chủ
nghĩa Xã-Hội
# Và không kể xiết ….
(2)
Những trận đánh tiêu biểu được đề cập đến trong tài liệu nầy là các cuộc
chạm súng cấp Liên đoàn trở lên của địch với lực lượng Hải quân VNCH
trong sông, mang sắc thái đặc biệt như:
- Giang đoàn thực thi phương án tác chiến độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ một sự chỉ đạo nào tại mặt trận.
- Giang đoàn rất tự tin
vào hỏa lực cơ hữu của mình nên không có sự dựa dẫm vào phi pháo bạn
mặc dù Đặc lệnh Truyền tin Không yểm nằm bên cạnh.
- Chỉ huy trưởng hành
quân nhìn trận đánh qua góc chiến thuật Hải quân VNCH trong sông, cho
nên dù thắng hay thua cũng tôn trọng kết quả quân tranh và báo cáo trung
thực lên thượng cấp để từ đó rút kinh nghiệm đáng giá cho những lần
chạm súng tới.
(3)
Tin tình báo cho biết TĐ 263 Đồng Tháp đã về xóm Kinh-Ngang trước cuộc
chạm súng 2 hôm để điều nghiên và chiếm địa hình có lợi cho việc chuẩn
bị trận đánh theo chiến thuật Dĩ dật Đãi lao của Tôn-Tẩn. Đợi cho đến
lúc Tiểu đoàn 52 BĐQ thấm mệt, địch mới tung ra đòn chí tử. Như vậy lệnh
hành quân An-Dân 64 của Sư đoàn 25 Bộ binh đã bị tiết lộ rồi.
(4)
Đại tá Hồ-Ngọc-Cẩn, trước 30/04/75 đương nhiệm Tỉnh trưởng tỉnh
Chương-Thiện, xuất thân từ trường Thiếu-Sinh-Quân, nắm đơn vị tác chiến
từ cấp Trung đội trưởng lên tới Trung đoàn trưởng và cũng là một Trung
đoàn trưởng có nhiều huy chương tác chiến nhất trong Vùng 4 Chiến-Thuật.
Ông ta thường nói mình rất có duyên với Hải quân Sông-Ngòi, vì đi đâu
trong Vùng 4 nầy mình cũng làm việc với Giang Đoàn Xung-Phong, Tuần-Thám
rồi Thủy-Bộ. Ngày 30/04/1975, Đại tá Cẩn không chấp nhận lệnh đầu hàng
của Dương-Văn- Minh và kháng cự đến cùng. Khi bị Việt-Cộng đưa ra pháp
trường Cần-Thơ vào tháng 08/1975 để đấu tố rồi xử bắn, Đại tá Cẩn yêu
cầu đừng bịt mắt mình để được nhìn đồng bào lần cuối cùng.
(5)
Ngồn tin từ người dân Thứ ba biển huyện An-Biên cho biết Thủ trưởng đầu
tiên của Biệt đội Săn tàu là Việt-Cộng nằm vùng Thái-Trần-Trọng-Nghĩa (
bút hiệu là Thủy-Thủ). Nguyên là Hạ-sĩ Truyền tin Hải quân VNCH (Chỉ huy
trưởng là Trung tá Võ-Sum). Nghĩa được theo học khóa 14 VBQG/Đà-Lạt, ra
trường đi Binh chũng TQLC với cấp bậc Thiếu úy. Sau cuộc binh biến
tháng 11/1960 bất thành, Nghĩa cùng 16 quân nhân khác chạy trốn sang
Cao-Miên, rồi được ra Bắc bồi dưỡng thêm chính trị Mác-Lênin. Với một mớ
kiến thức về đặc tính chiến hạm, chiến đĩnh, Nghĩa lại được đưa vào Nam
chỉ huy Biệt đội Săn tàu hoạt động thường trực tại quân khu 8 và 9 của
Việt-Cộng. Ngoài ra nguồi tin còn cho biết thêm là Trung đoàn
32/SĐ21VNCH đang vắng mặt tại Cà-Mau và Biệt đội Săn tàu vừa trở về đủ
khả năng để khắc chế GĐ72TB, nên Trung đoàn 3/QK9 quyết tâm đánh thắng
nhằm chiếm xã Hoà-Thành. Nhưng Việt-Cộng thảm bại trước mắt người dân
An-Xuyên trong trận đánh với hơn 200 bộ đội tử trận và tên trân đánh
không được ghi vào quyển Từ điển Bách khoa QSVN năm 2004.
Bảo Bình Nguyễn Văn Ơn
Trích trong “Hành Quân Sông Ngòi” 2009
Trích trong “Hành Quân Sông Ngòi” 2009
Nam Yết chuyển
No comments:
Post a Comment